Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 29 tháng 10, 2024

Vì sao nói Sen là loài hoa thánh khiết của nhà Phật? - KD


Sẽ chẳng có loài hoa nào gợi cho ta một cảm giác thánh khiết, trong ngần như hoa sen. Hoa vươn lên từ nơi bùn lầy mà vẫn ngát hương, đẹp tinh khôi mà vẫn bình dị, khiêm nhường. Và đó chính là Sen – loài hoa tượng trưng cho cốt cách thanh tao của người tu Phật. Hoa sen không chỉ là một loài hoa đơn thuần, mà còn biểu tượng cho Phật tính và giác ngộ. (Ảnh: Shutterstock)Trong ngàn vạn thứ hoa, chỉ có hoa sen là thanh tịnh và thuần khiết nhất. Hoa mọc từ rễ củ nằm sâu trong bùn lầy, khi thời khắc đến sẽ nẩy mầm rồi từ từ vươn lên khỏi mặt nước. 
<!>
Tự bản thân hoa đã có tính vô nhiễm, thế nên dẫu mọc từ bùn nhưng không mang mùi hôi tanh của bùn, dẫu vươn lên từ đầm lầy nhưng lại không hề nhuốm bụi bẩn. Cũng lại nói, hoa không chỉ làm sạch tự mình, mà còn khiến vạn vật xung quanh đều trở nên thuần tịnh. Nơi nào có hoa sen mọc, thì nơi ấy nước được làm trong, cũng giống như nơi nào có Phật Pháp, thì nơi ấy có được miền tịnh thổ.

Hoa sen có nhiều màu sắc, mà mỗi thứ màu lại mang một ý nghĩa thanh cao, thoát tục: Sen bạch tượng trưng cho tâm hồn trắng trong, thuần khiết; sen xanh tượng trưng cho trí huệ viên thành; sen tím tượng trưng cho những điều huyền diệu; sen vàng tượng trưng cho sự giác ngộ; và sen hồng tượng trưng cho lòng từ bi vô hạn.

Hoa sen vừa có sắc lại vừa có hương. Hương hoa thoang thoảng, sắc hoa dịu dàng, cho nên hoa đứng kiêu hãnh giữa đầm mà vẫn không tạo cảm giác kiêu kỳ, ngược lại, còn khiến người thưởng lãm được đắm mình trong bầu không khí an lành, tĩnh tại. Thân sen ngay thẳng, có gai mà không sắc nhọn, trong ruột lại trống rỗng giống như tánh ‘không’ của người tu luyện, cho nên hoa mới nhẹ nhàng, thản đãng, thanh tịnh, vô vi. Đó được gọi là:

“Diệu tánh hư vô bất khả phân
Hư vô tâm ngộ đắc hà nan
Ngọc phần sơn thượng sắc thường nhuận
Liên phát lô trung thấp vị càn”.

(Thiền sư Ngộ Ấn)

Tạm dịch:

“Diệu tánh rỗng không chẳng thể bâu (bám)
Rỗng không tâm ngộ khó gì đâu
Trên non ngọc đốt màu thường đẹp
Sen nở trong lò ướt chửa khô”.

Sen tỏa ngát hương thơm giữa bùn lầy nhơ nhớp. Trong cõi đời trầm luân, người tu có thể thoát khỏi mọi dục vọng, buông bỏ mọi phiền não thì sẽ đến bến bờ an lạc. Hoa sen bừng nở, trí huệ viên mãn, hương thơm lan tỏa khắp không gian.

Đời người cũng giống như hoa ấy, từ phiền não mà đến thanh tịnh, mọc từ bùn lầyrồi nở hoa trên mặt nước, từ bùn đất mọc ra mà không nhiễm mùi bùn.

Không có nhận xét nào: