Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 5 tháng 5, 2023

Passage to Freedom – 29/04/2023 - Bùi Đức Tính


Sau khi Hiệp định Genève 1954 chia đôi nước Việt Nam tại vĩ tuyến 17. Miền Bắc do cộng sản thống trị. Miền Nam theo chính thể tự do.Từ tháng 8 năm 1954, đồng bào miền Bắc đã bỏ quê nhà để lánh nạn cộng sản mà di cư vào miền Nam tự do, trong một chiến dịch được gọi là “OPERATION PASSAGE TO FREEDOM”Năm 1954, những người trọng tuổi, đã từng vì chế độ cộng sản bạo tàn mà phải rời bỏ quê nhà di cư vào sống trong miền Nam tự do, chắc vẫn còn nhớ hình ảnh ông bà, cha mẹ hay chính mình, bồng bế con cháu, dìu dắt nhau và gồng gánh những tài sản còn sót lại để bước lên những chiếc tàu, được đồng bào mình gọi là tàu há mồm. 
<!>
Biểu ngữ lớn, treo căng ngang trước mũi tàu có hai hàng chữ: “YOUR PASSAGE TO FREEDOM”, và “ĐÂY LÀ CON ĐƯỜNG TỰ DO CỦA BẠN”. Có biểu ngữ, hàng chữ Việt ngắn gọn hơn: “SANG PHÍA TỰ DO”
Trong giai đoạn này, có khoảng 310.000 đồng bào miền Bắc được Hải quân Hoa Kỳ giúp đưa vào miền Nam, và khoảng 500.000 người lánh nạn cộng sản từ Bắc Việt Nam đã được quân đội Pháp, Anh, Ba Lan… và quân đội Quốc gia Việt Nam giúp di cư vào Nam. Và vì số người di cư quá đông, Cao ủy Pháp đã xin gia hạn thêm ba tháng, đến ngày 19 tháng 8. Chuyến tàu cuối cùng chở người miền Bắc di cư cập bến Sài Gòn vào ngày 16 tháng 8. Mặc dù đã hết hạn cho phép di cư, đồng bào miền Bắc vẫn liều mạng sống, bằng đường bộ hoặc ghe thuyền, bằng mọi cách để trốn khỏi chế độ cộng sản ở miền Bắc. Đến đầu năm 1956, đã có đến 927.000 người di cư vào sống trong miền Nam tự do.

Chữ Passage thường dùng cho một chuyến đi bằng tàu, hay chỉ một lối vượt qua eo hẹp, có ngăn chặn hai bên, như đường hầm chẳng hạn.

Thật vậy, đoạn đường tìm tự do của người Việt Nam đã không hề thênh thang và dễ dàng, đã có lắm đoạn trường, đầy tang thương!

Quyển RUNNING ON EMPTY đồng biên soạn bởi các tác giả Michael J. Molloy, Peter Duschinsky, Kurt F. Jensen, và Robert J. Shalka là một tài liệu lịch sử nói về thảm trạng tỵ nạn Đông Dương, 1975 – 1980. Sách dày 582 trang, được biên soạn rất công phu trong đó ghi lại biết bao chuyện thương tâm về người tỵ nạn cộng sản tại Đông Dương và thuyền nhân Việt nam. Trang 105 & 106 có ghi lại một đoạn hồi ký của một linh mục dòng Jesuit - người trước đây từng phục vụ ở vùng Đông Dương và đã quay lại để giúp các thuyền nhân - đã tường thuật một cách sinh động về tình trạng vô cùng bi thảm tại một trại tỵ nạn ở gần bãi biển của Thái Lan:

“Mỗi buổi sáng, khi chúng tôi đi xuống các bãi biển, sẽ có những thi thể - đàn ông, phụ nữ và trẻ em – trôi dạt vào bờ trong đêm qua.

Đôi khi, có đến hàng trăm xác người, trông như những mảnh gỗ trên bãi biển. Trong số xác người đó, có nhiều cô gái đã bị hãm hiếp sau đó ném xuống biển để rồi chết đuối. Bi thảm tột cùng mà ngôn từ không thể nào kể lại được ... Đôi khi, cũng có người, với một phép lạ nào đó, họ vẫn còn sống sót. Họ nằm trên bãi biển vì kiệt sức hoặc bất tỉnh. Họ trôi dạt vào bờ trong đêm, chúng tôi đã giúp họ hồi sinh và chăm nom họ khi chúng tôi tìm thấy. Tất nhiên, thời tiết đã gây nhiều tai hại cho thuyền nhân. Có nhiều chiếc thuyền vượt biển thật nhỏ bé, mong manh, tồi tàn. Cũng có nhiều khi, người tỵ nạn bị nhà cầm quyền Việt Nam bắn chận và kéo tàu họ về Việt Nam, những người phạm tội vượt biển còn sống sót thì bị tù đày. Thế nhưng thảm nạn cướp biển có lẽ là nguyên nhân trầm trọng nhất trong các vụ giết người. Bọn cướp biển chận bắt gần như tất cả ghe thuyền vượt biên.

Trước tiên, chúng tìm kiếm vàng, thậm chí còn tàn bạo đến mức kéo cạy lấy vàng bọc răng từ trong hàm răng của mọi người. Điều tiếp theo thu hút chúng, chính là những cô gái trẻ. Những tên cướp biển lo ngại bị bắt, và cách tốt nhất để không bị bắt với tang chứng là phá hủy chiếc thuyền và giết hết tất cả những người mà chúng đã hãm hại, và thậm chí chúng nó còn ném các cô gái xuống biển sau khi đồng bọn đã thỏa mãn ... Sau đó, các thi thể thuyền nhân bị cuốn trôi vào bờ biển hoặc chìm mất vào trong lòng biển.”

Còn có biết bao thảm cảnh đã được thế giới biết đến và gọi là “Asian Holocaust”; như thời Holocaust, 1941-1945, khi người Do Thái bị quân Nazi lùng bắt và tàn sát. Trang 112 có một tường thuật về chính sách man rợ của quân Việt cộng, đã lùng bắt và tàn sát đồng bào ra đi tìm tự do, như sau:

“Thời báo NewYork Times đã kể lại một câu chuyện thật, thật kinh hoàng: “Các nguồn tin chính thức của Philippines hôm nay cho biết rằng quân đội cộng sản Việt Nam đã giết 85 người tỵ nạn người Việt, trong đó có 45 trẻ em, khi thuyền đánh cá của họ mắc cạn... trên một hòn đảo ở Biển Đông... 8 người may mắn sống sót sau vụ thảm sát ngày 22 tháng Sáu năm 1979 này và cuối cùng trôi dạt đến được đất liền và ẩn náu ở Philippines... Tài liệu đáng tin cậy đã cho biết quân đội cộng sản Việt Nam đã nổ súng vào chiếc ghe của người tỵ nạn bằng súng cối, súng máy và các thứ vũ khí tự động.”

Bao chuyện thương tâm của thuyền nhân Việt Nam đã được nghe biết. Hãy còn biết bao nỗi hãi hùng, đã theo thân xác của người vượt trốn chế độ cộng sản, vùi chôn trong rừng sâu, trên hoang đảo hay dưới đáy biển. Biết bao chuyến đi đã không bao giờ đến được bến bờ tự do. Họ ra đi mà không bao giờ đến.

Theo Cao Ủy Tỵ Nạn của Liên Hiệp Quốc, khoảng 200.000 đến 400.000 thuyền nhân đã chết trên biển.

Passage to Freedom là tựa đề của bộ phim thật cảm động, là tài liệu lịch sử về cuộc di dân vĩ đại trong lịch sử nhân loại của đồng bào thuộc 3 quốc gia Việt, Miên và Lào. Cuộc trốn chạy khỏi chế độ cai trị của các nhà cầm quyền cộng sản để tìm tư do, do Hội Lịch Sử Di Dân của Canada và Đại Học Carleton Canada thực hiện qua dự án Hearts of Freedom.

Canada đã tái định cư cho hơn 60.000 người tỵ nạn Đông Nam Á từ năm 1975 đến năm 1985. Sự kiện “OPEN DOORS, OPEN HEARTS” của Canada đối với cuộc khủng hoảng người tỵ nạn, đã được quốc tế công nhận với Huân chương Nansen của UNHCR vào năm 1986. Bộ phim cũng đã ghi nhận sự thành công trong quá trình hòa nhập vào cuộc sống ở Canada. Người tỵ nạn và con cháu của họ đã trở thành những công dân hữu ích, thành công và góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng đất nước Canada.

Trong buổi khai mạc Asian Heritage Month (Tháng Di Sản Á Châu) vào hôm 1 tháng 5 này, tôi được gặp lại ông Micheal J. Molloy, ông là cựu viên chức cao cấp về Di Trú của Bộ Ngoại Giao Canada, và là đồng tác giả của quyển Running on Empty. Chúng tôi có dịp nói về một sự kiện rất đặc biệt và quan trọng về thảm cảnh trốn chạy tìm tự do của người Việt Nam. Đó là:

“Trong lịch sử, người Việt Nam chỉ rời bỏ quê hương vì đã bị dồn vào cùng đường, không còn lối thoát nào khác hơn. Họ bỏ nước ra đi không phải vì chiến tranh! … Suốt 20 năm chiến tranh, người Việt đã vẫn ở lại trên đất nước Việt Nam để chiến đấu chống lại quân cộng sản, đã hy sinh để bảo vệ lãnh thổ và quyền tự do của miền Nam.

Cuộc di cư vĩ đại đã chỉ xảy ra sau khi Sài Gòn bị sụp đổ, sau khi dứt tiếng súng, đã hết chiến tranh. Đồng bào Việt Nam chỉ phải bỏ nước ra đi sau khi cộng sản chiếm trọn Việt Nam. Họ đã phải rời bỏ quê hương Việt Nam chỉ vì cùng đường, chỉ vì không thể sống dưới chế độ cai trị bạo tàn của cộng sản Việt Nam … Ðây còn là một cuộc bỏ phiếu vĩ đại chọn được sống tự do; chống lại chế độ cộng sản bằng chính mạng sống của mình!”

Nhìn lại, bộ phim tài liệu Passage to Freedom trình chiếu vào ngày 29 tháng Tư năm 2023, tại SFU Harbour Centre - Vancouver Campus, chúng ta đã ghi nhận được hai điều quan trọng:

Trước hết: Tội ác của cộng sản từ khi cướp chính quyền ở miền Bắc đến khi chiếm trọn miền Nam.

Sau cùng, và là quan trọng nhất: “Freedom is not free!”

Thật vậy, Tự Do không phải tự dưng mà có! Đồng bào Việt Nam đã phải trả cái giá rất đắt cho Tự Do!

Passage to Freedom – 29/04/2023

Bùi Đức Tính

Không có nhận xét nào: