Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 4 tháng 5, 2023

Nghị Quyết Nhân Quyền ACR45 và Kính Chuyển Tin Việt Nam Hôm Nay - Lê Văn Hải


Giới Thiệu Sinh Hoạt Đấu Tranh:Người Việt Bắc Cali, Sửa Soạn Chuẩn Bị Cho Ngày Trao Nghị Quyết Nhân Quyền, 11 Tháng 5 Tới Đây, Tại Dinh Thống Đốc, Thủ Phủ Sacramento.*Sẽ có Xe bus đưa đón Đồng Hương, chưa kể mời một bữa ăn thịnh soạn, do Hội Hội Truyền Thông Người Việt Bắc Cali tiếp đãi! Tham dự xin liên lạc: (408) 677-1462, (408) 605-8314.
<!>



Tin Vui: Thượng Viện California Đã Thông Qua Nghị Quyết Ngày Nhân Quyền Việt Nam Và Sẽ Trao Cho Cộng Đồng Người Việt Vào Ngày 11 Tháng 5 Tới Đây!


– Thượng Viện California vừa thông qua nghị quyết Ngày Nhân Quyền Việt Nam (ACR 45) do Thượng Nghị Sĩ Tom Umberg (Dân Chủ-Địa Hạt 34) giới thiệu, với số phiếu 38-0, hôm Thứ Năm, 27 Tháng Tư, theo hồ sơ của cơ quan lập pháp này.

ACR 45 chọn ngày 11 Tháng Năm, 2023, là Ngày Nhân Quyền Việt Nam để ủng hộ những cố gắng nhằm đạt tự do và nhân quyền cho người dân Việt Nam. Nghị quyết khuyến khích người dân California kỷ niệm ngày này với các hoạt động bao gồm, nhưng không giới hạn, tuần hành, tổ chức nghi lễ, và thảo luận.


(Hình: Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ, Westminster, nơi sẽ có nhiều sự kiện tưởng niệm Tháng Tư Đen.)

Trước đó, hôm 10 Tháng Tư, ACR 45, do Dân Biểu Trí Tạ (Cộng Hòa-Địa Hạt 70) làm tác giả, được Hạ Viện thông qua hôm 10 Tháng Tư, theo hồ sơ cơ quan lập pháp của tiểu bang.

“Tôi tha thiết kêu gọi người dân California, hãy nhân ngày 11 Tháng Năm, để nghĩ đến những người vẫn chưa thực sự được sống tự do. Tôi hy vọng đồng viện tôi sẽ chia sẻ quan điểm này qua lá phiếu bầu đồng thuận,” ông Trí Tạ phát biểu trước cuộc bỏ phiếu tại Hạ Viện.

ACR 45 cũng do Dân Biểu Stephanie Nguyễn (Dân Chủ-Địa Hạt 10), phụ tá thường vụ Hạ Viện, và Dân Biểu Ash Kalra (Dân Chủ-Địa Hạt 25) làm bảo trợ chính và được hơn 60 dân biểu và thượng nghị sĩ bảo trợ.

Trước đó, nghị quyết được giới thiệu lần đầu ngày 22 Tháng Ba, được Ủy Ban Điều Lệ Hạ Viện thông qua ngày 30 Tháng Ba, và được sửa đổi ngày 3 Tháng Tư.

Như vậy, ACR 45 được Thượng Viện thông qua chỉ ba ngày trước ngày lịch sử 30 Tháng Tư, 2023, đánh dấu 48 năm ngày miền Nam Việt Nam rơi vào tay Cộng Sản.

Vào những ngày này, Little Saigon, nơi có cộng đồng người Việt lớn nhất hải ngoại, có nhiều hoạt động để tưởng niệm sự kiện lịch sử này cũng như để tưởng nhớ những người lính VNCH hy sinh bảo vệ tự do của miền Nam Việt Nam cũng như những người bỏ mình trên đường đi tìm tự do.

Được biết, theo dự trù, sẽ có một buổi lễ tiếp nhận Nghị Quyết ACR 45 được tổ chức tại Tượng Đài Chiến Tranh Việt Nam ngay bên cạnh tòa nhà Quốc Hội California, Sacramento, vào lúc 11 giờ sáng Thứ Năm, 11 Tháng Năm.

Thượng Nghị Sĩ Tom Umberg đại diện Địa Hạt 34 bao gồm các thành phố Anaheim, Fountain Valley, Huntington Beach, Garden Grove, Long Beach, Los Alamitos, Midway City, Orange, Santa Ana, Seal Beach, và Westminster.


Cùng Nhau Lên Tiếng Nói Lương Tâm, Tranh Đấu Cho Một Việt Nam Dân Chủ Tự Do!

* Người dân trong nước lên tiếng thì sẽ bị trù dập, đàn áp, tù đày. Nên rất mong tiếng nói yểm trợ của người Việt hải ngoại.

(Trực Đoàn)


-“Từ nghìn trùng xa, Ai vẫn hát vang lời Việt Nam. Nhìn về đại dương, Ta nhớ hướng quê nhà ở đó.”

Sống dưới chế độ độc tài toàn trị, người dân Việt phải đối phó với dối trá, bạo lực, bất công, tham nhũng. Người dân trong nước lên tiếng thì sẽ bị đàn áp, tù đày. Nên rất mong tiếng nói của người Việt hải ngoại.


(Hình: Huế, Tết Mậu Thân, 1968. Người dân chạy nạn bên cầu Trường Tiền đổ sập.)

“Vậy mà nhiều bạn hải ngoại im lặng, thế mới đau!” Một bạn học cùng trường trung học với tôi nhận định. Dù sống ở Hoa Kỳ, xứ sở của tự do, nhân quyền, tại sao tôi im lặng trước nỗi đau của người Việt trong nước?

**
Thuở lên bốn tuổi, thích xem hình, tôi lấy cuốn album từ kệ sách của bố, nào ngờ chỉ thấy những hình ảnh chết chóc kinh hãi.

“Em sợ!” Tôi khóc, nói với chị tôi, khi xem cuốn album về nạn nhân Tết Mậu Thân 1968.

“Việt Cộng vô sẽ cắt tay, cắt chân, cắt đầu bé,” chị tôi dọa.

Khi chiếm được cố đô Huế dịp Tết Mậu Thân năm 1968, lực lượng Việt Cộng đã thảm sát ước lượng 6,000 người kể cả phụ nữ và trẻ nhỏ.

Bác Sĩ Alje Vennema, người Canada, sống ở Huế vào thời điểm chiến trận và đã chứng kiến cuộc thảm sát. Trong cuốn “The Viet Cong Massacre at Hue,” ông Vennema đã kể về những nạn nhân và liệt kê 27 nấm mồ tập thể gồm 2,397 xác người mà đa số bị hành quyết.

Khi cuộc chiến “20 năm nội chiến từng ngày” kết thúc vào ngày 30 Tháng Tư, năm 1975, tôi nhớ rõ vẻ mặt lo lắng sợ hãi của người lớn khi Cộng Sản chiếm Sài Gòn năm 1975.

Dì Nguyễn Kim Thư ngồi trong phòng, khóc cả ngày. Dì khóc cho số phận của mình, cho dân tộc, hay những năm tháng cay đắng trong tương lai?

“Chúng ác quá cho nên tôi bỏ về,” ông Lương Văn Cậy, người hàng xóm cạnh nhà tôi, kể về các cuộc hành hình nạn nhân mà ông thấy trong thời gian theo Việt Minh năm 1945.

Với não trạng bạo lực của chủ nghĩa Cộng Sản, các lãnh đạo Ba Đình xuống tay tàn sát bên thua cuộc không thương tiếc. Đầu tiên là bắt đi cải tạo các quân nhân cùng các đợt lùng bắt văn nghệ sĩ cùng những người tình nghi “phản cách mạng.”

Ông Tống Văn Sơn, cậu họ của bố tôi, chết trong trại cải tạo. Ông Sơn là sĩ quan VNCH, buông súng đầu hàng, đi cải tạo vì tin vào chính sách “nhân đạo, khoan hồng, hòa giải” của chính quyền. Nào ngờ, ông ở lại trại tù vĩnh viễn. Sau Thánh lễ cầu hồn cho ông, bố tôi cùng một số họ hàng ghé thăm an ủi bà.

“Chúng giết chồng tôi rồi!,” bà Sơn, mắt sưng húp đỏ hoe, thều thào nói. Tiếng khóc nức nở không thành tiếng, nấc nghẹn làm không khí gian phòng não nề, thê lương. Mọi người im lặng ngậm ngùi cho ông Sơn và số phận “cá nằm trên thớt” của chính mình.

Theo nhật báo Orange County Register, có đến 1 triệu người bị bắt đi cải tạo, và ít nhất 165 ngàn người đã chết trong trại tù.

Những người trở về từ trại cải tạo đều mang theo vết thương tinh thần lẫn thể xác.

“Mỗi khi trở trời, vết thương từ trận đòn báng súng trong trại lại đau thấu xương,” ông Trịnh Thanh Hoàng, cựu cải tạo, cư dân thành phố Lancing, Michigan, kể cho tôi về cơn ác mộng tù đày.

“Đừng đùa với Đảng! Sắt thép còn phải nung chảy. Cải tạo không được là cho đi!,” ông Đào Trọng Vinh, cựu tù phục quốc, cư dân Costa Mesa, California, thuật lại cho tôi lời nói đe dọa của một công an quản giáo trại tù Chí Hòa.

Khi nhà nước phát động chiến dịch đánh tư sản làm chấn động toàn miền Nam. Cả xóm xôn xao thì thầm về đánh tư sản.

“Nghe nói lấy được nhiều nồi cơm điện cùng vàng bạc,” bà Lương Văn Tròn, người hàng xóm, nói về việc khám nhà bà Kim Anh, chủ tiệm bán đồ điện gia dụng gần nhà.

Hiếu kỳ, tôi chạy ra nhà bà Kim Anh xem. Giữa vòng vây của công an và nhiều nhân viên dân sự, bà Kim Anh ngồi khép nép, mặt tái xanh. Sau đó gia đình bà Kim Anh bị tịch thu nhà, đưa đi vùng kinh tế mới.

Trong cuốn “Bên Thắng Cuộc,” tác giả Huy Đức cho biết ông Lê Duẩn, tổng bí thư, đã ra lệnh cho ông Đỗ Mười toàn quyền thực hiện Chiến Dịch X-2 tức đánh tư sản. Sau chiến dịch này, nhà nước thu được khoảng hơn năm tấn vàng, và nhiều kim cương cùng các loại đá quý.

Những cuộc biểu tình chống Trung Quốc bá quyền nhanh chóng bị chế độ toàn trị dập tắt tại Hà Nội hay Sài Gòn vào các năm 2011, 2014.


(Hình minh họa)

Chiến dịch đánh tư sản làm nhiều doanh gia bại sản, tan nát gia đình. Kinh tế miền Nam tê liệt, toàn xã hội đói nghèo.

“Hết sữa rồi con ạ,” mẹ âu sầu chỉ cho tôi hộp sữa trống rỗng.

Và rồi tôi cam chịu khẩu phần ăn ít dần, những buổi sáng nhịn đói đi học.

Do thiếu dinh dưỡng nên được đi ăn phở là một ngày huy hoàng. Tôi sửng sốt khi thấy các bạn cùng tuổi tôi húp sạch mấy tô phở cặn của thực khách để lại ở một quán phở đường Hiền Vương. Các bạn này thuộc gia đình kinh tế mới bỏ chạy về Sài Gòn sống ở các vỉa hè, chợ, gầm cầu, nghĩa địa.

Kinh tế mới là chính quyền: tịch thu nhà của thành phần liên quan đến chế độ VNCH, doanh gia và ép buộc đến sống ở các vùng đất hoang, hẻo lánh. Ước tính có 750 ngàn đến hơn 1 triệu người bị đi kinh tế mới.

“Nếu bị đẩy đi kinh tế mới, gia đình mình cũng thành vô gia cư như vậy!” tôi rùng mình lo sợ. Nhiều người nhận định rằng nhà nước quản lý bao tử của dân để triệt hạ ý thức phản kháng. Đói thì đầu gối phải bò! Nếu cái đói hành hạ thể xác, thì bố ráp, bắt bớ của chính quyền làm dân lành căng thẳng cực độ.

“Ai đó?” mẹ sợ hãi la lớn khi tiếng động ban đêm. Công an có thể khám nhà bắt người bất cứ lúc nào.

“Công an mang tiểu liên AK đứng gác ngoài đường,” bạn cùng xóm, Bùi Ngọc Hải, kể về việc vây bắt của công an.

Mỗi khi bắt ai đó là công an bao vây toàn khu phố.

“Cậu Đương bị bắt rồi,” bà Hạt hốt hoảng thì thầm báo tin.

“Thế hả dì,” bố tôi ngồi thừ người im lặng. Có lẽ bố đau xót số phận tù đày của ông Tống Đương. Họ hàng, bạn bè lần lượt vô khám.

“Chớ bao giờ nói chuyện chính trị,” chú Tống Văn Bính, em họ bố, luôn căn dặn chúng tôi. “Tai mắt của công an ở khắp nơi, kể cả ở trường học.”

Trong một xã hội không được tự do, đói khổ, không có tương lai, mọi người đều tính đến liều mình vượt biên bất chấp sóng gió, bão tố, cướp biển.

“Cô khóc cạn nước mắt,” cô ruột tôi Đoàn Thiên Oanh đau buồn về cái chết của con gái 11 tuổi Nguyễn Hoàng Anh trong chuyến vượt biên năm 1978.

Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc ước tính 400 ngàn người chết trên đường vượt biên.

Gần nữa thế kỷ đã qua kể từ ngày chiến tranh Việt Nam chấm dứt. Nỗi đau mất mát vì chiến tranh, tù đày, đánh tư sản, vượt biên cùng nỗi sợ cộng sản vẫn còn đó.

“Trải qua một cuộc bể dâu,

Những điều trong thấy mà đau đớn lòng.”

Một dân tộc sẽ không có tương lai khi quên đi lịch sử của mình. Ngược lại, sẽ khó tồn tại nếu dân tộc ấy cứ bám vào quá khứ. Gần nửa thế kỷ qua, cộng đồng người Việt tỵ nạn chúng ta đã hiện diện ở quê hương thứ hai. Tuy nhiên, xây dựng một cộng đồng vững mạnh để bảo tồn văn hoá và quyền lợi dân tộc luôn là vấn đề vừa thách thức vừa cấp thiết.

Chúng ta là những người may mắn khi được sống trong môi trường tự do. Cùng dòng máu Việt, xin hãy cùng lên tiếng tranh đấu vì dân chủ tự do cho đồng bào quốc nội.

***
Tôi im lặng trước những bất công của người Việt quốc nội là vì tôi sợ. Nghiệm lại chính mình, nỗi sợ cộng sản từ tuổi ấu thơ đã đi vào tâm thức và đã biến đổi hành động của tôi. Tôi tự ngụy biện cho sự im lặng của mình “chính trị bẩn thỉu” đừng đụng vào, không phải chuyện của mình đừng đụng đến, cộng sản mạnh lắm nói ra có ích gì đâu…


( Hình: Công an đàn áp một cuộc xuống đường biểu tình chống Trung Quốc bá quyền trên Biển Đông tại Hà Nội, Tháng Mười Hai, 2012.)

Đến khi bố tôi bị bắt, tôi cũng im lặng, không hề tâm sự với bạn bè người thân vì sợ sệt. Thăm nuôi bố ở các trại tù ở Sài Gòn và Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận, tôi thấy rõ chế độ tù khắc nghiệt. Lúc ấy tôi chỉ cầu mong sự giúp đỡ của quý nhân. Nhờ sự can thiệp của nhiều quốc gia, sự tranh đấu của nhiều cá nhân, hội đoàn, gia đình tôi đã may mắn thoát được ách cai trị của chế độ độc tài, sống trong một nước dân chủ, tự do. Tôi phải làm gì để giúp các nhà tranh đấu đang bị giam cầm, cho những người Việt quốc nội?

“Hãy thoát nỗi sợ hãi, hãy lên tiếng nói lương tâm tranh đấu cho dân chủ, tự do, nhân quyền cho Việt Nam,” tôi tự nhủ mình hàng ngày.

“Một ngày Việt Nam, ngày thoát bóng đêm dài lầm than. Ngày thế giới reo mừng hòa vang. Trong khúc hát: ‘Một ngày…Việt Nam’”- (Một Ngày Việt Nam – Trầm Tử Thiêng)


Uỷ Hội Tự do Tôn giáo Quốc Tế Của Hoa Kỳ (USCIRF), Đề Nghị Bộ Ngoại Giao Mỹ, Đưa Cộng Sản Việt Nam Vào Danh Sách CPC! (Những Quốc Gia Côn Đồ, Đàn Áp Nhân Quyền, Cần Phải Để Ý, Theo Dõi!)


(Hình: Các viên chức USCIRF họp báo trực tuyến công bố báo cáo 2023, ngày 1/5/2023.)

-Hôm 1/5/2023, Uỷ hội Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ (USCIRF) tiếp tục kết luận và khuyến nghị Bộ Ngoại giao Mỹ đưa Cộng sản Việt Nam vào danh sách Quốc gia Cần quan tâm Đặc biệt (CPC) vì tình trạng vi phạm tự do tôn giáo “nghiêm trọng, có hệ thống và đang tiếp diễn”.

Tuy nhiên, USCIRF cho biết thêm rằng họ hy vọng việc Việt Nam bị đưa vào Danh sách Theo dõi Đặc biệt (SWL) vừa qua sẽ khuyến khích chính phủ Việt Nam thực hiện các bước cụ thể để giải quyết các mối quan ngại lâu dài về tự do tôn giáo.

Uỷ viên USCIRF Frederick Davie phát biểu trực tuyến hôm 1/5 khi cơ quan này công bố bản cáo báo 2023:

“Trong năm 2022, nhà cầm quyền ở Việt Nam đã tăng cường kiểm soát và đàn áp các nhóm tôn giáo, bao gồm người Thượng và người Hmong theo đạo Tin lành, tín đồ Cao Đài Chơn truyền, Phật giáo Hòa Hảo độc lập và Giáo hội Phật giáo Thống nhất, đạo Dương Văn Mình và cả Pháp Luân Công”.

Bản báo cáo viết: “Trong năm qua chính quyền sách nhiễu, bức hại một số nhóm độc lập, đặc biệt là Tin lành người Thượng và Cao Đài Chơn truyền khi các nhóm này kỷ niệm Ngày Quốc tế Nhân quyền và Ngày Quốc tế tưởng niệm các nạn nhân của hành vi bạo lực vì Tôn giáo hoặc Tín ngưỡng (10/12)”.

“Có sự gia tăng đáng kể số trường hợp giới chức địa phương ép buộc các người Hmong công khai từ bỏ đạo, kể cả những tín đồ của những hội thánh Tin Lành dưới sự kiểm soát của nhà nước.

“Những ai khước từ phải đối mặt với các lời đe dọa và các cuộc tấn công, các khoản tiền phạt to lớn, biện pháp tước đoạt tài sản ảnh hưởng sinh kế, việc từ chối cấp các giấy tờ tuỳ thân quan trọng và giấy khai sanh làm cho họ thực tế trở thành những người vô quốc gia, và nguy cơ bị đuổi ra khỏi nhà và khỏi cộng đồng của người Hmong ở địa phương”, bản báo cáo viết.


(Hình: Báo cáo 2023 của USCIRF về tự do tôn giáo Việt Nam.)

Chính quyền cũng tiếp tục đàn áp các tôn giáo khác – gồm nhóm Dương Văn Mình, Pháp Luân Công, Hà Mòn, Hội Thánh Đức Chúa Trời… gọi đó là các nhóm “tà đạo”, “đạo lạ” và kiên quyết loại trừ, xóa sổ các nhóm này. Vào tháng 5, Ban Tôn giáo Chính phủ ở Hà Nội cho biết các nhóm như vậy không đủ điều kiện để đăng ký hoạt động tôn giáo với chính phủ, vẫn theo bản báo cáo.

USCIRF đề xuất chính phủ Hoa Kỳ buộc Việt Nam chịu trách nhiệm về vi phạm quyền tự do tôn giáo với tư cách là thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (UNHRC) và hối thúc Việt Nam cho phép các chuyên gia Đặc biệt của Liên Hiệp Quốc (UN) có liên quan được đến nước này để theo dõi và điều tra tự do tôn giáo và các vi phạm nhân quyền khác.

Vào tháng 10/2022, Việt Nam được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc với nhiệm kỳ 3 năm, bất chấp những lo ngại rộng rãi và sâu sắc về hồ sơ nhân quyền của đất nước này, USCIRF cho biết.

Đối với các tù nhân tôn giáo, USCIRF yêu cầu phái đoàn ngoại giao của Mỹ ở Việt Nam tăng cường giám sát các điều kiện giam giữ và kêu gọi trả tự do cho họ.

Bộ Ngoại giao Cộng sản Việt Nam chưa phản hồi ngay yêu cầu bình luận của VOA về bản báo cáo mới nhất này.

Giới hoạt động cho tự do tôn giáo Việt Nam bày tỏ sự đồng tình với bản báo của USCIRF, nhưng đa số cho rằng chính quyền Mỹ nên trừng phạt các viên chức Việt Nam vi phạm hơn là đưa nước này vào danh sách CPC.

Từ Sài Gòn, Hòa Thượng Thích Không Tánh thuộc Tăng đoàn Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, và là đồng Chủ tịch Hội đồng Liên tôn Việt Nam, chia sẻ nhận định của ông với Ðài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA):

“Hoa Kỳ đề nghị đưa Việt Nam vào CPC hay cấm vận Việt Nam thì đồng bào và quần chúng Việt Nam sẽ khổ thôi, chứ Đảng Cộng sản hay hệ thống cầm quyền của họ vẫn đầy đủ và sung sướng, họ không bị gì hết…

“Còn việc Hoa Kỳ đề nghị thế này, thế kia, họ [chính quyền Việt Nam] cũng biết rằng Hoa Kỳ cũng cần bang giao để phát triển… phía Hà Nội cũng nghĩ rằng Hoa Kỳ đề nghị để cho có vậy thôi, chứ chưa chắc mạnh mẽ tích cực…cho nên Hà Nội cũng không dè gì về chuyện đó. Rồi thì họ cũng sẽ “phản công” lại, cho rằng Hoa Kỳ tố cáo láo, sai thôi”.


Uỷ hội USCIRF ghi nhận rằng tháng 12 vừa qua Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào Danh sách Theo dõi Đặc biệt (SWL) vì đàn áp tự do tôn giáo “một cách nghiêm trọng”. Tuy nhiên, theo USCIRF, Việt Nam nên bị đưa xuống danh sách CPC do vi phạm tôn giáo ở mức “nghiêm trọng, có hệ thống và đang tiếp diễn”.

Chính quyền và truyền thông nhà nước Cộng sản Việt Nam cho rằng USCIRF “xuyên tạc vấn đề tôn giáo ở Việt Nam”.

“Do tư tưởng định kiến với Việt Nam, các thế lực phản động, thù địch ở trong nước và ngoài nước, trong đó có Ủy ban Tự do tôn giáo quốc tế Mỹ (USCIRF) vẫn bất chấp những thành tựu không thể phủ nhận của Việt Nam trong nỗ lực bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân để xuyên tạc trắng trợn về tình hình tôn giáo tại Việt Nam”, tạp chí Quốc phòng Toàn dân của Bộ Quốc phòng CSVN viết.

Theo báo cáo USCIRF năm nay, Cộng sản Việt Nam bị đề nghị trong danh sách CPC, cùng với 16 quốc gia khác, trong đó có Trung Quốc, Cuba, A Phú Hãn, Myanmar, Ấn Độ, Iran, Nga, Bắc Hàn.


Việt Nam Phản Đối Gay Gắt Chính Quyền Australia Phát Hành Tiền Xu Có Hình Cờ Việt Nam Cộng Hòa!


(Hình: Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng)

-Việt Nam phản đối việc hai cơ quan thuộc Kho bạc và Bưu chính Australia phát hành tiền xu có in cờ Việt Nam Cộng hòa nhân dịp Canberra kỷ niệm 50 năm kết thúc tham chiến ở miền nam Việt Nam năm 1973.

Hôm 4/5, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nói: “Chúng tôi lấy làm tiếc và kiên quyết phản đối việc Công ty Royal Australia Mint và Bưu chính Australia đã phát hành các vật phẩm với hình ảnh “cờ vàng”, cờ của một chế độ đã không còn tồn tại”.

Phía Việt Nam nói đã đề nghị phía Australia “dừng lưu hành các vật phẩm này, đồng thời không để xảy ra những sự việc tương tự trong tương lai”.

“Việc này hoàn toàn không phù hợp với xu thế phát triển tốt đẹp của quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Australia”, bà Hằng nói.

Royal Australia Mint, cơ quan đúc tiền của chính phủ Australia do Bộ Ngân khố nước này quản lý, và Bưu chính Australia, không phản hồi ngay yêu cầu bình luận của VOA về tuyên bố của phiá Việt Nam.

Hôm 6/4, Royal Australia Mint phát hành tiền xu mệnh giá 2 đôla Australia bằng bạc, nhân kỷ niệm 50 năm kể từ ngày Australia đưa quân tham chiến trong cuộc Chiến tranh Việt Nam vào năm 1973, hỗ trợ đồng minh Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa.


Mặt trước của đồng xu lưu niệm do Xưởng đúc tiền của chính phủ Australia phát hành. Photo YouTube The Purple Penny Coins and Banknotes.

Cộng đồng người Việt tại Australia bày tỏ sự bất bình trước tuyên bố của Bộ Ngoại giao Việt Nam.

Ông Lê Công, Chủ tịch Cộng đồng Người Việt Tự do ở thủ đô Canberra, đồng thời là quyền chủ tịch Cộng đồng Người Việt Tự do ở Úc Châu, nêu nhận định với VOA hôm 4/5:

“Đó là lời phản đối vô lý, có tính cách độc đoán và kể cả, buộc một quốc gia như Úc Châu làm những việc mà Việt Nam muốn làm”.

“Đồng bạc cắt do Royal Australia Mint sản xuất ở Canberra để kỷ niệm 50 năm từ ngày những chiến binh cuối cùng của quân đội Hoàng gia Úc rời khỏi Việt Nam.


“Đương nhiên phải có cờ vàng ba sọc đỏ vì họ qua đó chiến đấu bên cạnh cờ vàng ba sọc đỏ, là đồng minh của họ. Nếu không để cờ vàng ba sọc đỏ thì để cờ gì bây giờ?”

Đồng xu do chính phủ Australia phát hành nhân dịp đánh dấu 50 năm ngày binh sĩ nước này rút khỏi Việt Nam. YouTube The Purple Penny Coins and Banknotes.

Royal Australia Mint phát hành hai loại đồng xu, vàng và bạc, đều có in dòng chữ “Chiến tranh Việt Nam” trên bề mặt và hình ảnh một chiếc trực thăng.

Royal Australia Mint phát hành cả hai loại này dưới dạng tiền xu kỷ niệm nghĩa là chúng không được lưu hành để giao dịch, theo trang news.com.au.

Được đúc với số lượng hạn chế, đồng xu vàng được bán lẻ với giá 15 đôla Úc và đồng xu bạc có giá 80 đôla Úc. Tuy nhiên, một chuyên gia về tiền xu nói chuyện với đài Seven News cho biết đồng xu bạc có thể bán trên thị trường với gia 1200 đôla Úc, cũng theo trang news.com.au.


Chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến dài nhất mà Australia từng tham gia trong thế kỷ 20 với hơn một thập kỷ, với ban đầu chỉ từ một đội huấn luyện quân sự thành một tiểu đoàn và sau đó là một đội đặc nhiệm. Các lực lượng Lục quân, Hải quân và Không quân của nước này đều tham gia bên cạnh lực lượng của Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa.

Quân đội Úc đóng vai trò lớn nhất, đặt cơ sở hoạt động chủ yếu ở tỉnh Phước Tuy của miền Nam Việt Nam. Khoảng 57.000 quân dân Australia đã phục vụ tại Việt Nam, trong đó có khoảng 520 chiến sĩ hy sinh và nhiều người khác bị thương trước khi những người lính Australia cuối cùng rút về nước vào tháng 12/1973.

Hôm 25/4, Toàn quyền Australia David Hurley phát biểu nhân kỷ niệm 50 năm ngày kết thúc cuộc tham chiến, ca ngợi tinh thần bất khuất và can trường của các binh sĩ nước này đã hy sinh vì đất nước. Ông nói: “Chúng tôi khắc ghi sự hy sinh tập thể của họ và ý nghĩa của sự phục vụ của họ đối với quốc gia của chúng ta”.

•Lời bàn trên mạng:
*Các cháu việt cộng con ơi!
"Chúng tôi quan ngại. Chúng tôi hết sức quan ngại! Chúng tôi đề nghị ...!"

Sao không đề nghị người lạ, tàu lạ cút ra khỏi Hoàng Sa và Trường Sa?

Khi thấy người lạ, tàu lạ là bỏ chạy như bị ma rượt, miệng ú ớ không nói nên lời. Bây giờ yêu cầu công ty của Úc, chính phủ Úc làm này làm kia. Thôi đừng làm chuyện ruồi bu nữa các cháu ơi!

*Đúng là vô duyên và lãng nhách! Đây là chuyện nội bộ của Úc thì họ muốn làm gì thì làm, chừng nào họ in cờ kinh nguyệt với ngôi sao vàng trên xì líp thì Việt Cộng hãy la làng!!


Việt Nam Cộng hòa mất, nhưng ‘giá trị văn hóa vẫn trường tồn!’


Cộng đồng Việt ở Mỹ trong một buổi lễ tưởng niệm Việt Nam Cộng hòa

-Những giá trị văn hóa của Việt Nam Cộng hòa như ‘tình thương’, ‘tự do’ và ‘dân chủ’ là ‘sức mạnh mềm’ mà chính thể này để lại sau khi sụp đổ và đã chứng tỏ sức sống bất chấp sự lấn át và bóp nghẹt của nền văn hóa cộng sản, một nhạc sỹ từ trong nước nói với VOA.

Đã 48 năm từ ngày chế độ Cộng hòa ở miền Nam sụp đổ trước quân cộng sản Bắc Việt vào ngày 30/4 năm 1975, ngày nay chính quyền trong nước phải nhắm mắt làm ngơ trước sự phổ biến của những bản nhạc vàng và sách vở của chế độ cũ, nhạc sỹ Tuấn Khanh nói với VOA từ thành phố Hồ Chí Minh.

‘Nền tảng vững chắc’

“Giờ đây đã có những cuốn sách nằm trong danh mục hơn 500 tác giả bị cấm của miền Nam đã được bày bán công khai trên đường phố Sài Gòn,” ông Khanh nói và nhận định rằng văn hóa của Việt Nam Cộng hòa là ‘sức mạnh mềm’ đối với chính quyền cộng sản.

Bản thân nhạc sỹ này là bằng chứng sống của nền văn hóa Việt Nam Cộng hòa. Ông tiếp thu cả hai nền văn hóa, Cộng hòa trước năm 1975 và Cộng sản sau năm 1975, và đã chứng kiến sự đấu tranh, giằng xé của hai luồng tư tưởng sau ngày đất nước thống nhất.

Tuy nhiên, cuối cùng những giá trị của Việt Nam Cộng hòa lại là ‘hành lang vững chắc’ giúp người nhạc sỹ này thoát khỏi những ảnh hưởng của nền văn hóa cộng sản mang tính tuyên truyền, ông cho biết.

Giải thích tại sao nền văn hóa nghệ thuật phát triển rực rỡ dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa, ông dẫn ra trường hợp của nhà văn Dương Thu Hương, người vừa được trao giải Cino-Del-Duca, tức Giải Toàn cầu 2023 trong khuôn khổ Lễ hội Sách Paris, mặc dù bà Hương là người của chế độ miền Bắc và chưa từng sống trong nền văn hóa Việt Nam Cộng hòa.

“Tại sao bà có thể thành danh khi đã rời khỏi đất nước và thậm chí còn không có căn cước của một quốc gia, sống cô đơn trên văn đàn thế giới?” ông đặt vấn đề. “Bởi vì bà sống với tinh thần tự do và dân chủ.”

“Khi nào người Việt còn giữ cho nhau tinh thần tự do và ý thức dân chủ thì lúc đó mọi thứ vẫn còn hy vọng,” nhạc sỹ Tuấn Khanh nói.

Bên cạnh các giá trị tự do, dân chủ, người nhạc sỹ này còn chỉ ra các giá trị khác của Việt Nam Cộng hòa là ‘gìn giữ cho tương lai, xây dựng thế hệ mới với tình thương và sự chia sẻ’ và ‘nền giáo dục phi chính trị’.

Hồi tưởng về nền văn hóa Việt Nam Cộng hòa mà ông đã tiếp thu khi vào đại học, ông cho biết những giá trị đó ‘làm cho ông lớn lên’ nhưng đồng thời nó ‘khiến ông phải tồn tại một cách vất vả trong xã hội sau năm 1975’ vì ‘phải chống chọi một luồng văn hóa mới ập vào mình’.

“May mắn là tôi đã có được một cuộc đời được thừa hưởng di sản Việt Nam Cộng hòa dù không bao nhiêu nhưng nó giúp tôi nhận ra được thế giới của mình, những ý nghĩa đúng đắn nhất và những giá trị của cuộc sống một người Việt Nam là như thế nào,” ông bày tỏ.

Ông nói nhờ đó mà ông ‘đã nhìn nhận đất nước một cách tử tế hơn, đầy đủ hơn’ và ‘không thể bị thao túng bởi bất kỳ yếu tố chính trị nào trong giáo dục’.

“Nếu không có nền tảng mà tôi tiếp thu được từ Việt Nam Cộng hòa thì hôm nay tôi đã là người chà đạp tổ tiên mình. Tôi đã mắng chửi triều Nguyễn, chỉ biết tôn trọng Quang Trung, coi Trương Vĩnh Ký là người phản động bán nước chẳng hạn,” ông dẫn chứng.

‘Tuyên truyền giả dối’

Khi được hỏi tại sao không tiếp thu nền ‘văn hóa cách mạng’ sau năm 1975 như đã từng tiếp nhận nền văn hóa Việt Nam Cộng hòa, nhạc sỹ Tuấn Khanh nói ‘có những cú sốc liên tục’ đã thay đổi hoàn toàn suy nghĩ của ông.

Ông nói nhờ vào những sách vở của Việt Nam Cộng hòa để lại và những gì mà ông đã học từ Việt Nam Cộng hòa là ‘sự thật, lẽ phải’ mà ông đã từ từ ‘phủ nhận những tuyên truyền của Đảng Cộng sản’.

Nhạc sỹ Tuấn Khanh chỉ ra ông đã đọc được những sự thật rằng ‘Karl Marx từng quan tâm đến Satan giáo, Lenin gần như là cuồng sát về cuối đời, hay Fidel Castro là một kẻ cuồng dâm và hoang tưởng’. “Nó rất khác với những mô tả của Đảng về những ‘lãnh tụ vĩ đại’ này,” ông nói.

“Thoạt đầu tôi không tin đâu. Tôi phải đi tìm hiểu rất nhiều tư liệu trên báo chí. Đến lúc Internet mở ra, tôi tìm thấy những dữ liệu liên quan xác nhận những điều này là sự thật.”

“Những cú sốc đó nó kéo dài và ngấm ngầm và phải nói rằng đó là quá trình tự thân mình đi tìm hiểu. Và tôi nghĩ không chỉ một mình tôi, hôm nay thế hệ trẻ hơn cũng đang tự thân tìm hiểu, thậm chí họ xuất thân từ những gia đình cách mạng như anh Nguyễn Lân Thắng chẳng hạn,” ông nói thêm.

Từ đó, người nhạc sỹ này nhận ra ‘các lãnh đạo cộng sản không hoàn toàn tốt đẹp như những gì họ nói’. “Việt Nam Cộng hòa không ngần ngại nói ra những cái xấu của xã hội hay của những người cầm quyền nhưng chính quyền cộng sản là một thế giới giống như cái bánh vẽ, chỉ có bề ngoài,” ông giãi bày.

Ông cũng chỉ ra những điều mà khiến ông mất niềm tin và chế độ như ‘vẫn để cho dư luận viên gọi những người phía bên kia là ‘ngụy’ và ‘tiếp tục bao vây và canh giữ nghĩa trang quân đội Biên Hòa, khiến mọi người khó mà viếng thăm’.

‘Có những người thỏa hiệp’

Ông nói ông thuộc về lớp người ‘chọn sống theo những gì mình đã được dạy dỗ và giáo dục từ nền văn hóa tự do’. Lớp người này, theo lời ông, ‘thậm chí đã bị cô độc trong xã hội Việt Nam trong nửa thế kỷ qua’.

“Từ đó hình thành những nhà văn, nhà báo, thậm chí là họa sỹ, nghệ sỹ độc lập không chịu sự kiểm duyệt của nhà nước bởi vì họ muốn được tự do theo ý thích của mình,” ông cho biết.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, ông nói có những người giống như ông nhưng ‘chọn thỏa hiệp với chế độ’ và ‘nói theo tiếng nói của chính quyền’.

“Có những người bị chế độ thao túng. Cũng có những người khi phát biểu trước công chúng thì họ nói tiếng nói của chính quyền, nhưng vào những lúc riêng tư thì họ mới nói tiếng nói của chính mình,” ông giải thích.

Bản thân ông lúc đầu cũng ‘chịu tác động rất nhiều khi tham gia hệ thống Đoàn Thanh niên Cộng sản’, nhạc sỹ Tuấn Khanh thừa nhận, và khi ông chứng kiến người này, người kia bị kết tội, ông đã tự đi tìm hiểu và nhận thấy ‘có sự sợ hãi đè nén khiến nhiều người không dám nói ra sự thật’.

“Có những người cũng tìm hiểu giống như tôi nhưng họ biết mà giữ trong lòng không nói ra,” ông nói thêm và cho biết ‘đó là lựa chọn của mỗi người’.

Tuy nhiên, từ trường hợp của nhà văn Dương Thu Hương, nhạc sỹ Tuấn Khanh nói có những người xuất thân từ miền bắc xã hội chủ nghĩa nhưng họ vẫn giữ bản chất của người Việt là ‘tôn trọng sự thật, tôn trọng lẽ phải’.

“Ngay cả trong cái nôi của nhà nước xã hội chủ nghĩa vẫn xuất hiện những con người tỉnh táo và nói lên tiếng nói của mình. Không phải là họ cô đơn mà chỉ là họ dám đứng lên để nói còn những người khác không dám nói thôi.”

Nhìn về tương lai, ông nói nền giáo dục của chính quyền cộng sản ‘đã để lại di chứng rất lớn là những cuộc tranh luận không bao giờ dứt’. “Có những người không suy nghĩ mà chỉ nói theo truyền thông Nhà nước,” ông nói.

“Nhưng mỗi ngày người ta lại nhận diện được sự thật nhiều hơn,” ông nói thêm. “Chắc lâu lắm thì người Việt mới có thể chấp nhận lẫn nhau.”


Sức mạnh của chủ nghĩa ngu dân! Một thứ chủ nghĩa tàn bạo, buộc con người sống như bầy súc vật, trong một hàng rào được xây nên bằng đói khát, hà hiếp và tối tăm!
(Dương Thu Hương)


(Hình: Nguyễn Phú Trọng tạo dáng chụp ảnh "gần dân")

-Nữ nhà văn kỳ cựu bình luận: Hà Nội giành chiến thắng trong cuộc chiến Việt Nam, một nửa là nhờ thói quen của hàng ngàn năm chống xâm lược. Nửa kia là sức mạnh của chủ nghĩa ngu dân. Một thứ chủ nghĩa tàn bạo, buộc con người sống như bầy súc vật trong một hàng rào được xây nên bằng đói khát, hà hiếp và tối tăm.

Cuộc chiến tranh Việt-Mỹ là bài học đau đớn nhất, nhục nhã nhất cho dân tộc Việt Nam, mà kẻ chịu trách nhiệm không chỉ là người Mỹ mà còn là chính những người lãnh đạo cộng sản phía Bắc. Trong cuộc chiến tranh ấy, dân tộc Việt tự biến mình thành vật đệm giữa hai toa tầu, là đám lính đánh thuê cho hai hệ thống tư tưởng trái chiều đang tiến hành cuộc chiến tranh lạnh. Trong suốt một thập kỷ, nước Việt Nam đã thực sự biến thành cái cối xay thịt khổng lồ nhất trong lịch sử của toàn thể loài người.

Tới tận năm 60 tuổi, tôi mới thấm thía sự khác biệt giữa kiếp người. Nhờ đọc báo phương Tây, tôi mới biết là người Mỹ và người Iraq chết như người, chết theo kiểu người. Chúng tôi, những người Việt Nam, chúng tôi chết như kiến, chúng tôi chết như ruồi, chúng tôi chết như lá khô rụng, cái chết của chúng tôi hòa lẫn bùn đen, và tan trong câm lặng.”

Vì ở Turin có những Việt kiều liên lạc chặt chẽ với nhóm “Việt kiều yêu nước” ở Paris và gửi báo cho họ nên trong bữa cơm tối hôm ấy, tôi bắt buộc phải bàn cãi với họ về chủ đề chiến tranh Việt-Mỹ. Tôi đã thuật lại cho họ nghe sự tổn thất to lớn của dân tộc khi những người lãnh đạo mắc chứng vĩ cuồng. Rất nhiều trận xảy ra khi lực lượng trinh sát thăm dò địa hình địa vật không kỹ, bộ phận hậu cần chuẩn bị khí tài chưa đủ nhưng cấp chỉ huy ham lập thành tích nên cứ đẩy lính ra chiến trường, kết quả là đại bại. Trong khi ở chiến trường xác lính chết ngập suối, nước không chảy được, chim cắt chim kền kền ăn thịt no đến mức không bay lên nổi, lệnh ở Hà Nội vẫn tiếp tục giục tấn công. May mắn là còn có những vị tướng biết thương dân, thương lính, khóc đỏ mắt, quyết định rút quân và làm báo cáo giả để gỡ tội.

Hồi ấy, tổng tư lệnh của cuộc chiến là Lê Duẩn, đã đưa ra khẩu hiệu:

“Dân tộc chúng ta là dân tộc anh hùng, chỉ có thắng không có thua.

Quân đội chúng ta là quân đội anh hùng, chỉ có tiến không có lùi.”

Điều đó có nghĩa: Chỉ tiến công, không phòng thủ!

Lòng ích kỷ, cái kiêu ngã của con người quả là vô giới hạn. Những kẻ sống ở một phương trời, cần máu đồng bào phải đổ ở một phương trời khác để tô điểm cho cuộc sống tinh thần của chính mình.

Chiến tranh thật đẹp khi nó được tạo bằng máu xương kẻ khác!

Từ đây, tôi nghi ngờ hai từ “yêu nước”. Phía sau danh từ này có vô vàn tâm trạng, có vô số động cơ, hoặc xác thực, hoặc ngầm ẩn, hoặc có ý thức, hoặc vô thức.

Danh từ nào cũng lập lờ và cũng có khả năng phản lại nghĩa chính thống.

Như thế, giữa người Việt với người Việt cũng bị chia cách bởi những con sông vô hình. Chắc chắn cũng còn khá lâu mới bắc được cầu qua những con sông ấy.

Chiến tranh Việt-Mỹ đã qua, nhưng sau đó không lâu cái tên Việt Nam lại dội lên trên các kênh thông tin quốc tế. Lần này, là một thứ ồn ào dơ dáy. Chẳng còn là người anh hùng bé nhỏ dám đương đầu với đế quốc Mỹ mà là tác giả của Khổ nạn Thuyền nhân. Ở châu Âu, phái đoàn Việt Nam không còn được chào đón bằng cờ và hoa mà bằng cà chua và trứng thối.

Tôi nhớ rằng lần đi châu Âu, ông Võ Văn Kiệt đã hứng trọn một quả trứng thối vào giữa mặt còn đến lượt ông Phan Văn Khải thì thoát nạn nhờ sự bố trí, dàn cảnh công phu của cảnh sát Pháp. Sự đời vốn đổi thay như các lớp tuồng. Điều khốn khổ cho người Việt Nam là dường như họ chỉ được biết đến trong các tình huống đau khổ. Kể từ khi làn sóng “thuyền nhân” dịu đi, Việt Nam gần như chẳng còn gì để nhớ.

Cứ nghe đài phương Tây thì biết, người ta chỉ nhắc hai từ “Việt Nam” khi nhắc tới cuộc chiến tranh Việt-Mỹ, bởi rất nhiều trí thức phương Tây, đặc biệt là các văn nghệ sĩ đã tham gia vào phong trào chống chiến tranh và tuổi trẻ của họ gắn bó với những kỷ niệm của một thời sôi động. Tuy nhiên, ngay cả những người kiên nhẫn nhất và hiểu biết Việt Nam nhiều nhất cũng chưa dám quả quyết rằng họ nắm được sự thực về cuộc chiến tranh này. Điều đó, quá khó khăn.

Một lần, một nhà văn Pháp hỏi tôi: – Cái gì tạo nên sức mạnh của chúng mày trong cuộc chiến tranh Việt-Mỹ?

Tôi đáp: – Một nửa là thói quen của hàng ngàn năm chống xâm lược. Nửa kia là sức mạnh của chủ nghĩa ngu dân.

Anh bạn chưng hửng: – Mày không đùa đấy chứ? Ai có thể tin nổi một thứ lý thuyết quái gở như thế.

Tôi cười: – Rất nhiều thứ quái gở ở phương Tây lại là sự thực đơn giản ở phương Đông. Và ngược lại.


Cuộc chiến tranh Việt-Mỹ được đảng cộng sản phát động với lời tuyên bố: Đánh đuổi quân xâm lược Mỹ.

Năm 1964, tôi mười bẩy17 tuổi. Vào tuổi ấy, tất thảy thanh niên ở miền Bắc không có quyền nghe đài nước ngoài, không có ti-vi, không có máy quay đĩa, không có bất cứ nguồn thông tin nào ngoài báo chí cộng sản và đài phát thanh trung ương. Lần đầu tiên, tôi được nghe những bài hát nước ngoài là năm tôi 16 tuổi.

Mùa hè năm 1963, anh họ tôi là phiên dịch tiếng Nga dẫn tôi cùng đứa em trai đến nhà ông chuyên gia mỏ thiếc Tĩnh Túc ở Hà Nội. Ông bà ấy đón tiếp rất tử tế, ngoài việc chiêu đãi bánh ngọt và nước trà chanh, còn mở máy quay đĩa cho chúng tôi nghe. Cảm giác của tôi lúc đó là choáng váng, như muốn chết. Đó là cảm giác thật sự khi con người lạc vào một thế giới mà họ vừa cảm thấy ngây ngất vừa cảm thấy như ngạt thở. Đĩa nhạc đó là của Roberto, một giọng ca Ý tuyệt diệu nhưng chết trẻ.

Những bài hát tôi nghe là các bài nổi tiếng cổ truyền: Ave Maria, Santa Lucia, Paloma, Sérénade, Histoire d’amour, Besame Mucho…

Ra khỏi cửa nhà ông chuyên gia Nga nọ, tôi bước đi loạng choạng. Lần đầu tiên, tôi hiểu rằng cuộc sống của chúng tôi là cuộc sống của những kẻ bị nhốt dưới hầm. Những bài hát kia là một thứ ánh sáng mà lần đầu tiên tôi được thấy. Ánh sáng đó rọi từ một thế giới khác, hoàn toàn ở bên ngoài chúng tôi. Kể lại chuyện này, để hậu thế nhớ rằng, thời đại của chúng tôi là thời đại của một thứ chủ nghĩa ngu dân triệt để.

Một thứ chủ nghĩa ngu dân tàn bạo, nó buộc con người sống như bầy súc vật trong một hàng rào được xây nên bằng đói khát, hà hiếp và tối tăm.

Khi con người bị điều khiển cùng một lần bằng tiếng gào réo của dạ dầy và cái bỏng rát của roi vọt thì họ không thể là người theo nghĩa thực sự.Chủ nghĩa ngu dân là thứ lá chắn mắt ngựa, để con vật chỉ được quyền chạy theo chiều mà ông chủ ra lệnh. Khi tất cả những con ngựa đều chạy theo một hướng, ắt chúng tạo ra sức mạnh của “bầy chiến mã”, nhất là khi, trong máu chúng đã cấy sẵn chất kích thích cổ truyền “chống xâm lăng”.

Với lũ trẻ là chúng tôi thời ấy, khái niệm “xâm lăng” dùng để chỉ quân Nguyên, quân Minh, quân Thanh, và bây giờ là quân Mỹ. Danh từ ấy đồng nghĩa với Tô Định, Mã Viện, Thoát Hoan… Tóm lại, Mỹ là lũ giặc phương Bắc nhưng mũi lõ, mắt xanh, tóc vàng.

Bởi vì, tổ tiên chúng tôi đã quen chết hàng ngàn năm để chống lại những kẻ thù mạnh hơn họ bội phần, chúng tôi cũng sẵn sàng ra chiến trường chống quân xâm lược Mỹ theo đúng cách thức ấy.

Đó là lý do tôi nói, “sức mạnh của chủ nghĩa ngu dân”.


Tin Việt Nam Hôm Nay

Dự Án Luật An Toàn Giao Thông Đường Bộ Cấp Bách Để Giải Quyết Tai Nạn Giao Thông


(Hình: Kẹt xe vào giờ cao điểm sáng ngày 25/5/2020.)

-Mạng báo An ninh Thủ đô loan tin ngày 2/5/2023 cho hay Dự án Luật Trật tự An toàn Giao thông Đường bộ đang do Bộ Công an chủ trì soạn thảo là đòi hỏi cấp bách khi tình trạng tai nạn giao thông vẫn diễn ra nguy cấp lâu nay.

Theo đó, Luật Giao thông Đường Bộ năm 2008 đến nay đã lỗi thời, còn thiếu sót, chưa sát thực tiễn và chưa đồng bộ. Luật này được ban hành vào thời điểm mà hệ thống an toàn giao thông đường bộ chủ yếu là xe mô-tô, và xe gắn máy.

Luật Giao thông Đường bộ 2008 không quy định đầy đủ, cụ thể về các chế định bảo đảm trật tự an toàn giao thông liên quan như giải quyết tai nạn giao thông; tổ chức, chỉ huy, điều khiển giao thông, giải quyết ùn tắc giao thông, và các vấn đề an ninh trật tự, sự kiện trên các tuyến đường giao thông.

Tin mới nhất cho hay vào ngày 2/5; tức ngày nghỉ thứ tư của kỳ lễ 30/4 và 1/5 năm nay, tại Việt Nam xảy ra 21 vụ tai nạn giao thông làm 14 người chết, 17 người bị thương. Trong 3 ngày đầu kỳ lễ dài ngày này có 34 người chết vì tai nạn giao thông.

Thống kê của cơ quan chức năng Việt Nam cho thấy từ năm 2009 đến tháng 1/2023, trên khắp Việt Nam xảy ra gần 380 ngàn vụ tai nạn giao thông đường bộ khiến 124 ngàn người thiệt mạng; hơn 367 ngàn người bị thương.

Mỗi năm trung bình có gần 9 ngàn người chết vì tai nạn giao thông; gần 30 ngàn người bị thương mà chủ yếu đang còn ở độ tuổi lao động. 90% lý do dẫn đến tai nạn bị cho là lỗi của người tham gia giao thông.


Tình Trạng Giả Mạo Người Nổi Tiếng, Cơ Quan Uy Tín Để Lừa Đảo Ngày Càng Nhiều


(Hình: Những đối tượng lừa đảo trà trộn vào các buổi livestream trên Facebook để liên hệ trực tiếp nạn nhân lấy thông tin mua hàng.)

-Mạng báo Công luận loan tin ngày 2/5/2023 cho hay Cục An toàn Thông tin thuộc Bộ Truyền thông Việt Nam cảnh báo giả mạo là hình chức thức chiếm gần 75% các vụ lừa đảo trực tuyến ghi nhận được.

Một trường hợp điển hình được nêu ra là trong thời gian gần đây, trên mạng xã hội Facebook xuất hiện fanpage có tên “Hội Phật giáo Việt Nam”, tương tự trang fanpage “Phật giáo Việt Nam” thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Fanpage “Hội Phật giáo Việt Nam” sử dụng những hình ảnh của các cháu bé đang điều trị tại bệnh viện kêu gọi chuyển tiền từ thiện….

Ngoài việc lợi dụng các tổ chức tôn giáo, tiếng tăm của những người có sức ảnh hưởng trên mạng gọi là KOLs (Key Opinion Leaders), cũng bị lạm dụng để lừa đảo.

Tin nêu rõ hiện nay có nhiều KOLs làm đại diện, trực tiếp đứng livestream cho các nhãn hàng thuê quảng cáo. Những đối tượng lừa đảo trà trộn vào các buổi livestream như khách hàng bình thường; sau đó xác định người vừa đặt hàng, dùng tài khoản giả mạo để liên hệ trực tiếp nạn nhân lấy thông tin mua hàng. Nạn nhân vì tin vào KOL chuyển khoản hoặc thanh toán tiền; nhưng đến khi nhận hàng mới vỡ lẽ bị lừa và tài khoản Facebook giả biến mất….

Những kẻ lừa đảo luôn sử dụng thủ đoạn tinh vi chủ động chặn tài khoản chính của của các KOLs trước; do đó những trang lừa đảo chỉ bị phát giác khi có người dùng hiểu biết báo cáo cho chủ nhân bị giả mạo để báo cáo.


Cảnh Báo Hỗn Loạn Trong Cho Vay Tài Chánh Tiêu Dùng


(Hình: Một cửa hiệu cầm đồ F88.)

-Các công ty Tài chánh được Ngân hàng Nhà nước cấp phép chịu tác động xấu bởi những công ty fintech, công ty cho vay cầm đồ….

Mạng báo Công Thương loan tin ngày 2/5/2023 dẫn trình bày của Chủ nhiệm Câu lạc bộ Tài chánh Tiêu dùng, ông Lê Quốc Ninh, về thực trạng vừa nêu. Theo đó, hiện có những công ty fintech, công ty cho vay cầm đồ, công ty lấy tên công ty tài chánh tham gia cho vay tiêu dùng. Những công ty này không chịu sự chi phối bởi Luật Các Tổ chức Tín dụng và không tuân thủ các tỷ lệ an toàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Những công ty như thế mở rộng mạng lưới vào các địa bàn khó khăn, tiếp cận người dân cho vay vốn với lãi suất rất cao dưới các hình thức cho vay nhanh, vay bằng tiền mặt vào bất cứ thời điểm nào….

Tuy nhiên, khi đến hạn người vay bị ép bằng nhiều hình thức “manh động”, “khủng bố”…. Tình trạng này được nói gây tác động xấu đến hoạt động thu nợ của các công ty tài chánh có phép của Nhà nước.

Thống kê cho thấy hiện có 16 công ty tài chánh được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp phép trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng. Đến hết năm 2022, tổng dư nợ của 16 công ty này là hơn 220.000 tỉ đồng, chiếm tỷ lệ 1,87% so với tổng dư nợ toàn nền kinh tế và 8,5% dư nợ cho vay tiêu dùng toàn hệ thống.

Hoa Kỳ Đẩy Mạnh Việc Xuất Cảng Thức Ăn Khô Cho Thú Cưng Sang Việt Nam


(Hình: Một người đàn ông mua thức ăn cho chó tại một cửa hàng bán sản phẩm dành cho thú cưng.)

-Các nhà chế biến thức ăn khô cho thú cưng của Hoa Kỳ sẽ mở rộng việc xuất cảng sản phẩm của họ sang thị trường Việt Nam.

Tờ Petfoodprocessing loan tin trên trong ngày 1/5/2023, sau khi Cơ quan Kiểm tra Sức khỏe Động vật và Thực vật (APHIS) của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) đồng ý việc xuất cảng thức ăn khô cho vật nuôi của Hoa Kỳ sang thị trường Việt Nam.

Theo Hiệp hội Công nghiệp Thức ăn Chăn nuôi Hoa Kỳ (AFIA), các quy định mới, bao gồm giấy chứng nhận y tế cho các sản phẩm thức ăn khô. Đây sẽ là điều kiện thuận lợi để các lô hàng xuất cảng mang tính minh bạch và nhất quán từ Hoa Kỳ đến Việt Nam.

Trong nhiều năm, AFIA đã thúc giục APHIS hoàn thiện giấy chứng nhận y tế để xuất cảng các sản phẩm thức ăn khô cho thú cưng sang Việt Nam để giúp các công ty Hoa Kỳ kinh doanh tại đó dễ dàng hơn”, Constance Cullman, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của AFIA cho biết.

Theo dữ liệu thương mại của Cục Điều tra Dân số Hoa Kỳ do Cơ quan Nông nghiệp Ngoại quốc USDA (FAS) chia sẻ, xuất cảng thức ăn cho chó và mèo của Hoa Kỳ sang Việt Nam trị giá 655.000 Mỹ kim vào năm 2022, tăng 20,4% so với mức 544.000 Mỹ kim vào năm 2021.

Trước đây, xuất cảng thức ăn cho chó và mèo của Hoa Kỳ sang các quốc gia Đông Nam Á giảm đáng kể từ 2,81 triệu Mỹ kim vào năm 2018, chạm mức thấp nhất vào năm 2020 là 295.000 Mỹ kim, nhưng đã cho thấy sự gia tăng vào năm 2021 và 2022.

AFIA chia sẻ rằng tầng lớp trung lưu ở Việt Nam đang phát triển, nhiều người trong số họ là những người nuôi thú cưng đang tìm kiếm các thực phẩm có chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh hơn cho thú cưng của họ, và các nhà chế biến ở Hoa Kỳ có vị trí thuận lợi để cung cấp các sản phẩm đó.


Việt Nam Nhập Siêu Rau Từ Ấn Độ Vì Giá Thành Thấp

(Hình: Việt Nam nhập nhiều rau củ từ Ấn Độ.)

-Theo đánh giá của ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam - được tờ Công Thương đăng trong ngày 2/5/2023, ngành rau quả Việt Nam xuất siêu; nhưng với thị trường Ấn Độ, Việt Nam nhập lại siêu.

Ông Nguyên cho biết, trong năm 2022, Việt Nam xuất cảng rau quả sang Ấn Độ đạt 49,618 triệu Mỹ kim, chủ yếu là thanh long nhưng ngược lại tổng nhập cảng từ Ấn Độ vượt mức 53,452 triệu Mỹ kim. Chủ yếu Việt Nam nhập các loại rau quả như táo, lê, hàng gia vị (hành, tỏi…).

Ông Nguyên giải thích do Ấn Độ là cường quốc về rau quả, nhiều mặt hàng có giá thành thấp, giá nhân công rẻ nên rất có lợi thế cạnh tranh; đặc biệt là mặt hàng hành, tỏi giá vô cùng rẻ nên được nhập cảng về Việt Nam nhiều.

Tuy nhiên, ông Nguyên cũng cho rằng hiện Việt Nam và Ấn Độ chưa có Hiệp định Thương mại Tự do trong lĩnh vực rau quả, hàng xuất-nhập cảng phải chịu thuế nên giao thương chưa xứng với tiềm năng.

Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ cũng cho biết, thương mại song phương Việt Nam-Ấn Độ trong 3 tháng đầu năm 2023 đạt 3,69 tỉ Mỹ kim giảm 9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, Việt Nam xuất cảng 2,06 tỉ Mỹ kim tăng 1,2%; nhập cảng đạt 1,63% triệu Mỹ kim giảm 21,3% so với 3 tháng đầu năm 2022.

Còn theo thống kê của Hiệp hội Rau quả, trong 3 tháng đầu năm 2023, nhập cảng rau quả của Việt Nam đạt 418,7 triệu Mỹ kim, tăng 4,1% so với cùng kỳ 2022. Về nguồn cung rau quả cho thị trường Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2023, dẫn đầu là Trung Quốc với 40,8% thị phần (tương đương 170,9 triệu Mỹ kim); tiếp theo là Hoa Kỳ với 13,8% thị phần (tương đương 57,9 triệu Mỹ kim). Riêng việc nhập cảng rau quả từ thị trường Ấn Độ 3 tháng đầu năm 2023 đạt 17,372 triệu Mỹ kim, tăng gần 4 lần so với cùng kỳ năm 2022, chiếm 4,15% thị phần từ mức 1% năm 2022.


Sài Gòn Lần Đầu Tiên Mở Cửa ‘Tòa Thị Chính’ Cho Công Chúng


(Hình: Sảnh tầng một Tòa thị chính với ban công nhìn ra đường Nguyễn Huệ ở trung tâm thành phố.)

-Hơn một ngàn lượt khách được vào tham quan tòa nhà trụ sở chính quyền cao nhất của thành phố Sài Gòn khi nơi này mở cửa cho công chúng tham quan nhân dịp lễ 30/4, theo truyền thông trong nước.

Đây là lần đầu tiên công trình kiến trúc có tuổi đời trên trăm năm và được xếp hạng là di tích cấp quốc gia này được mở cửa cho du khách, nhưng chỉ mở cửa trong hai ngày.

Trong các ngày 29 và 30/4/2023, đã có 51 đoàn với hơn 1.500 lượt khách được cho vào chiêm ngưỡng nội thất công trình, theo trang mạng VnExpress. Những du khách này được tham quan miễn phí nhưng phải đăng ký trước.

Những nơi du khách được vào xem trong tòa nhà gồm có sảnh chính, phòng tiếp khách quốc tế ở tầng trệt, tầng hai, phòng họp số 5 và ban công. Họ sẽ được nghe hướng dẫn viên giới thiệu về lịch sử hình thành và phát triển, kiến trúc, nghệ thuật của tòa nhà, cũng theo VnExpress.

Trang mạng này cho biết hoạt động này là ‘nhằm để giúp Tp. HCM xây dựng hình ảnh thành phố cởi mở, thân thiện’. Đích thân ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch thành phố, đã có mặt tại trụ sở này vào sáng ngày 30/4 để trò chuyện và chụp ảnh với du khách.

Tuy nhiên, hiện chưa rõ tòa nhà này có tiếp tục mở cửa cho du khách vào tham quan trong những năm sau hay không.

Trên mạng xã hội, một số người dân thành phố cho biết họ đã sống cả đời ở thành phố này nhưng lần đầu tiên mới được nhìn thấy bên trong tòa nhà được xem là biểu tượng của thành phố. Cũng có người bày tỏ hy vọng việc mở cửa này sẽ được tổ chức hàng năm để nhiều người dân hơn nữa có thể tham quan.

Được người Pháp xây dựng cách nay 134 năm trong thời thuộc địa, công trình này liên tục là trụ sở chính quyền thành phố Sài Gòn và nay là Tp. HCM kể từ khi nó ra đời. Nó tọa lạc ở vị trí đắc địa ngay đầu đại lộ Nguyễn Huệ ngay trung tâm thành phố và nhìn thẳng ra sông Sài Gòn.

Dưới thời Pháp, nó có tên chính thức là Hotel de ville, tức Tòa Thị chính, và được người dân gọi dân dã là ‘Dinh Xã Tây’. Dưới thời Việt Nam Cộng Hòa, nơi đây là Tòa đô chánh của đô thành Sài Gòn. Công trình có kiến trúc mô phỏng lầu chuông ở miền Bắc nước Pháp.

Không có nhận xét nào: