Ts. Phạm Đình Bá - Tôi nghĩ, tôi tìm ra tôi, và tôi làm đẹp thế giới
21/3/2021
https://drive.google.com/file/d/12L5Yg2O5QddYIcVlWjpsU5RafPrkckaI/view?usp=sharing
Câu chuyện về cái hang của Plato ở hình trên là câu chuyện về tôi tự suy nghĩ cho chính mình, tôi đi tìm ra cá nhân tôi, và sự khai phóng trong tôi tạo dựng khả năng để làm đẹp đời sống của tôi, của những người chung quanh, xã hội, môi trường, và thế giới.
Tất cả chúng ta đều được sinh ra trong một hang động tượng trưng, chân và cổ bị xích, khiến chúng ta mất khả năng di chuyển hoặc nhìn xung quanh. Chúng ta bị buộc phải nhìn vào một bức tường cả đời, không thể quan sát ngay cả những phần khác của cái hang động.
<!>
Trần văn Bường - Cuộc rút quân khỏi Quảng Đức tháng 3 năm 1975
September 20, 2013 by truongcaodangquocphongvnch
https://drive.google.com/file/d/1dbV4f6_0WSIUuxCOFeJlHbqNYLS2E2lv/view?usp=sharing
Hai đoạn trích của bài này sau đây là những điều cần để chúng ta suy ngẫm :
Quang Nguyên – Việt Nam vi phạm quyền tự do tôn giáo qua việc cấp căn cước công dân.
21/3/2021
https://drive.google.com/file/d/1u21nQpEOI6ALK8mSiLuObt8rKxaExnDK/view?usp=sharing
Hành vị bắt buộc hay ‘lừa” người dân phải ghi vào mục tôn giáo KHÔNG là vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, và niềm tin.
Chính quyền VN đang yêu cầu người dân từ 14 tuổi trở lên thay hay làm mới thẻ căn cước công dân, tuy nhiên trong những ngày qua, nhiều người phản ánh rằng khi đăng ký làm thẻ căn cước công dân gắn chip, mục 7 tôn giáo thường bị cán bộ phòng cảnh sát quản lý hành chính của công an bắt ghi là ‘không tôn giáo’. Hành vi này cho thấy rõ ràng chính quyền VN cho phép công an quản lý hành chính vi phạm tôn giáo thô bạo.
Đỗ Thái Nhiên – Tưởng niệm Nguyễn Huy Thiệp : Phản kháng như không phản kháng
1980
https://drive.google.com/file/d/1GpEDT7Wnrsk-HRW8M7bsI2hu-7HOYM3y/view?usp=sharing
"Ông có nhớ thời điểm viết “Tướng về hưu” - truyện ngắn trở thành một hiện tượng văn học thời Đổi mới?
Thời điểm tôi viết “Tướng về hưu” không khí xã hội ngột ngạt lắm. Có những đoạn tôi viết khi đang xếp hàng đong gạo cho vợ, từ 3 giờ sáng. Có khi mua được mấy cân gạo, có khi không có gạo mà mua. Thời bao cấp lúc đó đang trong giai đoạn bế tắc nhất. Ngân sách nhà nước trống rỗng, khủng hoảng niềm tin. Nhìn chung đó là giai đoạn đúng là phải đổi mới. Khi những tác phẩm của tôi xuất hiện cũng là khi bắt đầu sự đổi mới trong văn học. Tôi cũng âm thầm nghiền ngẫm và viết từ trước, nên khi gặp thời đó nhiều sáng tác của mình cứ ồ ạt ra. Cuối năm 1986, tôi xuất bản một tập 20 truyện ngắn. Vì thế, nhiều người có nói: Vừa mới xuất hiện Nguyễn Huy Thiệp đã làm xong sự nghiệp của mình. Nhưng có được sự nghiệp đó thì phải có không khí của Đổi mới. Cho nên tôi thích câu này của một vị thiền sư: “Có thời có tự mảy may/ Không thời cả thế gian này cũng không”. Tất cả thuộc vào thời thế, vào không khí chính trị xã hội lúc đó.
Đổi mới là cơ hội để văn học “qua sông dí tốt”
Trích phỏng vấn Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp: Thứ Sáu, 28/10/2016.
Gs. Nguyễn Đình Cống: ‘Nếu vào được Quốc Hội tôi sẽ không chịu bị biến thành nghị gật’
Thu Thủy – Thoibao.de (tổng hợp)
20/03/2021
https://drive.google.com/file/d/1RuxnDMmNc5xE3WMS6F9tgkxbbR9empXt/view?usp=sharing
Giáo sư Nguyễn Đình Cống, một người tuyên bố ra khỏi Đảng và tự ứng cử Quốc hội khóa XV, nói rằng thực trạng Quốc hội có nhiều nghị gật là “một thảm họa của dân tộc.” Ông chia sẻ những chức năng cần có của Quốc hội, cũng như những tồn tại yếu kém của cơ quan lập pháp Việt Nam, đồng thời nêu rõ tâm huyết, chương trình hành động của mình với mục đích tập trung vào hai mảng chính: hoạt động làm luật và hoạt động phản biện.
Ông chia sẻ trên trang Facebook cá nhân: “Nếu vào được QH tôi sẽ không chịu bị biến thành nghị gật.”
Tiến sĩ Nguyễn Đình Cống, 83 tuổi, một giáo sư ngành xây dựng, từng nhận danh hiệu “Nhà Giáo Nhân Dân” tại trường Đại Học Xây Dựng ở Hà Nội, nhưng sau này trở thành người bất đồng chính kiến.
Trần Đình Sử – Thử tìm hiểu cái lí bên trong của nghệ thuật Nguyễn Huy Thiệp
Đăng trong Tháng Năm 1, 2011 bởi lythuyetvanhoc
https://drive.google.com/file/d/1SXOT7So2KwtR7wkdrSe7sfySomUEiKT1/view?usp=sharing
Lời tác giả:
Đây là bài phê bình văn học của tôi, đầy cảm hứng tranh luận, viết đầu năm 1990 cho báo Văn nghệ, nhưng không được đăng. Sau đó cho vào tập tiểu luận Lí luận và phê bình văn học năm 1996, ở NXB Hội nhà văn, nhưng cũng phải bị bỏ ra vì không được Ban biên tập duyệt. Nhà phê bình văn học Lại Nguyên Ân, người biên tập cuốn sách của tôi đã có lòng lưu lại, 21 năm sau gửi biếu lại tôi. Xin cảm ơn anh Lại Nguyên Ân và giới thiệu để bạn đọc mạng đọc để nhớ lại một thời sôi nổi với biết bao ý tưởng. (TĐS)
Nguyễn Huy Thiệp - Cún
https://drive.google.com/file/d/1RHZxSQSRy_ZEA8kgs7Whokcena1pMaQx/view?usp=sharing
I.
Trong số người quen của tôi, tôi rất nể phục nhà nghiên cứu văn học Z. Anh am hiểu các vấn đề lý luận văn học ở ta, lĩnh vực mà thú thực tôi không hiểu gì mấy. Những bài viết của Z. có thời được nhiều người ví như "ngọn roi" quất vào "con ngựa sáng tác văn học" giúp nó phi nhanh hơn và không trật đường.
Z. đẹp trai, thông minh, đặc biệt nhạy cảm với những cái gì đau đớn, tủi cực. Nhiều lần đi chơi với anh, tôi thấy Z. thường lảng tránh những nơi có người ăn mày hoặc người tàn tật. Trường hợp không lảng tránh được, Z. rất bối rối, tôi thấy mặt anh tái đi, anh dốc hết túi cho người ăn mày hoặc người tàn tật đó.
Điểm tin thế giới ngày Chủ nhật 21 tháng 3 năm 2021
Võ Thái Hà tóm lược
https://drive.google.com/file/d/1ajp2WevpTKuLNrR2G0vCeqgftLcuamIj/view?usp=sharing
Phan Thanh Tâm: Hoài Nghi Tin Vịt và Sự Thật
20/3/2021
https://drive.google.com/file/d/1GRiTnbeGNrC1-Zg8_64ymUUjCO3ExSUm/view?usp=sharing
Thế kỷ 21 nhân loại bị hai nạn dịch: Corona-19 và dịch Fake news, tin vịt. Tuy không sắc, không mùi, Covid-19 hay vi khuẩn Vũ Hán đã làm thế giới đảo điên. Sinh hoạt toàn cầu xáo trộn tận gốc. Hiện có trên trăm triệu người mắc bệnh và gần ba triệu người chết; trong đó có hơn nửa triệu người ở Mỹ; nhiều hơn số người Mỹ tử trận trong chiến tranhViệt Nam (58,000), Triều Tiên (36,000) và Thế chiến II (405,000) cộng lại (495,000).Toà Bạch ốc đổi chủ một phần vì đạo quân quá lạ kỳ. Theo khám phá của các nhà bào chế thuốc chống dịch, vi khuẩn nàylà một tế bào có gai lởm chởm, cực kỳ mạnh, khó trị.
Hương - Đã đến lúc xem hủy hoại môi trường tương đương với tội ác diệt chủng?
Có một phong trào đang ngày càng lan rộng trên thế giới nhằm hình sự hóa khái niệm “ecocide”.
20/3/2021
https://drive.google.com/file/d/15SUedXCYtDzwGODSB6cn3NpqL4_bDT5d/view?usp=sharing
Chúng ta đã quen thuộc với khái niệm diệt chủng (genocide), chỉ một chiến dịch giết người với quy mô lớn nhằm xóa sổ một cộng đồng hoặc một dân tộc. Diệt chủng là một trong bốn tội ác mà Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) có thẩm quyền xử phạt, bên cạnh tội ác chống lại loài người, tội ác chiến tranh, và tội ác xâm lược.
Trong suốt hơn một thập niên qua, có một phong trào toàn cầu nhằm thuyết phục ICC đưa vào danh sách này một loại tội nữa: tội hủy hoại sinh thái (ecocide).
Ecocide là gì?
“Ecocide”, ghép từ eco trong ecology (hệ sinh thái) và gốc từ -cide nghĩa là giết hại trong tiếng Latin. Đây là thuật ngữ được dùng để mô tả mọi hành vi tàn phá thiên nhiên quy mô lớn, từ chặt phá rừng, làm ô nhiễm nguồn nước, cho đến xả khí thải nhà kính. Chữ eco xuất phát từ oikos, trong tiếng Latin có nghĩa là nhà.
Nguồn Bản tin ngày Chủ nhật 21 tháng 3 năm 2021
https://diemnhan.blogspot.com/2021/03/ban-tin-ngay-chu-nhat-21-thang-3-nam.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét