“Ông Prayuth đã tuyên chiến chống lại nhân dân,” luật sư nhân quyền và cũng là lãnh đạo biểu tình, Arnon Nampa, nói.
“Đối với các vị công bộc không về phe nào, quý vị phải quyết định liệu quý vị muốn sống trong quá khứ, hay muốn cùng chúng tôi xây dựng tương lai.”
Các cuộc biểu tình khởi sự từ tháng 7 đã trở thành thách thức lớn nhất đối với chính quyền Thái Lan trong nhiều năm nay, đồng thời phá vỡ điều cấm kỵ từ lâu đời khi phê bình chế độ quân chủ, vốn là một tội hình sự đi kèm với bản án tù lên tới 15 năm.
Thủ Tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha đưa ra loan báo một ngày sau khi hàng ngàn người biểu tình ném sơn vào trụ sở cảnh sát để phản ứng trước việc cảnh sát sử dụng vòi rồng và hơi cay, gây tổn thương cho hàng chục người hôm thứ Ba 17/11, ngày bạo động nhất kể từ khi biều tình khởi sự vào tháng Bảy.
Ông Prayuth tuyên bố:
“Chính phủ sẽ ra tay hành động và thi hành luật pháp, tận dụng tất cả mọi điều khoản luật pháp để chống lại những kẻ vi phạm luật pháp.”
Ông Prayuth không nói rõ liệu thông báo đó có bao gồm điều 112 của luật hình sự, cấm báng bổ hoàng gia, hay không.
Tức giận vì những hình ảnh chống đối hoàng gia trong các cuộc biểu tình hôm thứ Tư, một số người thuộc phe bảo hoàng đã lên mạng xã hội kêu gọi thi hành điều 112 của bộ luật hình sự.
Hàng chục người biểu tình, kể cả nhiều lãnh đạo được biết tiếng, đã bị bắt giữ về một loạt tội danh trong những tháng gần đây, mặc dù họ không đi xa tới mức chỉ trích hoàng gia.
Từ khi tập đoàn quân phiệt lên nắm quyền trong một cuộc đảo chính ở Thái Lan năm 2014, đã có gần 100 ca đang bị truy tố vì vi phạm luật báng bổ hoàng gia. Nhưng từ năm 2018 tới nay không có vụ đảo chính nào, theo các số liệu của nhóm bênh vực nhân quyền iLaw.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét