Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 27 tháng 6, 2020

ĐIỂM TIN THẾ GIỚI NGÀY 27/6/2020

Điểm tin thế giới tối 27/6: Triều Tiên tuyên bố 'dùng hạt nhân đấu hạt nhân' với Mỹ
Trái: Kim Jong Un (ảnh: Chính phủ Nga), Phải: Tên lửa đạn đảo trong Ngày ký Hiệp định đình chiến hôm 27/7/2013 - Triều Tiên tuyên bố ‘dùng hạt nhân đấu hạt nhân’ với Mỹ Triều Tiên cho rằng vũ khí hạt nhân là phương án duy nhất đối phó với sự thù địch của Mỹ, sau khi đối thoại không mang lại kết quả, theo NY Post.“Triều Tiên đã nỗ lực dùng biện pháp đối thoại và trông cậy vào luật pháp quốc tế nhằm loại bỏ mối đe dọa hạt nhân từ Mỹ, nhưng tất cả đều kết thúc trong vô vọng”, Viện Giải giáp vũ khí và Hòa bình thuộc Bộ Ngoại giao Triều Tiên cho biết trong báo cáo dài 5.500 từ được công bố hôm 25/6. “Chỉ còn một lựa chọn cuối cùng, đó là dùng hạt nhân đấu hạt nhân”, cơ quan này viết trong báo cáo, thêm rằng khả năng răn đe chiến tranh mạnh mẽ để phòng thủ đất nước là “lựa chọn chiến lược cần thiết”.<!>Ấn Độ muốn mua gấp tên lửa, súng đạn Nga
Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ đến Moskva, đề nghị Nga nhanh chóng chuyển giao tên lửa phòng không vác vai, súng trường tấn công và đạn, theo Economic Times.
Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh đã đề xuất chính phủ Nga chuyển giao số vũ khí trị giá hơn 66 triệu USD gồm tên lửa phòng không vác vai Igla-S, súng trường tấn công và đạn dược cho nhiều khí tài thông qua kênh mua sắm trang bị quốc phòng khẩn cấp.
“Mọi đề xuất đã nhận được phản hồi tích cực từ phía Nga. Tôi rất hài lòng với các cuộc đàm phán. Chính phủ Nga bảo đảm rằng những hợp đồng hiện nay sẽ được thực hiện đúng tiến độ, thậm chí hoàn thành trong thời gian ngắn hơn dự kiến”, Bộ trưởng Singh nói sau cuộc họp với Phó thủ tướng Nga Yury Borisov hôm 25/6 tại Moskva.

Máy bay Trung Quốc áp sát Đài Loan lần thứ 9 trong tháng

Một phi cơ quân sự Trung Quốc tiến vào vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở tây nam Đài Loan hôm qua, lần thứ 9 trong tháng 6, theo Focus Taiwan.
Thiếu tướng Sử Thuận Văn, phát ngôn viên cơ quan phòng vệ Đài Loan, cho biết lực lượng vũ trang hòn đảo đã triển khai trinh sát cơ đối phó và phát cảnh báo qua sóng vô tuyến yêu cầu máy bay Trung Quốc rời khỏi ADIZ. Tuy nhiên, tướng Sử không nói rõ loại máy bay của Trung Quốc đại lục áp sát hòn đảo lần này.
Đây là lần thứ 9 máy bay quân sự của Quân Giải phóng Nhân dân (PLA) Trung Quốc tiếp cận đảo Đài Loan trong tháng 6. Lần áp sát trước đó diễn ra hôm 22/6, khi tiêm kích Chendu J-10 hộ tống ít nhất một oanh tạc cơ Xian H-6 tiếp cận khu vực phía tây nam đảo Đài Loan.

Trinh sát cơ Mỹ có thể truy tìm tàu ngầm Trung Quốc

Trinh sát cơ Mỹ liên tục hoạt động ở vùng biển phía nam Đài Loan, dường như tiến hành chiến dịch phát hiện tàu ngầm Trung Quốc, theo SCMP.
“Trinh sát cơ EP-3E Mỹ mang mã hiệu AE1D91 tiến vào Biển Đông qua eo biển Ba Sĩ trưa 26/6. Máy bay tuần thám biển P-8A và phi cơ tiếp dầu KC-135 bám ngay phía sau”, tổ chức Sáng kiến Tình hình Chiến lược Biển Đông (SCSPI) thuộc Viện Nghiên cứu Đại dương Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc, đăng trên Twitter hôm qua.
Hình ảnh do SCSPI công bố cho thấy ba máy bay Mỹ băng qua Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) ở tây nam Đài Loan, sau đó bay về hướng Biển Đông. Đây là ngày thứ 6 liên tiếp không quân Mỹ triển khai máy bay băng qua eo biển Ba Sĩ để tiến vào Biển Đông.
Hồng Kông chặn kế hoạch biểu tình
Cảnh sát Hồng Kông không cấp phép cho một cuộc biểu tình quy mô lớn phản đối dự luật an ninh ở đặc khu, được lên kế hoạch diễn ra ngày 1/7, theo AFP.
Mặt trận Nhân quyền Dân sự Hồng Kông (CHRF) hôm nay thông báo trên Facebook tổ chức này bị từ chối đơn xin biểu tình vào 1/7, nhân kỷ niệm 23 năm ngày Hồng Kông được trao trả về Trung Quốc. Cảnh sát Hồng Kông giải thích lý do là có nguy cơ xảy ra bạo lực, việc tụ họp và tuần hành “có thể đe dọa nghiêm trọng sức khoẻ cộng đồng” giữa Covid-19. CHRF cho hay họ sẽ phản đối quyết định này.

Thêm bị cáo nhận tội vụ 39 người Việt chết trong container

Alexandru Hanga, 28 tuổi, thừa nhận vi phạm luật nhập cư do liên quan đến cái chết của 39 người Việt trong xe container hồi năm ngoái, theo Star Tribune.
Alexandru Hanga, ở thị trấn Tilbury, hạt Essex, Anh, hôm 26/6 bị xét xử qua video trực tiếp tại Toà án Hình sự trung tâm London và nhận tội âm mưu hỗ trợ nhập cư trái phép. Bị cáo sẽ bị tuyên án trong phiên toà tiếp theo.
Hanga bị cảnh sát Anh bắt hồi đầu tháng 3 và bị truy tố với tội danh liên quan đến vi phạm quy định nhập cư. Hành vi phạm tội của Hanga được cho là diễn ra từ ngày 1/5/2018 đến 24/10/2019.
Mỹ cảnh báo Anh về Huawei
Mỹ cảnh báo Anh sau khi chính quyền nước này cho phép Huawei xây cơ sở nghiên cứu và sản xuất chip ở địa phương, theo CNBC.
Hội đồng quận Nam Cambridgeshire, Anh, ngày 25/6 bỏ phiếu cho phép tập đoàn công nghệ Trung Quốc Huawei xây cơ sở nghiên cứu và sản xuất chip với vốn đầu tư lên tới 1,24 tỉ USD. Chưa đầy 24 giờ sau, Bộ Ngoại giao Mỹ cảnh báo chính quyền Anh về “mối đe dọa an ninh quốc gia” từ Huawei.
“Chúng tôi kêu gọi tất cả các quốc gia, đặc biệt là các đồng minh và đối tác như Vương quốc Anh, đánh giá cẩn thận tác động lâu dài của việc cho phép các công ty không đáng tin cậy như Huawei tiếp cận các thông tin nhạy cảm”, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết trong tuyên bố hôm 26/6.

Lãnh đạo Black Lives Matter đe dọa sẽ ‘thiêu rụi hệ thống này’ nếu không được đáp ứng

Lãnh đạo Black Lives Matter đe dọa sẽ ‘thiêu rụi hệ thống này’ nếu không được đáp ứng
Người dẫn đầu phong trào Người da đen đáng được sống (Black Lives Matter) tại vùng New York mở rộng ông Hawk Newsome đã có buổi phỏng vấn với Đài Fox News hôm thứ Tư (24/7) để thảo luận về đường hướng tiếp theo của phong trào, mà nhiều trong số đó đi kèm nạn cướp bóc, phá hại của công và bạo lực.
Phong trào biểu tình Black Live Matters nổ ra trên khắp nước Mỹ sau cái chết của người đàn ông da màu bị ngộ sát George Floyd khi bị cảnh sát bắt giữ.
“Ông … từng nói rằng bạo lực đôi khi là cần thiết trong những tình huống như thế này …”, người dẫn chương trình Martha MacCallum hỏi Newsome. “Chính xác thì ông hy vọng đạt được điều gì thông qua bạo lực?”
“Ồ, thật thú vị khi bà đặt ra câu hỏi như vậy”, ông Newsome trả lời, “bởi vì đất nước này được xây dựng dựa trên bạo lực. Cách mạng Mỹ là gì, chính sách ngoại giao của chúng ta trên toàn cầu là gì?”. “Chúng ta tiến vào, làm nổ tung các quốc gia và thay thế các nhà lãnh đạo của họ bằng các nhà lãnh đạo mà chúng ta thích. Vì vậy, đối với bất kỳ người Mỹ nào buộc tội chúng tôi là bạo lực thì điều đó vô cùng đạo đức giả”.
Đáp lại câu trả lời của Newsome, người dẫn chương trình MacCallum giải thích câu hỏi của cô chỉ dựa trên những bình luận mà cô được nghe Newsome đưa ra trong các cuộc phỏng vấn khác nhau.
“Tôi muốn nói rằng”, Newsome nói tiếp, “Nếu đất nước này không đáp ứng những gì chúng tôi muốn, chúng tôi sẽ thiêu rụi hệ thống này và thay thế nó. Và tôi có thể nói điều này theo nghĩa bóng. Tôi có thể nói điều đó theo nghĩa đen. Điều đó phụ thuộc vào cách hiểu của từng người”.
Newsome cũng khẳng định phong trào Black Lives Matter là để nhằm “cứu mạng người”, và những thành viên của nó nên được “hoan nghênh” vì đã thực thi Tu Chính Án thứ hai thuộc Hiến pháp, theo đó  bảo vệ Quyền mang vũ khí của dân thường và binh lính.
“Không ai nói về việc phục kích các sĩ quan cảnh sát. Chúng tôi đang nói về việc bảo vệ tính mạng [người da đen]”, Newsome nói. “Không có gì mang tính Mỹ hơn thế. Chúng tôi nói về việc tôn trọng và duy trì Tu Chính Án thứ hai, nhưng điều đó dường như đã trở thành đạo đức giả khi người da đen bắt đầu nói về việc trang bị vũ khí để tự bảo vệ mình, [thì họ bị] coi là ‘bạo lực’. Trong khi người da trắng cầm súng trường đến trụ sở chính phủ liên bang, chính phủ tiểu bang, thì không sao cả”.
Cuộc phỏng vấn chuyển hướng sau khi người dẫn chương trình MacCallum đọc một câu trích dẫn của nhà hoạt động chống phân biệt chủng tộc nổi tiếng, mục sư người da đen và nhà đoạt giải Nobel hòa bình Martin Luther King Jr, và hỏi liệu Newsome có đồng tình với điều đó hay không. Câu nói được Martin Luther King Jr đưa ra hội nghị lãnh đạo Kitô giáo miền Nam năm 1967:
“Chúng ta hãy bất mãn, cho đến một ngày khi không còn ai hét lên, “Quyền lực cho người da trắng! “, khi không còn ai sẽ hét lên, “Quyền lực cho người da đen!”, mà mọi người đều sẽ nói về sức mạnh của Chúa và sức mạnh của con người.'”
“Tôi yêu Chúa và ngài là vị cứu tinh của tôi”, Newsome trả lời. “Chúa Giê-su là nhà cách mạng cấp tiến người da đen nổi tiếng nhất trong lịch sử. Và ông cũng bị đối xử giống như Tiến sĩ Martin Luther King Jr. Ông ấy bị bắt và đã bị đóng đinh hoặc ám sát. Đây là những gì xảy ra với các nhà hoạt động xã hội da đen. Chúng tôi bị chính phủ sát hại”.
Về nhận định Chúa Giê-su là người da đen, ông Newsome đã trích dẫn một vài đoạn Kinh Thánh, trong đó mô tả tóc của Chúa giống lông cừu và chân của Ngài giống bánh mỳ nướng. Ông Newsome cho rằng đó là bằng chứng chứng tỏ Chúa Giê-Su là người da đen, và rằng hình tượng Chúa Giê-su da trắng là kết quả của chủ nghĩa da trắng thượng đẳng.
Kết thúc cuộc phỏng vấn, Newsome nói: “Tôi chỉ muốn giải phóng người Mỹ gốc Phi và chủ quyền của người da đen, bằng mọi cách cần thiết.”
Trước tuyên bố “thiêu rụi hệ thống” của các lãnh đạo Black Lives Matters, Tổng thống Trump đã bình luận trên Twitter hôm 25/6. Ông nói: “Đây chính là Phản quốc, Nổi loạn, Lật đổ!”
Đó là một bình luận trực diện nhất mà ông Trump từng đưa ra chống lại phong trào Black Lives Matter, một tổ chức mà những người đồng sáng lập của nó tự mô tả mình là những người theo chủ nghĩa Mác-xít. Người lãnh đạo này cũng nói tuần trước rằng “mục tiêu của chúng tôi là hạ bệ tổng thống Trump”.

Tổng thống Donald Trump cùng Đệ nhất phu nhân Melania trong Phòng Bầu dục của Nhà Trắng vào ngày 24/6/2020 

Mỹ áp hạn chế visa các quan chức Trung Quốc đương nhiệm và nghỉ hưu

Ngoại trưởng Pompeo cho biết các quan chức Trung Quốc “phá hoại mức độ tự chủ cao” của Hồng Kông sẽ bị Mỹ hạn chế thị thực, theo Reuters.
“Tôi tuyên bố hạn chế thị thực đối với các quan chức Trung Quốc đương nhiệm và đã nghỉ hưu, những người chịu trách nhiệm hay đồng lõa phá hoại mức độ tự chủ cao của Hồng Kông, vốn được bảo đảm trong Tuyên bố chung Anh-Trung 1984, hoặc làm suy yếu quyền con người và tự do cơ bản ở Hồng Kông”, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết trong thông cáo ngày 26/6.“Thành viên gia đình của những người này có thể phải chịu những hạn chế trên”, ông Pompeo cho biết nhưng không nêu danh tính người chịu lệnh hạn chế thị thực của Mỹ.
“Tổng thống Trump hứa sẽ trừng phạt các quan chức Trung Quốc, những người chịu trách nhiệm cho việc tước đi tự do của Hồng Kông. Chúng tôi hôm nay ra quyết định để thực hiện điều đó”, ông Pompeo cho biết trong thông cáo.
Quyết định trên được đưa ra khi Mỹ tăng chỉ trích Trung Quốc trong bối cảnh chiến dịch vận động tranh cử của Tổng thống Donald Trump bước vào giai đoạn then chốt. Các cuộc thăm dò dư luận cho biết cử tri Mỹ ngày càng phẫn nộ với Trung Quốc, đặc biệt về đại dịch Covid-19.

Ấn Độ nói điều ‘lượng lớn quân’, bằng Trung Quốc đến biên giới

Ấn Độ lần đầu cho biết triển khai một lượng lớn binh lính bằng Trung Quốc tại khu vực biên giới tranh chấp trên dãy Himalaya sau cuộc đụng độ hôm 15/6, theo AFP.
Tuyên bố được Bộ Ngoại giao Ấn Độ đưa ra hôm 25/6, song không nói con số cụ thể. Tuy nhiên, theo các nguồn tin địa phương cùng ngày, Ấn Độ đã triển khai hơn 36.000 binh sĩ dọc theo biên giới tranh chấp trên dãy núi Himalaya.
Các nguồn tin cho hay Ấn Độ triển khai ba sư đoàn đến biên giới với Trung Quốc. Các xe tăng chủ lực và lựu pháo cũng được điều đến khu vực này, trong khi máy bay chiến đấu của Không quân Ấn Độ cũng thường xuyên tuần tra lãnh thổ.

Tổng thống Trump ký sắc lệnh bảo vệ các tượng đài và di tích lịch sử trước những kẻ cực đoan

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ Sáu (26/6) thông báo ông đã ký một sắc lệnh hành pháp để bảo vệ các di tích, đài tưởng niệm và các bức tượng của Mỹ trước nguy cơ bị những người biểu tình bạo lực phá hoại.
Ông Trump viết trên trang Twitter cá nhân của ông với hơn 80 triệu người theo dõi: “Tôi vừa có vinh dự ký một sắc lệnh hành pháp rất mạnh mẽ để bảo vệ các di tích, đài tưởng niệm và các bức tượng ở Mỹ, đồng thời đấu tranh với tình trạng bạo lực hình sự gần đây. Các án tù dài hạn sẽ được đưa ra đối với các hành vi vô pháp luật chống lại đất nước vĩ đại của chúng ta”.
Fox News đưa tin, sắc lệnh mới này cấm các hành vi mạo phạm những di tích công cộng, phá hoại các tài sản của chính phủ và các hành vi bạo lực như gần đây. Sắc lệnh cũng cung cấp hỗ trợ để bảo vệ các bức tượng liên bang, đồng thời rút lại các trợ cấp liên bang cho các khu vực và các cơ quan thực thi pháp luật không ngăn chặn được các hành vi mạo phạm.
Cùng ngày, Bộ trưởng Tư pháp Mỹ William Barr đã chỉ đạo thành lập một đội đặc nhiệm để chống lại những kẻ cực đoan gây bạo loạn, đặc biệt là phong trào “boogaloo” và những người thuộc nhóm Antifa, theo Fox News.
Nhiều cuộc biểu tình xuất hiện tại Mỹ sau cái chết của ông George Floyd, một nghi phạm da màu bị cảnh sát ghì cổ xuống đường trong khoảng 9 phút. Trong khi một số cuộc biểu tình diễn ra ôn hòa, một số khác đã xuất hiện các hành vi bạo lực, phá hoại, hôi của. Tình hình ngày càng trở nên cực đoan với nhiều vụ phá hoại di tích lịch sử, các tài sản công cộng và các cơ sở kinh doanh.
USA Today cho biết những kẻ cực đoan đã cố gắng giật đổ một bức tượng của cố Tổng thống Andrew Jackson ở công viên Lafayette, ngay bên kia đường với Nhà Trắng. Các bức tượng của các nhân vật lịch sử khác, bao gồm George Washington, Abraham Lincoln và Theodore Roosevelt, cũng đã bị nhắm mục tiêu tại các thành phố trên cả nước.
Fox News đưa tin, những người biểu tình có kế hoạch phá nát Tượng Giải phóng của Abraham Lincoln tại Công viên Lincoln vào tối thứ Sáu (26/6) theo giờ địa phương, tức sáng nay theo giờ Việt Nam. Bức tượng được xây dựng nhằm tưởng nhớ vị tổng thống thuộc đảng Cộng hòa có công trong việc chấm dứt chế độ nô lệ tại Mỹ. Năm 1861, Lincoln công bố Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ và vận động thông qua Tu chính án thứ Mười ba nhằm bãi bỏ chế độ nô lệ.
Một số người thậm chí còn kêu gọi phá bỏ các bức tượng của Chúa Jesus.
Hôm thứ Tư (24/6), Tổng thống Trump tuyên bố sẽ không cho phép đám đông biểu tình cực đoan phá hủy các bức tượng của Chúa Jesus và các bức tượng của những người lập quốc.
“Chừng nào tôi còn ở đây thì việc này không xảy ra”, ông Trump tuyên bố. “Tôi nghĩ rằng nhiều người đang đánh sập những bức tượng này, thậm chí còn không biết bức tượng đó là gì và có ý nghĩa ra sao”.

Khả năng Mỹ mời Đài Loan tập trận quân sự Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC)

Bộ Ngoại giao Đài Loan (MOFA) cho biết hôm 26/6, Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ đề xuất mời Đài Loan tham gia cuộc tập trận quân sự Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) đã cho thấy Washington coi trọng vai trò tích cực của hòn đảo trong việc duy trì hòa bình và ổn định khu vực, theo truyền thông Đài Loan.
Đề xuất lời mời được đưa vào dự thảo Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng (NDAA) năm 2021, Ủy ban Quân vụ Thượng viện đệ trình hôm 23/6. Đề xuất vẫn cần toàn Thượng viện bỏ phiếu thuận.
Cuộc tập trận RIMPAC lần thứ 27 được lên lịch vào cuối tháng 8/2020, dự kiến có 20 nước tham dự, nhưng không có Trung Quốc, CNA báo cáo.
MOFA đã cảm ơn Thượng viện và Hạ viện Mỹ vì sự đối đãi của họ dành cho sự an toàn và ổn định của Đài Loan thông qua NDAA. Cũng theo MOFA, các phiên bản gần đây của đạo luật bao gồm các biện pháp tăng cường hợp tác và trao đổi quân đội của cả hai nước.
Tổng thống Trump hủy chơi golf vào giờ chót
Theo AFP, Tổng thống Trump cho biết ông hủy chuyến đi tới Bedminster để chơi golf do muốn ở lại thủ đô Washington nhằm “đảm bảo luật pháp và mệnh lệnh được thi hành”.
“Tôi định đi tới Bedminster, New Jersey, vào cuối tuần này, song muốn ở lại thủ đô Washington để đảm bảo luật pháp và mệnh lệnh được thi hành. Những kẻ đốt phá, vô chính phủ, cướp phá và kích động đã bị chặn đứng”, Tổng thống Mỹ Donald Trump đăng trên Twitter ngày 26/6.
“Tôi đang làm những gì cần thiết để giữ an toàn cho cộng đồng của chúng ta, những kẻ này sẽ được đưa ra trước công lý”, ông Trump viết.

Trung Quốc đang nạo vét, xây dựng mới trên đảo Phú Lâm

Đảo Phú Lâm
Các hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy Trung Quốc đang nạo vét một khu vực trong vịnh ở đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa, theo thông tin từ BenarNews, một trang đa ngôn ngữ chuyên đưa tin về các nước Đông Nam Á.
Tờ báo này cho biết, các hình ảnh vệ tinh thương mại trong khoảng thời gian từ ngày 17/4 đến ngày 25/6 cho thấy rạn san hô trong vùng nước cạn bên rìa bờ biển phía tây bắc của đảo Phú Lâm đã bị đào bới một phần. Các bức ảnh cho thấy một một loạt đường đất mới được bồi đắp, có khả năng là để mở rộng diện tích của hòn đảo.Đảo Phú Lâm là hòn đảo lớn nhất của quần đảo Hoàng Sa và là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan.
Các hình ảnh vệ tinh cho thấy các cần cẩu hoặc máy móc hạng nặng đã xuất hiện tại khu vực này vào ngày 8/5. Sau đó các thiết bị này khả năng đã nạo vét cát để tạo nên cấu trúc mới như hiện nay ở đảo Phú Lâm. BenarNews cho biết đường bờ biển gần cấu trúc này đã được gia cố bằng vật thể giống như một bức tường biển, trong khi một số cấu trúc giống như cầu tàu nhân tạo với quy mô nhỏ đã được xây dựng tại các điểm dọc theo bờ biển ở phía đông.
BenarNews cho biết lực lượng hải cảnh Trung Quốc và lực lượng dân quân hàng hải nước này thường trú tại đảo Phú Lâm trước khi họ triển khai ở nơi khác, quấy rối các tàu thuyền của các nước khác có tuyên bố chủ quyền. Hình ảnh vệ tinh chụp vào thứ Sáu cho thấy ba tàu hải cảnh Trung Quốc đang ở cảng biển của đảo Phú Lâm, bên cạnh chúng là một vật thể giống như một chiếc xà lan chở vật tư.
Hôm 20/6, quốc hội Trung Quốc đã có động thái sửa luật để cấp thêm quyền lực quân đội cho lực lượng hải cảnh nước này.
Động thái nạo vét của Trung Quốc ở đảo Phú Lâm được đưa tin trong bối cảnh các nước Đông Nam Á bày tỏ quan ngại về cách thức Bắc Kinh thúc đẩy những yêu sách lãnh thổ của mình.
Theo BenarNews, trong một động thái bất thường hôm thứ Sáu (26/6), các nhà lãnh đạo Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã kêu gọi duy trì không phận tự do trên Biển Đông, một động thái nhằm phản ứng lại thông tin từ báo chí cho biết Bắc Kinh có kế hoạch thiết lập Vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông.
HOA TỰ DO
Văn diù cánh Phượng yên trăm họ
Võ thét oai Hùm dẹp bốn phương

Không có nhận xét nào: