Sái biệt giữa đồng lương chết đói và doanh thu của Xí nghiệp chính là lợi nhuận của doanh nghiệp. Nó chính là nhiên liệu, luôn luôn đốt để nhiệt độ của hạt nhân Kinh tế quốc dân của các nước Trung hoa, Ấn độ, và những con rồng châu Á khác tăng triển không ngừng. Nguồn dự trữ sức người khổng lồ đã cầm giữ món hàng lao động mãi mãi rẻ mạc nhưhiện nay. Mỗi năm tại Trung quốc, hàng triệu nông dân rời bỏ ruộng đồng để mong kiếm được việc làm trong kỹ nghệ. Họ sống chui rúc, ngủ chung hai hoặc ba người cùng nhau trên một giường, và chấp nhận đồng lương đôi khi chỉ vài xu (Euro) một giờ. Đằng sau họ là một lực lượng với con số phỏng đoán 175 triệu thất nghiệp tại Trung hoa và 100 triệu thất nghiệp tại Ấn độ, chưa kể đến con số 375 triệu người trong lãnh vực trồng trọt chăn nuôi, thấp thỏm chờ đợi cơ hội để tiến về thành phố.
Vài lời ngắn: Đọc bài viết của Gabor Steingart từ Spiegel-online (Sept.2006), tôi nhận thấy có nhiều trùng hợp, dĩ nhiên dưới qui mô nhỏ hơn, với phát triển kinh tế tại Việtnam trong thời gian qua và nghĩ rằng bài viết vẫn cón tính thời sự, tôi chuyển dịch bài này nhờ quí báo đăng để mọi người tham khảo
Những người cộng sản Trung hoa không còn là cộng sản nữa: Họ cùng Nhà nước đương quyền đang cải dạng trở thành một quyền lực bảo vệ cho tư bản – chống lại người lao động. Và qua đó xứ sở Công hòa nhân dân này ngày hôm nay là mảnh đất với hành xử thô bạo nhất trong thị trường lao động và việc làm. Để thúc đẩy nền kinh tế xuất khẩu, xã hội này bóc lột luôn cả trẻ em.
Nhà nước mang một vai trò quan trọng trong vai trò tái phân phối của cải và quyền lực, nếu không nói là vai trò mấu chốt. Ở phương Tây, nó điều tiết để một phần năng suất từhạt nhân sản xuất của nền Kinh tế quốc dân cung ứng được cho toàn xã hội. Lợi ích vẫn được tích lũy tại xí nghiệp, nhưng không hoàn toàn 100 phần trăm.
Dân chúng không sống tại những khu vực kinh tế giàu mạnh, cũng cùng hưởng được quyền lợi này. Một nhà nước xã hội là một trạm biến thế, chuyển tải tiền bạc thu hoạch được từ khu vực sản xuất đến những khu vực tiêu thụ của quốc gia. Nền sung túc dựng xây được từ khu vực sản xuất qua đó cũng tỏa lan đến tận vùng dân cư không sinh sống trong những khu vực kinh tế giàu mạnh. Những người hưu trí từng là thành phần của trọng điểm sản xuất này nhưng ngày nay không nằm trong đó nữa. Họ đã từ trong hạt nhân di chuyển ra đến phần vỏ ngoài. Cuộc sống họ dựa vào những lao động hiện tại.
Thỏa ước thế hệ (Generationenvertrag – ‚inter-generation contract’ : một nguyên tắc an sinh xã hội quan trọng hàng đầu tại CHLB Đúc – ND) thật sự ra là một kết hợp giữa thếgiới lao động và thành phần hưu trí, là một đặc tính hiện đại của phần lớn những nhà nước phuơng Tây.
Thế hệ con trẻ cũng thuộc cư dân của vùng vỏ ngoài, nhưng chúng đang trên hướng đi ngược lại. Theo năm tháng chúng tiến bước vào vùng hạt nhân sản xuất của nền Kinh tếquốc dân, nơi mà sau này chúng sẽ góp phần bồi đắp cho sự thịnh vượng. Phần quan trọng nơi đây là, phải hiểu được vai trò của nhà nước phương tây: nối kết vùng kinh tế sản xuất với vùng kinh tế không sản xuất, nối kết xã hội kinh tế tư bản với xã hội phúc lợi trong một ràng buộc nhất định. Mối liên kết này được dựng xây trên những thỏa ước vững chắc, có phần lâu đời hơn cả 100 năm, nay chúng ta gọi nó là bảo hiểm xã hội. Nó không thể hủy bỏ được và thuộc một trong những điểm tiêu biểu không thay đổi được của hệthống kinh tế phương Tây.
Giã từ An sinh xã hội
Khoảng một phần ba sự sung túc tại châu Âu, là những thành quả gặt hái được, được chuyển tải từ hạt nhân ra đến vỏ ngoài bằng nhiều hệ thống khác nhau. Theo kết toán trong năm 2003 mỗi công dân của 82 triệu dân chúng nước Đức – từ trẻ nít cho đến ông bà lão – qua đó đã nhận được khoảng 8400 Euro. Tổng số tiền được rút đi từ hạt nhân sản xuất của nền Kinh tế quốc dân, được gọi là Ngân sách xã hội, lên đến 700 tỷ Euro tại Đức và trong toàn Âu châu lên đến 3.000 tỷ Euro mỗi năm.
Hiến pháp nước Đức hơn nữa còn bắt buộc nhà nước có trách nhiệm trong vai trò phân bố. Cái được gọi là „Trách nhiệm xã hội của tài sản tư hữu“ không gì khác hơn là bổn phận của cộng đồng, chuyển tải năng lượng phát sinh ra từ hạt nhân của tiến trình sản xuất để sưởi ấm số người sống ở vùng ngoài.
Nhà nước Trung quốc thực thi một chức năng khác. Nó tự chen vào giữa tầng hạt nhân và lớp vỏ ngoài như một bức tường chống lửa để không một thứ gì từ trung tâm cháy rực đó có thể thoát ra được đến vùng biên. Cùng với sự tháo chạy của nền Kinh tế quốc dân bao cấp, bước chia tay của một an sinh xã hội dập ào đến, điều mà Karl Marx miệt thị và lên án hàng đầu.
Deng Xiaoping tuyên bố điều chỉnh Trung quốc, một đất nước đã đạt đến „thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa“ theo như lời tự quảng bá, thối lùi lại thứ hạng. Từ thời điểm đó hô hào, rằng đất nước chúng ta hiện còn đang trong bước đầu xây dựng xã hội chủ nghĩa. Đó cũng là tuyên bố hủy bỏ hầu hết những thỏa ước về đảm bảo xã hội đã có từ trước đến nay.
Những hợp đồng lao động trọn đời (qua tư hữu hóa) được thay thế bằng những hợp đồng ngắn hạn. Hãng có thể đuổi việc. Những chung cư thuộc xí nghiệp cũng được tư hữu hóa, công nhân đang cư ngụ trong đó hoặc phải mua lại hoặc phải dọn ra. Trong địa hạt kinh tế tư nhân vấn đề an sinh xã hội đã bị đá văng ra ngoài ngay từ đầu. Nếu gia đình không tiếp nhận lấy được trách nhiệm xã hội này– sẽ chẳng có ai lo. Nhà nước từ thời điểm đó, sẵn sàng bảo vệ sự ngăn chia giữa hạt nhân và vỏ ngoài, thậm chí với vũ lực và vũ khí. Trung quốc hiện nay là một đất nước với hành xử thô bạo nhất trong thị trường lao động và quan hệ việc làm.
Tại Trung quốc Tài sản đạt nhiều quyền lợi hơn là nhân dân
Đảng Cộng sản Trung hoa biết rõ ước vọng của dân chúng và cố gắng phục vụ họ, ít nhất là qua lời nói. Với Chương trình 5 năm lần thứ 11, lên quyết tâm đạt mục tiêu, vào năm 2010 phải xây dựng một „xã hội công bằng bác ái“. Trên thực tế Đảng Cộng sản Trung hoa đã ký duyệt một đề án khổng lồ tài trợ nhóm tư bản: Qua đó Doanh nghiệp tư nhân được Nhà nước tài trợ không những một cách trắng trợn mà còn như dưới một hình thức cấu kết với nhau.
Những người cộng sản Trung hoa biểu lộ sự đổi mới quan điểm của họ rất rõ ràng và rầm rộ, bởi thế Hiến pháp cũng được thay đổi, để mọi người đếu nhìn thấy, rằng đây không là một cải cách vớ vẩn, mà thật sự là một cuộc cách mạng. Cho đến tháng Ba năm 2004, Nhà nước mang trọng trách „Hướng dẫn, Kiểm soát và Điều tiết“ khu vực Tư nhân. Nó là người Anh cả, tạo kỷ luật và vinh công xử tội, nó có thể đồng ý hoặc khước từ những quan hệ hữu cơ với những địa hạt khác. Với Hiến pháp mới, lần đầu tiên tài sản tư hữu được tuyên bố là một vấn đề tư nhân. Là „bất khả xâm phạm“. Trong tương lai tại Trung quốc ngay cả gia tài thừa hưởng cũng được bảo vệ. Điều luật 11 Hiến pháp hiệu lực hiện nay đòi hỏi Nhà nước phải can thiệp thuận lợi cho quyền lợi tư nhân. Nhà nước có phận sự phải „khuyến khích và ủng hộ, trợ giúp thành phần tư bản“. Trách nhiệm xã hội của tài sản tưhữu, như ta được biết từ Hiến pháp Đức, ở Trung quốc qua đó biến thành một loại Trách nhiệm của Nhà nước đối với lãnh vực tư nhân. Tư bản hiện nay là thành phần thống trịđược ưu đãi. Và không tại một nước nào trên thế giới doanh nghiệp được tôn thờ như thế. Tài sản tư hữu chiếm đạt được nhiều quyền lợi hơn là nhân dân.
Ngay cả người chết cũng bị xem rẻ rúng trong cuộc sống kinh tế Trung hoa. Năm 2005 theo phỏng đoán từ phương Tây, tại Trung quốc có đến 100.000 tai nạn lao động đưa đến tử vong, 10.000 vụ xảy ra tại các hầm mỏ. Một con số nạn nhân cao nhất từ trước đến nay, được tổng kết chỉ từ một quốc gia. Để thúc đẩy xuất khẩu, đó cũng là một trong những mặt của nền „Kinh tế kỳ diệu“ của châu Á, số trẻ em bị đẩy đi lao động tại Trung quốc lên đến 7 triệu, toàn khu Á châu là 130 triệu. Các em phải dệt thảm, bốc vác hàng nặng, làm việc lắp ráp trong những hãng sản xuất đồ nhựa. Nói chung lại, trẻ em làm giá lao động giảm xuống.
Marx đã thu thập nhận thức của mình tại Trung quốc?
Từ thời kỳ man rợ của cuộc cách mạng kỹ nghệ đến nay chưa từng có một hình thái Tư bản nào dũng mãnh như thế, nó đè bẹp tất cả mọi thứ trên bước tiến của nó, khi cần, tướt luôn cả tuổi thơ của trẻ em, tướt luôn sự lành lặn của những con người đang khỏe mạnh. Như thể là Marx đã nhìn thấy được sự tán tận lương tâm của Tư bản chủ nghĩa ngay trong những hầm mỏ tại Trung quốc và trong những nhà máy dệt tại Ấn độ: „Tư bản tự nó luôn có dị ứng kinh sợ trước những địa hạt không có lợi nhuận hoặc giả qúa ít lợi nhuận, giống như thiên nhiên ngừng chân trước khoảng không. Lợi nhuận càng thích hợp, tư bản càng trân tráo táo bạo. 10 phần trăm chắc ăn, ta xử dụng nó ở đâu cũng được; 20 phần trăm, nó trở nên linh họat; 50 phần trăm, nó sẽ tích cực mạo hiểm; 100 phần trăm, nó đạp lên tất cả những luật lệ hiện có của con người (đã từng lập ra – ND); 300 phần trăm, không có một tội ác nào nó không dám thực hiện, dẫu cho thậm chí máy chém đứng đợi ngay trước mặt.“
70 triệu đảng viên Đảng cộng sản Trung hoa cũng phải đứng nghiêm chào, khi những Đại doanh nghiệp đệ trình những yêu cầu của họ. Những gì được gọi là Đảng của những người trí thức, bắt đầu trong hoạt động bí mật từ thời phong kiến thuộc địa, nay tự cảm nhận gánh vác trách nhiệm đại diện cho ba thành phần, theo như phát biểu của Jiang Zemin, cựu Chủ tịch nước kiêm Lãnh đạo Đảng hồi đầu thiên niên kỷ. Đại diện của xí nghiệp như Chủ tịch Hội đồng quản trị của hãng Haier, đã ngồi được vào ban Chấp hành trung ương, nơi chốn thiêng liêng nhất của Đảng CS Trung hoa.
Những người cộng sản Trung hoa không còn là cộng sản nữa theo tinh thần người cộng sản chúng ta biết từ thời đại Sô viết. Họ nay là những người quốc gia chủ nghĩa, muốn đưa đất nước họ, sau cuộc hành trình hàng thập niên quanh co vô định, trở thành một trong những quốc gia hùng mạnh.
Phần lớn lãnh thổ Trung quốc nay đã trở thành những khu vực kinh tế đặc cách, chỉ phục vụ duy nhất cho mục đích, mang lại lợi nhuận ròng, lợi nhuận trong bản thể tinh chất nhất.
Tại Trung quốc hạt nhân sản xuất luôn luôn được hâm nóng bởi những năng lượng mới, khai thác từ vỏ ngoài của qủa cầu Kinh tế quốc dân. Bởi chính Nhà nước này, đã để mặc đám đông thợ thuyền thất nghiệp và những nông dân cơ cực, tự động từ từ bị cuốn hút vào vòng xoáy của dây chuyền sản xuất. Nhà nước thực hiện công việc này, bằng cách không cần lo cho một ai trong dân chúng. Trọng trách của Nhà nước: khâu môi giới việc làm cho người lao động – chính thúc bách của sống còn đã tự động hoàn, tất nhà nước chẳng cần mó tay vào.
Sự tương phản so với phương Tây đập ngay vào mắt. Trong khi con số lực lượng lao động nói chung, nhất là tại châu Âu giảm thiểu dần, được điều chỉnh có tổ chức qua những chương trình Hưu trí sớm, Tái bố trí việc làm, An sinh xã hội hoặc Trợ cấp thất nghịêp, … châu Á đi con đường hoàn toàn trái ngược. Nguồn Lao động sẵn sàng được cung cấp không bao giờ cạn, tuy nhiên dưới điều kiện rất tàn khốc, do chính cơn xoáy sản xuất chỉ định. Và Nhà nước này, hiện nay không mang một bản chất phụng sự xã hội nào, nó hoàn tất thêm một chức năng khác. Nó không những canh giữ để trọng điểm Kinh tế quốc dân không đánh mất năng lượng, mà đẩy thêm vào đấy năng lực sản xuất vô tận, những lao động không còn chọn lựa nào khác hơn là bán sức lao động của họ với bất cứ giá nào.
Phương thức vừa tàn khốc lại vừa tinh khôn
Sái biệt giữa đồng lương chết đói và doanh thu của Xí nghiệp chính là lợi nhuận của doanh nghiệp. Nó chính là nhiên liệu, luôn luôn đốt để nhiệt độ của hạt nhân Kinh tế quốc dân của các nước Trung hoa, Ấn độ, và những con rồng châu Á khác tăng triển không ngừng. Nguồn dự trữ sức người khổng lồ đã cầm giữ món hàng lao động mãi mãi rẻ mạc nhưhiện nay. Mỗi năm tại Trung quốc, hàng triệu nông dân rời bỏ ruộng đồng để mong kiếm được việc làm trong kỹ nghệ. Họ sống chui rúc, ngủ chung hai hoặc ba người cùng nhau trên một giường, và chấp nhận đồng lương đôi khi chỉ vài xu (Euro) một giờ. Đằng sau họ là một lực lượng với con số phỏng đoán 175 triệu thất nghiệp tại Trung hoa và 100 triệu thất nghiệp tại Ấn độ, chưa kể đến con số 375 triệu người trong lãnh vực trồng trọt chăn nuôi, thấp thỏm chờ đợi cơ hội để tiến về thành phố. Duy chỉ lực lượng lao động dự bị này đã lớn hơn tổng số lao động hiện thời của Mỹ quốc và Âu châu gộp chung lại.
Lao động dự bị không thiếu, bởi quốc gia lớn của Á châu vẫn chưa đạt đến cực đỉnh của tăng trưởng dân số. Và cho đến khi nào còn nắm được trong tay lực lượng này mà không phải tốn một xu nuôi dưỡng, họ chính là đoàn quân trừ bị của kỹ nghệ và là một ưu việt lớn của Trung quốc và Ấn độ trong cuộc chiến Kinh tế toàn cầu. Con người vẫn sẽ khổ cực nhưng Kinh tế quốc dân ngày càng lớn mạnh.
Điều quan trọng nên biết, về sự khác biệt giữa một quốc gia đang tiến công và một xã hội thoái trào: Ngay chính người thất nghiệp cũng không hẳn là người thất nghiệp. Người thất nghiệp phương Tây là hạt nhân năng suất của hôm qua, người thất nghiệp Trung hoa là năng suất dự trữ cho ngày mai. Một nơi (phương Tây) là gánh nặng cho Kinh tế quốcdân, phí tổn cao. Một nơi (các con rồng và cọp châu Á) hổ trợ cho Kinh tế quốc dân, bởi sự hiện hữu của họ là một nguyên cớ giảm giá đồng lương lao động. Nó ức chế thị trường lao động với giá rẻ mạt và trói buộc công nhân luôn luôn cúi đầu ngoan ngoãn.
Bước đi của khối lãnh đạo Á châu vừa tàn nhẫn lại vừa tinh khôn. Tàn nhẫn, bởi họ phong tỏa hàng triệu đồng bào của họ không đến được gần mâm cơm sung túc. Rất nhiều người dân ở thôn quê và đặc biệt tại miền Bắc đất nước theo dõi trên màn truyền hình một Trung quốc, không có mảy may điểm chung nào với cuộc sống thường nhật của họ. Khôn ngoan, bởi Nhà nước bảo vệ hạt nhân tăng trưởng của nó như một con diều hâu bảo vệ ổ trứng. Một nền kỹ nghệ xuất khẩu đang thoát thai, để dạy cho thế giới bài học khiếp sợ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét