Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 27 tháng 6, 2015

Chính quyền Thái hủy buổi phúc trình của HRW về tình hình người Thượng VN

nguoi-thuong-622
Nhiều đợt người Thượng Tây Nguyên trốn chạy sự bắt bớ của nhà cầm quyền Việt Nam vượt biên sang Campuchia xin tỵ nạn.

Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch hôm nay 26 tháng 6 có kế hoạch họp với báo giới tại Câu lạc bộ Nhà báo Quốc tế ở Bangkok, để công bố phúc trình về việc chính quyền Việt Nam ngược đãi người dân tộc thiểu số tại Tây Nguyên. Thế nhưng theo như báo trước một hôm, cuộc họp báo bị chính quyền Thái Lan hủy vào giờ phút chót.
Chờ đợi đến phút chót
Lực lượng an ninh mặc thường phục có mặt từ lúc 9:30 sáng tại Câu lạc bộ Báo chí Quốc tế ở thủ đô Thái Lan nơi cuộc họp báo theo kế hoạch sẽ được tiến hành. Sau đó xuất hiện cảnh sát mặc sắc phục của Thái tại tòa nhà nơi đặt trụ sở CLB Nhà báo Quốc tế.
Tuy nhiên theo giờ thông báo là 10:30 sáng cuộc họp báo bắt đầu, nhiều nhà báo đã tập trung để tham dự; trong khi đó Ban Điều hành CLB Nhà báo Quốc tế cũng như thành viên của Human Right Watch đều chờ đợi thông báo bằng văn bản của cơ quan chức năng Thái Lan về việc phải hủy cuộc họp báo.
Họ bắt bớ người bình thường thì không nói rồi, còn chúng tôi những người ra trại rồi, bị tội phản động thì chỉ có quyền duy nhất là nghe theo lời của họ thôi. Còn nếu không nghe theo lời của chính quyền ở đây thì ngày nào cũng bắt (từ) chuyện nhỏ (đến) chuyện lớn.
-Một người dân tộc Jarai
Đến giờ họp báo, người đại diện của CLB Nhà báo Quốc tế tại Bangkok là bà Veronica Pedrosa, thông báo chính thức cuộc họp báo phải bị hủy bỏ theo lệnh của cơ quan chức năng Thái Lan:
Đại ý theo bà này thì Hội đồng Quốc gia Vì Hòa Bình và Trật tự (NCPO- tức chính phủ quân nhân Thái Lan hiện nay) thông qua cảnh sát địa hạt Lumpini của thủ đô Bangkok thông cáo cho CLB Nhà báo Quốc tế cũng như HRW là theo Điều khoản 44 không được tổ chức sự kiện này bởi nó nhạy cảm cho quan hệ Thái Lan- Việt Nam và có thể gây nên bất ổn và bất an tại Thái Lan.
Ông Phil Robertson, phó giám đốc khu vực Châu Á của HRW, ngay sau khi có thông cáo chính thức từ phía cơ quan chức năng Thái Lan tỏ ra thất vọng và ngạc nhiên về quyết định buộc phải hủy cuộc họp báo về vấn đề người sắc tộc Tây Nguyên ở Việt Nam. Theo ông này thì vấn đề không liên quan gì đến Thái Lan cả.
Thông cáo chính thức được Human Right Watch đưa ra vào trưa ngày 26 tháng 6 nêu rõ việc hủy bỏ cuộc họp báo là bị cưỡng bức. Theo HRW thì qua việc can dự bảo vệ những vi phạm nhân quyền của một quốc gia láng giềng đối với một nhóm người tại nước đó và ngăn cản một cuộc họp báo được lên kế hoạch trước, chính quyền quân sự Thái Lan đang vi phạm quyền tự do hội họp và cho thấy sự khinh thường quyền tự do báo chí. Hành động của chính quyền Thái Lan hôm nay là dấu chỉ mới nhất chứng tỏ rằng Thái Lan chọn đứng về phía các chế độ độc tài trong khối ASEAN trong khi tăng cường thêm nữa đàn áp tại Thái Lan.Một nhóm người Thượng từ Việt Nam chạy trốn sang vùng rừng Rattanakiri ở Đông Bắc Campuchia , đang lo sợ bị chính quyền Campuchia bắt giữ và trục xuất hồi tháng 1, 2015
Một nhóm người Thượng từ Việt Nam chạy trốn sang vùng rừng Rattanakiri ở Đông Bắc Campuchia , đang lo sợ bị chính quyền Campuchia bắt giữ và trục xuất hồi tháng 1, 2015
Ông Phil Robertson cho rằng có sự tác động của chính quyền Việt Nam đối với chính phủ Thái để buộc hủy cuộc họp báo.
Một nhà báo nước ngoài đang ở Thái Lan và đến dự cuộc họp báo bị hủy, bà Jane Grant, cho biết ý kiến về quyết định của chính quyền quân nhân Thái Lan không cho HRW tiến hành kế hoạch đã định để trình bày phúc trình về việc bách hại người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên:
Đại ý theo bà này thì quyết định của chính phủ Thái là cẩn trọng không muốn làm tổn thương vị khách Việt Nam sẽ đến thăm Thái Lan vào cuối tháng.
Bà này cho rằng sự việc quá tồi tệ vì bà không thể có được những thông tin về người sắc tộc Tây Nguyên mà bà muốn biết được.
Nội dung phúc trình
Bản phúc trình dài 33 trang của HRW lần này có tên ‘Đàn áp các nhóm tôn giáo ‘Tà đạo’: vi phạm nhân quyền đối với người thượng ở Việt Nam’.
Phúc trình căn cứ vào những tìm hiểu của HRW tại Kampuchia và Thái Lan từ tháng 2 đến tháng 6 năm nay. Đó là hai quốc gia mà những người sắc tộc Tây Nguyên phải bỏ quê cha đất tổ chạy trốn sang để tìm qui chế tỵ nạn. Ngoài ra phúc trình còn căn cứ trên các tin bài của báo chí chính thống tại Việt Nam.
Theo thông cáo báo chí của HRW thì ‘báo chí chính thống của Việt Nam thể hiện rõ ràng việc đàn áp các cộng đồng tôn giáo thiểu số là chính sách Nhà nước.
Tiếng nói người sắc tộc thiểu số
Vào trung tuần tháng 6 vừa qua, một người dân tộc Jarai theo đạo Tin lành tại xã Iapiar, huyện Phú Thiện tỉnh Gia Lai cũng cho biết tình cảnh của một số gia đình đồng bào sắc tộc tại địa phương như sau:
Họ bắt bớ người bình thường thì không nói rồi, còn chúng tôi những người ra trại rồi, bị tội phản động thì chỉ có quyền duy nhất là nghe theo lời của họ thôi. Còn nếu không nghe theo lời của chính quyền ở đây thì ngày nào cũng bắt (từ) chuyện nhỏ (đến) chuyện lớn. Bắt rồi họ đem về cứ tra tấn, đánh đập vậy thôi. Chẳng biết kêu la được với ai cả.
Chúng tôi chỉ làm nông thôi chứ đâu có nghề gì. Mà như anh biết làm nông phụ thuộc vào dân buôn. Nếu dân buôn chèn ép thì… Giá cả lên còn đỡ. Vay vốn Nhà nước không được, Nhà nước đâu có ưu tiên cho vay vốn đâu. Chỉ vay vốn ở ngoài không thôi. Bây giờ người này nợ, người kia nợ, chẳng ai khá lên nổi. Như gia đình ALư nợ nần chồng chất, bán hết đất đai cũng đâu thể trả hết nợ cho dân buôn.
Nhà nước thì coi như chúng tôi ngoài vòng rồi, chả quan tâm gì nữa. Nếu có quan tâm thì cũng chẳng đủ để chúng tôi sống được.”
Phúc trình của HRW chính thức được phổ biến vào ngày 26 tháng 6 kêu gọi chính phủ Hà Nội phải cho những tổ chức tôn giáo độc lập được tự do thực hành tín ngưỡng của họ.
Đối với những người bị bách hại phải chạy sang Kampuchia, HRW kêu gọi chính quyền Phnon Penh phải bảo đảm cho họ có được cơ hội nộp đơn tị nạn và các yêu cầu bảo hộ được xem xét một cách công bằng.
Đối với Cao ủy Tỵ Nạn Liên hiệp quốc, HRW kêu gọi phải yêu cầu chính phủ Kampuchia cho được tiếp cận với người sắc tộc thiểu số bị bắt giữ tại khu vực biên giới và tìm cách bảo đảm để họ được cấp quyền tìm qui chế tỵ nạn.
HRW kêu gọi những nhà tài trợ cho Việt Nam gây sức ép buộc chính quyền Hà Nội chấm dứt chính sách và các hành động đàn áp khiến nhiều người sắc tộc thiểu số ở Tây Nguyên phải bỏ xứ trốn sang Kampuchia.
Hoa Kỳ cũng được HRW kêu gọi gây áp lực đối với chính quyền Việt Nam trong việc cải tổ thực chất dự thảo luật về tín ngưỡng- tôn giáo; theo đó việc đăng ký tôn giáo không phải là bắt buộc.
Đời sống đồng bào Thượng Tây Nguyên

Không có nhận xét nào: