Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 22 tháng 1, 2015

Giới giàu có Việt Nam tranh nhau đưa con đi du học

Mệt mỏi với những gian lận tràn lan, tình trạng học vẹt và những lớp học bắt buộc về tư tưởng Lenin, những bậc phụ huynh tại Việt Nam đang cố tìm cách đưa con em của mình ‘thoát khỏi’ hệ thống giáo dục của quốc gia cộng sản này bằng cách cho chúng đi du học ở nước ngoài.

 
Các học sinh trung học Việt Nam tham dự một hội chợ triển lãm du học tại Hà Nội. Photo Courtesy: news.yahoo.com
 
Cali Today News - Một số liệu thống kê mới nhất cho thấy hàng năm, các bậc cha mẹ Việt Nam chi hơn 1 tỷ Mỹ Kim để gửi con cái của họ đi dụ học. Các chuyên gia cho rằng việc này sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam. Theo Tổ chức Xúc tiến giáo dục quốc tế ICEF, hiện nay số du học sinh Việt Nam đang học tập ở ngoại quốc lên đến 125,000 học sinh. Từ các thiếu niên học trường trung học tại Singapore đến các sinh viên đang theo học tại các trường đại học của Mỹ. Mặc dù con số này chỉ chiếm một phần nhỏ so với tổng số học sinh – sinh viên tại Việt Nam hiện nay: 17 triệu, nhưng tỷ lệ các học sinh – sinh viên đi du học đã tăng rất nhanh trong những năm gần đây. Điển hình như so với năm 2013, con số này đã tăng thêm đến 15%. 
 
Nguyễn Thi Thu, một viên chức nhà nước, đã bán hết tài sản của gia đình để gửi tiền cho hai cậu con trai đang học ở Anh. Bà Thu nói:
 
“Tôi buộc phải đưa các con đi du học vì không muốn chúng cứ bị quẩn quanh trong cái hệ thống giáo dục đầy căng thẳng và gian lận này nữa.”
 
Bà Thu kể rằng khi hai con trai của bà vẫn còn ở Việt Nam, chúng học trong các trường công lập tại Hà Nội, nhưng bà thường xuyên phải đưa các con đến các lớp học thêm của các giáo viên.
 
“Có lần, con trai tôi hỏi tôi rằng tại sao nó không bao giờ được điểm cao, mặc dù bài kiểm tra của nó tốt hơn của bạn. Tôi không thể nói với nó rằng bởi vì mẹ của bạn nó ‘chăm sóc’ cho giáo viên tốt hơn tôi, nên bạn nó mới được điểm cao.”
 
Nền giáo dục Việt Nam từ lâu đã ‘thấm nhuần’ bởi tư tưởng Nho giáo, vì vậy đối với người Việt Nam việc học là cả một việc quan trọng của đời người. Nhưng các chuyên gia lại cho rằng hệ thống trường học của Việt Nam đang dần đánh mất chính những học sinh của nó, khiến cho các bậc phụ huynh phải đưa con cái sang học ở ‘trời tây’ với niềm tin rằng chất lượng giáo dục ở nước ngoài sẽ tốt hơn, sẽ giúp con họ dễ kiếm việc làm hơn sau khi tốt nghiệp. Hiện có khoảng 20,000 học sinh người Việt đang sống và học tập tại Úc; 16,500 học sinh tại Mỹ và 5,000 tại Anh. Tuy con số này không lớn nhưng đối với một quốc gia cộng sản như Việt Nam, nơi mà trước nay chỉ có những học sinh ưu tú mới được có cơ hội tiếp cận với nền giáo dục thế giới, đây quả thực là một có số đáng kể.
 
Nhưng cho dù là số du học sinh tăng lên qua mỗi năm, thì đối với hầu hết các gia đình Việt Nam, trường đại học ở nước ngoài vẫn còn là điều gì đó xa tầm với. Vì trên thực tế, thu nhập trung bình của mỗi gia đình chỉ vào khoảng 1,500 Mỹ Kim.
 
Xét ở một số khía cạnh, nền giáo dục của Việt Nam vẫn được đánh giá khá cao trên quốc tế. Chẳng hạn như Việt Nam xếp thứ 17 trong số 65 các quốc gia giỏi về toán học và khoa học, xếp trên cả những nước phương tây giàu có, bao gồm Hoa Kỳ.
 
Nhưng các quan chức cấp cao Việt Nam đã cảnh báo rằng những kết quả nói trên không thể phản ánh được phẩm chất của toàn nền giáo dục. Ông Nguyễn Vinh Hiển, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo đã từng nói trong một bài phát biểu vào năm 2013 rằng:
 
“Thành thật mà nói, năng lực của học sinh Việt Nam vẫn còn rất nghèo nàn.”
 
Bốn thập niên sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc vào năm 1975, các quan chức nước này vẫn chưa thể hoàn thiện việc cải cách trong lĩnh vực giáo dục. Những nhà phê bình đã cho rằng chính quyền Việt Nam chỉ lo chú tâm vun đắp cho ‘Đảng’ thay vì đào tạo đội ngũ những người lao động lành nghề. Nền giáo dục Việt Nam vẫn còn dựa trên viêc học thuộc lòng, áp đặt, học vẹt để thông qua các kỳ thi, và hạn chế khả năng tư duy của học sinh – sinh viên. Sách giáo khoa thì phần lớn được biên soạn từ xưa, ít cập nhật; gian lận thì tràn ngập trong các kỳ thi; việc giáo viên được trả lương thấp khiến họ phải tìm đường sống bằng cách không dạy hết giáo trình trên lớp học mà mở thêm lớp dạy thêm tại nhà. Cựu Bộ trưởng Bộ giáo dục đã phải lên tiếng rằng:
“Giáo dục đại học thì rất tệ. Sách và tài liệu học chứa đầy những thông tin không cần thiết, toàn những lý thuyết tẻ nhạt.”
 
Trong và ngay sau khi kỳ thi tốt nghiệp trung học hàng năm của Việt Nam trong mỗi mùa hè luôn xuất hiện những khiếu nại đến Bộ Giáo dục các vụ gian lận của học sinh. Trong tháng Sáu năm 2014, một nhà hoạt động giáo dục nổi tiếng, nhà giáo Đỗ Việt Khoa đã đăng tải trên trang Facebook của mình một đoạn video quay cảnh các học sinh quay cóp trong giờ kiểm tra văn học và lịch sử tại một trường trung học ở miền bắc tỉnh Hoà Bình.
Những đoạn video như vậy không phải là hiếm hoi tại Việt Nam, chúng thường xuyên xuất hiện và nhanh chóng tràn lan trên các trang mạng internet. Thế nhưng chính quyền dường như vẫn không để tâm lắm đến vấn đề này. Vì những thiếu sót như vậy, các sinh viên và học sinh tốt nghiệp từ các trường công lập thường rất khó kiếm được việc làm. Hơn 147,000 sinh viên tốt nghiệp trong năm nay vẫn chưa thể kiếm được việc làm. 
Với rất ít những trường tư thục có chất lượng hàng đầu tại Việt Nam, việc thoát khỏi hệ thống giáo dục tệ hại của Việt Nam như hiện nay được xem là mối ưu tiên cho nhiều người thuộc tầng lớp khá giả. Ông Quang Thịnh, một doanh nhân người Việt cho hay mỗi năm ông gửi cho hai người con trai đang du học tại Mỹ của mình khoảng 40,000 Mỹ Kim.
 
“Chúng đã thay đổi rất nhiều về suy nghĩ, lối sống, những hành vi và quan điểm sau khi đi du học.”
 
Trừ khi đảng cầm quyền Việt Nam chấp nhận để cho các chuyên gia thực sự của nền giáo dục thực hiện việc cải cách hệ thống giáo dục chứ không phải bởi các chính trị gia như hiện nay, nếu không tình trạng này sẽ không bao giờ thay đổi. Ông Phạm Toàn - một nhà giáo dục nổi tiếng tỏ ra mệt mỏi:
 
“Bạn còn có thể làm gì được khi mà nền giáo dục đang bị chi phối bởi đảng Cộng sản. Tôi thật sự tuyệt vọng.”
Linh Lan (Theo Yahoonews)

Không có nhận xét nào: