Sau cuộc họp Nato, EU và G7, Biden thăm để hỗ trợ đồng minh chủ chốt Ba Lan - Nguyễn Giang
25 tháng 3 2022
Reuters
Các ông Joe Biden, Olaf Scholz và Boris Johnson tại hội nghị G7 tuần này ở Brussels Sau ba cuộc họp cao cấp liên tiếp ở Brussels, trụ sở chính của EU và đại bản doanh Nato, Tổng thống Joe Biden sẽ bay sang Ba Lan tối thứ Sáu 25/03/2022.
Các cuộc họp ở Brussels của ông Biden với lãnh đạo Nato, EU và G7 (gồm cả thủ tướng Canada Justin Trudeau và thủ tướng Nhật Fumio Kishida) được coi như có tầm quan trọng ngang các thượng đỉnh Bush-Gorbachev trong các năm 1989-1991.
Xin nhắc lại, tháng 12 năm 1989, TT Bush và Chủ tịch Liên Xô Gorbachev đã ký tại Malta hiệp ước chấm dứt Chiến tranh Lạnh.
Đến tháng 7/1991, hai ông lại ký ở ngay Điện Kremlin, hiệp ước hạn chế vũ khí hạt nhân. Các ký kết này tạo ra nền hòa bình ở châu Âu ba thập niên liền...cho đến hôm nay.
Họp về Nga mà không có Nga
Tầm quan trọng của các chuyến thăm mà Biden thực hiện tại châu Âu có thể coi là quan trọng hơn thời Bush cha. Và sự nghiêm trọng của tình hình được thấy rõ: các lãnh đạo Nga không hề được mời tới châu Âu, chưa nói là gặp lãnh đạo Mỹ, nhưng số phận nước Nga đang được định đoạt. Ông Biden cũng muốn G20 cuối năm sẽ không mời TT Putin, điều đang khiến nước đăng cai Indonesia khó xử.
Có vẻ như Biden hiểu rõ vai trò đặc biệt của EU trong chính sách năng lượng với Nga nên khi họp với Hội đồng châu Âu đã không mời ba vị khách "ngoài EU": Boris Johnson, Fumio Fushida và Justin Trudeau, dù họ đều có mặt cùng ngày ở Brussels để dự họp G7.
Nói thẳng ra thì mục tiêu lớn của ông Biden ở châu Âu tuần này là cô lập, hạ cấp đại cường của Nga trong những năm tới. Nó được thể hiện bằng kế hoạch ba bước, theo lời Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan nói hôm qua 24/03: ủng hộ quân sự tối đa cho Ukraine chống Nga; xây đắp liên minh Nato và liên kết các đồng minh EU, Anh, Nhật, Canada; và chuyển hướng chính sách năng lượng của châu Âu, nhằm bớt phụ thuộc vào Nga.
Mục tiêu thứ ba này không dễ làm, và có thể cần nhiều năm. Chẳng hạn Đức đã tìm đến Qatar để mua khí đốt hóa lỏng nhưng các terminal nhận tàu chở khí và nhà máy tái tạo LNG (Liquefied natural gas) thành khí đốt phải mất 2 năm mới xây xong ở châu Âu. Trong cả ba chính sách này, vai trò của CH Ba Lan là không thể thiếu để Hoa Kỳ thành công. Ba Lan từ nhiều năm qua đã cảnh báo EU về nguy hiểm đến từ Nga, về sự phụ thuộc dầu khí vào Nga.
Walter Oakley/Anderson&Garland
George Bush và Mikhail Gorbachev cùng ký lá thư gửi cho chuyên gia truyền hình Walter Oakley để cảm ơn ông đã bố trí cho việc ghi hình Hội nghị Malta tháng 12/1989 khi ông Oakley đang đi nghỉ Vì thế, Joe Biden thăm Ba Lan ngày 25 và 26 tháng 3.
Tuy ông không tiết lộ sau cuộc họp 25/03 ở Brussels là sẽ đi đâu, các đài CNN, trang Politico và các báo Ba Lan cho rằng ông Biden muốn làm ba việc.
Một là bàn thảo với lãnh đạo Ba Lan về chiến tuyến 'sườn phía Đông' của Nato, hỗ trợ trực tiếp Ukraine, chỉ thiếu mỗi chuyện đưa quân Nato vào tham chiến chống Nga.
Một phần của câu chuyện này là các ký kết đã được thực hiện thời gian qua sau các chuyến thăm cao cấp của Hoa Kỳ: Phó tổng thống, Ngoại trưởng, Bộ trưởng Quốc phòng vừa sang Ba Lan trở về.
Hai là tăng cường viện trợ quân sự của Mỹ, và giúp Ba Lan đóng vai trò điều phối các đơn vị tác chiến (battle group -1000 quân) của Nato đã và đang được triển khai ở Ba Lan, Romania. Có tin từ phía Ba Lan TT Biden sẽ thăm một đơn vị tấn công-đổ bộ của Hoa Kỳ ở Rzeczow, phía Đông Warsaw.
Ba là giúp Ba Lan hỗ trợ người tỵ nạn Ukraine. Ông Biden nói ông muốn "gặp, xem người tỵ nạn được đón nhận ra sao ở Ba Lan".
Tuy Hoa Kỳ không nói ra nhưng thông tin từ Tòa thị chính Ba Lan cho biết họ chuẩn bị các phương án an ninh ở khu vực Sân vận động quốc gia, quận Praga, bờ Đông sông Vistula, để ông Biden gặp người Ukraine đang làm thủ tục nhận giấy tờ Ba Lan tại đó.
Xin mở ngoặc rằng sân vận động này là địa điểm quen thuộc với cộng đồng Việt Nam một thời, khi nó trở thành chợ trời lớn nhất Đông Âu, với người Việt, Ba Lan, Nga, Ukraine...buôn bán các loại hàng hóa. Biểu tượng kinh tế thị trường-chợ trời này biến đi, khi thủ đô Warsaw thu hồi sân vận động để chuẩn bị cho giải Euro 2012: Ba Lan và Ukraine đồng đăng cai.
Cuộc chiến của Nga ở Ukraine khiến trên 3,5 triệu người đã chạy sang châu Âu với đa số ở Ba Lan và sân vận động này thành nơi họ đăng ký nhận mã căn cước PESEL.
Tuy nhiên, có tin khác nói ông Biden dự kiến ra tận biên giới phía Đông Ba Lan để thăm người tỵ nạn. Người Ba Lan giúp dân Ukraine bất chấp hiềm khích quá khứ ra sao?
Bà Joanna, người Ba Lan, mẹ của ba con nhỏ, đã đón một bà mẹ Ukraine từ Kyiv và hai con vào nhà của mình Ba Lan đã nhanh chóng trở thành tuyến đầu của EU và Nato trong công tác hỗ trợ Ukraine chống lại cuộc xâm lăng của Nga.
Lý do là ngoài ý thức tự cường, chống đế chế Nga đã thành "gene" của người Ba Lan qua nhiều thế hệ, họ còn là quốc gia đông dân nhất của EU và Nato ở phía Đông (38 triệu dân), có biên giới với cả Ukraine, Belarus và Nga (quân cảng Kaliningrad chỉ cách Gdansk 126km).
Người Ba Lan có quan niệm sâu sắc là "không tin vào Nga". Họ còn nói "Theo Nga cũng bị giết, chống Nga cũng bị giết nhưng còn thành anh hùng".
Khi còn du học tại ĐH Tổng hợp Warsaw (1991-95), tôi đã học được bài học lịch sử, môn Historia Polski, và hiểu thêm câu nói trên. Liên Xô đã giết gần hết các thành viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Ba Lan (KPP), trong thập niên 1930s với lý do bịa đặt là "họ làm gián điệp cho đế quốc". Đảng này do nhà hoạt động nổi tiếng gốc Do Thái, Rosa Luxemburg lập ra, là thành viên sáng lập Comintern, hết mình ủng hộ Lenin trong cuộc chiến của phe Bolshevik chống Bạch Vệ, nhưng vẫn bị Stalin xử tử hết. Tất cả các lãnh đạo cộng sản Ba Lan sống sót sau đó đều có thành tích ngồi tù, trong nhà tù Liên Xô: Marceli Nowotko, Wladyslaw Gomulka.
Ngày nay, đứng về phía Phương Tây trọn vẹn, nhưng nước Ba Lan không phải không nhiều vấn đề. Hôm qua, Tổng thống Ba Lan Andrezj Duda nói chuyến thăm của Tổng thống Biden "hoàn tất quá trình đưa Ba Lan lên vị trí đồng minh chủ chốt và thành phần quan trọng của Phương Tây", trong cả vấn đề an ninh và địa chính trị với Nga.
Nhưng nhà phân tích Robert Walenciak viết trên trang Interia.pl của Ba Lan, phê phán chính quyền Duda-Morawiecki rằng họ cần nhớ, để đóng được vai trò như vậy, chính giới Ba Lan cần nhanh chóng chỉnh sửa những sai lầm về ngoại giao, và về nhà nước pháp quyền.
Tuy chống Nga, các lãnh đạo đảng PiS cầm quyền, cụ thể như phó thủ tướng Jaroslaw Kaczynksi, từng nói "đe dọa cho Ba Lan đến từ phía Tây - hàm ý EU - và phía Đông". Đảng PiS này cũng luôn miệng ca ngợi phe thiên hữu, thậm chí cực hữu châu Âu ở Tây Ban Nha Đức và Pháp, đón cả bà Marine Le Pen sang Warsaw phát biểu. Đây cũng chính là những "bộ mặt đáng xấu hổ" được Putin ủng hộ nhằm gây chia rẽ EU, theo nhà báo Ba Lan.
Dùng một thứ chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi theo nhãn quan Công giáo nông dân của Ba Lan (không phải dòng chính) để chống lại Đại Nga sẽ là một sai lầm, tôi tin là thế.
Thật may, công cuộc cứu người Ukraine (khác đạo, có thù hằn lâu năm với đa số dân Ba Lan), là dấu hiệu xã hội dân sự, nền dân chủ và báo chí tự do Ba Lan tạo biến đổi tích cực.
Dư luận châu Âu và thế giới, đài báo Phương Tây nói chung (xem thêm các bài của CNN, BBC News, Deutsche Welle, France24) đều ngỡ ngàng, cảm kích ngợi ca tinh thần trợ giúp dân tỵ nạn Ukraine của người Ba Lan.
Hàng trăm nghìn gia đình (gồm cả người Việt ở các thành phố Ba Lan, xem thêm: Chiến tranh Ukraine: 'Chúng tôi ở Ba Lan đang cố giúp bà con VN tỵ nạn') đã mở cửa nhà họ, theo nghĩa đen, để đón người tỵ nạn đến từ Ukraine, nuôi ăn ở, trợ giúp học hành. Tàu xe công cho người Ukraine đi lại miễn phí và người dân Ba Lan còn tự đi xe ra biên giới đón người Ukraine "về bất cứ đâu họ muốn".
AFP
Một bộ phận xã hội Ukraine ủng hộ lá cờ của UPA, lực lượng dân tộc chủ nghĩa đã gây ra thảm sát giết chừng 100 nghìn dân Ba Lan trong các năm 1943-45
Điều này càng đáng được ca ngợi hơn nếu chúng ta biết, trong lịch sử Ba Lan-Ukraine, lần mới nhất mà phía Ba Lan bị lực lượng dân tộc chủ nghĩa Ukraine (UPA), bắn giết là năm 1943-45: Chừng 100 nghìn người thiểu số Ba Lan thuộc vùng Volhynia, Đông Galicia và cả Lublin (Ba Lan), bị giết trong cuộc 'thanh lọc sắc tộc' rất đẫm máu.
Đáp trả, sau khi lập ra chính quyền nhân dân, quân đội Ba Lan XHCN cùng quân Liên Xô, Tiệp Khắc đã bao vây nhiều làng mạc của người Ukraine ở vùng ba biên
giới, giết quân UPA, đưa hàng nghìn dân Ukraine và Lemko vào trại tập trung Jaworzno. Sau họ bị tản cư cưỡng bức lên phía Tây và vùng biển Baltic, để sau 1989 mới được trở lại thăm quê cũ.
Có lẽ dịp cứu giúp tỵ nạn này là cơ hội đẹp để hai dân tộc láng giềng thực sự hòa giải với nhau, sau các nỗ lực đáng quý ở cấp cao hồi 1997 của các tổng thống Aleksander Kwasniewski và Leonid Kuchma, cả hai đều là các bí thư Đảng Cộng sản thời XHCN.
Để chia sẻ gánh nặng tỵ nạn với Ba Lan, Đức và các nước châu Âu, ông Biden - người gốc di dân, tỵ nạn Irish sang Mỹ sau các trận đói chúa đất Anh gây ra ở đảo
Ireland giữa thế kỷ 19), tuyên bố Hoa Kỳ nhận ngay 100 nghìn người tỵ nạn Ukraine có thân nhân ở Mỹ.
Châu Âu đang biến đổi, các vấn đề lớn nhất: địa chính trị, vũ khí hạt nhân, và nhỏ nhất: tiền điện, gas trong bếp, tiền xăng xe, đều đang được đặt lên bàn cân.
Điều tôi thấy là trên toàn châu Âu, tinh thần chống lại chủ nghĩa đế quốc kiểu mới mà vì tình cờ hay cố ý Vladimir Putin vận vào cho bản thân, đang lên rất cao.
Người ta sẽ tìm ra các giải pháp, không sớm thì muộn cho châu lục này, và hy vọng là cho Ukraine, và cho cả nước Nga, có thể không như ý Putin.
Xem thêm:
Tổng thống Mỹ thăm Ba Lan
Đăng ngày: 25/03/2022 - 11:42
Tổng thống Mỹ Joe Biden nói chuyện với báo giới tại Bruxelles, Bỉ, ngày 24/03/2022. REUTERS - EVELYN HOCKSTEI Thanh Hà 1 phút
Ba Lan là chặng dừng thứ nhì trong vòng công du châu Âu của nguyên thủ Mỹ, Joe Biden. Hôm 25/03/2022 tổng thống Biden sẽ dừng lại tại thành phố Rzeszow, cách biên giới Ukraina chừng 80 cây số.
Rzeszow cách thành phố Lviv miền tây Ukraina khoảng hơn hai giờ lái xe và nhiều cơ quan đại diện ngoại giao của phương Tây đã dọn về đây từ trước khi xảy ra chiến tranh hôm 24/02/2022. Lviv cũng là nơi một phần dân Ukraina xem là một địa điểm an toàn.
Tại Bruxelles, nguyên thủ Mỹ đặc biệt quan tâm đến vấn đề tiếp nhận người tị nạn Ukraina. Washington thông báo 1 tỷ đô la viện trợ nhân đạo cho Ukraina và sẵn sàng đón nhận đến 100.000 người Ukraina trên lãnh thổ Hoa Kỳ.
Tổng thống Ba Lan, Andrzej Duda ra tận sân bay Rzeszow đón đồng nhiệm Mỹ. Sau khi được báo cáo về những điều kiện đón nhận người tị nạn Ukraina, Joe Biden đến thăm một căn cứ quân sự gần đó, gặp gỡ một phần trong số 100.000 quân nhân Mỹ được triển khai tại châu Âu.
Chuyến công du Ba Lan trong hai ngày của tổng thống Hoa Kỳ sẽ kết thúc tại thủ đô Vacxava. Tại đây ông Biden sẽ đọc một bài diễn văn về những « nỗ lực chung của thế giới tự do để yểm trợ người dân Ukraina » và lên án nước « Nga gây ra một cuộc chiến thô bạo » theo như thông cáo của Nhà Trắng.
Reuters
Các ông Joe Biden, Olaf Scholz và Boris Johnson tại hội nghị G7 tuần này ở Brussels Sau ba cuộc họp cao cấp liên tiếp ở Brussels, trụ sở chính của EU và đại bản doanh Nato, Tổng thống Joe Biden sẽ bay sang Ba Lan tối thứ Sáu 25/03/2022.
Các cuộc họp ở Brussels của ông Biden với lãnh đạo Nato, EU và G7 (gồm cả thủ tướng Canada Justin Trudeau và thủ tướng Nhật Fumio Kishida) được coi như có tầm quan trọng ngang các thượng đỉnh Bush-Gorbachev trong các năm 1989-1991.
Xin nhắc lại, tháng 12 năm 1989, TT Bush và Chủ tịch Liên Xô Gorbachev đã ký tại Malta hiệp ước chấm dứt Chiến tranh Lạnh.
Đến tháng 7/1991, hai ông lại ký ở ngay Điện Kremlin, hiệp ước hạn chế vũ khí hạt nhân.
Các ký kết này tạo ra nền hòa bình ở châu Âu ba thập niên liền...cho đến hôm nay.
Họp về Nga mà không có Nga
Tầm quan trọng của các chuyến thăm mà Biden thực hiện tại châu Âu có thể coi là quan trọng hơn thời Bush cha.
Và sự nghiêm trọng của tình hình được thấy rõ: các lãnh đạo Nga không hề được mời tới châu Âu, chưa nói là gặp lãnh đạo Mỹ, nhưng số phận nước
Nga đang được định đoạt. Ông Biden cũng muốn G20 cuối năm sẽ không mời TT Putin, điều đang khiến nước đăng cai Indonesia khó xử.
Có vẻ như Biden hiểu rõ vai trò đặc biệt của EU trong chính sách năng lượng với Nga nên khi họp với Hội đồng châu Âu đã không mời ba vị khách "ngoài EU": Boris Johnson, Fumio Fushida và Justin Trudeau, dù họ đều có mặt cùng ngày ở Brussels để dự họp G7.
Nói thẳng ra thì mục tiêu lớn của ông Biden ở châu Âu tuần này là cô lập, hạ cấp đại cường của Nga trong những năm tới.
Nó được thể hiện bằng kế hoạch ba bước, theo lời Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan nói hôm qua 24/03: ủng hộ quân sự tối đa cho Ukraine chống Nga; xây đắp liên minh Nato và liên kết các đồng minh EU, Anh, Nhật, Canada; và chuyển hướng chính sách năng lượng của châu Âu, nhằm bớt phụ thuộc vào Nga.
Mục tiêu thứ ba này không dễ làm, và có thể cần nhiều năm. Chẳng hạn Đức đã tìm đến Qatar để mua khí đốt hóa lỏng nhưng các terminal nhận tàu chở khí và nhà máy tái tạo LNG (Liquefied natural gas) thành khí đốt phải mất 2 năm mới xây xong ở châu Âu. Trong cả ba chính sách này, vai trò của CH Ba Lan là không thể thiếu để Hoa Kỳ thành công. Ba Lan từ nhiều năm qua đã cảnh báo EU về nguy hiểm đến từ Nga, về sự phụ thuộc dầu khí vào Nga.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét