Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 21 tháng 10, 2024

Tuyệt Vời! Tổng Hội CSQG, (Ban Điều Hành Chính Tại San Jose), Quyên Góp Trợ Giúp Thương Binh và Quả Phụ VNCH, Con Số Rất Đáng Khen Ngợi: 34 ngàn, 596 đô la! và Kính Chuyển Tin Thế Giới Theo Dòng Thời Sự - Lê Văn Hải


Qua nửa thế kỷ, vẫn giữ một tấm lòng! Một Hội quyên góp ít khi nào có con số kỷ lục như thế! Không phải một lần, mà đã nhiều lần!
Thương Phế Binh VNCH vẫn trông đợi món Quà Tình Thương quý báu này, vào những hơi thở cuối cuộc đời! là niềm an ủi vô biên!
<!>

Lời Chúc Thành Công!
Chúc Mừng Công Tác Kêu Gọi Đóng Góp Trợ Giúp Thương Binh và Quả Phụ Cảnh Sát Quốc Gia VNCH, Lần Thứ 2, Một Lần Nữa Thành Công Tuyệt Vời! Chỉ có CSQG làm được như thế!
Con số Quý Ân Nhân gởi về đóng góp cho mục đích nhân đạo này, đã lên đến con số khá lớn! trên niềm mong đợi! thật đáng khen ngợi:
34 ngàn, 596 đô la!
Xin gởi lời khen ngợi Quý NT, Quý CH, Ân Nhân và Thân Hữu, đã chung tay, tạo ra con số tròn vẹn tình yêu thương tốt đẹp này. Đây là món quà tinh thần quý báu, niềm an ủi vô biên, cho những mảnh đời rách nát, thương đau sau cuộc chiến, phải sống dưới chế độ cộng sản. Nhân đây, dù thời gian qua nửa thế kỷ, tưởng cần nhắc lại chút hình ảnh thương đau của thương binh, cũng là một điều cần thiết.


Bằng giây phút cách đây gần nửa thế kỷ!

-Tính tới tính lui kể cả năm năm nay, 2024, non nửa thế kỷ, người nhỏ nhất ngày trước từng là lính VNCH nay cũng đã tới 70 tuổi. Ví dụ anh ấy nhập ngũ lúc 18 tuổi vào đầu năm 1975 thì đến giờ cũng đã 68 tuổi. Những con người này cho dù có lành lặn bình thường, thì nay về tuổi tác họ cũng đã già cả không còn nhiều sức lực, chưa kể đến những anh em Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa (TPB/VNCH) vốn đã thiếu một phần thân thể, suốt ngày buộc phải lê lết hết chỗ này đến chỗ kia, ngày no ngày đói và phải bươn chải đủ thứ nghề nghiệp nhằm kiếm sống qua ngày cho hết trọn cuộc đời trót đa mang quá nhiều chuyện khổ ải.
 

Có lẽ chúng ta ít biết về cuộc sống của các anh em TPB/VNCH ở Việt Nam hiện giờ, họ vất vưởng ban ngày mà giống hệt như những bóng ma đêm. Kỷ niệm đau đớn nhất luôn hằn sâu trong ký ức họ có lẽ chính là cái ngày đen tối 30/4/1975. Có người kể cho chúng tôi nghe chuyện thế này: Vào sáng sớm ngày 1/5/1975, các anh em TPB/VNCH đang điều trị tại Tổng Y Viện Cộng Hòa ở Gò Vấp, đã chứng kiến cảnh các binh lính Việt cộng trên 2 chiếc xe Jeep có cắm lá cờ sao vàng, nửa xanh, nửa đỏ, phóng thẳng vào cổng Tổng Y Viện Cộng Hòa. Tiếp theo, 2 chiếc xe Jeep ngừng ngay trước cửa văn phòng của Chỉ huy trưởng Tổng Y Viện. Các binh lính Việt cộng với súng AK trên tay, hùng hổ xông vào trong, chừng hơn mười phút sau họ dẫn vị y sĩ – Chuẩn tướng Phạm Hà Thanh lên một trong 2 chiếc xe Jeep và chở ông đi đâu không rõ.


Chừng 15 phút sau nữa, một thông báo phát bằng loa phóng thanh do người của các Việt cộng đọc, nói rõ rằng tất cả các thương bệnh binh Việt Nam Cộng Hòa đều “phải lập tức rời khỏi bệnh viện trong vòng 24 giờ, kể từ sau khi nghe xong thông báo này”. Vậy là một quang cảnh hoảng loạn bắt đầu xảy ra. Các anh em TPB/VNCH cứ người còn đi được, hoặc may mắn còn chút sức tàn, dắt díu các thương binh bạn, lục tục khập khiễng kéo nhau rời khỏi nơi điều trị.
Sau khi phần đông người đã đi hết, số còn lại chỉ còn các anh em thương bệnh binh bị thương nặng, máu me đầy áo quần còn dính bùn đất. cố bò, lết rời khỏi cổng Tổng Y Viện Cộng Hòa. Hình ảnh không khác gì cảnh địa ngục!


Như đã nói, cho dù đôi khi bị xã hội ngược đãi, nhưng những anh em TPB/VNCH này cũng phải sống, vì thế bằng mọi giá họ vẫn phải tìm cách mưu sinh như bao con người khác. Trừ một vài trường hợp may mắn, chúng tôi cảm nhận rằng đa số họ đều rơi vào cảnh túng quẫn. Trong trường hợp không nương nhờ được vào người thân hoặc không còn người thân, nhiều anh em TPB/VNCH đành phải kiếm lấy cái ăn bằng những nghề mà đa số người khuyết tật ở Việt Nam thường theo đuổi bao đời nay, như đi bán vé số, bán tăm nhang, đi hát dạo…thậm chí là ngửa tay đi ăn xin để hòng đắp đổi qua ngày đoạn tháng.
Một số anh em TPB/VNCH may mắn, gặp lại những đồng đội xưa từ nước ngoài trở về, đã nhín chút ít để giúp đỡ cho những chiến hữu cũ đang chịu cảnh đói rách, tật nguyền.


Khi chúng tôi thử hỏi các anh em TPB/VNCH nêu trên có nguyện ước, mong muốn gì trong thời gian sắp tới, họ đều chung một suy nghĩ, chút niềm mong ước cuối đời: “Anh em chúng tôi chỉ mong muốn các nhà từ thiện, các Hội thương phế binh ở nước ngoài cũng như các bạn đồng đội xưa, vẫn còn tưởng nhớ đến mình, đến đồng đội, bạn bè, người thân, dành cho chúng tôi chút đỉnh tiền quà gì đó, để qua ngày qua tháng, được chút nào cũng tốt chút ấy; vậy thôi chứ chúng tôi đâu dám “há miệng, há mồm” gì nữa! Chúng tôi luôn ngóng trông, rất mong được nhận sự giúp đỡ dù ít dù nhiều và rất cảm ơn mọi người còn nhớ đến các anh em TPB/VNCH chúng tôi…”
Cảm tạ Quý NT, Quý CH, Ân Nhân và Thân Hữu, đã chung tay, tạo ra con số tình yêu thương tốt đẹp này, là;

34 ngàn, 596 đô la!

Đây là món quà tinh thần quý báu, niềm an ủi vô biên, cho những mảnh đời rách nát, thương đau sau cuộc chiến, dưới chế độ cộng sản


Xin Trời Phật trả công bội hậu, những cử chỉ tốt lành, mà Quý Vị đã thực hiện. Ban nhiều ơn lành cho Quý vị và Gia Đình. Chân thành cảm ta.


Sau đây là Email sau cùng của Niên Trưởng Thái Văn Hòa, báo cáo công tác quyên góp:


-Tổng Hội CSQG trân trọng cám ơn KQ Lê Văn Hải, Hội Trưởng Hội Truyền Thông Người Việt Bắc CA đã thể hiện tấm lòng vàng dành cho Thương Binh và Quả Phụ CSQG VNCH với chi phiếu $200.00 đã gởi cho CH Hà Đình Huy (Duy Văn) để nhờ chuyển đến Tổng Hội CSQG.
Tổng cộng số tiền đã thu nhận được tính đến ngày 20 tháng 10 năm 2024 là $34,996.05 gồm $34,596.05 đã được cập nhật (Xin xem danh sách) và $400.00 sẽ được liệt kê trong danh sách sau ngày 31 tháng 10 năm 2024.

Trân trọng,
Thái Văn Hòa


Tổng Hội CSQG trân trọng cám ơn những tấm lòng vàng đã dành cho Thương Binh và Quả Phụ CSQG VNCH:
-K1 Nguyễn Thị Thanh Thủy: $100.00 (cash)
-Đại Úy CSQG Lê Thị Dung: $100.00 (cash)
Tổng cộng số tiền đã thu nhận được tính đến ngày 12 tháng 10 năm 2024 là $34,796.05 gồm $34,596.05 đã được cập nhật danh sách và $200.00 vừa nhận được từ 2 vị hảo tâm trên.
Trân trọng,
Thái Văn Hòa


Tin Quốc Tế Đó Đây

Hamas Tiếp Tục Từ Chối Thả Con Tin ở Gaza Nếu Do Thái Không Ngừng Bắn


(AP - Osamah Abdulrahman: Người dân ở Yemen giơ cao áp-phích của cố lãnh đạo Hamas Yahya Sinwar, trong một cuộc biểu tình chống Do Thái ở Sanaa, Yemen, ngày 18/10/2024.)
-Ngày 18/10/2024, ngay sau khi xác nhận thủ lĩnh Yahya Sinwar bị thiệt mạng, lực lượng Hamas tuyên bố sẽ không trả tự do cho gần 100 con tin vẫn bị giam giữ ở dải Gaza nếu quân đội Do Thái không ngừng chiến dịch oanh kích. Nhánh vũ trang của Hamas khẳng định cuộc chiến sẽ tiếp tục "cho đến khi giải phóng được Palestine" và cái chết của Yahya Sinwar "sẽ càng tăng cường" sức mạnh cho phong trào.
Một ngày sau khi có thông tin Sinwar thiệt mạng, lãnh tụ tối cao Iran Ali Khamenei đã lên tiếng, nhấn mạnh rằng phong trào Hồi giáo Palestine Hamas sẽ "tiếp tục tồn tại". Theo nhận định của một số chuyên gia, được thông tấn xã Reuters trích dẫn ngày 19/10, dường như Hamas đang tìm một thủ lĩnh mới nhưng ở bên ngoài dải Gaza. Trong khi đó, Muhammad Sinwar, em trai của Yahya, được cho là sẽ giữ vai trò quan trọng hơn trong cuộc chiến chống Do Thái trên dải Gaza. Nhân vật này cũng đang bị quân đội Do Thái truy lùng, theo phát ngôn viên quân đội Daniel Hagari.

Thủ lĩnh của Hamas bị thiệt mạng trong bối cảnh căng thẳng leo thang ở Trung Đông, nơi Do Thái tham chiến với Hezbollah Lebanon từ cuối tháng 09 và đe dọa đáp trả cuộc tấn công phi đạn của Iran vào lãnh thổ Do Thái vào ngày 1/10. Để gửi thông điệp ủng hộ những lực lượng đứng dậy chống Do Thái, vài ngàn người dân Iraq đã tập trung ở Kerbala, thành phố thánh của người Hồi giáo theo hệ phái Shiite, sau lễ cầu nguyện thứ Sáu 18/10. Thông tín viên Marie-Charlotte Roupie của Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tại thủ đô Baghdad của Iraq tường thuật:
"Cuộc tập hợp có quy mô ấn tượng. Hàng ngàn người ở Karbala, vẫy cờ Iraq, Lebanon và Palestine. Mushtaq đến từ Baghdad cho biết: "Chúng tôi đến để ủng hộ dân tộc chúng tôi, người dân Palestine và người dân Lebanon đang phải chịu những tội ác, tội diệt chủng và đáng tiếc là các nước Âu Châu và Ả Rập vẫn im lặng!"

Để tiếng nói của họ được lắng nghe, người dân từ khắp các tỉnh miền Nam Iraq đã hưởng ứng lời kêu gọi của đại giáo chủ hệ phái Shiite Ali Al-Sistani. Người biểu tình ở tỉnh Dhi Qar hát vang bài ca ngợi lãnh đạo Hezbollah Lebanon bị Do Thái hạ sát vào cuối tháng 09. Lời bài hát có đoạn "Hãy lắng nghe lời hứa của tỉnh Dhi Qar, chúng tôi sẽ không bao giờ quên báo thù cho Hassan Nasrallah".
Họ đến trước lăng Imma Hussein, một công trình mang ý nghĩa biểu tượng, hiện thân của những anh hùng tử vì đạo. Hadi al-Moussawi, Giám đốc một phong trào thanh niên theo hệ phái Shiite, phát biểu: "Chúng tôi lên án việc làm của Do Thái khi nhắm đến các thủ lĩnh Hồi giáo, Ả Rập và hệ phái Shiite. Chúng tôi biết rằng Hamas là một tổ chức theo hệ phái Sunni còn Hezbollah theo hệ phái Shiite nhưng họ có một kẻ thù chung: đó là Do Thái. Đạo Hồi đoàn kết sẽ cùng nhau đối đầu với Do Thái, như là một cá thể, không phân biệt Shiite hay Sunni".
Tên của Yahya Sinwar, bị chết hôm trước, đã không được nêu trong các bài diễn văn chính nhưng điều đó không cấm cản nhiều người biểu tình ca ngợi "sự hy sinh anh hùng" của người đứng đầu cơ quan chính trị Hamas".


Nga Kiểm Tra Khả Năng Sẵn Sàng Chiến Đấu của Đơn Vị Phi Đạn Nguyên Tử


(Ảnh thử nghiệm phi đạn-đạn đạo xuyên lục địa Yars của Nga được cơ quan báo chí Bộ Quốc phòng Nga công bố ngày 26/10/2022.)
-Nga đang kiểm tra khả năng sẵn sàng chiến đấu của một đơn vị được trang bị phi đạn-đạn đạo xuyên lục địa Yars tại một khu vực phía Tây-Bắc thủ đô Mạc Tư Khoa, các hãng thông tấn dẫn tin từ Bộ Quốc phòng cho biết ngày 18/10/2024.
Yars, có thể được khai triển trong hầm chứa hoặc gắn trên bệ phóng di động, có tầm bắn lên tới 11.000 cây số và có khả năng phóng nhiều đầu đạn nguyên tử.
Nga đã tiến hành một loạt các cuộc tập trận nguyên tử trong năm nay mà các nhà phân tích an ninh cho là các tín hiệu nhằm ngăn chặn phương Tây can thiệp sâu hơn vào cuộc chiến ở Ukraine.
Cuộc tập trận mới nhất diễn ra trong cùng tuần lễ mà Liên minh Phòng thủ Bắc Đại Tây Dương (NATO) tiến hành cuộc tập trận nguyên tử thường niên và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy công bố "kế hoạch chiến thắng" của mình.

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết vào tháng trước rằng Mạc Tư Khoa đã mở rộng danh sách các kịch bản có thể thúc đẩy nước này sử dụng vũ khí nguyên tử, về cơ bản là hạ thấp ngưỡng sử dụng vũ khí nguyên tử. Ukraine cáo buộc Mạc Tư Khoa tống tiền bằng vũ khí nguyên tử.
Trong cuộc thử nghiệm mới nhất, một đơn vị ở vùng Tver sẽ thực hành di chuyển phi đạn Yars trên thực địa ở khoảng cách lên tới 100 cây số dưới lớp ngụy trang và bảo vệ chúng khỏi các cuộc tấn công trên không và các nhóm phá hoại của đối phương, Interfax trích dẫn lời Bộ Quốc phòng cho biết.
Trước đó, Nga đã tiến hành hai đợt tập trận liên quan đến các đơn vị phi đạn Yars vào tháng 7. Năm nay, nước này cũng đã tổ chức ba đợt tập trận để thử nghiệm công tác chuẩn bị phóng phi đạn nguyên tử chiến thuật, có tầm bắn ngắn hơn và năng suất thấp hơn so với phi đạn chiến lược liên lục địa.
Trong suốt cuộc chiến ở Ukraine, ông Putin đã nhiều lần nhắc nhở rằng Nga có kho vũ khí nguyên tử lớn nhất thế giới, nhưng ông vẫn nhấn mạnh rằng Nga không cần phải dùng đến vũ khí nguyên tử để giành chiến thắng ở Ukraine.


Chiến Tranh Ukraine: Xuất Hiện Những Hình Ảnh Đầu Tiên Về Binh Sĩ Bắc Hàn ở Nga


( Ảnh màn hình cắt từ video của SPRAVDI được newsukraine.rbc.ua đăng ngày 18/10/2024 về khả năng lính Bắc Hàn nhận quân phục tại một doanh trại nằm ở vùng Viễn Đông của Nga.)
-Viện SPRAVDI, Trung tâm Thông tin về An Ninh và Truyền thông Chiến lược Ukraine, trực thuộc bộ Văn Hóa, trên tài khoản X hôm 18/10/2024 đăng nhiều hình ảnh cho thấy các binh sĩ Bắc Hàn đang nhận quân phục Nga và thiết bị tại một doanh trại nằm ở vùng Viễn Đông của Nga.
Trong đoạn video dài 27 giây, nhiều binh sĩ Á Châu đang xếp hàng để nhận thiết bị quân sự từ những nhân viên quân sự Nga và có thể nghe được nhiều lời nói bằng tiếng Triều Tiên. SPRAVDI nêu rõ những hình ảnh này được ghi lại 72 tiếng đồng hồ sau khi số lính Bắc Hàn đến trại huấn luyện quân sự Sergievski, vùng Primorsky, Viễn Đông Nga và đang chờ điều đến Ukraine.

Tuy nhiên, Yonhap cho biết chưa thể xác nhận được quốc tịch của những binh sĩ trong đoạn video. Hãng tin Nam Hàn nhắc lại Cơ quan Tình báo NIS của Hán Thành hôm 18/10 khẳng định rõ là trong khoảng thời gian từ ngày 8 đến 13/10/2024, khoảng 1.500 lính đặc công Bắc Hàn đã lên 4 tàu đổ bộ và 3 khinh hạm của Nga tại 3 cảng ở Bắc Hàn hướng đến Vladivostok, Nga.
Dù vậy, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin, trong cuộc họp nhóm G7 tại Napoli, Ý Ðại Lợi đã tỏ ra cẩn trọng khi cho biết chưa thể xác nhận việc khai triển lính Bắc Hàn tại Nga. Nhưng ông cũng nhấn mạnh rằng nếu thông tin này là chính xác, hành động gởi quân này của Bình Nhưỡng là đáng lo ngại.


Paris Dùng Lợi Nhuận Tài Sản Nga Bị Phong Tỏa Để Chi Viện Quân Sự Cho Kyiv


(Thanh Hà/RFI: Hệ thống pháo tự hành CAESAR của Pháp tại hội chợ vũ khí Euroatory 2024, khu triển lãm Villepinte, Bắc Paris, Pháp.)
-Trong một phỏng vấn dành cho báo Pháp Tribune Dimanche, đăng ngày 20/10/2024, Bộ trưởng Quân Lực Pháp Sébastien Lecornu cho biết Paris sẽ dùng lợi nhuận từ tài sản của Nga bị phong tỏa để mua vũ khí cho Ukraine.
Lãnh đạo quốc phòng Pháp nêu rõ, "Pháp đã thu được khoảng 300 triệu Euro chỉ riêng cho cuối năm 2024". Số tiền này giúp "đặt mua 12 khẩu pháo Caesar để giao cho Ukraine, cũng như các loại pháo 155 ly, phi đạn Aster, bom điều hướng AASM, các bệ phóng và phi đạn Mistral…"

Khi được hỏi về bản "Kế hoạch giành thắng lợi" được Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelensky, trình bày trong tuần với các đồng minh phương Tây, Bộ trưởng Lecornu đánh giá một số khía cạnh của văn bản này là "thú vị và đáng được nghiên cứu, tìm hiểu thêm". Theo ông, "kế hoạch này trước hết cho thấy Ukraine đang chuẩn bị cho các cuộc đàm phán có thể diễn ra. Chúng ta có nhiệm vụ giúp ông ấy ngồi vào bàn đàm phán trong thế thuận lợi. Bởi vì rõ ràng, Nga chỉ sẽ tôn trọng sự cân bằng quyền lực".
Theo lãnh đạo quốc phòng Pháp, "phương Tây có thể cung cấp những bảo đảm an ninh nào cho Ukraine?". Ngoài việc gia nhập Liên minh Phòng thủ Bắc Đại Tây Dương (NATO), "các nước đồng minh có thể làm được điều gì để hỗ trợ Ukraine xây dựng một lực lượng quân đội hùng mạnh, có khả năng răn đe lâu dài nước Nga?" là những điều cần phải suy nghĩ.
Cũng trong cuộc trả lời phỏng vấn này, Sébastien Lecornu cho biết thêm Pháp quyết định tăng cường an ninh cho các nhà lãnh đạo ngành công nghiệp quốc phòng do những mối đe dọa đến từ Nga. Báo Pháp Le Monde hôm 18/10, dẫn bài viết từ The Guardian của Anh, cho biết các cơ quan tình báo Âu Châu nghi ngờ Nga đang thực hiện các hành động phá hoại tại Âu Châu.

Về tình hình chiến sự, Nga tiếp tục bắn phá các cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine. Hôm 19/10, một cơ sở năng lượng của Ukraine tại vùng Soumy đã bị Nga oanh kích, khiến hơn 3.000 người dân không có điện vào lúc nhiệt độ ngoài trời đã xuống gần đến mức 0°C. Bộ Quốc phòng Nga cũng cho biết đã bắn hạ hơn 110 drone của Ukraine nhằm vào vùng Mạc Tư Khoa và nhiều vùng khác trên lãnh thổ Nga.
Hôm 20/10, Ukraine cho biết đã tiến hành một cuộc tấn công bằng drone nhắm vào một nhà máy sản xuất chất nổ quan trọng của Nga, cách 750 cây số biên giới với Ukraine. Chính quyền Nga xác nhận thông tin nhưng khẳng định cuộc tấn công đã bị đẩy lui. Phía Ukraine cũng không nêu rõ thiệt hại đối với hoạt động của nhà máy. Nhiều đoạn video trên mạng xã hội cho thấy một tiếng nổ lớn trong vùng và nhiều drone nhỏ bị hệ thống phòng không bắn hạ. Thông tấn xã AFP cho biết chưa thể kiểm chứng được những hình ảnh này.


G7 Khẳng Định Các Cam Kết Đối Với Ấn Độ-Thái Bình Dương, Ukraine và Vùng Cận Đông


(REUTERS / Ciro De Luca: Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine, Rustem Umerov (trái), cùng với Bộ trưởng Quốc phòng 7 nước G7, cùng với người đứn đầu ngành ngoại giao Âu Châu Josep Borrell và Tổng Thư ký NATO Mark Rutte (phải) chụp ảnh chung tại hội nghị G7 các Bộ trưởng Quốc phòng, Napoli, Ý Ðại Lợi, ngày 19/10/2024.)
-Ngày 19/10/2024, kết thúc họp tại Napoli, Ý Ðại Lợi, Bộ trưởng Quốc phòng các nước thành viên G7 - nhóm bảy nước nền kinh tế tiên tiến - đã cam kết phối hợp hiện diện an ninh-quốc phòng tại vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương, bày tỏ quan ngại về những "mối đe dọa" nhắm vào lực lượng gìn giữ hòa bình Finul ở Lebanon, đồng thời tái khẳng định duy trì sự hậu thuẫn "không gì lay chuyển" đối với Ukraine.

Đây là cuộc họp cấp Bộ trưởng Quốc phòng đầu tiên trong khuôn khổ G7 - một diễn đàn theo truyền thống mang tính kinh tế. Ngoài sự hiện diện của Bộ trưởng Quốc phòng đến từ 7 nước: Mỹ, Pháp, Đức, Nhật Bản, Anh Quốc, Gia Nã Ðại và Ý Ðại Lợi, còn có sự tham gia của tân Tổng Thư ký Liên minh Phòng thủ Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mark Rutte, lãnh đạo ngành ngoại giao Liên Hiệp Âu Châu Josep Borrell và Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov.
Theo NHK, trong thông cáo chung, lãnh đạo quốc phòng bảy nước bày tỏ quan ngại về các cuộc tập trận quy mô lớn gần đây của Trung Quốc, xung quanh đảo Đài Loan. Các nhà lãnh đạo quốc phòng nhắc lại "sự phản đối mạnh mẽ đối với bất kỳ nỗ lực đơn phương nào nhằm thay đổi nguyên trạng bằng vũ lực hoặc cưỡng ép".
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản thể hiện lo lắng về việc chiến đấu cơ Nga và Trung Quốc gần đây xâm phạm không phận nước này, và khẳng định rằng Mạc Tư Khoa đang tăng cường hợp tác với Bắc Kinh và Bình Nhưỡng.

Về tình hình Cận Đông, thông tấn xã AFP cho biết lãnh đạo quốc phòng 7 nước và Âu Châu cho rằng cái chết của thủ lĩnh Hamas, Yahya Sinwar đang mở ra một "cơ hội cho một con đường tiến đến hòa bình", một "triển vọng mới" cho một lệnh ngừng bắn ở Gaza. Các Bộ trưởng Quốc phòng của G7 còn bày tỏ quan ngại về những hiểm họa cho an ninh của Finul, lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc. Lãnh đạo ngoại giao Âu Châu Josep Borrell kêu gọi một biện pháp cải cách từ phía Hội Đồng Bảo An nhằm tăng cường vai trò của Finul.
Cuối cùng, thông cáo chung của G7 tái khẳng định "sự hậu thuẫn không gì lay chuyển cho tự do, quyền chủ quyền, nền độc lập và sự toàn vẹn lãnh thổ" của Ukraine, đồng thời nhấn mạnh "ý định tiếp tục hỗ trợ Ukraine, kể cả về mặt quân sự trong ngắn và dài hạn". Văn bản cũng cho biết các Bộ trưởng "ủng hộ Ukraine trên con đường không thể đảo ngược hướng tới sự hội nhập vào không gian Âu Châu-Đại Tây Dương, bao gồm cả việc tham gia NATO".


Moldova bầu Tổng thống và trưng cầu dân ý về gia nhập Liên Hiệp Âu Châu


(AP - Vadim Ghirda: Tổng thống Moldova, bà Maya Sandu chụp ảnh sau cuộc họp bầu cử ở Magdacesti, Moldova, ngày 17/10/2024.)
-Ngày 20/10/2024, Moldova tổ chức hai cuộc bỏ phiếu quan trọng: Bầu cử Tổng thống và trưng cầu dân ý về gia nhập Liên Hiệp Âu Châu (EU).
Kể từ khi Liên Xô sụp đổ năm 1991, quốc gia nhỏ với chưa đầy 3 triệu dân nằm sát Ukraine và Lỗ Ma Ni, vẫn bị giằng xé giữa việc tiếp tục nằm trong vòng ảnh hưởng của Nga hay xích lại gần với phương Tây. Tuy nhiên, chính phủ lo ngại Nga can thiệp vào quá trình bầu cử. Đặc phái viên Daniel Vallot của Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tường trình từ Moldova:
"Đây chính là thách thức trong đợt bầu cử lần này được đảng cầm quyền và Tổng thống trung hữu Maya Sandu nêu bật. Bà Maya Sandu đặt cược rất nhiều vào cuộc bầu cử, trước tiên là vì bà hy vọng tái đắc cử thêm nhiệm kỳ 4 năm trước Igor Dodon, ứng viên được Nga ưu ái.

Tiếp theo là vì, nếu phe "ủng hộ" giành chiến thắng trong cuộc trưng cầu dân ý thì mục tiêu gia nhập Liên Hiệp Âu Châu sẽ được ghi vào Hiến pháp. Kết quả này sẽ không thể đảo ngược tại một đất nước, từ lâu vẫn nằm dưới sự giám hộ của Nga nhưng dưới thời Tổng thống Maya Sandu, đang cố gạt bỏ ảnh hưởng này trong bối cảnh rất cụ thể, đó là cuộc chiến ở Ukraine. Cuộc chiến này vừa đóng vai trò phát lộ vừa là tác nhân tăng tốc dự án hướng đến Âu Châu ở Moldova. Dự án này không hẳn là hiển nhiên ngay từ đầu bởi vì một phần dân cư là người nói tiếng Nga và vẫn gắn bó với những mối liên hệ được thiết lập từ lâu với Nga.
Mạc Tư Khoa muốn gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử này. Tại Moldova, Nga có nhiều "trợ thủ". Trước tiên là các đảng ủng hộ Nga. Họ sẽ kêu gọi bỏ phiếu chống hoặc tẩy chay cuộc bỏ phiếu. Ngoài những chính đảng này còn có chiến dịch thông tin sai lệch trên mạng xã hội. Cuối cùng là những cáo buộc nghiêm trọng hơn liên quan đến việc mua phiếu bầu. Cảnh sát Moldova khẳng định Nga đã chi số tiền tương đương 13 triệu Euro để thuyết phục hơn 130.000 cử tri bỏ phiếu "không" (gia nhập Liên Hiệp Âu Châu). Vì vậy, các cuộc bỏ phiếu lần này được giám sát rất chặt chẽ.
Mạc Tư Khoa không muốn Moldova - một đất nước có lợi ích lớn với Nga - ngả sang Liên Hiệp Âu Châu như trường hợp nhiều nước Liên Xô cũ, như Gruzia và cả Ukraine".


Bầu Cử và Trưng Cầu Dân Ý Tại Moldova: Nga Gây Ảnh Hưởng Như Thế Nào?


(AP - Vadim Ghirda: Tổng thống mãn nhiệm Moldova, bà Maia Sandu đi bỏ phiếu ngày 20/10/2024 tại Chisinau, thủ đô của Moldova.)
-Hôm 20/10/2024, cử tri Moldova được kêu gọi tham gia hai cuộc bỏ phiếu quan trọng: Bầu Tổng thống và Trưng cầu dân ý về việc gia nhập Liên Hiệp Âu Châu (EU). Đây là một thách thức lớn cho nữ Tổng thống mãn nhiệm Maia Sandu, tái tranh cử nhiệm kỳ thứ hai, và chủ trương đàm phán gia nhập Liên Hiệp Âu Châu.
Theo các cuộc thăm dò, đại bộ phận người dân ủng hộ theo Âu Châu. Tuy nhiên, Nga nắm trong tay nhiều quân bài quan trọng để có thể phá hỏng tiến trình của nữ Tổng thống mãn nhiệm Moldova.

Trả lời RFI Pháp ngữ, Florent Parmentier, chuyên gia về các nước hậu Liên Xô, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chính trị (CEVIPOF), đưa ra một số phân tích:
"Một trong những phương tiện đầu tiên của Nga là các đảng chính trị ở mà mục đích của những đảng này là đề xuất Moldova duy trì một chính sách đối ngoại, theo cách nào đó, không chỉ bị thu hẹp trong việc hội nhập Âu Châu.
Yếu tố gây ảnh hưởng thứ 2 của Nga là khả năng họ có thể huy động một số kênh nhất định, thông qua các nhóm trên Telegram, làm thế nào để gửi thông tin đến một bộ phận công luận cụ thể.
Về nguy cơ bất ổn, đây cũng phần nào là quan ngại của chính quyền Chisinau. Vì vậy, trong bối cảnh chiến tranh ở Ukraine, câu hỏi tiếp theo là Nga có thể gây bất ổn đến mức độ nào?
Có thể nói rằng điều mà Nga quan tâm hiện nay không phải là gây ra một cuộc xung đột bên trong Moldova, trong đó vùng Transnistria sẽ là một nhân tố, mà là cố gắng làm suy yếu càng nhiều càng tốt bà Maia Sandu và nhiệm kỳ Tổng thống của bà theo cách có thể đẩy hẳn Moldova khỏi định hướng thân Âu Châu".


Nhiều Người Ma Rốc Vẫn Tìm Cách Vượt Biên Trái Phép Vào Âu Châu

-Về thời sự Âu Châu, các lãnh đạo Âu Châu đã họp tại Brussels trong hai ngày 17 và 18/10/2024, với trọng tâm là vấn đề nhập cư. Sau cuộc họp hôm 17/10, Hội Đồng Âu Châu đã kêu gọi 'có hành động cụ thể để tạo điều kiện, gia tăng và đẩy nhanh việc trục xuất những người nhập cư bất hợp pháp' ra khỏi Liên Hiệp Âu Châu (EU), đồng thời kêu gọi Ủy Ban Âu Châu (EC) nhanh chóng đưa ra luật mới để thắt chặt chính sách nhập cư vào khối.
Đối với công dân tại nhiều nước, đặc biệt là từ các nước Phi Châu như Ma Rốc, việc xin visa hợp lệ vào Schengen vốn đã khó, nay càng khó hơn. Từ Casablanca, thông tín viên François Hume-Ferkatadji của Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) cho biết thêm thông tin:
"Ahmed năm nay 14 tuổi. Sau khi tan học tại một ngôi trường ở Tanger, cậu thường đến một trung tâm văn hóa ở khu phố và tham gia diễn kịch. Từ nhiều năm qua, cậu đã chuẩn bị cho hành trình đến Tây Ban Nha hoặc Pháp.

Cậu nói: "Tôi thực sự muốn rời đi, vì muốn phát triển, muốn cải thiện bản thân, muốn học… mà muốn làm những điều này ở Ma Rốc thực sự là phức tạp vì trình độ không tốt. Tôi sẽ học tốt hơn ở đó, có nhiều cơ hội việc làm hơn".
Có hàng ngàn người trẻ muốn làm điều tương tự như Ahmed ở Ma Rốc. Nhưng không phải ai cũng xin được visa để du học, hay làm việc hoặc du lịch ở Âu Châu. Ma Rốc là nước thứ hai trên thế giới có nhiều hồ sơ xin visa đến Pháp bị từ chối nhiều nhất. Vì vậy, một số đã tìm cách đến Pháp bằng con đường bất hợp pháp.
Một cư dân ở Fnideq, thành phố miền Bắc đất nước, cho biết đã chứng kiến vào tháng trước cảnh người dân cố gắng vượt biên từ Ma Rốc đến vùng Ceuta của Tây Ban Nha. Hơn 3.000 thanh niên Ma Rốc đã cố gắng đến vùng lãnh thổ này của Âu Châu. Ông nói: 'Tôi hiểu là những người trẻ này thấy cuộc sống ở đây quá khó khó khăn cho họ, không có khả năng để học tập tốt hay kiếm sống một cách đúng nghĩa. Ở đây, họ gặp rất nhiều khó khăn. Con trai tôi cũng đã vượt biên bất hợp pháp và hiện đang ở Madrid, Tây Ban Nha'.
Vào năm 2021, Pháp đã quyết định giảm một nửa số visa cấp cho người Ma Rốc, và điều này đã dấy lên căng thẳng giữa hai nước. Tuy nhiên, Paris đã quyết định bãi bỏ quyết định này một năm sau đó".


Bị Tố Mưu Sát Các Nhà Hoạt Động Ly Khai, Ấn Độ Chọn Mềm Mỏng Với Mỹ Nhưng Gay Gắt Với Gia Nã Ðại


(Phát ngôn viên của Guru Nanak Sikh Gurdwara Sahib và nhà lãnh đạo thanh thiếu niên Gurkeerat Singh (từ trái sang phải), trong một buổi họp báo tại Surrey, tỉnh bang British Columbia, Gia Nã Ðại, ngày 15/10/2024. AP - Darryl Dyck)
-Ấn Độ đang bị chỉ trích trong hai vụ ám sát các nhà hoạt động ly khai người Sikh tại Hoa Kỳ và Gia Nã Ðại. Tuy nhiên, điều đáng nói là cách Tân Ðề Ly phản ứng với các cáo buộc này. Đối với Hoa Thịnh Ðốn, Ấn Độ hứa sẽ tiến hành điều tra nhưng với Ottawa, Ấn Độ lại chọn cách đối đầu, phủ nhận hoàn toàn mọi liên quan.
Căng thẳng giữa Ấn Độ và Gia Nã Ðại bị đẩy thêm một mức khi Ottawa hôm 19/10/2024 cho biết đang xem xét trục xuất thêm các nhà ngoại giao Ấn Độ bị cáo buộc liên quan đến vụ ám sát. Từ Bangalore, thông tín viên Come Bastin của Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) cho biết cụ thể:
"Ngành ngoại giao Ấn Độ có cách phản ứng rất khác biệt đối với hai đồng minh trong hai sự việc có tính chất giống nhau, cho dù người ta chỉ nói đến một vụ mưu sát ở Hoa Kỳ, còn ở Gia Nã Ðại là một vụ giết người.

Cả hai quốc gia đều cáo buộc các cơ quan tình báo Ấn Độ đã tổ chức vụ ám sát những nhà hoạt động Kalistan đòi thành lập một tỉnh bang riêng cho người Sikh ở Ấn Độ.
Theo Tân Ðề Ly, Thủ tướng Gia Nã Ðại Justin Trudeau được cho là đã bịa ra các cáo buộc này để lôi kéo cử tri người Sikh. Tuy nhiên với Hoa Kỳ, Ấn Độ lại thừa nhận một trong các điệp viên của họ có liên quan đến vụ mưu sát, nhưng khẳng định rằng người này không còn phục vụ đất nước.
Tuy nhiên, trong tuần này, Hoa Kỳ đã kêu gọi Ấn Độ nghiêm túc xem xét các cáo buộc do Gia Nã Ðại đưa ra. Điều này cho thấy lập trường của Ấn Độ ngày càng trở nên khó hiểu, theo nhận định của ông Amandeep Sandhu, chuyên gia về tiểu bang Punjab và người Sikh:
"Trông cứ như là một kịch bản thời chiến tranh lạnh, dù chúng ta đang nói về các quốc gia đồng minh, trong thời bình! Một mặt, Ấn Độ chấp nhận hy sinh một trong những điệp viên của họ ở Hoa Kỳ, mặt khác lại tỏ ra rất hung hăng với Gia Nã Ðại. Nhưng để làm gì cơ chứ? Có đến 4% dân số Gia Nã Ðại là người gốc Ấn, có rất nhiều sinh viên, chứ không chỉ là người Sikh!"
Thứ Bẩy (19/10), Gia Nã Ðại cho biết đang nghiên cứu trục xuất thêm các nhà ngoại giao Ấn Độ bị cáo buộc liên quan đến vụ giết người. Trong khi đó, Ấn Độ vẫn kiên quyết phủ nhận mọi cáo buộc".


Cuba: Điện Vẫn Mất Trong Khi Bão Oscar Đang Tới


(AP - Ramon Espinosa: Người dân Cuba đốt củi nấu súp do bị mất điện, tại thủ đô Havana của Cuba, ngày 19/10/2024.)
-Người dân Cuba trải qua hai đêm ngột ngạt liên tiếp vì mất điện do mạng lưới điện quốc gia bị sập hai lần trong 24 tiếng. Tối 19/10/2024, chính phủ thông báo mới tái lập được mạng lưới điện cho gần 1/5 dân cư trên đảo. Ngoài khó khăn do mất điện, người dân Cuba còn phải đối mặt với cơn bão nhiệt đới Oscar hình thành ngoài khơi Bahamas.
Theo thông tấn xã AFP, chưa bao giờ Cuba bị mất điện trên quy mô toàn quốc như lần này. Lazaro Guerra, người phụ trách điện lực ở Cuba, cho biết quá trình khôi phục mạng lưới điện sẽ diễn ra rất chậm và gấp rút mọi việc có thể dẫn đến những hỏng hóc mới và suy giảm dịch vụ. Khoảng 4/5 người dân trên tổng số 10 triệu người ở Cuba vẫn sống trong tình trạng mất điện, như giải thích với của Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) của Malena, 20 tuổi, sống tại Havana:
"Điện bị cắt khiến tình hình phức tạp, phức tạp bởi vì đã gần 24 tiếng không có ánh đèn, chí ít là đối với tôi và bởi vì chúng tôi trải qua một đêm kinh khủng. Trời rất nóng, quạt không hoạt động.

Tôi cố giữ bình tĩnh bởi vì tôi có thể làm được gì khác? Chẳng có thông báo hay giải thích nào, ít nhất là ở khu vực nơi tôi ở, mọi người đều bình tĩnh, chờ chính quyền tìm ra giải pháp. Trên cả nước, chúng tôi đều buồn nản, lo lắng vì tình hình diễn biến phức tạp, nhưng thành thật mà nói tôi tin tưởng các cấp lãnh đạo sẽ giải quyết được vấn đề này".
Tình trạng mất điện vẫn xảy ra ở Cuba, nhưng thường xuyên hơn từ ba tháng nay, do thiếu đến 30% nhu cầu năng lượng. Con số này tăng lên thành 50% hôm 17/10. Cuba có 8 nhà máy nhiệt điện đã lạc hậu, thường xuyên bị hỏng hoặc trong quá trình bảo trì. Cuba cũng bị thiếu chất đốt cho những nhà máy này do lệnh cấm vận của Mỹ từ năm 1962.
Cùng lúc với cảnh mất điện, Cuba chuẩn bị đón bão Oscar dự kiến đổ vào bờ Đông ngày 20/10. Chủ tịch Miguel Díaz-Canel khẳng định trên mạng X tối 19/10 rằng chính quyền ở phía Đông hòn đảo "đang nỗ lực để bảo vệ người dân và các nguồn lực kinh tế trước cơn bão Oscar sắp xảy ra". Theo dự báo, sức có thể lên tới 139 cây số/giờ, kèm theo mưa lớn.


Cộng Đồng Bản Địa Mỹ Latinh Có Nguy Cơ "Tuyệt Chủng" Do Bị Gạt Ra Khỏi Các Hoạt Động ứng Phó Với HIV


(AFP - Pablo Porciuncula: Mặt tiền của của phòng thí nghiệm PCS Lab Saleme sau khi nhà chức trách ra lệnh đình chỉ hoạt động của cơ sở này ở Rio de Janeiro, Ba Tây, vào ngày 12/10/2024.)
-Hôm 18/10/2024, tổ chức phi lợi nhuận Science and Developpement Network cho biết cộng đồng người bản địa ở Mỹ Latinh đang bị gạt ra khỏi các hoạt động ứng phó với HIV/AIDS toàn cầu, khiến họ không được tiếp cận với các loại thuốc và công cụ phòng ngừa căn bệnh thế kỷ này.
Vốn đã phải đối mặt với những bất bình đẳng, kỳ thị và phân biệt chủng tộc, các cộng đồng này giờ lại trở nên "vô hình" trong các báo cáo về tỷ lệ nhiễm HIV. Fernando Chujutalli Córdova, một nhà hoạt động về phòng chống HIV ở Peru, đã tố cáo các tổ chức không giải quyết được nhu cầu của cộng đồng thổ dân Mỹ Latinh trong công tác ứng phó với HIV, khiến họ có nguy cơ "tuyệt chủng". Một số quốc gia, như Ba Tây hay Guatemala, đã ghi nhận tỷ lệ nhiễm HIV tăng cao, đặc biệt là trong cộng đồng người gốc Phi Châu và người bản địa.

Cũng tại Ba Tây, hôm thứ Tư, cảnh sát thành phố Rio de Janeiro đã cho bắt giữ Bác sĩ Walter Vieira, một trong những thành viên của phòng thí nghiệm Saleme, nơi đưa ra những báo cáo sai lệch, dẫn đến vụ sáu bệnh nhân bị cấy ghép nội tạng nhiễm HIV. Từ Rio de Janeiro, thông tín viên Sarah Cozzolino của Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) cho biết cụ thể về bê bối này:
"Nguyên nhân của sự việc bắt nguồn từ hàng loạt sai lầm và việc chạy theo lợi nhuận dù biết có thể gây hại cho bệnh nhân. Cụ thể, một phòng thí nghiệm tư nhân ở Saleme, nằm ở ngoại ô Rio de Janeiro, đã ký hợp đồng với hệ thống y tế công cộng của thành phố Rio. Hợp đồng này trị giá 11 triệu Reais, tương đương 2 triệu Euro, với mục đích thực hiện các xét nghiệm huyết thanh trước khi phẫu thuật cấy ghép. Cảnh sát đã chỉ ra những sai sót trong việc kiểm soát chất lượng của tác nhân phản ứng trong quá trình xét nghiệm virus HIV. Việc kiểm tra lẽ ra phải được thực hiện hàng ngày thì lại bị giảm xuống thành kiểm tra hàng tuần để tiết kiệm chi phí. Ngoài ra, chữ ký của Bác sĩ trên kết quả xét nghiệm cũng được đóng dấu với số đăng ký của Bác sĩ khác.
Sáu người nhận đã bị lây nhiễm bởi hai người hiến tặng. Những người này đã được cấy ghép một quả tim và hai quả thận từ người hiến đầu tiên, và một lá gan và hai quả thận từ người hiến thứ hai. Đây là lần đầu tiên một sai phạm như vậy xảy ra ở Ba Tây. Thành phố Rio sau đó đã thành lập một trung tâm cấp cứu chuyên theo dõi các ca cấy ghép. 288 người hiến tặng đã thực hiện xét nghiệm sàng lọc trong phòng thí nghiệm từ tháng 12/2023 đến tháng 9/2024 sẽ được đưa đi xét nghiệm lại".


Giải Nobel Văn Học của Han Kang Thúc Đẩy Doanh Số Bán Sách Tại Nam Hàn

-Giải Nobel Văn Học được trao cho Han Kang, nhà văn người Nam Hàn Han Kang vào tuần trước. Một tuần sau, hiệu ứng "Han Kang" vẫn lan rộng tại thủ đô Nam Hàn, các khách hàng chen chúc nhau trong các hiệu sách, tìm đọc Han Kang. Doanh số của một số chuỗi hiệu sách đã tăng mạnh.
Từ thủ đô Hán Thành của Nam Hàn, thông tín viên Célio Fioretti của Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) cho biết tình hình cụ thể:
"Tại một hiệu sách lớn ở trung tâm thủ đô Hán Thành, các khách hàng tập trung trước những tấm áp-phích in hình nhà văn Han Kang. Một ngày sau khi giải Nobel Văn Học được thông báo, chuỗi hiệu sách lớn của Nam Hàn đã bán ra hơn 100.000 ấn phẩm, gồm nhiều tác phẩm khác nhau của nhà văn Kang. Đối với những khách hàng mua sách, đây là dịp để khám phá những câu văn đầu tiên của bà. Một người phụ nữ cho biết: "Em trai tôi đã đọc sách của bà và nói rằng rất thú vị. Tôi cũng biết nhiều hơn nhờ theo dõi tin tức, do đó, tôi rất tò mò và đã đến đây để mua sách của bà".

Một nữ khách hàng khác thì giải thích: "Tôi nghe tin bà nhận được giải Nobel Văn Học. Tôi không biết nhiều về bà nhưng tôi thích cách mà bà ấy diễn giải và suy nghĩ, có vẻ rất hay, do đó tôi thấy quan tâm và đến đây".
Không chỉ trong các hiệu sách, người ta cũng có thể cảm nhận được thành công của Han Kang ngay cả ở bên. Mỗi ngày, những người qua đường dừng lại và chụp ảnh ngôi nhà hay hiệu sách nhỏ của bà, giống như trường hợp của người hướng dẫn viên du lịch này cho các du khách Úc Ðại Lợi.
"Trước đó, tôi không biết đây là hiệu sách của nhà văn Han Kang, tôi phát giác ra khi xem tin tức trên truyền hình, khi thấy bà nhận được giải Nobel. Tôi đi ngang qua và dừng lại chụp ảnh". Một người đàn ông khác thì nói: "Vậy là Han Kang đã thắng giải Nobel Văn Học và cũng quản lý hiệu sách này, bà làm việc ở đây, trong hiệu sách nhỏ này".
Thành công của Han Kang đã tạo một đòn bẩy cho lĩnh vực sách đang gặp khó khăn tại Nam Hàn. Theo một khảo sát gần đây, cứ 10 người Nam Hàn thì 6 người không đọc một cuốn sách nào trong năm".


Tập Cận Bình Kêu Gọi Binh Sĩ Lực Lượng Phi Đạn Tăng Cường Khả Năng Răn Đe, Tác Chiến


(AP: Chủ tịch Tập Cận Bình hôm 17/10/2024 đã thị sát một lữ đoàn của Lực lượng Phi đạn Quân đội Giải phóng Nhân dân.)
-Ngày thứ Bảy (19/10/2024), truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin Chủ tịch Tập Cận Bình hôm 17/10 đã thị sát một Lữ đoàn của Lực lượng Phi đạn Quân đội Giải phóng Nhân dân, kêu gọi quân đội tăng cường "khả năng răn đe và tác chiến".
Trong khi thị sát, ông Tập cũng kêu gọi binh sĩ lực lượng phi đạn chiến lược "kiên quyết hoàn thành nhiệm vụ được Đảng và nhân dân giao phó", hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa Xã cho biết.
Lực lượng Phi đạn, phụ trách các phi đạn nguyên tử và chính quy của đất nước, được giao nhiệm vụ hiện đại hóa lực lượng nguyên tử của Trung Quốc trước những diễn biến như hệ thống phòng thủ phi đạn của Mỹ được cải tiến, các năng lực do thám tốt hơn và các liên minh được củng cố.

Trong khi thị sát, ông Tập nhấn mạnh sự cần thiết phải "tuân thủ định hướng chính trị, tăng cường trách nhiệm sứ mệnh" và "thúc đẩy phát triển chất lượng cao việc xây dựng lực lượng", theo hãng tin Tài Liên Xã của Trung Quốc.
Tháng trước, Trung Quốc đã tiến hành một vụ phóng hiếm hoi một phi đạn-đạn đạo xuyên lục địa vào Thái Bình Dương, làm nổi bật sự chú ý ngày càng nhiều của quốc tế đối với việc nước này phát triển nguyên tử.
Quân đội Trung Quốc đã trải qua một cuộc thanh trừng chống tham nhũng sâu rộng kể từ năm 2023, với một số tướng lĩnh, bao gồm từ Lực lượng Phi đạn, và các Giám đốc điều hành ngành công nghiệp quốc phòng hàng không vũ trụ bị loại khỏi cơ quan Lập pháp quốc gia.
Vào tháng 6, ông Tập nói có "những vấn đề thâm căn" trong chính trị, tư tưởng, tác phong làm việc và kỷ luật của quân đội Trung Quốc, nói thêm rằng "không được có nơi ẩn náu cho các phần tử tham nhũng trong quân đội".


Ngoại Trưởng Phi Luật Tân Hối Thúc ASEAN Sớm Có Giải Pháp Kiên Quyết Về Biển Đông


(AP - Sakchai Lalit: Cuộc họp Ngoại trưởng "ASEAN + 3" lần thứ 25 tại Vạn Tượng, thủ đô của Lào, ngày 27/7/2024.)
-"ASEAN cần đề cập nhiều hơn về tình hình Biển Đông và phải thúc đẩy các cuộc đàm phán về bộ Quy tắc Ứng xử - COC". Trả lời phỏng vấn truyền thông ngày 18/10/2024, Ngoại trưởng Phi Luật Tân Enrique Manalo cho rằng chỉ khi cùng lên tiếng, hiệp hội 10 nước Đông Nam Á mới có thể nâng cao tầm quan trọng của việc tôn trọng luật pháp quốc tế nhằm giải quyết tranh chấp một cách hòa bình.
Trong buổi phỏng vấn với truyền thông tại thủ đô Vọng Các của Thái Lan, trong đó có Nikkei Asia và CNA, nhân chuyến công du Thái Lan kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ song phương, Ngoại trưởng Phi Luật Tân nhấn mạnh: "ASEAN phải lên tiếng nhiều hơn một chút về tình hình" Biển Đông bởi vì "ASEAN có vai trò quan trọng trong việc duy trì một số nguyên tắc, như luật pháp quốc tế, đặc biệt liên quan đến Biển Đông, và bảo đảm rằng các quốc gia có thể đóng vai trò hiệu quả hơn trong các cuộc đàm phán về bộ Quy tắc Ứng xử".

Vẫn theo Ngoại trưởng Manalo, những diễn biến ở Biển Đông đã được các nhà lãnh đạo Hiệp hội các Quốc gia Ðông Nam Á (ASEAN) "thảo luận thẳng thắn" tại thượng đỉnh ASEAN ở Lào từ ngày 8 đến 11/10. Tổng thống Phi Luật Tân Ferdinand Marcos Jr đã kêu gọi khẩn trương hoàn thiện bộ Quy tắc Ứng xử. Đề xuất này được Ngoại trưởng Manalo nhắc lại trong buổi trả lời phỏng vấn. Theo ông, "không thể phải chờ thêm 3 hoặc 4 năm nữa" vì "chúng ta cần có một bộ Quy tắc Ứng xử hiệu quả và thực chất", được ông coi là "cách để giải quyết hoặc tháo gỡ tình hình".
Theo trang CNA, Phi Luật Tân cùng Việt Nam, Mã Lai Á, Brunei, Nam Dương có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc. Phi Luật Tân thường xuyên bị lực lượng Hải cảnh và Dân quân Biển Trung Quốc sách nhiễu trong Vùng đặc quyền Kinh tế nhưng bị Bắc Kinh đòi chủ quyền. Gần đây, ngày 2/10, ngư dân Việt Nam cũng bị tàu Trung Quốc tấn công ở Hoàng Sa.


Nam Dương: Trước Thềm Lễ Nhậm Chức, Tân Tổng Thống Prabowo Subianto Đặt Nhiều Tham Vọng Lớn


(Hình REUTERS - Ajeng Dinar Ulfiana: Tổng thống đắc cử Nam Dương Prabowo Subianto tại tòa nhà Quốc hội, trước Ngày Độc lập ở thủ đô Jakarta, ngày 16/8/2024.)
-Chủ Nhật, ngày 20/10/2024, cựu tướng quân đội Prabowo Subianto sẽ chính thức tuyên thệ nhậm chức sau kết quả bầu cử Tổng thống hồi tháng 3/2024. An ninh đã được siết chặt tại thủ đô Jakarta.
Theo thông tấn xã AFP, ông Prabowo Subianto lên nắm quyền khi được thừa kế từ người tiền nhiệm Joko Widodo rất được lòng dân, một đất nước hưng thịnh với mức tăng trưởng vững chắc 5,05% trong năm 2023.
Dù vậy, vị cựu tướng quân đội này còn đề ra một tham vọng cao hơn khi đặt mục tiêu tăng trưởng ở mức 8%, đồng thời muốn giảm mức nghèo khổ đang tác động đến khoảng 9% trong số 280 triệu dân, quốc gia đông dân nhất tại Đông Nam Á.

Ông cam kết tiếp tục các chương trình phát triển kinh tế của người tiền nhiệm, như phát triển các ngành công nghiệp chế biến khoáng sản, mở cửa cho ngoại quốc đầu tư trong hoạt động quản lý cảng biển và phi trường hay các kế hoạch tài trợ cho những dự án xanh để tạo thêm việc làm.
Tuy nhiên, một trong những cam kết tranh cử đáng chú ý nhất là chương trình bữa ăn miễn phí trị giá 28 tỉ Mỹ kim cho khoảng hàng chục triệu học sinh và phụ nữ mang thai. Kế hoạch này dự trù sẽ được khai triển ngay từ tháng Giêng năm 2025 nhằm chấm dứt tình trạng trẻ bị chậm tăng trưởng, ảnh hưởng đến khoảng 1/5 số trẻ dưới năm tuổi tại Nam Dương.
Nếu như kế hoạch này của ông Subianto bị nhiều chỉ trích do có liên quan đến vấn đề hậu cần và chi phí, thì theo đánh giá của Yose Rizal Damuri, Kinh tế gia tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) của Mỹ, ông Subianto dường như có cách tiếp cận hơi khác so với người tiền nhiệm khi ưu tiên phát triển nguồn nhân lực nhiều hơn là các cơ sở hạ tầng.


Quan Hệ Giữa Trump và Putin Được Hé Lộ Trong Cuốn Sách Điều Tra của Nhà Báo Mỹ


(Ảnh SPUTNIK/AFP/File, minh họa: Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump và nguyên thủ Nga Vladimir Putin.)
-Trong bối cảnh Âu Châu muốn siết chặt chính sách nhập cư, nhiều người Ma Rốc, vẫn tìm cách vượt biên trái phép vào khối 27 nước. Tại Cisjordanie, lực lượng chiếm đóng Do Thái chặt phá cây oliu của người Palestine bất chấp mùa thu hoạch. Vài tuần trước bầu cử Tổng thống Mỹ, quan hệ giữa Donald Trump và Vladimir Putin được hé lộ trong một cuốn sách. Giải Nobel Văn Học của nữ nhà văn Han Kang thúc đẩy doanh số bán sách. Trên đây là những chủ đề chính trong tạp chí thế giới đó đây tuần này.
Tại Hoa Kỳ, chỉ còn vài tuần nữa sẽ diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống, một cuốn sách của nhà báo điều tra Bob Woodward, ra mắt công chúng hôm 15/10 vừa qua đã thu hút sự chú ý của công luận.

Từng là tác giả tiết lộ vụ bê bối chính trị Watergate, khiến Tổng thống Richard Nixon phải từ chức, nhà báo Bob Woodward lần này hé lộ những mối quan hệ của Tổng thống Donald Trump và Joe Biden với các lãnh đạo ngoại quốc, trong cuốn sách với tựa đề "War" - "Chiến tranh". Đáng chú ý nhất là mối quan hệ giữa ông Trump và nguyên thủ Nga, Vladimir Putin. Từ Hoa Thịnh Ðốn, thông tín viên Guillaume Naudin của Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tường trình:
"Vào năm 2020, đại dịch Covid-19 lan rộng trên khắp hành tinh. Các nhân viên y tế bỏ mạng trong bệnh viện. Lúc đó vẫn chưa có vac-xin và có rất ít xét nghiệm để phát giác bệnh, ngay cả tại Mỹ.
Là chủ nhân Tòa Bạch Ốc thời điểm đó, Donald Trump đã gửi các thiết bị xét nghiệm Covid trực tiếp cho đồng nhiệm Nga, Vladimir Putin. Trong cuốn sách, nhà báo Bob Woodward cũng trích dẫn một cộng sự của Donald Trump để xác nhận rằng ông Trump có liên hệ trực tiếp với Vladmir Putin sau khi rời Tòa Bạch Ốc. Theo nguồn tin này, có ít nhất 7 cuộc điện đàm giữa hai bên từ năm 2021. Kể từ khi thông tin này được tung ra, Donald Trump và đội ngũ của ông đã lên án, coi đó là bịa đặt và gây nghi ngờ danh tiếng của Bob Woodward.
Ban vận động tranh cử của bà Harris, đối thủ của Donald Trump, thì coi những thông tin này có thể khiến ứng viên đảng Cộng hòa không đủ tư cách để làm Tổng thống. Phe Dân chủ cũng bị những tiết lộ của nhà báo Bob Woodward, ảnh hưởng đến danh tiếng, đặc biệt là liên quan đến việc giải quyết khủng hoảng Gaza của Joe Biden và mối quan hệ phức tạp với Benjamin Netanyahu. Cuốn sách xác nhận những thông tin bị rò rỉ trên báo chí cách nay nhiều tháng về việc Tổng thống Hoa Kỳ lăng nhục Thủ tướng Do Thái. Tòa Bạch Ốc không chính thức bác bỏ thông tin này nhưng nói về một mối quan hệ trung thực và thẳng thắn trước đây".


Ông Trump Nói Sẽ Áp Thuế Quan Lên Trung Quốc, Nếu Trung Quốc Tiến Vào Đài Loan


(Ứng cử viên Tổng thống của Đảng Cộng hòa Donald Trump.)
-Ứng cử viên Tổng thống của Đảng Cộng hòa Donald Trump nói ông sẽ áp thêm thuế quan lên Trung Quốc nếu Trung Quốc "tiến vào Đài Loan", báo Wall Street Journal đưa tin.
"Tôi sẽ nói: Nếu quý vị tiến vào Đài Loan, tôi rất tiếc phải làm điều này, tôi sẽ đánh thuế quý vị ở mức 150% đến 200%", cựu Tổng thống Mỹ được dẫn lời nói trong một cuộc phỏng vấn với WSJ được đăng vào tối ngày thứ Sáu.
Khi được hỏi liệu ông có sử dụng vũ lực chống lại việc Trung Quốc phong tỏa Đài Loan hay không, ông Trump nói điều đó sẽ không xảy ra vì Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nể ông.
"Tôi có mối quan hệ rất vững chắc với ông ấy", ông Trump nói. "Tôi sẽ không phải dùng tới vũ lực quân sự, bởi vì ông ấy nể tôi và ông ấy biết tôi điên rồ", ông nói trong cuộc phỏng vấn.

Trung Quốc tuyên bố Đài Loan được quản trị dân chủ là lãnh thổ của mình và chưa bao giờ từ bỏ việc sử dụng vũ lực để thu phục hòn đảo này. Đài Loan mạnh mẽ bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc.
Ông Trump, trong nỗ lực thuyết phục cử tri bỏ phiếu cho ông trong cuộc bầu cử vào tháng 11/2024 này mà trong đó ông đối mặt với Phó Tổng thống Đảng Dân chủ Kamala Harris, đã nêu kế hoạch áp thuế quan toàn diện từ 10% đến 20% đối với hầu hết tất cả hàng nhập cảng cũng như mức thuế từ 60% trở lên đối với hàng hóa từ Trung Quốc, trong các biện pháp mà ông nói sẽ thúc đẩy ngành chế tạo của Mỹ.
Trong nhiệm kỳ Tổng thống từ đầu năm 2017 đến đầu năm 2021, nổi bật trong đối sách quyết liệt của ông Trump đối với Trung Quốc là làn sóng thuế quan khiến hai nước rơi vào chiến tranh thương mại và làm các thị trường trên toàn thế giới chao đảo.
Trong cuộc phỏng vấn với WSJ, ông Trump cũng nói về việc Nga xâm lược Ukraine, nhắc lại tuyên bố rằng nếu ông còn đương chức thì Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ không phát động cuộc xâm lược.
"Tôi đã nói với Putin, 'Vladimir, chúng ta có một mối quan hệ tuyệt vời.... Vladimir, nếu ông tấn công Ukraine, tôi sẽ đập ông thật mạnh, ông thậm chí sẽ không tin điều đó. Tôi sẽ đập ông ngay giữa Mạc Tư Khoa'," ông Trump được dẫn lời nói khi nói về những lần tương tác trong quá khứ với ông Putin.


Bầu Cử Tổng Thống Mỹ: Elon Musk Không Tiếc Tiền Giúp Donald Trump Tái Đắc Cử



(REUTERS - Brian Snyder: Ông chủ tập đoàn Tesla và mạng X, Elon Musk, tham gia vận động tranh cử cho ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump tại Butler, tiểu bang Pennsylvania, Mỹ, ngày 5/10/2024.)
-Cuộc đua vào Tòa Bạch Ốc đang trở nên gấp rút hơn bao giờ hết khi tại nhiều tiểu bang, cử tri đã có thể bắt đầu đi bỏ phiếu sớm. Từ hôm 19/10/2024, hai ứng viên Donald Trump và Kamala Harris đã có mặt tại các tiểu bang "chiến trường" chủ đạo (swing-state) và đưa ra nhiều chính sách để thu hút cử tri.
Tại Michigan - thành trì của ngành công nghiệp xe hơi, bà Kamala Harris bày tỏ ủng hộ công nhân, còn ông Donald Trump hứa sẽ áp thuế cao đối với xe hơi được sản xuất ở ngoại quốc. Hai ứng viên cũng tìm cách củng cố mối quan hệ với cử tri người Mỹ gốc Ả Rập ở Michigan trong bối cảnh xung đột ở Trung Đông leo thang.

Nếu như ứng viên đảng Dân chủ sẽ được cựu Tổng thống Barack Obama tiếp sức trong các cuộc vận động tại Detroit và Georgia vào tuần tới, ứng viên đảng Cộng hòa cũng nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ ông chủ tập đoàn Tesla Elon Musk, người đã không tiếc tiền bạc và thời gian để huy động cử tri cho Donald Trump. Từ New York, thông tín viên Loubna Anaki của Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) cho biết cụ thể:
"Gõ cửa từng nhà, gọi điện thoại, quyên góp tiền từ các cử tri tiềm năng... đó là công việc được giao cho hàng ngàn người trên khắp nước Mỹ. Họ là các tình nguyện viên và nhân viên được tuyển dụng bởi ủy ban chính trị siêu cấp do Elon Musk thành lập để giúp Donald Trump tái đắc cử.
Ông chủ của Tesla đã chi ra hơn 75 triệu Mỹ kim cho ủy ban mang tên "America PAC" này. Tuy nhiên, theo báo chí Mỹ, mặc dù đã đầu tư rất nhiều nhưng nỗ lực của những người trong ủy ban này trên thực địa dường như vẫn chưa đủ. Đội ngũ vận động tranh cử của ứng viên đảng Cộng hòa hy vọng huy động được hơn 450 ngàn cử tri tiềm năng trước ngày bầu cử, chủ yếu ở các tiểu bang quan trọng như Nevada hay Wisconsin. Nhưng mục tiêu này khó có thể đạt được, điều này đã khiến một số thành viên trong ủy ban lo lắng về khả năng Donald Trump thất bại, dù những người thân cận với Elon Musk và các lãnh đạo cấp cao của America PAC khẳng định rằng mọi thứ vẫn diễn ra theo đúng kế hoạch.

Trở thành một trong những người ủng hộ nhiệt thành nhất cho Donald Trump, ông chủ của tập đoàn Tesla đầu tư cả tiền bạc lẫn thời gian. Cuối tuần này, đích thân ông đến vận động ở tiểu bang Pennsylvania, một tiểu bang chủ đạo khác, để huy động cử tri bỏ phiếu cho phe Cộng hòa".
Về phần ứng viên đảng Cộng hòa, ông Donald Trump tự tin khẳng định Trung Quốc sẽ không dám khiêu khích nếu ông trở lại Tòa Bạch Ốc. Trả lời phỏng vấn với báo Wall Street Journal hôm 18/10, ông Donald Trump khẳng định: "Nếu Trung Quốc cố gắng phong tỏa Đài Loan, tôi sẽ đánh thuế họ ở mức 150% đến 200% (…). Tôi cũng chẳng cần phải sử dụng đến lực lượng quân sự để ngăn chặn điều này vì Chủ tịch Tập tôn trọng tôi và ông ấy biết rằng tôi rất điên rồ".

Không có nhận xét nào: