Hội nghị toàn quốc về công tác phòng chống tham nhũng sáng ngày 25/6 điểm qua những thành tích của chiến dịch chống tham nhũng tại Việt Nam, và vạch ra hướng đi tương lai của công tác quan trọng này. Hội nghị lặp lại quyết tâm đẩy mạnh hơn nữa chiến dịch ‘diệt giặc nội xâm’.Vietnamnet dẫn lời phát biểu của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống Tham nhũng, tại phiên khai mạc hội nghị:
<!>
“Cuộc chiến này còn khó khăn, phức tạp, gian khổ, lâu dài, đầy thử thách, chịu sức ép rất lớn từ rất nhiều phía”.
Giới hoạt động tại Việt Nam đặt nghi vấn về phát biểu này. Anh Lã Việt Dũng, một nhà hoạt động nhân quyền tại Hà Nội, thành viên nồng cốt của Câu lạc bộ Bóng đá No-U:
Các ông ấy vừa đốt lòLã Việt Dũng, nhà hoạ
“Thực ra nếu mà nhìn vào cái cuộc chiến gọi là chống tham nhũng như ông ấy nói, trong khi ông ấy là người hầu như nắm quyền lực cao nhất của đảng, thì tôi chẳng hiểu nổi tại sao mà nó lại khó khăn gian khổ tới như vậy, bởi vì mọi thứ đều sờ sờ ra. Tiền và tài sản tham nhũng không thể dấu giếm đi được. Các ông ấy vừa đốt lò, vừa ném chuột mà lại sợ vỡ bình, các ông muốn giữ lại chế độ của các ông ấy thì các ông ấy sẽ không đốt lò một cách rốt ráo được, mà chỉ chọn những đối thủ nào của ông ấy để ông ấy cho vào lò.”
Theo đánh giá của Hà nội thì chiến dịch phòng chống tham nhũng kể từ Đại hội XII, đã đạt nhiều bước tiến. Một bài viết tải lên trang mạng Vietnamnet cho rằng “tham nhũng đang từng bước được kiềm chế, và có chiều hướng thuyên giảm”. Trang mạng này liệt kê một loạt thành tích cụ thể của ‘chiến dịch đốt lò’ là “đã kết thúc điều tra, truy tố và đưa ra xét xử sơ thẩm 35 vụ án/440 bị cáo, với 11 án tử hình cho 10 bị cáo; 20 án chung thân cho 19 bị cáo; nhiều bị cáo bị phạt tù với mức án từ 12 tháng đến dưới 30 năm” vv...
VTV cũng có bài báo nói rằng các nỗ lực "chống giặc nội xâm cần tiếp tục được lan tỏa mạnh mẽ", bài báo nói rằng chiến dịch này được người dân ủng hộ, đồng tình và đánh giá cao. Vietnamnet dẫn lời Cục trưởng Cục Phòng chống tham nhũng Phạm Trọng Đạt, nói rằng: “Chưa bao giờ chuyện 'lò nóng' của Tổng bí thư được ủng hộ nhiều như vậy”.
Liệu lời khẳng định chắc nịch đó có thể hiện trung thực ý kiến của người dân ở trong nước?
“Ông Trọng nói nhiều cấy.”Nguyễn Tường Thụy,
Ông Nguyễn Tường Thụy, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo độc lập Việt Nam, nói nếu mục đích của chiến dịch đốt lò là thuần túy chống tham nhũng, thì lẽ đương nhiên rất nhiều người, kể cả cá nhân ông, đều ủng hộ. Nhưng theo nhà hoạt động này thì thực tế là vẫn có nhiều hoài nghi bởi vì chiến dịch đốt lò của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng chỉ nhắm vào “củi phe kia”, chứ không nhắm vào “củi phe ta”.
“Ông Trọng nói nhiều cái không được nhất quán lắm, lúc thì ông hô hào chống tham nhũng, lúc thì ông bảo kê khai tài sản nó có liên quan tới bí mật cá nhân, tới đời tư. Những người quan sát thấy rằng ông ấy tập trung vào phe kia, ông ấy chưa dám động vào những người thuộc phe ông ấy.”
Anh Lã Việt Dũng thuộc Câu lạc bộ bóng đá No-U:
“Ông ấy nói dân ủng hộ thì cái điều đó nó không chính xác, bởi vì người dân ở đây, những người như chúng tôi hay là những người mà tôi tiếp xúc thì họ biết rằng đây chỉ là những cuộc thanh trừng nội bộ. Những việc của ông ấy không hề có quyết tâm chống tham nhũng một cách đến cùng, bởi vì ngay trước đấy khi mà một số nhân sĩ trí thức yêu cầu ông Trọng phải công khai tài sản cá nhân của ông thì ông ấy lại nói công khai tài sản cá nhân là vi phạm quyền riêng tư và rất là nhạy cảm, tôi nghĩ rằng những người dân và những người bạn xung quanh tôi, không ai tin vào những lời ông ấy nói nữa.”
Ông Nguyễn Tường Thụy cũng nêu bật nhiều vụ tham nhũng mà theo ông không được thực hiện tới nơi tới chốn:
“Vụ Yên Bái cũng là ‘đánh trống bỏ dùi’, tưởng là làm tới đến nơi rồi tự nhiên dừng lại, kỷ luật vớ vẩn, nhắc nhở chung chung… Vụ Thủ Thiêm vừa rồi tự nhiên im bặt đi, báo chí không được động tới.. Tham nhũng nó không phải là bí mật quốc gia mà báo chí không được nói, thế mà có chỉ đạo một cái là tự nhiên im bặt, thế thì ai mà tin cậy được? ”
Có nhận xét cho rằng chiến dịch chống tham nhũng của người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam có nhiều điểm tương đồng với chiến dịch chống tham nhũng do lãnh tụ nước láng giềng Trung Quốc Tập Cận Bình phát động. Một số người còn nghi ngờ chiến dịch chống tham nhũng tại Việt Nam không những được sao chép, mà có khả năng được chỉ đạo từ Bắc Kinh:
Nhà hoạt động Nguyễn Tường Thụy: “Cách thức chống tham nhũng là học từ Trung Quốc sang. Không chỉ chống tham nhũng mà nhiều việc từ trước tới nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đều lấy mô hình và cách làm của Trung Quốc cả.”
Đảng Cộng sản Việt N N
Anh Lã Việt Dũng cũng chia sẻ nỗi lo ngại về ảnh hưởng của Trung Quốc đối với nhiều khía cạnh sinh hoạt tại Việt Nam, anh bày tỏ lo ngại là chiến dịch chống tham nhũng của ông Nguyễn Phú Trọng được “sự chỉ đạo, thỏa thuận và đồng ý của Bắc Kinh”. Anh đơn cử các nỗ lực của nhà nước, muốn nhanh chóng thông qua các dự luật đặc khu và luật an ninh mạng mới đây, nói rằng các động thái đó đã làm dấy lên những lo sợ nơi người dân về ảnh hưởng quá sâu rộng của Bắc Kinh, và hệ quả của nó đối với vận mệnh dân tộc.
“Đấy là một trong những vấn đề lo ngại lớn nhất của chúng tôi đối với đất nước này. Chúng tôi không chống đảng cộng sản bằng mọi giá, tôi nghĩ rằng nếu mà không có Trung Quốc thì họ có thể sửa sai được, và họ cũng có thể chuyển hóa được để xã hội Việt Nam và chế độ chính trị Việt Nam sẽ thay đổi tốt hơn, nhưng có bàn tay của Trung Quốc đằng sau thì thực sự điều đó rất là khó. Đảng Cộng sản Việt Nam càng phụ thuộc vào Trung Quốc thì chỉ đưa dân tộc Việt Nam đến chỗ diệt vong và đến chỗ mất nước. ”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét