Nhạc sĩ Lê Trạch Lựu nói chuyện ở buổi họp mặt Thu Tao Ngộ 2009 ở Paris
Tôi nhận tin nhạc sĩ Lê Trạch Lựu qua đời từ Mathieu Leocmach, một người thân của Ông báo trên Face Book, và ngay sau đó là một lá thư email của nhạc sĩ Trần Quang Hải từ Paris gửi đến: “Em Bảo và Dũng thân mến! Anh vừa hay tin nhạc sĩ Lê Trạch Lựu (tác giả nhạc phẩm Em Tôi) vừa qua đời tại Paris ngày 6 tháng 2. Có một đọan phim quay tang lễ đính kèm cho em làm tài liệu”. Sau một vài giây nhận tin, người viết cảm thấy một sự lạnh lẽo nào đó giăng bủa toàn thân, khiến tôi như bị rơi chơi vơi vào một khoảng không, khi biết rằng có thể tháng 10 tới đây khi tôi dự định sang Paris sẽ không bao giờ còn gặp Ông như lời đã hẹn.
Tôi nhận tin nhạc sĩ Lê Trạch Lựu qua đời từ Mathieu Leocmach, một người thân của Ông báo trên Face Book, và ngay sau đó là một lá thư email của nhạc sĩ Trần Quang Hải từ Paris gửi đến: “Em Bảo và Dũng thân mến! Anh vừa hay tin nhạc sĩ Lê Trạch Lựu (tác giả nhạc phẩm Em Tôi) vừa qua đời tại Paris ngày 6 tháng 2. Có một đọan phim quay tang lễ đính kèm cho em làm tài liệu”. Sau một vài giây nhận tin, người viết cảm thấy một sự lạnh lẽo nào đó giăng bủa toàn thân, khiến tôi như bị rơi chơi vơi vào một khoảng không, khi biết rằng có thể tháng 10 tới đây khi tôi dự định sang Paris sẽ không bao giờ còn gặp Ông như lời đã hẹn.
Chỉ cần một ca khúc nổi tiếng Em Tôi, viết năm 1953, những bài hát hay khác cũng của nhạc sĩ Lê Trạch Lựu đã bị lu mờ, ngay cả bài Thôn Chiều được nhạc sĩ Thẩm Oánh giới thiệu ở Đài Phát Thanh Hà Nội, và sau này khi Ông sang Pháp năm 1951, nhớ nhà quá Ông đã viết bài Nhớ có phát ở Hà Nội và Sàigòn.. Cả hai bài tuy giá trị, nhưng khi nhắc đến tên nhạc sĩ Lê Trạch Lựu, người ta vẫn chỉ nhắc đến hai chữ Em Tôi. Trong số này, người viết sẽ ghi lại tình sử nhạc phẩm Em Tôi được sáng tác trong hoàn cảnh nào, câu chuyện sẽ được dẫn dắt và kể lại do chính người trong cuộc.
Lý do có bài này, bởi suốt nhiều năm qua, người viết đã nhận được rất nhiều emails hỏi thăm tin tức về Lê Trạch Lựu, một người nhạc sĩ ít xuất hiện nhất trong giới sáng tác ở miền Nam từ hơn 60 năm qua. Người ta quên Ông, rồi lại không thể quên được, nhất là mỗi khi họ có dịp nghe lại bài hát Em Tôi rất man mác, nhẹ nhàng..
Em tôi ưa đứng nhìn trời xanh xanh.
Mang theo đôi mắt buồn vương giấc mợ
Vu vơ đắm đuối, vương ngàn áng mây
bao đêm thầm đếm trên trời đầy sao sáng.
Ƭhuуền tình lung linh trong ƙhói sương lɑm,
Ŋgàу νề xɑ quá người ơi
Ŋgàу νề xɑ quá người ơi
(Em Tôi - Lê Trạch Lựu)
22 năm trước, khi người viết lần đầu về Sàigòn, trong một buổi ăn hội ngộ hầu hết những nhạc sĩ thời cũ, có hỏi thăm tin tức về tác giả Em Tôi, thì hầu như chẳng ai biết Ông sống chết hoặc lưu lạc nơi nào? Cách đây bốn năm, vô tình lang thang trên mạng Face Book, người viết mới có dịp được kết bạn với Ông, và người nhạc sĩ sinh năm 1931 tại Hà Nội này, hiện nay sống tại Pháp, nhất quyết không muốn ai gọi mình bằng Ông hay chú, và thế là từ đó, người viết đành phải vừa viết vừa ngại ngùng khi message cho Ông mở đầu bằng 2 chữ “Thưa Anh”.
Mỗi khi tôi gửi bài Hậu Trường Sân Khấu hoặc Sinh Hoạt Nghệ Sĩ lên Face Book hay qua Email, nhạc sĩ Lê Trạch Lựu thường là người đầu tiên nhiệt tình gửi tin góp ý. Lá thư 3, 4 năm trước, những lời Ông viết rất ngắn nhưng lại tạo niềm vui trong tôi không ít, nhạc sĩ Lê Trạch Lựu ghi: “Bài nào cũng hay cả. Những dòng chữ làm tôi phải đóng khung những mảnh đời tan vỡ xa xăm”. Xúc động trước lời Ông, người viết hồi âm: “Hy vọng một ngày thật gần, TQB sẽ gặp được nhạc sĩ LTL ở Paris hay ở Hoa Kỳ. Rất mong”. Vài phút sau, tác giả Em Tôi đã hồi âm qua tin nhắn: “Đi mua vé máy bay đi rồi có thể cùng dạo chơi Paris với chú. Mau mau lên kẻo Thần Chết gọi thì chết, chú ơi!”, có đoạn Ông đùa: “Tôi vẫn theo dõi thường xuyên những bài văn nghệ chú viết, từ đó đã tìm lại được những bà con thân thiết.. Chú QB ơi, tôi theo dõi nhưng bài viết như cảnh sát rình hoài tìm kiếm.. terrorists.. Cám ơn chú.. Không biết bao giờ mới được chụp chung cái hình với chú bên giòng sông Seine.. Mau mau lên đi.. Gần 81 rồi.. Sắp ngẽo bây giờ”. Tôi hứa với NS Lê Trạch Lựu, có thể tháng 10 năm 2015, tôi sẽ bay sang Pháp, và chắc chắn khi sang đó sẽ ghé thăm Ông.
Chúng tôi qua lại thư từ gần như mỗi ngày. Những điều tác giả “Em Tôi” nhờ, tôi cố hết sức hoàn tất, bởi tôi biết sức khỏe Ông như một ngọn nến leo lét có thể vụt tắt bất cứ khi nào. Có thơ Ông nhờ tìm thầy Thẩm Oánh (người đã phổ biến lancer bài Thôn Chiều của Ông tại Đài Phát Thanh Hà Nội), lúc tôi nói Ông Thẩm Oánh mất năm 1996, giọng Ông xúc động chìm lại hẳn. Nhạc sĩ Lê Trạch Lựu còn xin cả số điện thoại của ca sĩ Chí Tâm, ca sĩ Thu Hương.. trong thư Ông ghi: “Tôi sang Pháp từ năm 1951, có gặp Chí Tâm hồi chú ấy ở Pháp giờ không biết ở đâu.. Riêng ca sĩ Thu Hương thì có 2 cô, một Thu Hương con Ông Phạm Quỳnh hồi xưa hát bài Thôn Chiều, bài đầu tay của tôi mà ÔngThẩm Oánh rất thích đã trình bày trên Đài Phát Thanh Hà Nội và một Thu Hương xưa ở Saigon lâu lắm tôi chưa có tin tức.. Tôi chỉ gặp lại Bạch Yến và Trần Quang Hải bên này..”.
Chúng tôi qua lại thư từ gần như mỗi ngày. Những điều tác giả “Em Tôi” nhờ, tôi cố hết sức hoàn tất, bởi tôi biết sức khỏe Ông như một ngọn nến leo lét có thể vụt tắt bất cứ khi nào. Có thơ Ông nhờ tìm thầy Thẩm Oánh (người đã phổ biến lancer bài Thôn Chiều của Ông tại Đài Phát Thanh Hà Nội), lúc tôi nói Ông Thẩm Oánh mất năm 1996, giọng Ông xúc động chìm lại hẳn. Nhạc sĩ Lê Trạch Lựu còn xin cả số điện thoại của ca sĩ Chí Tâm, ca sĩ Thu Hương.. trong thư Ông ghi: “Tôi sang Pháp từ năm 1951, có gặp Chí Tâm hồi chú ấy ở Pháp giờ không biết ở đâu.. Riêng ca sĩ Thu Hương thì có 2 cô, một Thu Hương con Ông Phạm Quỳnh hồi xưa hát bài Thôn Chiều, bài đầu tay của tôi mà ÔngThẩm Oánh rất thích đã trình bày trên Đài Phát Thanh Hà Nội và một Thu Hương xưa ở Saigon lâu lắm tôi chưa có tin tức.. Tôi chỉ gặp lại Bạch Yến và Trần Quang Hải bên này..”.
Năm 2013, sinh nhật nhạc sĩ Lê Trạch Lựu ngày 4 tháng 5, người viết gửi Ông một lá thư chúc mừng kèm theo những câu hỏi thắc mắc về đời sống, gia đình, con cái.. nhưng chẳng hiểu sau cả tháng sau Ông mới trả lời, về sau mới biết tác giả Em Tôi nằm trong bịnh viện nên mới trễ thư. Nhạc sĩ Lê Trạch Lựu viết: “Chú TQB ơi, cuộc đời nào có gì mà phải dấu diếm. Cuộc đời tôi bắt đầu từ bên giòng sông Cửu Long rồi đến khi 8, 9 tuổi mới về miền Bắc VN. Năm nay tôi 82 tuổi, sống ở tỉnh Montreuil, sát bên cạnh thành phố Paris 500 thước. Tôi có 4 đứa con, hai gái hai trai, 10 đứa cháu và 2 đứa chắt. Tôi vẫn chơi đàn cho một mình tôi nghe. Vẫn viết nhạc và có thể tôi sẽ bắt đầu viết một cuốn truyện dài bằng tiếng Pháp. Đã planning sẵn sàng đầu đuôi rồi. Nhờ nằm nhà thương nên mới có thì giờ sắp đặt. Nhớ rằng tôi quý chú lắm.. Hình như ngày xưa tôi giống chú..”
Trong một đoạn khác, Ông viết: “Vì bệnh tình, xin lỗi việc chậm trễ này. Năm nay ở đây không có mùa hè, chỉ có mùa thu thôi nên ít nắng. Hôm nay có nắng và tuần sau lại mưa. Tôi coi trong hình, hình như chú hơi mập một chút. Đừng nên uống rượu nhiều, cả hút thuốc lá nữa. Chú nên nghe lời Ông già này nhé”..
Cũng trong năm này, mùa Hè 2013, Ônghỏi tôi có biết nhiều về những ca nhạc sĩ VN nào đang sống ở Pháp.. Tôi kể tênmột vài người và có đưa số điện thoại của nhạc sĩ Trần Vĩnh và ca sĩ Nguyễn LệThu cho Ông. Sau này, Anh Trần Vĩnh cho biết, chỉ một tháng - sau cuộc nói chuyện trên điện thoại, nhạc sĩ Lê Trạch Lựu và Anh đã có một buổi gặp gỡ trò chuyện. Sức khỏe của tác giả Em Tôi lúc đó cũng yếu lắm rồi..
Cũng trong năm này, mùa Hè 2013, Ônghỏi tôi có biết nhiều về những ca nhạc sĩ VN nào đang sống ở Pháp.. Tôi kể tênmột vài người và có đưa số điện thoại của nhạc sĩ Trần Vĩnh và ca sĩ Nguyễn LệThu cho Ông. Sau này, Anh Trần Vĩnh cho biết, chỉ một tháng - sau cuộc nói chuyện trên điện thoại, nhạc sĩ Lê Trạch Lựu và Anh đã có một buổi gặp gỡ trò chuyện. Sức khỏe của tác giả Em Tôi lúc đó cũng yếu lắm rồi..
Mấy tháng qua, tôi hơi lo lắng khi tuần nào cũng gửi bài cho nhạc sĩ Lê Trạch Lựu nhưng không thấy Ông hồi âm hay cho biết ý kiến gì.. Có lần gọi lại số điện thoại (33)149881050 nhưng chẳng thấy ai nhấc máy.. Ngày 7 tháng 2, bất ngờ đọc được tin của Mathieu Leocmach viết trên Face Book: “Lê Trạch Lựu est décédé cette nuit. Qu'il rejoigne en paix ses ancêtres”.. Lúc đó tôi mới hiểu, sức khỏe tác giả Em Tôi mấy tháng qua đã cạn kiệt lắm rồi. Bài viết này, xin như một nén nhang đưa người về cõi “lung linh khói sương lam”.. nơi đó có đôi mắt nào của Ông, luôn đắm đuối dõi tìm về một người em sầu mộng của mình.. Vĩnh biệt Ông..
Nhạc Sĩ Trần Quang Hải đến thăm Nhạc Sĩ Lê Trạch Lựu tháng 10 năm 2009
NHẠC SĨ LÊ TRẠCH LỰU NÓI VỀ TÌNH SỬ NHẠC KHÚC “EM TÔI”
Nhạc Sĩ Lê Trạch Lựu thời trai trẻ tại Paris và tình khúc Em Tôi do ông sáng tác năm 1953
Như đã nói, nhạc sĩ Lê Trạch Lựu viết nhiều bài ca trữ tình, chẳng hạn ca khúc Khi Em Yêu (Hải Lý thu băng), Tìm (Ngọc Lan), Cành Mai Tóc Ngắn (Lưu Hồng), Em Lễ Chùa Này (Thiên Trang hát), Nhớ (Ngọc Lan, Nhật Trường, Tâm Hảo hát), trong đó có bài hát đầu tiên có tên Thôn Chiều đã được ca sĩ Thu Hương hát trên Đài Phát Thanh Hà Nội.. tuy nhiên, nói đến tên Lê Trạch Lựu, người ta vẫn chỉ nghĩ đến ca khúc Em Tôi, một bài hát đã mãi mãi đi vào lòng người yêu nhạc qua nhiều thế hệ.
Để biết rõ nhạc sĩ Lê Trạch Lựu đã sáng tác bài hát này trong hoàn cảnh nào, xin mời độc giả thưởng thức bài viết của chính tác giả ca khúc nói về nguồn gốc của ca khúc “Em Tôi”…
Để biết rõ nhạc sĩ Lê Trạch Lựu đã sáng tác bài hát này trong hoàn cảnh nào, xin mời độc giả thưởng thức bài viết của chính tác giả ca khúc nói về nguồn gốc của ca khúc “Em Tôi”…
“Tháng 5 năm 1946 là năm tôi đi trại hè Sầm Sơn, đi với đoàn Hướng Đạo, cùng nhiều đoàn khác, tập trung tại sân ga Hà Nội. Tôi thoáng thấy một cô gái xinh xinh, dáng người phong nhã, có đôi mắt đẹp tuyệt vời. Không hiểu sao tôi thấy tôi như choáng váng, má tôi nóng bừng như lên cơn sốt; lần đầu tiên tôi thấy tôi có cái cảm giác lạ lùng này. Nhà đoàn tôi "đóng trại" to lớn, rộng rãi, đó là những biệt thự nghỉ mát của bọn Pháp thuộc điạ bỏ lại, trước nhà là bãi biển mênh mông, sau nhà có một cái giếng. Trưa nào tôi cũng thấy cô gái ấy, đội nón, dưới nắng chang chang rũ áo, tôi ngồi bên cửa sổ nhìn cô ta. Thỉnh thoảng cô nàng ngửng đầu lên, vành nón che đôi mắt, nhưng tôi biết là cô ta đang nhìn tôi. Thú thật, tim tôi đập thình thình. Chao ơi, yêu đương là như vậy hay sao? Đây là một rung động đầu tiên, nào đâu tôi có biết cảm giác này từ thuở ra đời.
Về Hà nội tôi tìm nhà cô ta, vì có duyên nên tìm được ngay, cô ta ở gần nhà tôi. Bây giờ ta phải tìm biết tên cô ta nữa! Chiều nào tôi cũng đi qua nhà cô ta, để nhìn vào nhà, tìm lại đôi mắt đẹp. Tôi thấy có nhiều cậu trai cỡ bằng tuổi tôi đi qua đi lại trước cửa nhà, như tôi. Lúc đó tôi cũng thấy hơi hơi lo… sợ mất! Nhưng may cho tôi, hồi ấy có một chú bé đi theo tôi hoài, hỏi ra là chú Mỹ, em cô Phượng. Trời ơi là trời, đất ơi là đất! Chúng tôi đi chơi với nhau. Một hôm, tôi viết một lá thư và mạnh dạn tôi hăng hái ra đi, nhưng chiều hôm đó tôi không thấy cô ta ra đứng ngoài cửa hóng mát. Rồi chiều hôm sau, chiều sau nữa. Thế rồi một chiều nào đó, tôi lại thấy cô ta đứng rũ tóc bên thềm. Tìm đủ nghị lực, tôi sán gần cô ta, tay đưa lá thư, miệng lắp bắp một câu: "Phượng… Phượng cầm… cầm lấy cho… cho… tôi… tôi… lá thư này”. Rồi xong, tôi cắm đầu đi mất, không dám quay lại, sợ nhìn thấy hoặc cô ta xé lá thư, hoặc quẳng xuống lề đường… tôi sẽ mắc cở. Để đỡ cho cái nặng nề đó, tôi tìm cách nói khéo với chú Mỹ, chú bằng lòng ngay. Thế là chú thành con chim xanh của tôi. Chiều nào chú cũng để một lá thư lên bàn. Bẩy tháng trời tôi viết đều đều, gần bẩy chục lá thư mà vẫn không thấy trả lời.Tôi đau khổ quá không biết cô ta có yêu tôi không, tại sao cô ta không trả lời tôi, dù thuận dù không. Lúc bấy giờ tôi mới biết là tình yêu, thế nào là đợi chờ, là có nhiều đau khổ. Héo hon con người.
Thế rồi một hôm chú Mỹ tất tưởi chạy đến nhà tôi, đưa cho tôi một lá thư, hôm đó là một tuần trước ngày kháng chiến toàn quốc, tôi bồi hồi cầm lá thư, ở một góc có đề: "Xin Trạch Lựu đừng giận Kim Phượng mà xé lá thư này". Tôi mở ra, đọc từng hàng chữ đều đều, tròn tròn, vuông vắn. Phượng nói yêu tôi từ ngay lúc đầu… nhưng muốn thử lòng tôi để xem tôi có phải là người đứng đắn rồi nói rằng ngày mai Phượng đi tản cư ở Hà Ðông, cách làng tôi mấy làng… Tôi bàng hoàng như tỉnh một giấc mơ lâu dài chờ đợi từ bao nhiêu giờ, bao nhiêu phút. Thế là hai hôm sau, tôi đi bộ từ Hà nội qua làng tôi tới làng tạm trú của gia đình nàng, chúng tôi đi chơi dọc dòng sông Nhuệ cùng chú Mỹ, mẹ của Phượng, bà cụ nhìn chúng tôi âu yếm từ đằng xa, đi chơi cùng nhau hết cả buổi chiều, tôi không dám cầm tay Phượng, tôi ân hận tới bây giờ.Tôi trở về thành, thế rồi chiến tranh, ba năm sau tôi sang Pháp. Không rõ Phượng ở đâu, tôi vẫn nhớ Phượng hoài.
Một hôm trong trường cái nhớ nó làm tôi điên đầu, trong giờ Etude cuối lớp có anh chàng Trần Bích Lan (Nguyên Sa) đang đọc Socrate hay sao, bên phải gần cửa sổ có Hoàng Anh Tuấn… không biết hắn làm gì, chắc đang làm thơ, tôi cầm cây đàn bấm bấm. Hai ngày sau thành bài EM TÔI, cả nhạc lẫn lời. Chủ nhật ra Paris, đường Volontaires, sau bữa cơm trưa, quây quần với nhau, trong đó có Anh Tuấn, Thi Liên, Thoa em gái Nguyên Sa về sau lấy Trầnđình Hòa, Bội Liên đã nhận được bài tôi gửi tới trường, hồi đó cô ta có yêutôi, nhưng tôi tránh vì cô ta con nhà giầu. Bội Liên dạo nhac trên mấy phímngà. Nhạc EM TÔI vang lên khắp cả căn phòng, tôi tê tái nghe nhạc tôi, tôi thấylà lạ, chưa quen… vì mỗi lần tôi đã nghe trong tôi hay nghe cây đàn bên tôi nóivới tôi, bây giờ những ngón tay ngà chạy qua phím đàn đến với tôi, tôi như ngỡngàng đi vào cơn mê… Thế rồi tôi chép lại nhạc và lời trên trang giấy họctrò, trên những giòng như đã kẻ nhạc, tôi gửi tới nhà xuất bản TINH HOA…
Những tháng năm qua…Khi “Em Tôi” được nổi tiếng, tôi không được sống cùng với thờiđại đó vì tôi ở xa, tôi không được nhìn nhận rõ ràng thế nào là một bản hát được người đời yêu chuộng… trai hay gái, ai ai cũng tưởng là mình có một người yêu , hay mình được yêu , hay mình tưởng tượng chính mình là cô gái ấy, còn cậu trai được yêu cô gái dịu dàng, thơ ngây, âu yếm , mơ màng cho nên ai ai cũng hát - cũng tưởng là mình - cũng cầm lấy cây đàn.
Rồi một hôm tôi tìm ra điạ chỉ của Phượng, tôi viết về cho chú Mỹ, Mỹ trả lời tôi:
“Em nhận được thư anh, thế là anh vẫn mạnh, chị Phượng đợi anh trong một năm dài, thấy anh không về, tưởng anh chết, rồi ba năm sau chị Phượng để tang anh. Nhiều người đến hỏi chị, chị chỉ lắc đầu. Chị vẫn đợi anh, nhưng hôm qua chị Phượng đi lấy chồng, chị đã 26 tuổi rồi, ngày ngày thầy me thúc dục”.
Thế là tôi cắt đứt, để Phượng đi lấy chồng cho êm thấm, có bổn phận với chồng với con. Tôi không muốn ám ảnh Phượng nữa để cho nàng yên phận.
Sáu chục năm rồi vẫn nhớ em,
Nhớ ai rũ tóc đứng bên thềm,
Nhớ người giặt áo bên bờ giếng,
Nhớ nhiều, nhớ mãi, mãi không quên…
Sáu chục năm sau, tôi được biết tin một người bạn cùng trường năm xưa, anh Nguyễn Thiệu Giang viết cùng một tờ báo với tôi hồi đó cùng Thanh Nam, tôi có nhờ anh ta đến căn nhà cũ, anh nói Phượng không còn ở đấy nữa. Nhưng có cho tôi số phone, tôi gọi Phượng, đầu giây Phượng trả lời, tôi nói là tôi, cô ta nhắc đi, nhắc lại ba lần, anh Lê Trạch Lựu hả, anh Lê Trạch Lựu hả, như không tin là có thật, khi tôi bảo là tôi thì cô ta òa ra khóc. Nói chuyện cùng nhau hơn nửa tiếng, sau những lúc ân cần hỏi han. Phượng có nói, anh ấy có theo đuổi Phượng trong bốn năm trời, Phượng bảo Phượng có người, anh ta cứ đeo đẳng, Phượng có nói với anh ấy chuyện Phượng và anh. Anh ta chịu là trong lòng Phượng có một người. Tôi xin thành thật cảm ơn Phượng, tình yêu Phượng cho tôi những năm đợi chờ, đau khổ. Một lúc sau tôi hỏi Phượng: «Thế Phượng còn giữ mấy lá thư ấy không? » Tôi muốn tìm hiểu văn thời 16 tôi viết ra sao chắc là văn lủng củng lắm. Phượng trả lời tôi:
« Em để vào trong một cái hộp, nó đi theo em tất cả mọi nơi, trong đó có cả tập ảnh chụp hồi đó, nhưng chồng em thấy lúc nào em cũng buồn, nói với em nên giấu nó đi một chỗ, khi nào vui thì hãy mở ra. Thế là ông ta bỏ vào đâu không rõ, mấy năm sau ông ta mất, tìm kiếm khắp nhà không ra. Em chỉ nhớ anh viết dài lắm… viết dài lắm… Hôm nọ em muốn tìm cái hình anh hồi đó, mà không thấy đâu. Tủi thân, em lại ngồi khóc, may rằng con, cháu em bữa đó tụi nó không có nhà…Thu Tao Ngộ
Tháng mười năm 2009”
LÊ TRẠCH LỰU
Về Hà nội tôi tìm nhà cô ta, vì có duyên nên tìm được ngay, cô ta ở gần nhà tôi. Bây giờ ta phải tìm biết tên cô ta nữa! Chiều nào tôi cũng đi qua nhà cô ta, để nhìn vào nhà, tìm lại đôi mắt đẹp. Tôi thấy có nhiều cậu trai cỡ bằng tuổi tôi đi qua đi lại trước cửa nhà, như tôi. Lúc đó tôi cũng thấy hơi hơi lo… sợ mất! Nhưng may cho tôi, hồi ấy có một chú bé đi theo tôi hoài, hỏi ra là chú Mỹ, em cô Phượng. Trời ơi là trời, đất ơi là đất! Chúng tôi đi chơi với nhau. Một hôm, tôi viết một lá thư và mạnh dạn tôi hăng hái ra đi, nhưng chiều hôm đó tôi không thấy cô ta ra đứng ngoài cửa hóng mát. Rồi chiều hôm sau, chiều sau nữa. Thế rồi một chiều nào đó, tôi lại thấy cô ta đứng rũ tóc bên thềm. Tìm đủ nghị lực, tôi sán gần cô ta, tay đưa lá thư, miệng lắp bắp một câu: "Phượng… Phượng cầm… cầm lấy cho… cho… tôi… tôi… lá thư này”. Rồi xong, tôi cắm đầu đi mất, không dám quay lại, sợ nhìn thấy hoặc cô ta xé lá thư, hoặc quẳng xuống lề đường… tôi sẽ mắc cở. Để đỡ cho cái nặng nề đó, tôi tìm cách nói khéo với chú Mỹ, chú bằng lòng ngay. Thế là chú thành con chim xanh của tôi. Chiều nào chú cũng để một lá thư lên bàn. Bẩy tháng trời tôi viết đều đều, gần bẩy chục lá thư mà vẫn không thấy trả lời.Tôi đau khổ quá không biết cô ta có yêu tôi không, tại sao cô ta không trả lời tôi, dù thuận dù không. Lúc bấy giờ tôi mới biết là tình yêu, thế nào là đợi chờ, là có nhiều đau khổ. Héo hon con người.
Thế rồi một hôm chú Mỹ tất tưởi chạy đến nhà tôi, đưa cho tôi một lá thư, hôm đó là một tuần trước ngày kháng chiến toàn quốc, tôi bồi hồi cầm lá thư, ở một góc có đề: "Xin Trạch Lựu đừng giận Kim Phượng mà xé lá thư này". Tôi mở ra, đọc từng hàng chữ đều đều, tròn tròn, vuông vắn. Phượng nói yêu tôi từ ngay lúc đầu… nhưng muốn thử lòng tôi để xem tôi có phải là người đứng đắn rồi nói rằng ngày mai Phượng đi tản cư ở Hà Ðông, cách làng tôi mấy làng… Tôi bàng hoàng như tỉnh một giấc mơ lâu dài chờ đợi từ bao nhiêu giờ, bao nhiêu phút. Thế là hai hôm sau, tôi đi bộ từ Hà nội qua làng tôi tới làng tạm trú của gia đình nàng, chúng tôi đi chơi dọc dòng sông Nhuệ cùng chú Mỹ, mẹ của Phượng, bà cụ nhìn chúng tôi âu yếm từ đằng xa, đi chơi cùng nhau hết cả buổi chiều, tôi không dám cầm tay Phượng, tôi ân hận tới bây giờ.Tôi trở về thành, thế rồi chiến tranh, ba năm sau tôi sang Pháp. Không rõ Phượng ở đâu, tôi vẫn nhớ Phượng hoài.
Một hôm trong trường cái nhớ nó làm tôi điên đầu, trong giờ Etude cuối lớp có anh chàng Trần Bích Lan (Nguyên Sa) đang đọc Socrate hay sao, bên phải gần cửa sổ có Hoàng Anh Tuấn… không biết hắn làm gì, chắc đang làm thơ, tôi cầm cây đàn bấm bấm. Hai ngày sau thành bài EM TÔI, cả nhạc lẫn lời. Chủ nhật ra Paris, đường Volontaires, sau bữa cơm trưa, quây quần với nhau, trong đó có Anh Tuấn, Thi Liên, Thoa em gái Nguyên Sa về sau lấy Trầnđình Hòa, Bội Liên đã nhận được bài tôi gửi tới trường, hồi đó cô ta có yêutôi, nhưng tôi tránh vì cô ta con nhà giầu. Bội Liên dạo nhac trên mấy phímngà. Nhạc EM TÔI vang lên khắp cả căn phòng, tôi tê tái nghe nhạc tôi, tôi thấylà lạ, chưa quen… vì mỗi lần tôi đã nghe trong tôi hay nghe cây đàn bên tôi nóivới tôi, bây giờ những ngón tay ngà chạy qua phím đàn đến với tôi, tôi như ngỡngàng đi vào cơn mê… Thế rồi tôi chép lại nhạc và lời trên trang giấy họctrò, trên những giòng như đã kẻ nhạc, tôi gửi tới nhà xuất bản TINH HOA…
Những tháng năm qua…Khi “Em Tôi” được nổi tiếng, tôi không được sống cùng với thờiđại đó vì tôi ở xa, tôi không được nhìn nhận rõ ràng thế nào là một bản hát được người đời yêu chuộng… trai hay gái, ai ai cũng tưởng là mình có một người yêu , hay mình được yêu , hay mình tưởng tượng chính mình là cô gái ấy, còn cậu trai được yêu cô gái dịu dàng, thơ ngây, âu yếm , mơ màng cho nên ai ai cũng hát - cũng tưởng là mình - cũng cầm lấy cây đàn.
Rồi một hôm tôi tìm ra điạ chỉ của Phượng, tôi viết về cho chú Mỹ, Mỹ trả lời tôi:
“Em nhận được thư anh, thế là anh vẫn mạnh, chị Phượng đợi anh trong một năm dài, thấy anh không về, tưởng anh chết, rồi ba năm sau chị Phượng để tang anh. Nhiều người đến hỏi chị, chị chỉ lắc đầu. Chị vẫn đợi anh, nhưng hôm qua chị Phượng đi lấy chồng, chị đã 26 tuổi rồi, ngày ngày thầy me thúc dục”.
Thế là tôi cắt đứt, để Phượng đi lấy chồng cho êm thấm, có bổn phận với chồng với con. Tôi không muốn ám ảnh Phượng nữa để cho nàng yên phận.
Sáu chục năm rồi vẫn nhớ em,
Nhớ ai rũ tóc đứng bên thềm,
Nhớ người giặt áo bên bờ giếng,
Nhớ nhiều, nhớ mãi, mãi không quên…
Sáu chục năm sau, tôi được biết tin một người bạn cùng trường năm xưa, anh Nguyễn Thiệu Giang viết cùng một tờ báo với tôi hồi đó cùng Thanh Nam, tôi có nhờ anh ta đến căn nhà cũ, anh nói Phượng không còn ở đấy nữa. Nhưng có cho tôi số phone, tôi gọi Phượng, đầu giây Phượng trả lời, tôi nói là tôi, cô ta nhắc đi, nhắc lại ba lần, anh Lê Trạch Lựu hả, anh Lê Trạch Lựu hả, như không tin là có thật, khi tôi bảo là tôi thì cô ta òa ra khóc. Nói chuyện cùng nhau hơn nửa tiếng, sau những lúc ân cần hỏi han. Phượng có nói, anh ấy có theo đuổi Phượng trong bốn năm trời, Phượng bảo Phượng có người, anh ta cứ đeo đẳng, Phượng có nói với anh ấy chuyện Phượng và anh. Anh ta chịu là trong lòng Phượng có một người. Tôi xin thành thật cảm ơn Phượng, tình yêu Phượng cho tôi những năm đợi chờ, đau khổ. Một lúc sau tôi hỏi Phượng: «Thế Phượng còn giữ mấy lá thư ấy không? » Tôi muốn tìm hiểu văn thời 16 tôi viết ra sao chắc là văn lủng củng lắm. Phượng trả lời tôi:
« Em để vào trong một cái hộp, nó đi theo em tất cả mọi nơi, trong đó có cả tập ảnh chụp hồi đó, nhưng chồng em thấy lúc nào em cũng buồn, nói với em nên giấu nó đi một chỗ, khi nào vui thì hãy mở ra. Thế là ông ta bỏ vào đâu không rõ, mấy năm sau ông ta mất, tìm kiếm khắp nhà không ra. Em chỉ nhớ anh viết dài lắm… viết dài lắm… Hôm nọ em muốn tìm cái hình anh hồi đó, mà không thấy đâu. Tủi thân, em lại ngồi khóc, may rằng con, cháu em bữa đó tụi nó không có nhà…Thu Tao Ngộ
Tháng mười năm 2009”
LÊ TRẠCH LỰU
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét