Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 2 tháng 10, 2021

Tiếu Ngạo Giang Hồ Ai Cập - Sương Lam


Đây là bài số năm trăm tám mươi hai (582) của người viết về chủ đề Thiền Nhàn trong khu vườn Một Cõi Thiền Nhàn của trang văn nghệ Oregon Thời Báo, Portland, Oregon. Khi còn học trung học ở Việt Nam, phu quân người viết và người viết học Anh ngữ qua cuốn English For Today. Bài viết về thắng cảnh Taj Mahal ở Ấn Độ và bài viết về Kim Tự Tháp ở Ai Cập đã ăn sâu vào tâm trí của chúng tôi. Từ đấy, chúng tôi mơ ước sẽ có “một ngày đẹp trời" nào đó, chúng tôi sẽ đến thăm viếng hai nơi này để thỏa lòng mong ước.
<!>
Thoáng chốc hon 50 năm trôi qua, không ngờ "The dream comes true", chúng tôi đã được Phật Trời ban phúc lành cho chúng tôi được đặt chân nơi xứ Ấn Độ và Ai Cập huyền bí để được thấy tận mắt nét nguy nga, hùng vĩ kỳ ảo của ngôi đền cẩm thạch trắng Taj Mahal ở Ấn Độ và kim tự tháp vĩ đại của Ai Cập, được cưỡi lạc đà dưới cái nóng oi bức ở sa mạc vùng Giza xứ Ai Cập.
Được viếng thăm Ai Cập mới là điều mong ước thực sự của chúng tôi trong chuyến du lịch lần này. Xin mời quý bạn biết qua một chút về Ai Cập nhé
Ai Cập tên chính thức là nước Cộng hòa Ả Rập Ai Cập, là một quốc gia liên lục địa có phần lớn lãnh thổ nằm tại Bắc Phi, cùng với bán đảo Sinai thuộc Tây Á. Ai Cập giáp Địa Trung Hải, có biên giới với Dải GazaIsrael về phía đông bắc, giáp vịnh Aqaba về phía đông, biển Đỏ về phía đông và nam, Sudan về phía nam, và Libya về phía tây. Ngoài ra, Ai Cập có biên giới hàng hải với JordanẢ Rập Xê Út qua vịnh Aqababiển Đỏ. Ai Cập có trên 100 triệu dân, là quốc gia đông dân nhất tại Bắc Phi và thế giới Ả Rập, là quốc gia đông dân thứ ba tại châu Phi và thứ 15 trên thế giới.

Đại đa số cư dân sống gần bờ ng Nile, trong một khu vực có diện tích khoảng 40.000 km², là nơi duy nhất có đất canh tác. Các khu vực rộng lớn thuộc sa mạc Sahara chiếm hầu hết lãnh thổ Ai Cập, sống có cư dân thưa thớt. Khoảng một nửa cư dân Ai Cập sống tại khu vực thành thị, các trung tâm dân cư đông đúc là Đại Cairo, Alexandria và các thành phố lớn khác tại đồng bằng châu thổ sông Nile

(trích trong vi.wikipedia)

Càng đi về phía Nam Ai Cập, nhiệt độ càng nóng với cái nắng chói chang . Mùa Hạ ở Portland, trời nắng nóng 100 độ không nhằm nhò gì so với cái nóng cháy da của Ai Cập nên bảo sao người Ai Cập phải dùng khăn che đầu. mặc áo thụng dài thường là màu trắng, da mặt ngăm đen chứ không trắng đẹp như người dân Âu Mỹ.

Hãy nghe ông Trần Nguyên Thắng, Giám Đốc điều hành kiêm trưởng đoàn ATNT Tours and Travel nói một chút về Ai Cập nhé:


“……Từ thủ đô Cairo đi ngược dòng sông về phía Nam, du khách thăm viếng được rất nhiều các di tích lịch sử cổ xưa của các vương triều Ai Cập từ 5,000 năm trước; một số vẫn còn được tồn tại cho đến ngày nay như là những Kim Tự Tháp vĩ đại ở bình nguyên Giza, kinh thành Memphis của vương quốc cổ đại Ai Cập, kim tự tháp bậc thang tại Saqqara, di tích đền đài vĩ đại Karnak, Luxor, Hatshepsut temple tại cố đô cổ Thebes, và khu vực lăng mộ các Pharaoh và hoàng hậu Ai Cập.

Ngoài ra biết bao nhiêu những di tích cổ xưa còn lưu lại mà con người ngày nay vẫn bỡ ngỡ trước những công trình vĩ đại của người xưa, nhất là ngôi đền Abu Simbel của một vị Pharaoh đại đế Ai Cập Ramesses II tại phía Nam sát biên giới Sudan.

Ngược dòng thời gian, người Ai Cập đã có chữ viết khoảng 7,000 năm trước công nguyên, nhưng qua các thế kỷ bị các đế quốc như Ba Tư, Hy Lạp, Byzantine, La Mã và Ả Rập cai trị nên dần dần chữ viết cổ Ai Cập bị thất truyền hơn 2,000 năm nay. Năm 1798, Hoàng đế Napoleon đem quân xâm chiếm Ai Cập và trong lúc quân lính đang xây pháo đài gần hải cảng Rosetta thì đã tìm thấy một phiến đá màu đen có đục khắc 54 dòng chữ Ai Cập, các dòng chữ này đã được dịch ra ngôn ngữ Hy Lạp ở bên dưới. Chính nhờ dựa vào dữ kiện này, nhà khảo cứu cổ ngữ học người Pháp Champollion đã nghiên cứu và sắp đặt lại các mẫu tự Ai Cập. Ông phục hồi lại được ý nghĩa của các văn tự Ai Cập cổ đã thất truyền này. Ngôn ngữ Ai Cập cổ xưa sống lại, nhờ đó mà các nhà khảo cổ đã nghiên cứu và tìm kiếm được những di tích của thời Ai Cập cổ đại. Nhờ đó mà lịch sử, văn hóa, văn minh của nền Ai Cập cổ xưa dần dần được hé mở cho hậu thế chiêm ngưỡng ngày nay.

Thành phố Cairo chính thức ra đời năm 917 và trở thành thủ đô của Ai Cập. Từ thế kỷ 14 Cairo đã là một thành phố lớn và sầm uất trong thế giới Ả Rập. Trong lịch sử cận đại, Ai Cập liên tiếp bị các cường quốc xâm chiếm, mãi cho đến 1922 Ai Cập mới có được độc lập và theo chính thể quân chủ. Năm 1952 một cuộc đảo chính quân sự và nước Cộng Hòa Ai Cập được tuyên bố thành lập vào năm 1953. Năm 1954 Gamal Abdel Nasser, người được xem như là nhân vật chính của phong trào cách mạng 1952 lên làm tổng thống. Chính ông là người đã quyết định quốc hữu hóa kênh đào Suez cho Ai Cập…..” TNT)

Bây giờ chúng tôi đang ở Luxor –Ai cập Buổi sáng, chúng tôi đi viếng Valley of the Kings, Temple of Hatshepsut, Colossi of Memnon

Trời nắng như thiêu như đốt nên ai cũng phải than thở hít hà, Chương trình dự định đi thăm 4 địa điểm trong Valley of the Kings nhưng vì trời nóng quá nên phải đành ra xe đến bến cảng làm thủ tục đi tàu Nile Cruise ( MS Nile Premium cruise ship) cho rồi.

Trong thời gian ở trên Nile cruise (từ ngày 11 đến hết ngày 14), chúng tôi được đãi ăn 3 buổi sáng, trưa, tối trên tàu Phẻ re.!

Đây là loại cruise đi trên sông Nile nên không lớn bằng những chuyến cruise như Carnival, Allure of the Sea v.. mà chúng tôi đã đi trước đây, nhưng cũng đầy đủ tiện nghi lắm.

Xin mời biết qua một chút về sông Nile theo tài liệu của ATNT nhé.

“Sông Nile là con sông dài nhất thế giới với chiều dài hơn 6,600km chảy suốt từ cao nguyên Ruanda miền Ðông Châu Phi xuyên qua các quốc gia trước khi đến Ai Cập. Trên phần đất Ai Cập, sông Nile chảy từ phía Nam, đổ về phía Bắc. Sông chảy qua vùng đất khô cằn sa mạc Sahara, tạo ra một vùng đất xanh tươi phì nhiêu hai bên bờ và trở thành rộng lớn tại khu vực Aswan tạo thành đập thủy điện Nasser nổi tiếng trên thế giới ngày nay. Sông Nile chảy đến Cairo thì tạo ra một vùng bình nguyên hình cánh quạt, các nhánh sông tuôn đổ ra biển Ðịa Trung Hải. Hai bên bờ là những khu vực đông dân sống dọc theo sông. Phần lớn những đền đài lăng tẩm, obelisk (khối thạch trụ như hình bút tháp), pillar (khối thạch trụ tròn nguyên khối) cũng được xây dựng, đục khắc dọc theo sông Nile. Vì thế mà sông Nile được người dân ở đây xem như là người mẹ của đất nước Ai Cập về cả phương diện tinh thần, văn hóa và vật chất cho họ.- Trần Nguyên Thắng- ATNT

Buổi sáng thức dậy, ăn sáng xong chúng tôi lên đường thăm Luxor Temple, về tàu ăn trưa, đi thăm Karnak Temple vào buổi chiều. Sau khi ăn tối xong chúng tôi đi dạo phố Luxor vào ban

đêm bằng xe ngựa. Tour ban đêm này là tour tự túc ngoài chương trình nên bạn phải đóng tiền thêm nhưng vui lắm.

Viếng Đền Karnak


Quần thể đền Karnak, thường gọi tắt là đền Karnak, là một di tích nổi tiếng nằm ở thành phố Thebes, kinh đô cũ của Ai Cập. Di tích này gồm nhiều tàn tích của những ngôi đền, những bức tượng khổng lồ, những sảnh thờ và những tòa tháp. Trước đây có tên gọi là Ipet-isut (tạm dịch: "Nơi được chọn")[1].

Việc xây dựng khu đền bắt đầu từ triều đại của vua Senusret I (Trung vương quốc). Mãi cho đến khi Ai Cập bị người Hy Lạp xâm lược thì ngôi đền vẫn được trùng tu và được xây dựng thêm. Ngày nay, quần thể đền Karnak nằm tọa lạc tại El-Karnak, thuộc tỉnh Luxor, cách Luxor 2,5 km về phía bắc.

Thành phố cổ Thebes và các di tích khảo cổ tại đó đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1979.

Mời xem Youtube Karnak Temple- Egypt


Nguồn: internet

Viếng Đền Luxor

Đền Luxor được xây dựng chủ yếu bằng đá sa thạch được lấy từ Gebel Silsileh, một mỏ đá nằm phía tây nam Luxor. Loại đá này còn được gọi là "sa thạch Nubia". Loại đá này cũng được dùng để tái dựng lại các di tích đền đài ở Thượng Ai Cập.

Ngay trước cổng đền là hai cột tháp obelisk đứng sừng sững giữa trời, một điều đặc biệt là chúng không cùng chiều cao (cột nhỏ hơn hiện đang ở Quảng trường Concorde, Paris, Pháp). Chính vì cách bố trí của ngôi đền nên đa số chúng ta đều tưởng rằng chúng có cùng kích thước với các bức tường thành trong ngôi đền. Đây là một hiệu ứng không gian làm tăng kích thước "ảo" của những bờ tường, kể cả những đường đi

Mời xem Youtube về Luxor Temple


Nguồn: internet
Chúng tôi luôn luôn có “quớí nhân” giúp đỡ trong những lúc cần thiết. Khi đi thăm một hang động "gập ghềnh khó đi'” trong các ngôi mộ của các vị vua ở Ai Cập, phu quân của tôi bị trượt chân té nhào kéo tôi té theo. Cũng may, lúc đó còn có một anh trong đoàn đi phía sau đỡ chúng tôi đứng dậy vì chúng tôi là người đi cuối cùng trong đoàn. Nếu không có “vị quới nhân” này thì không biết ai sẽ cứu chúng tôi trong hang động vắng vẻ này vì chúng tôi là người đi sau cùng trong đoàn. Tạ ơn Trời Phật đã gia hộ, cha mẹ khuất bóng đã phù hộ và đặc biệt cám ơn anh Tiến đã giúp đỡ kịp thời, đúng lúc.

Đây là kinh nghiệm thứ 3 mà người viết muốn chia sẻ với các bạn: Người lớn tuổi phải thận trọng việc đi đứng và phải bám sát hướng dẫn viên trưởng đoàn là thế đấy! Đặc biệt nữa là nếu đoàn có hai hướng dẫn viên thì cần có một hướng dẫn viên đi cuối đoàn để kiểm tra sự an toàn của người trong đoàn vẫn tốt hơn là cả hai hưóng dẫn cùng đi phía trước hết ráo.

Buổi tối đi chơi ở Luxor rất vui. Vợ chồng chúng tôi ngồi trên chiếc xe ngựa được trang hoàng rực rỡ, chạy thong dong đi qua các đường phố chính ở Luxor để ngắm sinh hoạt rộn ràng của "Luxor by Night". Ban đêm phố chính Luxor vẫn hoạt động rần rần:chợ vẫn nhóm, cửa hàng vẫn mở mà đa số người bán là quý ông, còn quý bà thì.....đi chợ


Có những cửa hàng quần áo, áo cưới trưng bày y chang kiểu cách của Mỹ. Có những cửa hàng bán quần áo kiểu truyền thống Ai Cập. Người dân, phụ nữ, trẻ em Ai Cập ở Luxxor rất hiếu khách, Họ luôn vẫy tay say "Hi" “Hello”, mỗi khi xe ngựa của chúng tôi rảo bước gần họ và dĩ nhiên tôi cũng vẫy tay chào "Hello" đáp lễ. Cả hai phía cùng vui cười chào nhau. Thật là vui và cảm động!
Sau chuyến đi xe ngựa, cả đoàn chúng tôi kéo nhau đi vào một quán trà để uống trà và hút "thuốc lào Á Rập" giống như hút shisha ở Dubai. Ông trưởng đoàn TNT và một vài ông phì phò hút thử cho vui, dĩ nhiên trong đó có phu quân của tôi nữa.

Tối về tàu ngủ đêm, hình như tôi mơ màng nghe tiếng lọc cọc của chiếc xe ngựa chạy trên chạy trên đường phố Luxor về đêm/. Nếu bạn đã đến Luxor thì nên đi viếng "Luxor By Night" một lần cho biết nhé. Tàu khởi hành đi Esna khi chúng tôi đang say giấc điệp.

Ngày thứ 13, của chương trình, chúng tôi đến Asean/ Aswan là một thành phố ở phía nam của Ai Cập, cự ly 680km (425 dặm) về phía nam Cairo, ngay dưới đập nước Aswan và hồ Nasser, với dân số 275.000 người.. Buổi sáng chúng tôi đi thăm đền Edfu trên một cổ xe ngựa . Có 8 chiếc du thuyền đậu ở bến cảng Aswan nên du khách đến viếng thăm đền Edfu rần rần.
Việc đón được một chiếc xe ngựa để đi quanh thành phố Aswan và đền Edfu không phải là chuyện dễ dàng vì đông du khách quá, nhưng rồi cuối cùng chúng tôi cững đến thăm đền Edfu. Thật ra các đền nào của Ai Cập cũng có những cột to lớn chạm trổ các hình vẽ của Ai Cập xưa, rất tinh vi, sắc sảo nên chúng tôi không nhớ tên hết những ngôi đền đã đến..

Về nhà xem lại các hình chụp va video mới thấy ngưỡng phục nền văn minh Ai Cập cổ đại, không hiểu họ làm cách nào mà có thể khác những hình vẽ tuyệt đẹp và thực hiện những công trình vĩ đại, tráng lệ như thế ở một nơi sa mạc nắng cháy da cháy thịt.

Chỉ có vài chục trang giấy dành cho Giai Phẩm Xuân, chúng tôi không thể nói lên hết cái đẹp của một Ai cập huyền bí nên đành phải mời bạn hữu xem những youtube do chính tôi thực hiện hoặc do tôi sưu tầm được để chia sẻ với bạn bè, nhìn rõ được hình ảnh những công trình tuyệt mỹ như thế mà không bút mực nào có thể diễn tả được sự vĩ đại và cái hồn linh thiêng của các công trình này.

Buổi sáng chúng tôi viếng đền Edfu xong về lại khách sạn ăn trưa, nghỉ ngơi một chút, buổi chiều viếng đền Kom Ombo cũng rất đẹp

Mời xem 2 youtube về 2 ngôi đền chúng tôi viếng hôm nay

1-Youtube Temple of Edfu


Nguồn: internet

2- Youtube Kom Ombo Temple ~ Egypt


Nguồn: Internet

Còn tiếp. Xin mời đọc tiếp bài sau nhé.

Xin chúc quý bạn có nhiều sức khỏe, thân tâm an lạc, sống vui từng ngày trong hiện tại với duyên nghiệp của mình nhé.

Người giữ vườn Một Cõi Thiền Nhàn

Sương Lam

(Tài liệu và hình ảnh sưu tầm trên mạng lưới internet, qua điện thư bạn gửi- MCTN 582-ORTB 1007-92921)
Sương Lam



Không có nhận xét nào: