Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2024

Cúm ơi là cúm! - BS Đỗ Hồng Ngọc


Mùa này đi đâu cũng nghe người ta nói đến cúm. Nghe riết muốn… cúm luôn! Người biểu phải xét nghiệm, người nói không cần, người kêu phải dùng khẩu trang này ngừơi khuyên nên dùng khẩu trang kia…, người kêu uống thuốc này người khuyên uống thuốc khác… Nhiều người than phiền nghi bị cúm, muốn xét nghiệm mà không đựơc!Câu hỏi đặt ra là xét nghiệm để làm gì? Để biết có bệnh hay không. Biết có bệnh hay không để làm gì? Để điều trị và cách ly…
<!>
Nên biết rằng trong bệnh cúm, xét nghiệm chỉ đúng có 50-70% trường hợp thôi. Nghĩa là người có kết quả âm tính cũng chưa chắc đã không bị mắc bệnh! Vả lại, hôm nay chưa mắc, ngày mai thì sao? Chẳng lẻ cứ xét nghiệm hoài cho đến khi bị mắc? Thứ hai, thúôc điều trị cúm hiện nay chủ yếu là chữa triệu chứng. Nằm nghỉ, sốt thì hạ sốt, ăn cháo hành “Thị Nở”, uống nhiều nước, theo dõi kỹ, có dấu hiệu nặng thì đến y tế. Tránh đến chỗ đông người. Ho, hắt hơi (nhảy mũi), hỉ mũi… phải che chắn cẩn thận tránh bắn tung tóe lây bệnh cho người khác! Nên nhớ hắt hơi (nhảy mũi) có tốc độ 160 km/ giờ, không thua cú sẹc-vít của tay vợt Federer!. 

Đa số trường hợp cúm tự khỏi sau chừng một tuần lễ. Vitamin C để tăng cường thể lực thì sẵn có rất nhiều trong Cam, Chanh, Cốc, Cerise (sơ-ri), Chuối… Trong mùa cúm này, “uống ly chanh đường” đủ thấy khỏe hơn là tộng cả đống thúôc vào bụng. Đa số các trường hợp cúm lại không có triệu chứng gì cả. Đó là những “người lành mang virus”, cho nên thực tế chẳng biết ai là ai! Khi sổ mũi, hắt hơi, mệt mỏi, ho, sốt nóng… thì phải nghĩ ngay đến cúm đã đành, không thấy gì cả – trong tình hình dịch lan tràn như hiện nay- cũng nên coi mình… đã nhiễm cúm rồi để tự điều chỉnh, tự… cách ly, nâng cao thể trạng, tăng cường vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân.

 Y tế dĩ nhiên có trách nhiệm theo dõi dịch, cho làm xét nghiệm khi cần thiết, có kế họach ngăn chặn lây lan và tập trung lo điều trị cho những trừơng hợp nặng – có biến chứng – để hạ thấp tử vong. Thật ra tỷ lệ tử vong cúm không cao, chỉ khoảng 0,5% thôi, nhưng vì số người mắc cúm đông quá, nhiều quá, nên tổng số người chết sẽ nhiều, theo cảnh báo của Tổ chức y tế thế giới (WHO). Tùy mỗi vùng, mỗi quốc gia, mà độc lực của virus cũng khác nhau. Ở Mỹ, virus có vẻ …hiền hơn ở Mehico chẳng hạn. Nói chung, những trường hợp người già, em bé, người đang mắc bệnh mạn tính thì do cơ địa yếu sẵn nên dễ bị virus cúm “ăn hiếp” nên phải đặc biệt chú trọng các đối tựơng này.


Nhớ rằng… cùm là bệnh đã có từ ngàn xưa của mọi loài, không riêng loài người. Ta biết có cúm gà, cúm chim, cúm heo, cúm người… . Hồi xưa chưa biết virus, người ta cho là cảm nhiễm “tà khí”. Bây gìơ khoa học tiến bộ, “tà khí” chính là vi trùng, là siêu vi trùng, virus này nọ từ ngoài xâm nhập vào. Vi trùng hay vi khuẩn là những vi sinh vật nhỏ xíu, mắt thường không trông thấy đựơc, phải soi dưới kính hiển vi, nhưng còn có những thứ nhỏ hơn nữa, chỉ là những cấu trúc phân tử, phải soi dưới kính hiển vi điện tử mới trông thấy, đó là siêu vi (virus). Nó xâm nhập vào tế bào của cầm thú, của con người và phát tác trong đó gây nên bệnh. Virus lấy chất liệu từ tế bào để sản sinh ra virus mới … và có thể chuyển dịch từ chim chóc qua heo gà, qua ngừơi… ! 

Chỉ có mỗi cách tránh bệnh là làm cho… “chính khí” mạnh lên thì mới trừ đựơc “tà khí”. Nói khác đi, khi “nội lực” ta đủ mạnh thì virus không tấn công ta đựơc, nếu có bị tấn công thì cơ thể ta cũng đủ sức đề kháng.. Ngừơi ta ngạc nhiên sao bây giờ virus hung hăng hơn xưa? Ấy là do môi trường thay đổi. Trái đất nóng lên, virus phải tự thích nghi, thay đổi cấu trúc để tồn tại và trở nên nguy hiểm. Mặt khác heo gà nuôi công nghiệp, dùng thuốc kháng sinh, thuốc tăng trọng các thứ đã làm con vật trở nên yếu đuối hơn, là cơ hội tốt cho virus xâm nhập.

Cái nguy của cúm là nó lây trực tiếp từ người sang người, lây qua không khí, nên lây nhanh và khó phòng tránh. Khác với HIV, khác với dịch tả! HIV lây chủ yếu qua đừơng tình dục. Chỉ cần cẩn thận với “con đường tình ta đi” là xong. Dịch tả lây qua đường ăn uống nên chỉ cần ăn chín uống sôi là đựơc. Còn cúm lây qua đường…thở, nghĩa là qua đường hô hấp. Một người ho thì… cả phòng đều có thể bị lây vì ai cũng phải thở. Ở nhiệt độ dứơi 25o C, siêu vi dễ phát triển nên các nhà chuyên môn khuyên không nên ở trong phòng máy lạnh quá, chỗ kín hơi, chổ đông người là vậy.

Còn tại sao gọi cúm A? Bởi vì có loại cúm B và C nữa! A, B, C… là dựa theo cấu trúc phân tử của virus mà các chuyên gia định ra để phân lọai. Cúm B và C là những cúm… hiền, thường xưất hiện vào mùa đông-xuân, gọi là “cúm mùa”. Nhờ không biến dạng nhiều nên đã có thuốc chủng. Còn cũng A thay hình đổi dạng luôn nên khó hơn.

Trong cúm A, người ta còn phân loại kỹ hơn, dựa trên đặc tính kháng nguyên bề mặt của nó để định dạng. Chẳng hạn A/ H1N1, H5N1 v.v…

Các lọai thúôc trị cúm hiện nay chủ yếu làm giảm tốc độ phát triển của virus trong tế bào, và chờ cơ thể mạnh lên sẽ tự đào thải virus. Do đó, không nên ỷ lại vào thuốc. Cái chính như đã nói là giữ nếp sống lành mạnh, giữ vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân tốt, năng rửa tay với xà bông và dùng khẩu trang. Ăn uống dinh dữơng đầy đủ. Tập thể dục đều đặn… Giảm thuốc lá và rượu. Tránh mất sức, phí sức. Đại khái vậy đủ để góp phần ngăn chặn dịch cúm rồi!.

BS Đỗ Hồng Ngọc

Không có nhận xét nào: