Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 4 tháng 6, 2018

Đâu là sự khác biệt giữa đau tim, ngừng tim và đột quỵ?

Thường mọi người hay nhầm lẫn giữa 3 bệnh lý nguy hiểm này. Phân biệt rõ chúng mới không mắc sai lầm và mang đến những hậu quả đáng tiếc.<!>
Trước hết bạn cần biết thực ra chúng là gì?

Cơn đau tim

Cơn đau tim là một rối loạn tuần hoàn.
Đôi khi, dòng chảy của máu giàu oxy đến nuôi một phần của cơ tim bị chặn. Nếu lưu lượng máu không được khôi phục, các cơ bắp bắt đầu chết do thiếu oxy. Điều này gây ra một cơn đau tim.
Trong một cơn đau tim, trái tim vẫn tiếp tục đập.

Ngưng tim
Một cơn ngừng tim là rối loạn dẫn truyền.

Khi các hoạt động điện của tim bị hỗn loạn, nó làm cho trái tim đập không đều, và đột ngột dừng lại bơm máu đi khắp cơ thể. .
Trong cơn ngừng tim, trái tim hoàn toàn ngưng đập.

Đột quỵ

Đột quỵ là một rối loạn não.

Có ba loại:
  • Đột quỵ thiếu máu cục bộ: Khi một mạch máu bị tắc nghẽn, các tế bào não không được cung cấp oxy làm chết các tế bào não. Điều này dẫn đến một cơn đột quỵ thiếu máu cục bộ.
  • Cơn thiếu máu thoáng qua (TIA): Một “đột quỵ nhỏ” có thể xảy ra khi mạch máu vận chuyển máu đến não ngừng tạm thời.
  • Đột quỵ xuất huyết: Khi một động mạch trong não bị vỡ, gây tổn thương các tế bào não và dẫn đến đột quỵ
Bệnh động mạch vành là nguyên nhân chính của một cơn đau tim và đột quỵ não, và là một trong những nguyên nhân chính một cơn ngừng tim.
Trong bệnh động mạch vành, động mạch mang máu giàu oxy đến tim và não bị tắc do mảng xơ vữa động mạch (hình thành bởi chất béo) tích tụ.
Một chế độ ăn uống làm tăng cholesterol, lối sống ít vận động, béo phì, tiểu đường và huyết áp cao là một số nguyên nhân phổ biến gây xơ vữa động mạch.
Sau đây là triệu chứng của các thể bệnh:

Các biểu hiện của một cơn đau tim

Sau đây triệu chứng của một cơn đau tim có thể xuất hiện sớm và kéo dài trong nhiều ngày.
  • Đau ngực (đau thắt ngực): Mọi người thường thấy tức hay nặng ngực. Một số thường nhầm lẫn nó với chứng khó tiêu. Nó có thể kéo dài một vài phút, biến mất và lại xuất hiện lại.
  • Người nhức mỏi: Cảm giác đè nén ngực hoặc khó tiêu có thể kèm cả đau ở cánh tay (đặc biệt là cánh tay trái), cổ, lưng, bụng và hàm.
  • Khó thở và thở khò khè
  • Đổ mồ hôi lạnh
  • Đầu óc quay cuồng và chóng mặt
  • Tăng lo âu
  • Buồn nôn
  • Ho
Ngoài ra, các triệu chứng này có thể xảy ra nhiều hơn khi bạn gắng sức (chạy bộ, chạy bộ, tập thể dục, bơi lội,…).

Các triệu chứng của cơn ngừng tim:

Đôi khi, trong vài phút trước khi bị ngừng tim, một người có thể có những triệu chứng tương tự như một cơn đau tim:
  • Bất tỉnh / ngất xỉu
  • Tức ngực
  • Khó thở
  • Đánh trống ngực dữ dội
  • Yếu
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp và không giống như một cơn đau tim, một người bị ngừng tim sẽ gặp vấn đề:
  • Thiếu đáp ứng
  • Ngưng thở
  • Mất mạch
  • Bất ngờ gục ngã
Những  triệu chứng này xuất hiện đột ngột và thường dẫn đến tử vong ngay lập tức.
Nếu bạn bị một cơn đau tim, bạn có nguy cơ cao bị ngừng tim.

Các triệu chứng của đột quỵ:

  • Rối loạn tâm thần: Bạn có thể khó nhớ tên, địa điểm, sự kiện ngẫu nhiên và những thứ khác…
  • Nói lắp, khó nói
  • Liệt mặt, tay hoặc chân: Biểu hiện của bạn thường thường sẽ ở 1 bên, mất cảm giác 1 bên mặt, cười méo miệng, liệt tay hay chân
  • Khó khăn để đi bộ: Do các bộ phận của cơ thể khó phối hợp với nhau, và có thể bị chóng mặt
  • Mờ mắt: Tầm nhìn của bạn có thể làm mờ hay nhìn thấy một vật thành hai ở một hoặc cả hai mắt.
  • Nhức đầu: Một cơn đau rát ở đầu có thể kèm theo chóng mặt và ói mửa.
  • Buồn nôn
  • Đổ quá nhiều mồ hôi
Bạn hãy nhớ những dấu hiệu trên để có định hướng cho xử trí vấn đề nếu không may bản thân hay mọi người xung quanh rơi vào trạng thái nguy hiểm đến sinh mệnh. Hãy nhớ gọi đến sự trợ giúp của bác sĩ hay số máy trực cấp cứu 

Không có nhận xét nào: