Sơn Nam, Bình Nguyên Lộc là hai nhà văn, nhà văn hóa lớn của miền Nam Việt Nam , cùng viết, nghiên cứu một đề tài thuộc văn hóa, tạp quán của người miền Nam. Tuy nhiên, từ năm 1975 đường đời đã riêng hai lối.
Sơn Nam tiếp tục sáng tác, có mặt ở các sự kiệnLà tiền bối, thầy, đàn anh của những văn nghệ sĩ hoạt động văn hóa " cách mạng". Từ Võ văn Kiệt, Trần Bạch Đằng, Chế lan Viên, Xuân Diệu, Dương Đình Thảo, Hoạ Sĩ Ớt, các Tổng biên tập các báo ở Thành Hồ đều trân trọng tiếp Sơn Nam bất cứ lúc nào.
<!>
Ngược lại:
Bình Nguyên Lộc khép lòng, không sáng tác, không tiếp xúc. Muợn lời của nhà văn Mai Thảo nói về Bình Nguyên Lộc:
"Từ năm 1975-1985 ông không tham gia các sinh hoạt xã hội và văn nghệ với lý do bị bệnh kiệt sức và huyết áp cao. Chính quyền đã dành hết mọi nỗ lực với Bình Nguyên Lộc. Thoạt đầu là đám văn nghệ nằm vùng như Sơn Nam, Vũ Hạnh. Kế đó, đến nhóm văn nghệ của Mặt Trận Giải Phóng về thành, nắm giữ những địa vị quan trọng như Giang Nam, Anh Đức, nhiều người đã quen biết Bình Nguyên Lộc từ xưa. Cuối cùng là đám nhà văn, nhà thơ công thần của chế độ từ Hà Nội vào: Nguyễn Công Hoan, Chế Lan Viên, Nguyễn Đình Thi, Huy Cận, từng địa vị khác biệt, đã viết thư, điện thoại ân cần thăm hỏi về sức khỏe, về đời sống của tác giả "Đò Dọc". Tất cả đã lần lượt tươi cười, nhã nhặn gõ cửa xin gặp người trong ngôi nhà có hai chậu vạn niên thanh ở đường Cô Bắc Sài Gòn . Bình Nguyên Lộc tiếp hết, từ tốn, chững chạc vậy thôi. Duy có một lần, không sao từ chối được, ông phải tới dự đại hội Văn nghệ thống nhất lần thứ nhất ở Bộ Thông Tin cũ đường Phan Đình Phùng. Kỳ họp này, Vũ Hạnh, Thanh Nghị báo cáo kể công, Sơn Nam nhiệt tình khóc lóc, riêng Bình Nguyên Lộc ngồi im lặng từ đầu đến cuối, không chịu phát biểu một lời nào. Đó là lần đầu tiên, cũng là lần cuối cùng của Bình Nguyên Lộc tiếp xúc với chế độ mới. Cố nhân quen biết tương đối thân thiết nhất với Bình Nguyên Lộc là Giang Nam, được Thế Lữ ca ngợi là "tiếng thơ cách mạng lớn nhất miền Nam", Chủ Tịch Hội Văn Nghệ Giải Phóng, mặc dù đã viết cho Bình Nguyên Lộc một lá thư thật dài, thật tình cảm, cũng thất bại. Thư mời Bình Nguyên Lộc tới trụ sở Hội. Mời sinh hoạt. Mời hội họp. Mời viết lại..... và Bình Nguyên Lộc đã nhã nhặn viết một lá thư trả lời. Nói ông rất đau yếu. Nói bị chứng áp huyết. Nói chẳng còn làm được gì. Nói chẳng thể đi đâu. Nói xin được yên thân. Cuối cùng rồi mọi ve vuốt, mọi khuynh loát đều chịu thua, đều lùi bước trước sự nhã nhặn khuớc từ, trước cái nhân cách và sự tự trọng chói lọi của Bình Nguyên Lộc"
Nhà văn Bình Nguyên Lộc có một nhận xét vẫn còn tính thời sự chính xác với hiện tình Việt Nam hôm nay:
"Thoạt đầu người ta thích cộng sản bởi vì họ tưởng là sẽ lấy của cải của người giàu để cho người nghèo. Nhưng họ khám phá ra là chúng lấy luôn của cải của cả người giàu lẫn người nghèo… "
Bình Nguyên Lộc từ trần vào ngày 7 tháng Ba năm 1987, thọ 72 tuổi.
Sơn Nam chết ngày 13 tháng 8 năm 2008 ,thọ 82 tuổi. Được chính quyền cho lập "nhà tưởng niệm " (Ấp 4, xã Đạo Thạnh, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang).
Nhân ngày mất Sơn Nam, các báo Thành Hồ đang có bài nhắc về ông.
Ở đây, xin nhắc về Bình Nguyên Lộc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét