Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 2 tháng 6, 2015

Mưa Lạ - Strange Rains

Trong lịch sử thế giới xưa nay, người ta đã thu thập được rất nhiều chứng cứ về những trận mưa kỳ quặc từ thiên nhiên.
 
    Vào thế kỷ thứ nhất, nhà sử học La Mã Livy đã ghi nhận hiện tượng đá từ trên trời nhiều lần rơi xuống khu rừng thiêng trên đỉnh ngọn núi Albano. Nhà văn và là nhà khoa học La Mã Pliny, cũng từng viết rằng một ngày nọ, từ trên trời đột nhiên rơi xuống cơ man là cá. Các hiện tượng tương tự cũng được mô tả trong lịch sử Việt Nam thời cổ.
  
Mưa chuột. 
  Năm 1578, gần thành phố Bergen, có rất nhiều chuột từ trên trời rơi xuống một hồ nước và sau đó lóp ngóp bò lên bờ. Một năm sau, một trận mưa tương tự lặp lại cũng chính ở đó.
 
Mưa máu.
    Năm 1652, tại Ý, từ trên trời rơi xuống một thứ chất lỏng sền sệt giống như sữa ong chúa. Cơn “mưa” này đi kèm với một thiên thạch cháy sáng.
 
    Ngày 14/3/1813, tại thị trấn Catanzaro của Ý đã xảy ra một sự kiện kỳ lạ. Sử viết: “Một đám mây đen dày đặc kéo tới từ phía biển. Đến trưa, đám mây bao phủ những ngọn núi quanh vùng và bắt đầu che khuất mặt trời. Lúc đầu, mây có màu hồng nhạt, sau đó chuyển sang màu đỏ lửa. Trời đất trở nên tối om, trong nhà phải thắp đèn... 
 
    Bóng tối mỗi lúc một thêm dày, bầu trời thì đỏ như sắt nung. Sấm sét nổ đùng đùng, rồi từ trên trời bắt đầu rơi xuống những giọt lớn chất lỏng màu đỏ mà một số người nghĩ là máu, số khác thì cho là kim loại nóng chảy...”.
 
Mưa chim.

Xác chim cánh đỏ chết trên một con đường ở thành phố Beebe, Arkansas, Mỹ

    Ngày 17/8/1841, tại Tennessee, Mỹ, trên bầu trời xuất hiện một đám mây có màu đỏ rất lạ. Nhưng kỳ lạ hơn nữa và thực sự đáng lo ngại là những gì rơi xuống từ đám mây này: máu, mỡ và những mô cơ bầy nhầy, giống như những cơn mưa máu được mô tả trong sử thi của Plutarch và Homer thời Hy Lạp cổ đại.
 
    Chuyện tương tự đã xảy ra trong tháng 8/1868 tại Brazil suốt 7 phút, từ trên trời rơi xuống rất nhiều máu và những mảnh thịt tươi.
 
    Trong tháng 3/1876, tại Kentucky, Mỹ, từ trên trời cũng rơi xuống những mảnh thịt cừu tươi và thịt bê. Năm 1880, Marốc cũng chứng kiến một trận mưa toàn máu. 10 năm sau, ở Ý cũng xảy ra hiện tượng tương tự: mưa xác chim và máu gia cầm! 
 
    Vào năm 1896 tại Louisiana, chim từ trên trời rơi xuống nằm la liệt trên đường phố, vườn tược, mái nhà... Chúng dường như mới vừa bị giết chết, xác hãy còn ấm nóng.
 
    Tương tự, vào năm 1969, những xác chim đẫm máu đã rơi đầy ở bang Maryland, Mỹ. 
 
    Ngày 5/1/2011, gần 1.000 con chim chết được phát hiện tại bang Louisiana, Mỹ. Chỉ trước đó vài ngày, có tới 3.000 con vẹt cánh đỏ rơi xuống từ bầu trời và chết tại bang Arkansas, Mỹ, trong đêm giao thừa năm 2010 sang 2011. 
    Điều đáng chú ý là tại các khu vực xung quanh không có giông, bão và các hiện tượng thiên nhiên bất thường khác.
 
Mưa cá.  
    Ngoài mưa chim, thiên nhiên còn “ban” cho con người những trận mưa cá. Chẳng hạn, trong tháng 2/1859 tại South Wales, Anh, có một cơn mưa cá tuế. Cá còn tươi (có con còn sống) và rất nhiều.  Chính quyền khuyên người dân đem ướp muối ăn dần, nhưng hầu như chẳng ai dám ăn thứ cá “từ trên trời rơi xuống” này.
 
    Năm 1918 ở Singapore có một trận mưa cá da trơn. Hai năm sau, gần Sunderland có một trận mưa cá trích.
 
    Tháng 5/1956, tại một trang trại ở bang Alabama của Mỹ, cá trê còn sống rơi xuống bò đầy mặt đất. 
 
    Năm 1972, một trận mưa cũng rải cá xuống đầy đoạn đường cao tốc gần Washington. Năm 1985, ông R. Langton, người London (Anh) một sáng ra thức dậy thấy sân nhà đầy những con cá còn sống. Cũng trong năm đó, ở Texas, Mỹ, tại một trang trại nọ đã xảy ra một cơn mưa cá tươi. Lần này thì “cá trời” không chỉ được chủ trang trại “đánh chén” tơi bời mà còn được đem cho, biếu và bán.
 
    Tại Yoro, Honduras, sự kiện mưa cá ở nơi này xảy ra đều đặn mỗi năm vào khoảng tháng 5 đến tháng 7 và dần trở thành quen thuộc đến mức, nó thường xuyên được nhắc tới trong văn hóa dân gian của người dân địa phương Yoro, Honduras.
 
Một trận mưa cá ở Honduras.
 
    Ban đầu những cơn mưa kéo đến bình thường như bao cơn mưa khác trên thế giới, mưa lớn nặng hạt trong khoảng 2 – 3 giờ. Sau cơn mưa, hàng ngàn con cá vẫn còn sống đang vùng vẫy trên mặt đất, người dân Yoro nhặt cá cứ như thể… hái nấm trong rừng và đem về làm thịt.
 
    Cũng nhờ hiện tượng thiên nhiên kỳ lạ mà hàng năm, rất nhiều khách du lịch đến Yoro với háo hức tham dự “Rain of Fish Festival” (Lễ hội Mưa cá) - được tổ chức thường niên kể từ năm 1998.
 
Cá chế biến trong Lễ hội Mưa cá  - Rain of Fish Festival
 
    Nhiều người cho rằng, nguyên nhân gây nên hiện tượng này là do các trận cuồng phong, lốc xoáy từ biển thổi vào đã cuốn đàn cá - vốn rất đông đúc trên vùng biển Caribbean phía bắc ra khỏi mặt nước ở độ cao hàng nghìn mét. Những chú cá này theo mưa vào ở đất liền. Tuy nhiên đó vẫn chỉ là một giả thuyết và cho đến nay, vẫn chưa có ai tìm được lời lý giải xác đáng nhất.
 
Mưa cóc nhái.
    Mưa cá dù sao cũng không gây khó chịu như mưa cóc nhái. Tháng 8/1804, ở khu vực gần thành phố Toulouse của nước Pháp, vào một ngày nắng đẹp, trên bầu trời bỗng xuất hiện một đám mây đen kỳ dị và từ đám mây ấy rơi xuống cơ man là cóc nhái.
      
    Chuyện tương tự cũng xảy ra năm 1863: cóc nhái từ trên trời rơi xuống đầy ngập mặt đất ở làng Akeley của nước Anh. Tuy nhiên, đến sáng hôm sau, lũ cóc nhái gớm ghiếc ấy bỗng biến đi đâu mất tăm chẳng ai biết. Có lẽ chúng bị “bốc” lên trời để rồi lại bị ném xuống một làng nào khác chăng?   
    Trong tháng 6/1882 tại bang Iowa của Mỹ đã xảy ra một hiện tượng kỳ lạ: trong các hạt mưa đá có những con ếch con vừa mới đứt đuôi nòng nọc.
 
    Điều đáng kinh ngạc là ở chỗ khi đá tan, những con ếch này đã nhảy đi thoăn thoắt như chưa hề có chuyện gì xảy ra.
 
Mưa sứa.
    Năm 1933, gần làng Kavalerovo ở vùng Viễn Đông của Nga đã xảy ra một trận mưa sứa mới thật lạ kỳ. 
Mưa rắn.
Raining snakes, 1680.

    Có lẽ cũng cần kể thêm một trận mưa cực kỳ khó chịu xảy ra trong tháng 1/1877 tại Memphis (bang Tennessee, Mỹ). Từ bầu trời rơi xuống vô số rắn; chúng có chiều dài khoảng nửa mét.
 
Mưa cốc loại.

    Năm 1686, tại Ý xảy ra một trận mưa đá kỳ lạ: trong các viên băng đá đều có những hạt lúa mì.
 
    Năm 1897 tại tỉnh Macerata của Ý, từ trên trời rơi xuống vô vàn hạt cây judas vốn chỉ mọc ở Trung Phi. Bảy năm sau, ở Tây Ban Nha lại có trận mưa lúa mì. Còn vào năm 1913, tại thị trấn Kirkmanshaus của Iran xảy ra một trận mưa hạt ngô.
 
    Vào một đêm nọ trong tháng 10/1956, tại San Francisco (Mỹ), từ trên trời rơi xuống một con khỉ nhỏ lông rậm. Nhiều người cho rằng con khỉ này rơi xuống từ... máy bay. Nhưng đêm đó không có bất cứ chiếc máy bay nào bay ngang bầu trời thành phố. Lạ hơn cả là vào năm 1930, tại một ngọn đồi ở gần sông Rhine thuộc Đức, từ trên trời rơi xuống năm người đàn ông đã chết; những cái xác này đều được phủ một lớp vỏ băng.
 
Mưa tiền.

    Tất nhiên, người ta luôn đẹp lòng khi xảy ra những trận mưa... tiền xu. Điều này cũng từng xảy ra. Năm 1940, trong một cơn bão, rất nhiều đồng tiền xu rơi vuống làng Meshchora thuộc huyện Pavlovsky của tỉnh Gorky, Nga. Dân làng thu được vài nghìn đồng tiền bằng bạc đúc vốn từng lưu hành từ thời Ivan bạo chúa cách đó hơn 4 thế kỷ.
      
    Tờ báo People của London số ra ngày 17/2/1957 cho biết một cư dân của quận Durham khi đang đứng trong sân thì từ trên trời bỗng rơi xuống trước mặt ông ta hai đồng xu mệnh giá nửa bảng.     
    Trong cùng năm đó, rất nhiều tờ giấy bạc mệnh giá 1.000 franc rơi xuống đầu người dân thị trấn Bourges của Pháp sau khi bay lượn chán chê trên trời cao. Cảnh sát đã cố gắng hết mình nhưng vẫn không thể tìm ra người chủ đích thực của những tờ giấy bạc này, cuối cùng, ai nhặt được thì cứ việc tiêu xài một cách hợp pháp. 
 
    Vào tháng 9/1968, báo Daily Mirror của Anh cho biết, có khoảng 50 đồng tiền xu cùng mệnh giá rơi xuống làng Kent thuộc tỉnh Ramsgate, tất cả đều đã bị uốn cong trước đó. 
 
    Trong tháng 1/1976, một tờ báo Đức cho biết hai linh mục ở Limburg nhìn thấy rất nhiều giấy bạc từ trên trời rơi xuống và đã báo cảnh sát. Số tiền thu được là hơn 2.000 mark.
 
Mưa lụa.

    Mùa hè năm 1890, rất nhiều lụa Trung Hoa đã rơi xuống một ngôi làng ở gần thành phố Tula của Nga. Tiền bán lụa đã giúp dân làng đổi đời do có vốn làm ăn và dần dần trở nên khấm khá. Nhiều người ở đây tin rằng đó là điều kỳ diệu của Thiên Chúa.
 
Từ đâu có những trận mưa kỳ lạ?

    Khoa học lý giải như thế nào về hiện tượng bí ẩn này? Dĩ nhiên, chỉ có thể phỏng đoán chứ không thể giải thích một cách chính xác. Người ta cho rằng nguyên nhân của những cơn mưa bí ẩn này là lốc xoáy. Cột không khí quay tròn hút vào mình một số đồ vật nhất định trên mặt đất, ngay cả khi chúng có trọng lượng đáng kể. Cột lốc xoáy cũng có thể hút nước hoặc các chất lỏng khác.
 
    Như vậy, trong cột lốc xoáy có thể có bất cứ thứ gì: tiền xu, cam, táo, cá, ếch nhái và vân vân. Cột xoáy bốc không khí và các loại đồ vật lên cao. Ở trên cao, gió đưa chúng chu du khắp nơi. Nhưng rồi đến một lúc nào đó, lực xoáy suy yếu dần, không đủ thắng lực hút của Trái đất, thế là cá tôm, ếch nhái, hoa quả, tiền bạc... đổ xuống mặt đất như mưa.
 
    Đó là cách giải thích đơn giản nhất, nhưng chưa triệt để, về hiện tượng mưa lạ. 
 
Theo Thế giới mới

Không có nhận xét nào: