- Đảo Thị Tứ (Pag-asa) Là Của Việt Nam (VNTB) - Trần Trung Đạo - Ngày 12 tháng 7, 2016 Tòa án Trọng tài Thường trực (Permanent Court of Arbitration) quyết định Philippines đúng khi chống lại các đòi hỏi của Trung Cộng trong tranh chấp chủ quyền Biển Đông, trong đó có Thitu, Philippines gọi là Pag-asa. Tòa cũng nhận xét Trung Cộng không có một cơ sở pháp lý nào để đòi quyền lịch sử đối với tài nguyên trong “đường chín gạch” mở rộng nhiều trăm hải lý từ phía nam và đông của đảo Hải Nam, không có một vùng nổi bật trên biển (sea features) nào mà Trung Cộng cho là của họ có khả năng tạo ra một EEZ (Exclusive Economic Zone), khẳng định “Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Philippines” và một số vi phạm khác về môi trường. Trong một thông cáo báo chí công bố tức khắc sau phán quyết, chính phủ Philippines “khẳng định một cách mạnh mẽ sự tôn trọng đối với phán quyết lịch sử của tòa như là một đóng góp quan trọng vào xung đột đang diễn ra” tại Biển Đông<!>
- Biển Đông: Mỹ tán đồng lập trường của ASEAN, đả kích ý đồ độc chiếm của Trung Quốc (RFI) - Trọng Nghĩa - Hoa Kỳ ngày hôm qua, 27/06/2020, là một trong những cường quốc đầu tiên đã lên tiếng hoan nghênh lập trường của các nước Đông Nam Á về Biển Đông, vừa được tái khẳng định nhân Hội Nghị Thượng Đỉnh ASEAN ngày 22/06 vừa qua, dưới quyền chủ trì của Việt Nam. Trong một tin nhắn Twitter gởi đi khuya hôm qua, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết là “Hoa Kỳ hoan nghênh việc các lãnh đạo ASEAN đã nhấn mạnh rằng tranh chấp Biển Đông cần phải được giải quyết trong khuôn khổ luật pháp quốc tế", trong đó có UNCLOS (Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982).
- Biển Đông : Trung Quốc cấm tầu thuyền ở Hoàng Sa để tập trận (RFI) - Thu Hằng - Chỉ hai ngày sau khi ASEAN bày tỏ quan ngại về tình hình phức tạp trên Biển Đông trong cuộc họp trực tuyến do thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc chủ trì, Cơ quan An toàn Hàng hải Trung Quốc thông báo thao dượt quân sự quanh quần đảo Hoàng Sa từ ngày 01 đến 05/07/2020. Thông tin được nêu trong một bài phân tích đăng trên Hoàn Cầu Thời Báo tối ngày 28/06/2020. Như vậy, trong vòng năm ngày, Trung Quốc đơn phương cấm mọi tầu thuyền hoạt động trong khu vực này. Theo trang Nikkei Asia Review, quyết định của Trung Quốc sẽ khiến Hà Nội phản ứng mạnh, vì quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng và kiểm soát từ năm 1974.
- Trung Quốc tuyên bố tập trận ở Hoàng Sa và Vịnh Bắc Bộ (RFA) - Nguyễn Hoàng Dũng - Ngày 27/6, Cục Hải sự tỉnh Hải Nam (miền Nam Trung Quốc) đã phát đi thông báo về việc hải quân nước này chuẩn bị tiến hành các cuộc tập trận trên Biển Đông. Trong cảnh báo hàng hải số 0059 được đăng tải ngày 27/6 trên trang web hn.msa.gov.cn của Cục Hải sự tỉnh Hải Nam, cơ quan này đã thông báo tọa độ diễn ra các cuộc tập trận của hải quân Trung Quốc. Cụ thể, các cuộc tập trận sẽ diễn ra từ 0h00 ngày 1/7 đến 24h00 ngày 5/7 tại vùng biển quanh quần đảo Tây Sa (quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam), tại các tọa độ A:17-16.12N/111-24.65E; B:18-02.19N/112-59.45E; C:16-58.63N/113-48.37E; D:16-29.12N/113-44.93E; E:15-41.19N/112-38.17E; F:16-03.58N/111-26.69E. Thông báo nhấn mạnh, mọi tàu thuyền đều bị cấm đi vào vùng biển thuộc các tọa độ nêu trên, đồng thời phải nghe theo chỉ dẫn và sự chỉ huy của các tàu hải quân Trung Quốc tại hiện trường.
- Bàn về giải pháp cứu nguy (BoxitVN) - Nguyễn Đình Cống - Gần đây trên nhiều trang báo mạng đăng bài “Nguy cơ và giải pháp cứu nguy cho Đảng”, dẫn từ nguồn DÂN LÀM BÁO. Nội dung gồm 2 phần: I- Nguy cơ và những vấn nạn nổi cộm. II- Giải pháp cứu nguy. Phần I nêu ra 3 loại nguy cơ: 1- Nguy cơ nội tại của Đảng. 2- Nguy cơ đến từ quốc tế. 3- Nguy cơ đến từ Trung quốc. Phần này được viết khá dài, tương đối đầy đủ, xin không nhắc lại, không phân tích. Phần II trình bày 6 giải pháp, tóm lược như sau: 1-. Chủ tịch nước tuyên bố tạm ngưng thi hành một phần bản Hiến pháp hiện hành, giải tán Quốc hội và tách biệt các cơ quan Đảng (đảng uỷ) ra khỏi các cơ quan công quyền.
- Đại hội 13: Làn sóng ‘từ chức’ phản ánh ‘sự bất ổn’ nghiêm trọng của chế độ đặc quyền đặc lợi (RFA) - TS. Phạm Quý Thọ - ‘Từ chức’ là hiện tượng các cán bộ lãnh đạo ‘tự nguyện’ rời bỏ chức vụ, quyền hạn hiện có, được cho là ‘chuyện lạ’, ‘hiếm gặp’ trong cơ chế đặc quyền đặc lợi, nhưng gần đây hiện tượng này ‘lây lan’ từ chức vụ cấp thấp đến cao, từ lĩnh vực này qua lĩnh vực khác trong nhiều địa phương phản ánh tình trạng bất ổn của chế độ. Bản chất chế độ đặc quyền có nguồn gốc lịch sử từ nhà nước phong kiến tập quyền, trong đó hiện tượng ‘từ quan’ thường diễn ra trong giai đoạn suy vong của triều đại. Triều đại khác lên thay thế, điều chỉnh chính sách để rồi tiếp tục duy trì chế độ này theo chu kỳ thịnh – suy, mà không thay đổi về bản chất. Ngày nay, mô hình đảng cộng sản lãnh đạo toàn diện cũng dựa trên chế độ đặc quyền, đặc lợi cho các lãnh đạo đảng viên. Trong quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường sự tha hoá quyền lực ngày càng nghiêm trọng dẫn tới suy thoái về đạo đức, lối sống, vi phạm pháp luật, tham nhũng… của ‘bộ phận không nhỏ’ trong giới lãnh đạo. Đảng tiến hành ‘chỉnh đốn’ nội bộ, tự kiểm soát quyền lực để duy trì chế độ, tuy nhiên bối cảnh thế giới tạo ra sự lựa chọn khác: chế độ kiểm soát quyền lực theo hướng dân chủ phù hợp với kinh tế thị trường
- Công lý chi bộ (BoxitVN) - Nguyễn Anh Tuấn - Một trong những hình ảnh ấn tượng nhất trong phiên xử giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải là việc 17 thẩm phán giơ tay biểu quyết y án tử hình. Không khác gì một phiên họp chi bộ đảng. Cũng dễ hiểu thôi khi mà 17 thẩm phán trong Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao, cũng như toàn bộ thẩm phán Việt Nam, đều là đảng viên – chỉ riêng thực tế này đã đủ để phủ nhận mọi lập luận về tính độc lập của hệ thống tòa án Việt Nam hiện nay. Bởi thế, đôi khi khó có thể phân định khi nào các thẩm phán đang nghị án, khi nào thì các “đảng viên làm công tác xét xử” đang họp chi bộ, vì tuy hai mà một
- VNTB – Quy hoạch đất đai chịu sự chi phối lợi ích nhóm quyền lực chính trị? (VNTB) - Triệu Tử Long
(VNTB) – Hầu hết các vụ thưa kiện liên quan đến đất đai, đến từ việc quy hoạch đều có các ‘bị đơn’ là những thế lực chính trị mà người ta hay gọi đó là ‘nhóm lợi ích’. Về nguyên tắc, việc quy hoạch phải lấy ý kiến nhân dân trong Luật Quy hoạch đô thị đã quy định. Nhưng nhân dân có hàng nghìn hàng vạn người, nên những ý kiến đó đã phải là đại diện nhân dân chưa, tất nhiên vẫn phải chú ý xem xét cẩn trọng. Lẽ đó nên việc lấy ý kiến cũng phải là những ý kiến có tính nghiệp vụ cao. Ví dụ hỏi công chức nhà nước có ý kiến khác, người buôn thúng bán mẹt ý kiến khác
- VNTB – Những Biện Toại, Đoàn Văn Vươn, Cấn Thị Thêu… ở Việt Nam (VNTB) - Khánh Hòa (VNTB) – Biện Toại, Đoàn Văn Vươn, Cấn Thị Thêu… là những cái tên đại diện cho hình ảnh Người Nông dân Nổi dậy như bộ phim sử thi của điện ảnh Pháp sản xuất từ năm 2005, công chiếu năm 2007 (từ tháng Giêng), dài 150 phút, được đề cử hai Giải César, mà khán giả Việt Nam đã được xem qua truyền hình với tên “Jacquou Người nông dân nổi dậy”. “Jacquou, người nông dân nổi dậy” (Jacquou Le Croquant) là một cuốn tiểu thuyết nổi tiếng, tiêu biểu nhất trong sự nghiệp cầm bút của nhà văn cánh tả Eugène Le Roy của Pháp.
- Gia đình bà Cấn Thị Thêu và Nguyễn Thị Tâm bị làm khó khi gửi quà thăm nuôi (RFA) - Ông Trịnh Bá Khiêm đến sáng ngày 29 tháng 6 năm 2020 mới gửi được quần áo và một số vật dụng sinh hoạt cho vợ ông là bà Cấn Thị Thêu và con trai là Trịnh Bá Tư đang bị giam giữ ở trại tạm giam công an tỉnh Hòa Bình trong vụ án "Làm, tàng trữ, phát tán thông tin, vật phẩm nhằm chống nhà nước" sau nhiều lần bị gây khó dễ.
- Cử tri mong Tổng bí thư ở lại nhiệm kỳ nữa - sự dọn đường cho ông Trọng ở lại? (RFA) - Cao Nguyên - Trong buổi tiếp xúc cử tri của đoàn Đại biểu Hà Nội, hôm 24/6/2020, bà Nguyễn Xuân Thắng - một cử tri từ quận Hoàn Kiếm – được truyền thông trong nước dẫn lời là ‘mong muốn ông Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sẽ tiếp tục lãnh đạo đất nước thêm một nhiệm kỳ nữa.’ Ông Nguyễn Phú Trọng cũng là Đại biểu Hà Nội nhưng lại vắng mặt ngày hôm đó. Bà Bùi Huyền Mai, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội giải thích là do ông Trọng không bố trí được thời gian tới tiếp xúc cử tri. Tại hội nghị, câu nói "Hiện đất nước đang còn nhiều khó khăn, mong Tổng Bí thư tiếp tục tham gia nhiệm kỳ tới để chèo lái con thuyền đi đến bến bờ cuối cùng” được nhiều mạng báo trong nước nhấn mạnh, trích dẫn làm tiêu đề của nhiều bài viết
- Dày mỏng gì cũng ăn tuốt! (BoxitVN) - Diễm My - Trong buổi tiếp xúc cử tri tại quận Cái Răng, Cần Thơ hôm thứ Ba 23.6.2020, khi nhắc đến hành vi nâng giá máy xét nghiệm Corona Virus của CDC Hà Nội (vụ án đã bị khởi tố) bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, vừa phát biểu rằng: “Họ ăn quá dày. Máy có 2 tỉ đồng mà kê lên 5-7 tỉ đồng. Tội này không có giảm nhẹ mà chỉ tăng nặng. Ảnh hưởng tới sức khỏe của dân, đời sống của dân mà lợi dụng tình hình dịch bệnh để làm vậy thì phải bị xử lý nghiêm minh”.
- Liệu Tướng Quân đội đã nghỉ trong năm đầu không được mở công ty có thể hạn chế tham nhũng? (RFA) - Báo trong nước cuối tuần qua loan tin cho biết Bộ Quốc phòng Việt Nam hiện đang lấy ý kiến về dự thảo thông tư nhằm triển khai Nghị định 59 năm 2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật Phòng, chống tham nhũng. Cụ thể, trong thời gian 12 tháng kể từ khi thôi giữ chức vụ, quyền hạn trong các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng, người có chức vụ, quyền hạn trong quân đội không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã thuộc lĩnh vực trước đây mình có trách nhiệm quản lý
- Vụ phi công Pakistan: 27 người làm việc tại Việt Nam ra sao? (BBC) - Cục Hàng không VN cho biết, qua rà soát, Cục đã cấp chứng chỉ tại Việt Nam cho 27 phi công mang quốc tịch Pakistan, nhưng bốn hãng bay đều khẳng định không còn phi công Pakistan.
- Hà Nội có thể thành trung tâm kinh tế của khu vực? (RFA) - Tại Hội nghị “Hà Nội 2020 - Hợp tác đầu tư và phát triển” hôm 27 tháng 6 năm 2020, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam ông Nguyễn Xuân Phúc cho rằng trong bối cảnh hiện nay, Hà Nội đã quá thành công khi có 229 dự án đầu tư, với tổng mức đầu tư hơn 405 ngàn tỷ đồng. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc còn phát biểu Hà Nội phải là nền kinh tế có thu nhập cao trong vòng 10 tới 15 năm tới... sớm hơn nhiều so với mục tiêu năm 2045 của cả nước.
- Vụ SBD bị World Bank cấm vận vì gian lận có đủ làm gương cho doanh nghiệp khác ở Việt Nam? (RFA) - Hai ngày sau khi World Bank-Ngân hàng Thế giới công bố thông báo cấm vận đối với Công ty Cổ phần Công nghệ Sao Bắc Đẩu (SBD) trong 7 năm, công ty này qua các phương tiện truyền thông báo chí tại Việt Nam đăng tải công khai thông tin đã để xảy ra vi phạm trong quá trình đấu thầu 2 dự án mà Worrld Bank cáo buộc là thông đồng và gian lận. Trong thông báo phổ biến vào hôm 24/6, World Bank cho biết SBD đã gian lận và lừa đảo trong Dự án phát triển thành phố bền vững Đà Nẵng-BRT trị giá 272 triệu USD, hồi năm 2018 và Dự án phát triển giao thông đô thị Hà Nội-BRT có giá trị 295 triệu USD, hồi năm 2015
- So sánh giá điện Việt Nam với nước khác là khập khiễng! (RFA) - Diễm Thi, RFA - Sau khi có than phiền của người dân về hoá đơn tiền điện tăng vọt trong thời gian qua, truyền thông trong nước so sánh số tiền điện người dân Việt Nam phải trả trong một tháng với số tiền người dân ở Mỹ và châu Âu phải trả trong một tháng, quy ra tiền Việt. Hóa đơn tiền điện quá cao so với thu nhập là điều người dân phàn nàn, trong khi ngành điện khẳng định giá bán điện không tăng
- Chuyển hồ sơ sang Công an điều tra vụ bệnh viện dùng thuốc quá hạn (RFA) - Bệnh viện Truyền máu - Huyết học thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 29/6 cho báo giới trong nước biết đã chuyển hồ sơ việc truyền thuốc quá hạn cho bệnh nhân ung thư sang cơ quan Công an. Đồng thời bệnh viện cũng đã tạm đình chỉ công tác các cá nhân có liên quan để xác minh, làm rõ. Tối ngày 24/6, phụ huynh bệnh nhi L.T.K.C., 4 tuổi, được chẩn đoán suy tủy đã phản ánh bệnh viện cấp và sử dụng thuốc Antithymocyte Globulin (Thymogam 250 mg) hết hạn sử dụng cho bé C.
- Cử tri gốc Việt ở Ba Lan đi bầu tổng thống (BBC) - Ý kiến nói kỳ bầu cử tổng thống ở Ba Lan cho thấy ý thức chính trị xã hội của cử tri gốc Việt tại đây ngày càng cao.
- Vì sao Trung Quốc sẽ thủ lợi nếu Donald Trump tái đắc cử ? (RFI) - Thụy My - Les Echos hôm nay 29/06/2020 có bài viết lý giải « Vì sao Bắc Kinh bầu cho ông Trump ». Theo thông tín viên của tờ báo, nếu tổng thống Donald Trump tái đắc cử vào tháng 11 tới, Trung Quốc không mấy buồn lòng vì sẽ lợi dụng được việc Mỹ co cụm để dấn tới trên trường quốc tế, trong khi Joe Biden có thể liên kết được các đồng minh truyền thống của Hoa Kỳ. Cộng Hòa và Dân Chủ Mỹ đều muốn đối đầu với Trung Quốc
- Hồng Kông: Trả đũa Washington, Bắc Kinh cấm visa công dân Mỹ (RFI) - Tú Anh - Trung Quốc và Hoa Kỳ tiếp tục leo thang trả đũa nhau trong hồ sơ Hồng Kông. Bắc Kinh thông báo hạn chế cấp visa cho những người Mỹ đả kích luật an ninh quốc gia. Trong cuộc họp báo ngày 29/06/2020, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc tuyên bố : « Để đáp lại các biện pháp của Washington, Trung Quốc quyết định ban hành các biện pháp nghiêm khắc hạn chế cấp visa cho công dân Mỹ nào có thái độ xấu đối với các vấn đề liên quan đến Hồng Kông »
- 'Bạo loạn 1970 ở Mỹ lớn hơn những gì xảy ra năm 2020' (BBC) - Ý kiến nói biến động và bạo loạn dữ dội từng xảy ra tại Mỹ, và sau mỗi lần Hoa Kỳ lại tiến thêm về cải tổ xã hội.
- Trump tweet khúc phim người ủng hộ hét lên 'quyền lực trắng' (BBC) - Tổng thống bị chỉ trích vì chia sẻ qua Twitter khúc phim từ cuộc tập họp ủng hộ Trump tại khu nhà nghỉ hưu ở Florida. Trong phim người ủng hộ ông hét lên câu ''quyền lực trắng''.
- Giới quân sự đương đầu với Covid-19 (RFI) - Thùy Dương - Đối phó với khủng hoảng Covid-19, nhiều lực lượng xã hội, ngành nghề đã và đang xông pha trên tuyến đầu để ngăn chặn và khắc phục hậu quả đại dịch : bác sĩ, y tá, nhân viên chăm sóc y tế, nhân viên thu ngân ở siêu thị, các nhà sản xuất, người giao hàng, nhân viên vệ sinh … Nhưng sẽ là một thiếu sót nếu không nói đến sự đóng góp của quân đội ở nhiều nước
- Kiểm duyệt của Trung Quốc bóp nghẹt báo chí Hong Kong thế nào? (BBC) - Trung Quốc không ngừng bóp nghẹt tự do báo chí Hong Kong và luật An ninh quốc gia là công cụ mới để Bắc Kinh gia tăng sự kiểm soát, theo đánh giá của các chuyên gia và nhà hoạt động.
- Ảnh hưởng cái chết của George Floyd lên học trò của cô giáo da đen ở TQ (BBC) - Một số học sinh tại trường Cochrane ở Trung Quốc, nơi Jasmine dạy, cảm thấy khó tin tưởng một giáo viên da đen. Nhưng cái chết của George Floyd đã tạo ra một sự khác biệt lớn.
- Covid-19: Thế giới sau sáu tháng vật lộn chống đại dịch (BBC) - Ngày 31/12, truyền hình TQ lần đầu tiên đưa tin về bệnh dịch bùng phát ở Vũ Hán. Sáu tháng sau, hơn 500 ngàn người đã thiệt mạng trên toàn cầu.
- TQ phong tỏa 400.000 người sau khi virus tăng đột biến ở Hà Bắc, gần Bắc Kinh (BBC) - Virus chỉ tăng đột biến trong một cụm nhỏ ở Hà Bắc gần Bắc Kinh - nhưng cũng đủ để các quan chức Trung Quốc khôi phục biện pháp phong tỏa chặt chẽ.
- Covid 19: Nhà hàng 'thiệt hại nặng', ông chủ Deliveroo nói (BBC) - Các nhà hàng "đang bị thiệt hại nặng nề" do đại dịch Covid 19, ông chủ của công ty giao đồ ăn Deliveroo nói với BBC.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét