Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 22 tháng 10, 2024

Giới Thiệu Buổi Ra Mắt “I MUST LIVE!” Của Linh Mục Nguyễn Hữu Lễ, Từ Úc Châu, Tại San Jose. Và Kính Chuyển Tin Việt Nam Hôm Nay Theo Dòng Thời Sự - Lê Văn Hải


Nhất Định Phải Tham Dự Buổi Ra Mắt Sách Quá Đặc Biệt, Hiếm Có Nhất Từ Trước Đến Nay Tại San Jose! (Chưa Chắc Có Lần Thứ Hai!) *Tác giả không phải nhà văn bình thường, mà là một Linh Mục! từ Úc Châu sang, đã thế, lại là một tù nhân chính trị, với 13 năm tù ngục! nếm trải những trận đòn tra tấn cực kỳ dã man của CSVN, đánh đến chết người!
<!>
*Tác phẩm còn độc đáo hơn nữa, câu chuyện tù ngục ly kỳ, có một không hai! “Tôi Phải Sống”, đã trở thành tác phẩm bán chạy nhất tại hải ngoại, con số kỷ lục 70 nghìn cuốn! đã và vẫn còn đang tiêu thụ bao nhiêu năm nay. Giờ thì lại có ấn phẩm bằng Anh Ngữ! Buổi ra mắt ấn phẩm này, vừa ra mắt bạn đọc tháng qua tại Nam Cali, với con số kỷ lục người tham dự đông nghẹt! trên 300 người! Đủ thấy sức hấp dẫn lạ lùng đặc biệt của Tác Giả & Tác Phẩm.


Nên Kính mời Quý Cộng Đồng, Đoàn Thể, Bạn Đọc, Đồng Hương, vui lòng bỏ chút thì giờ đến tham dự:
Buổi tâm tình, ra mắt sách, với Linh mục Nguyễn Hữu Lễ đến từ New Zealand, muốn ký tặng quý đồng hương:
Tác phẩm mới vừa xuất ban “I MUST LIVE!”
(Bản tiếng Anh của bút ký Tôi Phải Sống"

Lúc: 1 Giờ Chiều Chủ Nhật 3/11/2024
Tại Trung Tâm Việt Ngữ Văn Lang
622 Gaundabert Lane, San Jose
Mọi chi tiết, xin liên lạc Võ Lịch: (408) 313-5418
Đặc biệt hơn nữa, BTC, cũng là ban điều hành của Trường Văn Lang, sẽ đưa Quý Vị tham quan ngôi trường quy mô này, để biết San Jose có một sinh hoạt đóng góp vào việc bảo tồn văn hóa và phát huy tiếng Việt trong sáng, cho thế hệ tương lai của Cộng Đồng chúng ta. Với hàng trăm cô thầy, hàng ngàn học sinh, hoạt động biết bao nhiêu năm nay (Được liệt vài những ngôi trường dạy Việt ngữ lớn nhất Hải Ngoại!) Vào lúc 11:30 sáng, sau đó sẽ mời Quý Vị và Đồng Hương ăn nhẹ buổi trưa, lúc 12:30 trước buổi tâm tình cùng Linh Mục Nguyễn Hữu Lễ lúc 1 giờ.
Trân Trọng Kính Mời và hẹn gặp lại Quý vị vào ngày 3 tháng 11.
Võ Lịch


Hình ảnh Buổi Sinh Hoạt Giới Thiệu Tác Phẩm Vừa Qua tại Nam Cali, Trên 300 Người Tham Dự!


Giới Thiệu Tác Giả


“Trước khi làm linh mục, tôi là người Việt Nam”. Đó là lời phát biểu của linh mục Nguyễn Hữu Lễ trong buổi ra mắt Bút ký Tôi Phải Sống bằng tiếng Anh
Buổi ra mắt sách tới đây tại San Jose, Đây là buổi họp mặt để cùng tâm tình, hàn huyên với một vị khách đến từ phương xa, rất xa, từ Nam Bán Cầu.
Nhưng nói là một vị khách thì e rằng không đúng, vì dù ở thật xa, những đã rất quen thuộc gần gũi với hầu hết chúng ta!
Và vị khách này, dù đã dâng hiến cuộc đời mình cho Thiên Chúa từ lúc còn son trẻ, nhưng đã khẳng định lập trường bằng câu nói bất hủ “Trước khi làm Linh Mục, tôi là một người Việt Nam!”.
Và để thể hiện căn bản cốt lõi “tôi là một người Việt Nam”, vị khách này đã dồn hết tâm huyết để hoàn thành quyển sách kể lại cuộc đời mìnhl, mà nay đã trở thành tác phẩm tạo kỷ lục với hơn 70 nghìn cuốn được ấn hành, một kỷ lục không chỉ ở hải ngoại, mà ngay cả trong nước! Đó là bút ký “Tôi Phải Sống” ra đời năm 2003.

Nhưng vị khách này không phải chỉ nói và viết, mà còn thể hiện lập trường “Tôi là một người Việt Nam” bằng những hành động cụ thể.
Linh mục cho biết trong dịp phát hành bút ký lần 2 năm 2003 [lần 3 năm 2013], “… Một niềm vui rất lớn của tôi là khi Bút ký Tôi Phải Sống vừa chào đời đã được sự đón tiếp nồng nhiệt của rất nhiều người thuộc nhiều giới khác nhau. Nhận thấy số lượng sách được in theo sự ước tính dè dặt lúc đầu [hơn ba ngàn cuốn] không thể đáp ứng được nhu cầu số đồng hương tìm đọc sách càng lúc càng gia tăng nên chúng tôi phải nghĩ tới việc in lần thứ hai này với số lượng lớn hơn”. Tổng kết thành số lượng khổng lồ, trên 70 ngàn cuốn!
Sau 75, “Trước đó, Linh mục Nguyễn Hữu Lễ là chánh xứ họ đạo La Mã, Bến Tre, bị Cộng Sản bắt năm 1976 vì tội chống chế độ và bị đi tù suốt 13 năm, trong đó 11 năm tại các trại tù miền Bắc, trong đó có trại trừng giới Quyết Tiến nằm sát biên giới Trung Quốc, thường được gọi là trại Cổng Trời! Ông xuất bản cuốn bút ký “Tôi Phải Sống” kể lại kinh nghiệm 13 năm trong lao tù CSVN và từ đó rút ra một bài học cho con đường dân tộc phải đi trong tương lai. Cuốn sách này đã được tái bản nhiều lần và trở thành một trong những cuốn sách bán chạy nhất (“best seller”) của cộng đồng người Việt hải ngoại”


Nhớ Nhé! Cơ Hội Khó Kiếm! Tâm tình với Tác giả “I MUST LIVE!”
Lúc: 1 Giờ Chiều Chủ Nhật 3/11/2024
Tại Trung Tâm Việt Ngữ Văn Lang
622 Gaundabert Lane, San Jose

Giới Thiệu Tác Phẩm
(qua hình thức phỏng vấn):


Hỏi: “I MUST LIVE!” là tựa đề của cuốn sách tiếng Anh đang ra mắt trên Amazon. Xin Cha cho biết cơ duyên nào cuốn sách “Tôi Phải Sống” được dịch ra tiếng Anh và giới thiệu cho Nhà Xuất Bản bên Anh Quốc?

Trả lời: Sau khi xuất bản Sách tiếng Việt: TÔI PHẢI SỐNG và được phổ biết thật rộng rãi, tôi thấy nhu cầu phải dịch ra tiếng Anh dành cho thế hệ trẻ VN và cho người ngoại quốc có cái nhìn chính xác về hoàn cảnh quê hương và dân tộc VN, nhất chế độ lao tù CS khác với những gì mà người CS tuyên truyền láo khoét là ” Trại cải Tạo!” Sách được dịch ra từ năm 2005. Thời gian hơn chục năm sau đó với sự trợ giúp của vài người giúp sửa đổi, thêm bớt, editing…tới năm 2020 tôi có một Bản Thảo vừa ý. Sau đó tôi có gởi ra một vài chương lên Internet. May mắn là vào năm 2022, có một bà giáo sư người Mỹ là Barbara Thomson, hiện sống tại Auckland đọc được và rất thích. Bà đã tới gặp và giúp tôi giới thiệu với AUSTIN MACAULEY PUBLISHERS bên Anh Quốc.


Hỏi: Xin Cha cho biết sách tiếng Việt xuất bản từ hồi nào, bán được bao nhiêu, và thông điệp của cuốn sách là gì?

Trả lời: Sách TÔI PHẢI SỐNG được xuất bản năm 2003, tái bản 2013 và 2020. là ” Cuốn Hồi ký bán chạy nhất trong lịch sử Văn Học Hải Ngoại (Cố Nhà Văn Huy Phương. Sổ tay văn nghệ tháng 10/2003), với hơn 60.000 (sáu chục ngàn) được bán ra. Thông điệp của TÔI PHẢI SỐNG là ” Cái nhìn của một chứng nhân và cũng là một nạn nhân về số phận đau thương của dân tộc Việt nam qua mọi thời kỳ, nhất là dưới chế độ CS. Đặc biệt là trong nhà tù CS”

Hỏi: Qua kinh nghiệm của 13 năm tù, xin Cha cho biết người cộng sản đã đối xử với thành phần dân tộc bại trận miền Nam thế nào ,và cách riêng là đối với các tù nhân trong các trại tập trung của CS.

Trả lời: Cộng sản VN chủ trương và cổ vũ sự Trả Thù tàn bạo đối với thành phần dân tộc bại trận miền Nam mà họ gọi là bọn “nguỵ” với các biện pháp ác độc như sau: Lùa” bọn ngụy” vào tù. Triệt sản thành phần “ngụy” miền Nam. Tịch thu nhà cửa, tài sản của ” bọn ngụy”. Đuổi vợ con ” bọn ngụy” đi vùng kinh tế mới. Đuổi con cái “bọn ngụy” ra khỏi trường học….
Trong nhà tù: Triệt tiêu niềm hy vọng (chừng nào cải tạo tốt thì được về!). Khuyến khích sự phản bội giữa các tù nhân với nhau. Ban thưởng ân huệ cho bọn tù làm “ăn -ten” . Dùng tù làm mật báo tù , dùng tù hãm hại tù, dùng tù đánh đập hành hạ và giết chết tù! ( mà tôi là một nạn nhân còn sống sót!)


Hỏi: Xin Cha cho biết một “BÀI HỌC CỤ THỂ” mà Cha rút ra được trong thời gian trong tù CS?

Trả lời: Đây là bài học cụ thể của tôi sau 13 năm tù cộng sản: “Lòng nhân đạo của con người thì có giới hạn, nhưng sự ác độc của con người thì vô tận. Nhất là khi sự ác độc đó được dung dưỡng và cổ vũ bởi chế độ ác độc như chế độ cộng sản Việt Nam”

Hỏi: Được biết sau khi cộng sản chiếm miền Nam, có khá nhiều linh mục bị đi tù, xin Cha cho biết, các linh mục được đối xử ra sao? Đời sống các linh mục trung tù như thế nào?

Trả lời: Tôi nghĩ chắc là khoảng 100 linh mục bị vào tù sau ngày 30-4-1975. Hầu hết các linh mục bị giam riêng, gọi là “Kiên giam” rất hạn chế việc tiếp xúc với các tù nhân khác. Tập thể linh mục trong tù CS là một tập thể rất tốt. Đại đa số các linh mục là những người đáng kính trọng, họ là chứng nhân của tình yêu Thiên Chúa trong chốn lao tù.



Hỏi: Qua tác phẩm “I MUST LIVE!” Cha có lời nhắn nhủ nào cho người ngoại quốc và nhất là cho thế hệ con em VN mai sau?

Trả lời: Đối với người ngoại quốc: Xin hãy đọc “I MUST LIVE!” để có cái nhìn chính xác về Việt Nam, hoàn toàn khác với những gì mà chế độ cộng sản VN đã cố gắng tuyên truyền để cố lừa gạt những người ngoại quốc. Tác giả “I MUST LIVE!” là một chứng nhân và cũng là nạn nhân còn sống sót của chế độ ác độc đó.
Đối với thế hệ trẻ VN: Xin hãy đọc “I MUST LIVE!” để biết quá khứ từ đó thấy được con đường phải đi trong tương lai.” Ðừng ngồi đó để ngâm nga lịch sử hay than van oán trách con người, nhưng hãy dùng lịch sử như ngọn đèn soi sáng cho con đường dân tộc ta phải đi.


Nên Nhất Định Phải Tham Dự Buổi Ra Mắt Sách Đặc Biệt Nhất, Từ Trước Đến Nay Tại San Jose!
Buổi tâm tình, ra mắt sách, với Linh mục Nguyễn Hữu Lễ đến từ New Zealand, ước muốn ký tặng Quý đồng hương:
Tác phẩm mới vừa xuất ban “I MUST LIVE!”
(Bản tiếng Anh của bút ký Tôi Phải Sống"
Lúc: 1 Giờ Chủ Nhật 3/11/2024
Tại Trung Tâm Việt Ngữ Văn Lang
622 Gaundabert Lane, San Jose
Trân Trọng Kính Mời!


Tin Việt Nam Hôm Nay
SOS! Bão Trami sắp vào biển Đông, gây đợt mưa rất lớn dọc miền Trung
(Nguyễn Sơn)


(Khuyến cáo vùng chịu mưa lớn trên 500mm do ảnh hưởng của bão số 6.)
-Bão Trami (bão số 6) sẽ vào biển Đông trong tuần này, có khả năng mang theo một lượng mưa lớn đổ xuống miền Trung, dọc từ Thanh Hóa đến Phú Yên từ ngày 27/10 tới ngày 6/11. Trong đó, Quảng Nam và Quảng Ngãi chịu ảnh hưởng lớn nhất.
Mưa kéo dài hơn 10 ngày dọc miền Trung
Sáng 22/10, TS Nguyễn Ngọc Huy, Cố vấn cấp cao về biến đổi khí hậu cho tổ chức Oxfam International cho hay trong ngày 24/10, bão số 6 (Trami) sẽ đi vào biển Đông.
“Bão có khả năng mang theo một lượng mưa lớn vào miền Trung từ 27/10”, ông Huy cho biết, theo tin cập nhật vào khoảng 9h ngày 22/10.
Đợt đầu kéo dài từ ngày 27-29/10, đổ xuống các tỉnh từ Thanh Hóa, Hòa Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị. Từ Quảng Trị tới Phú Yên sẽ có mưa lớn trong đợt 2, kéo dài từ ngày 30/10-5/11.
“Hầu hết các tỉnh trong vùng màu vàng đều có tổng lượng mưa tích lũy trong giai đoạn từ 27/10-6/11 được dự báo lớn hơn 500mm cả đợt. Mưa lớn nhất ở Quảng Nam và Quảng Ngãi”, ông Huy khuyến cáo.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong ngày 22/10, ở khu vực từ Hà Tĩnh đến Bình Định có mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to. Lượng mưa tính từ 19h ngày 21/10 đến 3h ngày 22/10 ở Kỳ Hoa (Hà Tĩnh) là 96,8 mm, Thạch Hãn (Quảng Trị) 40,6 mm, Cù Lao Chàm (Quảng Nam) 47,8 mm…
Dự báo trong ngày và đêm 22/10, ở khu vực từ Quảng Trị đến Phú Yên có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 30 – 70 mm, có nơi trên 90 mm.
Cần lưu ý, có khả năng xảy ra mưa cục bộ cường suất lớn (hơn 90 mm/6 giờ). Từ ngày 23/10, mưa lớn giảm dần.
Cũng trong ngày 22/10, từ Thanh Hóa đến Quảng Bình có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to với lượng mưa từ 20 – 40 mm, có nơi trên 70 mm. Ở khu vực Tây nguyên và Nam bộ có mưa rào và rải rác có dông, có nơi mưa to với lượng mưa từ 10 – 30 mm, có nơi trên 70 mm.
Bão nhiệt đới Trami giật cấp 12 trên biển Đông
Theo Cơ quan Khí tượng Nhật Bản, bão nhiệt đới Trami hình thành ở phía đông Philippines, dự kiến sẽ đi qua đảo Luzon và di chuyển vào Biển Đông vào ngày 25/10.

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cũng nhận định đến ngày 25/10, bão Trami có khả năng di chuyển vào Biển Đông và trở thành cơn bão số 6 trong năm 2024.
Trước khi bão vào địa phận lãnh hải, trong chiều và đêm 24/10, vùng biển phía đông của khu vực bắc Biển Đông (phía đông kinh tuyến 118,5 độ kinh đông) có gió mạnh dần lên cấp 8, vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 – cấp 10, giật cấp 12. Biển động rất mạnh, sóng cao từ 3 – 5 m. Mưa giông kèm theo lốc xoáy nguy hiểm.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công điện khẩn gửi UBND các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Định, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ TN-MT, Bộ GTVT, Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Ngoại giao chuẩn bị ứng phó với bão Trami dự kiến sẽ đi vào biển Đông và gây mưa đặc biệt lớn, kéo dài.


33 Tổ Chức Kêu Gọi Thủ Tướng Thái Lan Từ Chối Dẫn Độ Y Quynh Bdap Về Việt Nam


(RFA edited: 33 tổ chức ký tên vào thư chung và ông Y Quynh BDap.)
-Một lá thư chung của 33 tổ chức gửi đến Thủ tướng Thái Lan hôm 18/10/2024, kêu gọi bảo vệ ông Y Quynh BDap khỏi nguy cơ bị dẫn độ và cho phép ông tái định cư ở một nước thứ ba.
Thư ngỏ được công bố chỉ một ngày sau khi Bộ Ngoại giao Việt Nam chính thức lên tiếng về sự việc dẫn độ nhà hoạt động người Thượng, cho rằng việc này là "phù hợp, nhằm bảo đảm mọi đối tượng phạm tội bị xử phạt theo pháp luật".
Các tổ chức phi chính phủ quốc gia, khu vực và quốc tế đã lên tiếng cảnh báo về những hậu quả nghiêm trọng nếu ông Bdap bị trục xuất như ông sẽ phải đối mặt với án tù dài hạn và có khả năng bị đối xử khắc nghiệt, bao gồm cả tra tấn, trong thời gian bị giam giữ.
Ông Y Quynh Bdap, người dân tộc Ede vì bị đàn áp về tự do tôn giáo, đã đưa vợ con sang tị nạn ở Thái Lan từ năm 2018. Ông được Cao uỷ Liên Hiệp Quốc về người tị nạn (UNHCR) cấp quy chế, và gia đình ông đang trong tiến trình định cư ở quốc gia thứ ba.
Tuy nhiên, ông bị Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan bắt giữ ngày 11/6 vừa qua vì "lưu trú quá hạn" và theo yêu cầu dẫn độ của Việt Nam vốn cáo buộc ông tham gia chỉ đạo vụ tấn công vào trụ sở công quyền ở huyện Cư Kuin, tỉnh Đắc Lắc giữa năm 2023 mà ông luôn bác bỏ.

Thư ngỏ cho rằng, "Thái Lan đã thể hiện cam kết đáng ngưỡng mộ đối với người tị nạn trong nhiều thập kỷ và vì lý do đó, việc dẫn độ ông Bdap sang Việt Nam sẽ không phù hợp với danh tiếng của Thái Lan là nơi trú ẩn cho những người chạy trốn khỏi sự đàn áp và bạo lực".
Các tổ chức có tên trong bức thư gồm: Ân xá Quốc tế, Ủy ban Luật gia Quốc tế (ICJ), Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH)..., khẳng định trường hợp của ông Bdap là biểu tượng cho những vấn đề rộng lớn hơn mà người tị nạn Việt Nam phải đối mặt, hàng ngàn người trong số họ đã chạy trốn sang Thái Lan để thoát khỏi sự đàn áp vì lý do tôn giáo, sắc tộc và chính trị.

Thư chung khẳng định:
"Mặc dù chúng tôi cho rằng, theo luật pháp quốc tế, bao gồm cả luật nhân quyền quốc tế, các quốc gia có nghĩa vụ thực hiện các biện pháp chống khủng bố, chúng tôi lo ngại rằng việc dẫn độ ông Bdap sẽ tiếp thêm động lực cho những kẻ nhắm mục tiêu và trừng phạt các nhà hoạt động nhân quyền ôn hòa như ông Bdap".
Tòa án Thái Lan hôm 30/9 ra phán quyết rằng chính phủ Thái Lan có thể buộc Y Quynh Bdap trở về Việt Nam nếu chính quyền Thái Lan cho rằng điều đó là phù hợp, bất chấp các điều khoản của Đạo luật Phòng ngừa và Chống tra tấn và Mất tích cưỡng bức cấm đưa một người trở về một quốc gia nơi họ có thể phải đối mặt với sự tra tấn hoặc bị mất tích cưỡng bức. Các Luật sư người Thái của ông này cho biết ông có ý định kháng cáo quyết định đó.
Trong một phiên tòa được tổ chức tại tỉnh Đắc Lắc, Việt Nam, vào tháng 1 năm 2024, ông Y Quynh đã bị kết án 10 năm tù về cáo buộc "khủng bố".

Andrea Giorgetta, Giám đốc Văn phòng Á Châu của Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH), tổ chức cũng ký tên vào thư ngỏ gửi Thủ tướng Thái Lan, viết trong tin nhắn gửi Đài Á Châu Tự Do (RFA) hôm 18/10:
"Vụ án của Y Quynh Bdap là phép thử quan trọng đầu tiên đối với cam kết của Thái Lan đối với quyền con người sau khi được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.
Nếu Chính phủ Thái Lan nghiêm túc trong việc tôn trọng luật pháp quốc gia và quốc tế, họ không được dẫn độ Y Quynh Bdap về Việt Nam, nơi ông ta chắc chắn sẽ phải đối mặt với những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng".


Người Việt ở Mỹ Cũng Đang Bị Đàn Áp Trực Tuyến Từ Chính Quyền CSVN!


(Chụp màn hình báo cáo: Hai thông báo về bài viết bị cấm hiển thị ở Việt Nam của trang VT.)
Bài đăng bị xóa khi chỉ chúc mừng một người tù chính trị vừa ra tù hay hàng trăm bài viết có liên quan đến chính trị bị hạn chế hiển thị ở trong nước, nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đang đàn áp trực tuyến cả những người Việt ở Mỹ thông qua các ông lớn kỹ thuật.
"Tin tốt lành. Anh Trần Huỳnh Duy Thức đã được trả tự do".
Dòng trạng thái chỉ 13 chữ được Luật sư Đặng Đình Mạnh đăng tải trên trang cá nhân hôm 20/9 bị gỡ bỏ chỉ vài phút sau đó, mạng xã hội Facebook đính kèm dòng thông báo: "Có lẽ như bạn đã cố tìm cách thu thập thông tin nhạy cảm của người khác", và "Điều này vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng của chúng tôi về an ninh mạng".
Ông Mạnh, người cùng gia đình đến Mỹ tị nạn hồi tháng 6/2023, cho biết đây không phải là lần đầu Facebook gỡ bài viết của ông. Trước đó, cuối tháng 7 năm 2023, nền tảng này cũng gỡ bài viết với tiêu đề "Ra mắt kênh Tiếng nói dân oan- Mạnh Đặng trên nền tảng Youtube".

Nhà báo JB Nguyễn Hữu Vinh, một công dân Hoa Kỳ nhập tịch có 74.000 người theo dõi trên Facebook và hơn 170.000 người theo dõi trên kênh Youtube cùng tên chuyên bàn luận về tình hình Việt Nam và thế giới, cũng bị xóa hoặc hạn chế ở Việt Nam. Ông nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) trong ngày 18/10:
"Tiêu chuẩn cộng đồng của Facebook hết sức mơ hồ không biết thế nào là đúng, thế nào là sai, không khác gì điều 'làm tài liệu tuyên truyền chống nhà nước' hay 'lợi dụng quyền tự do dân chủ' của nhà cầm quyền Việt Nam".
Ông cũng cho biết thêm, mạng xã hội Youtube không xóa video vì vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng mà theo yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam.
Quyền Chủ tịch của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam cho rằng, các công ty kỹ thuật của Mỹ đang tuân theo yêu cầu của Hà Nội vì nguồn lợi quá cao từ thị trường gần 100 triệu dân.
Chính phủ Cộng sản Việt Nam không giấu diếm việc yêu cầu các nền tảng mạng xã hội xóa, hạn chế hoặc chặn những bài viết, video hay kênh có nội dung chỉ trích chế độ.

Báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông gửi Quốc hội vào tháng 10/2023 và được truyền thông nhà nước trích dẫn cho hay trong 6 tháng đầu năm, bộ này đã yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng xã hội xuyên biên giới như Facebook, Google, YouTube, TikTok... ngăn chặn, gỡ bỏ hàng chục ngàn nội dung "độc hại".
Cụ thể, Facebook đã chặn, gỡ bỏ 2.265 bài viết đăng thông tin bị cho là "sai sự thật, tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước, các thương hiệu, cá nhân, tổ chức".
Nền tảng này cũng gỡ bỏ 3 tài khoản giả mạo các cá nhân, tổ chức và khóa 8 tài khoản "thường xuyên đăng tải tin giả, thông tin xuyên tạc nhằm chống phá Đảng, Nhà nước".
Trong khi đó, Google đã gỡ 4.910 video vi phạm trên YouTube, chặn 2 kênh YouTube "phản động" không truy cập được ở Việt Nam.
Kêu Gọi Bảo Đảm Quyền Tự Do Ngôn Luận, Báo Chí
Trang Facebook Việt Tân ở Hoa Kỳ có 1,4 triệu người theo dõi thường đưa tin và bình luận với mục tiêu cổ suý dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam.
Tổ chức này cho hay trong 9 tháng đầu năm nay, có 1.000 bài viết và video, chiếm 20% tổng số bài viết của trang, bị ngăn chặn không cho hiển thị ở Việt Nam.
Ông Trần Sơn, uỷ viên trung ương đảng Việt Tân, cho biết khi khiếu nại, Facebook trả lời rằng việc hạn chế này được thực hiện theo yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông Cộng sản Việt Nam vì các bài viết vi phạm luật địa phương.

Ông nói với RFA trong ngày 17/10:
"Facebook đang hợp tác với Nhà nước Việt Nam một cách quá ngây thơ, tất cả những gì Nhà nước Việt Nam yêu cầu ngăn chặn thì Facebook tuân theo mà không có cách nhìn khác để xem lại lời yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam có chính đáng hay không?"
Ông cho biết Việt Tân cũng đã yêu cầu Facebook phải minh bạch thêm nữa về cách mà họ nhận những yêu cầu từ Việt Nam và cách họ tuân theo như thế nào.
Cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hải (tức Hải Điếu cày), hiện đang sống tại tiểu bang California, cho rằng việc Youtube và Facebook xóa bài/kênh hoặc hạn chế bài của những người Việt đang sống ở Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác là hành vi đàn áp xuyên quốc gia trên không gian mạng.
Trang Lều của đầy tớ với 74.000 người theo dõi bị xóa năm 2022 còn trang Blogger Điếu cày Nguyễn Văn Hải với 113.000 người theo dõi bị tình trạng tương tự năm 2020. Trang Facebook của Câu Lạc bộ Nhà báo Tự Do mà ông là thành viên cũng bị hạn chế truy cập ở Việt Nam. Lý do đưa ra là các bài viết vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng.
Youtube cũng hành xử tương tự. Ông Hải cho biết nhiều video clip của Câu Lạc bộ Nhà báo Tự Do bị Youtube xóa với lý do "vi phạm bản quyền" cho dù những video này do chính người hoạt động ở Việt Nam ghi lại và chuyển cho nhóm.
Phóng viên gửi email cho Google và Meta, chủ sở hữu tương ứng của Youtube và Facebook, với đề nghị bình luận về tố cáo của nhiều người hoạt động Việt Nam, nhưng chưa nhận được câu trả lời.
Ông Nguyễn Văn Hải, người bị đưa từ nhà tù Việt Nam sang thẳng Hoa Kỳ tị nạn từ năm 2014, khẳng định:
"Các nền tảng mạng xã hội phải tôn trọng quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận của công dân Hoa Kỳ, không thể nào vì những báo cáo của dư luận viên ở Việt Nam nhưng mà lại xóa tài khoản của công dân Hoa Kỳ là không được.
Quốc hội Hoa Kỳ phải có biện pháp, phải ban hành luật để giải quyết vấn đề này và các nền tảng mạng xã hội cũng phải tôn trọng quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận của công dân Hoa Kỳ".


Kiều Hối Về Sài Gòn Đạt Kỷ Lục, Gần 7,4 Tỉ Mỹ Kim Trong 9 Tháng


(AFP, minh hoạ: Lượng kiều hối về Sài Gòn tăng cao.)
-Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Sài Gòn công bố số liệu trên và được truyền thông loan trong ngày 17/10/2024 cho hay lượng kiều hối chuyển về Sài Gòn đã đạt mức kỷ lục từ trước tới nay, gần 7,4 tỉ Mỹ kim chỉ trong 9 tháng đầu năm.
Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước cho thấy lượng kiều hối chuyển về Sài Gòn trong 9 tháng năm 2024 bằng 78,1% so với cả năm 2023 (là năm có lượng kiều hối chuyển về cao nhất, đạt 9,46 tỉ Mỹ kim).
Kiều hối chuyển về từ khu vực Á Châu vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất (53,8%). Trong khi đó, kiều hối chuyển về từ Mỹ Châu tăng 4,4%, châu Đại Dương tăng 20%, Âu Châu giảm 19,1% so với cùng kỳ.

Tuy vậy chỉ riêng quý III/2024, kiều hối chuyển về từ các khu vực đều giảm, song từ khu vực Âu Châu tăng 22,8% so với quý II/2024.
Việt Nam bắt đầu thống kê về lượng kiều hối chuyển về Việt Nam từ năm 1993. Từ năm đó đến năm 2022, tổng lượng kiều hối về Việt Nam đạt trên 190 tỉ Mỹ kim. Số này gần tương đương nguồn vốn đầu tư trực tiếp ngoại quốc (FDI) được giải ngân trong cùng kỳ.
Thống kê cho thấy, cách đây 20 năm, tổng số người Việt ở ngoại quốc là 2,7 triệu; nay con số được cho biết khoảng 6 triệu. Họ sinh sống tại hơn 130 quốc gia và vùng lãnh thổ; trong số này trên 80% sống tại những nước phát triển.
Số đi lao động xuất cảng từ 120.000-140.000 người mỗi năm cũng gửi về khoảng 3,5 đến 4 tỉ Mỹ kim kiều hối.


Thủ Tướng CS Việt Nam Yêu Cầu Nghiên Cứu Phát Triển Điện Nguyên Tử


(AFP: Nhà máy điện nguyên tử Ignalina được chụp tại Visaginas, Lithuania. Ảnh chụp hôm ngày 31 tháng 7 năm 2019.)
-Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các cơ quan nghiên cứu phát triển điện nguyên tử đồng thời hoàn thiện các quy chế, thể chế và điều chỉnh quy hoạch điện VIII để giải quyết "dứt khoát tình trạng thiếu điện trong năm 2025".
Ông Chính đưa ra yêu cầu trên trong cuộc họp Thường trực Chính phủ về tình hình khai triển các dự án quan trọng của Tập đoàn dầu khí và Tập đoàn điện lực (EVN). Truyền thông loan trong ngày 19/10/2024.
Tại cuộc họp, đại diện EVN cho biết sẽ bảo đảm cung cấp đủ điện các tháng cuối năm 2024 và vẫn sẽ đáp ứng cung ứng điện cho năm 2025. Tuy nhiên, EVN không chắn chắn những tiềm ẩn rủi ro ở khu vực miền Bắc sẽ đủ điện khi nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến trong cuối mùa khô.

Ông Chính cho rằng, trong năm 2024, Việt Nam phấn đấu tăng trưởng kinh tế đạt khoảng trên 7%, nghĩa là nhu cầu điện cũng tăng ít nhất khoảng 10%. Để bảo đảm không thiếu điện trong năm 2025, người đứng đầu Chính phủ đề nghị ngoài đẩy mạnh khai thác than nội địa với kế hoạch dài hạn, các bộ ngành cần nghiên cứu việc nhập cảng than từ Lào, giảm nhập cảng từ các nguồn khác; nhập cảng điện từ Lào và Trung Quốc.
Ngoài ra, theo ông Chính, Việt Nam cần hình thành và phát triển ngành công nghiệp năng lượng tái tạo, phát triển các dự án điện gió ngoài khơi, khắc phục, giải quyết các vấn đề liên quan các dự án điện tái tạo đang gặp vướng mắc.
Hồi tháng trước, hãng tin Reuters dẫn ba nguồn thạo tin giấu tên cho biết công ty sản xuất năng lượng tái tạo hàng đầu của Ý Ðại Lợi là Enel đang chuẩn bị rút khỏi Việt Nam, đây sẽ là động thái mới nhất của một công ty phương Tây nhằm hủy bỏ các dự án điện tái tạo tại quốc gia đang phải vật lộn để thực hiện các kế hoạch phi carbon hóa của mình.

Trước đó, trong tháng 8/2024, hãng thông tấn có trụ sở tại Anh cũng đưa tin rằng công ty Equinor của Na Uy đã hủy bỏ kế hoạch đầu tư vào lĩnh vực điện gió ngoài khơi của Việt Nam, trong khi Orsted của Đan Mạch cho biết năm 2023 họ sẽ tạm dừng kế hoạch đầu tư vào các trang trại điện gió lớn ngoài khơi tại quốc gia này.
Vào tháng 6/2024, thông tấn xã Reuters cũng loan tin rằng nhân chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Nga Vladimir Putin, Nga đã đề nghị giúp Việt Nam xây dựng các nhà máy điện nguyên tử.
Việt Nam hiện chưa có nhà máy điện nguyên tử nào và đã bỏ kế hoạch xây dựng hai nhà máy điện nguyên tử đầu tiên vào năm 2016 ngay sau sự việc tại nhà máy điện nguyên tử Fukuskhima ở Nhật Bản và vì lý do khó khăn về vốn.


Xuất-Nhập Cảng của Việt Nam Tăng Tốc, Vượt 600 Tỉ Mỹ Kim


(Ảnh AFP, minh họa: Một công nhân may đang làm việc ở nhà máy Maxport nơi sản xuất quần áo cho nhiều thương hiệu khác nhau trong đó có Nike.)
-Truyền thông loan trong ngày 18/10/2024 cho hay Tổng cục Hải quan công bố số liệu mới nhất: Việt Nam đạt tổng kim ngạch xuất-nhập cảng tính đến giữa tháng 10/2024 là 610,56 tỉ Mỹ kim và xuất siêu đạt 21,24 tỉ Mỹ kim.
Cụ thể, tổng kim ngạch xuất cảng đạt 315,9 tỉ Mỹ kim và tổng kim ngạch nhập cảng đạt 294,66 tỉ Mỹ kim
Trong đó, bốn nhóm hàng đạt kim ngạch xuất cảng cao gồm máy điện toán, sản phẩm điện tử và linh kiện; điện thoại và linh kiện; máy móc, dụng cụ, phụ tùng và dệt may.

Bà Nguyễn Cẩm Trang – Cục phó Cục Xuất-nhập cảng – Bộ Công thương nói với truyền thông nhà nước rằng, kim ngạch xuất-nhập cảng có dư địa tăng cao là do cơ cấu mặt hàng ngày càng đa dạng về chủng loại, quy mô hàng hóa xuất cảng tăng cao.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng phát triển được một số mặt hàng mới như dụng cụ, phụ tùng, đồ chơi và đặc biệt là xuất cảng sầu riêng tăng mạnh.
Tuy vậy, các Tham tán Thương mại ở ngoại quốc cùng đại diện doanh nghiệp cho rằng họ vẫn còn nhiều lo lắng khi nhiều thị trường trọng điểm như Hoa Kỳ, EU... vẫn đang gia tăng mạnh các biện pháp phòng vệ thương mại.


Cao-Su Việt Nam Chiếm Gần 17% Tổng Lượng Nhập của Trung Quốc


(Công Thương: Tính chung cả tám tháng đầu năm 2024, Việt Nam là nhà cung ứng cao-su lớn thứ hai cho Trung Quốc, sau Thái Lan.)
Cao-su Việt Nam chiếm gần 17% tổng lượng nhập cảng mặt hàng này của Trung Quốc trong tám tháng đầu năm nay.
Cục Xuất/Nhập cảng thuộc Bộ Công thương Việt Nam dẫn số liệu của Hải quan Trung Quốc như vừa nêu. Cụ thể Việt Nam xuất sang Trung Quốc hơn 791.000 tấn trong 8 tháng đầu năm 2024.
Tính chung cả 8 tháng đầu năm 2024, Việt Nam là nhà cung ứng cao-su lớn thứ hai cho Trung Quốc, sau Thái Lan.
Ba nhà cung cấp cao-su hàng đầu khác cho Trung Quốc là Mã Lai Á, Nga và Nam Hàn. Ngoài ra Trung Quốc còn mua cao-su của Bờ Biển Ngà, Miến Ðiện.
Tin cho biết thêm, Trung Quốc đang đẩy mạnh nhập cao-su tự nhiên của Việt Nam, giảm nhập từ Thái Lan, Bờ Biển Ngà, Mã Lai Á và Miến Ðiện.


Việt Nam Xuất 2 Lô Dừa Tươi Đầu Tiên Bằng Đường Bộ Qua Trung Quốc


(AFP, minh họa: Dười tươi Việt Nam.)
-Lần đầu tiên hai lô dừa tươi Bến Tre, Việt Nam, với trọng lượng gần 45 tấn vào ngày 15/10/2024 được thông quan xuất qua cửa khẩu Hà Khẩu và Bằng Tường vào Hoa Lục.
Thông tấn xã Việt Nam loan tin cho biết số dừa Bến Tre lần đầu được xuất chính ngạch vào Trung Quốc mất 3 ngày từ lúc thu hái cho đến cửa khẩu; rồi thời gian thông quan mất chừng 2 tiếng đồng hồ.
Tiếp đến dừa tươi Bến Tre được đưa đến tỉnh Hồ Nam.
Dừa tươi Bến Tre là loại trái cây thứ tư của Việt Nam được xuất chính ngạch vào Trung Quốc từ khi hai phía khai triển Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Ba loại kia gồm sầu riêng, chuối, dưa hấu.
Thống kê cho thấy trong III quý đầu năm nay, Việt Nam xuất sang Trung Quốc 734.000 tấn trái cây, trị giá 8,11 nhân dân tệ (chừng 1,14 tỉ Mỹ kim); tăng lần lượt 26,9% và 143,5%.


Quảng Nam: Dừng Công Nhận Kết Quả Trúng Thầu Mỏ Cát 370 Tỉ, Nghi Có Dấu Hiệu Trục Lợi



(baophapluat.vn, minh hoa: Hoạt động khai thác cát.)
-Chủ tịch tỉnh Quảng Nam đã yêu cầu dừng công nhận kết quả của phiên đấu giá mỏ cát 370 tỉ đồng ở Điện Bàn để làm rõ dấu hiệu thao túng trục lợi.
Ông Lê Văn Dũng - Chủ tịch tỉnh Quảng Nam - trong ngày 19/10 trong công văn gửi các đơn vị, được truyền thông loan, cho rằng kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản tại điểm mỏ này có yếu tố bất thường khi mức giá trả cao gấp nhiều lần so với giá khởi điểm.
Mức giá cuối cùng cũng cho thấy có dấu hiệu thao túng thị trường để trục lợi, đẩy giá vật liệu cát xây dựng lên cao, tác động xấu đến an ninh kinh tế và trật tự xã hội.

Ông Dũng qua đó giao Công an tỉnh điều tra, xác minh, làm rõ động cơ, mục đích của việc trả giá cao bất thường tại phiên đấu giá quyền khai thác khoáng sản tại điểm mỏ cát ký hiệu ĐB2B diễn ra trong hai ngày 18 và 19/10.
Chủ tịch tỉnh cũng yêu cầu Ủy ban Nhân dân thị xã Điện Bàn tạm thời chưa ban hành quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản tại điểm mỏ trên.
Vào sáng 18/10, tỉnh Quảng Nam tổ chức phiên đấu giá mỏ cát có trữ lượng 159.000 mét khối tại thị xã Điện Bàn. Kết thúc phiên đấu giá với kết quả 370 tỉ đồng quyền khai thác mỏ thuộc về Công ty cổ phần Môi trường Quảng Đà (trụ sở ở thành phố Đà Nẵng).

Mức trúng đấu giá cho mỏ cát 159.000 mét khối là 373 tỉ đồng, tức là hơn 2,3 triệu đồng cho mỗi mét khối cát, cao gấp nhiều lần giá cát trên thị trường (hiện giá cát khoảng 350-400.000 đồng/mét khối). Mức giá này khiến dư luận và cộng đồng xây dựng khoáng sản tại Quảng Nam, Đà Nẵng bàn tán, xôn xao.
Có hơn 20 doanh nghiệp tham gia phiên đấu giá. Mức giá khởi điểm được đề xuất là 1,4 tỉ đồng và phiên đấu giá kéo dài suốt 20 tiếng đồng hồ và kết thúc vào 4 giờ sáng 19/10.
Lãnh đạo một phòng chức năng ở thị xã Điện Bàn cho truyền thông hay nếu bên trúng thầu bỏ cọc thì mất 242 triệu đồng tiền đặt trước.


Vccorp Muốn Vực Dậy MXH Lotus Bằng Lotus Chat?


(RFA: Ông Nguyễn Thế Tân, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần VCCorp, giới thiệu ứng dụng nhắn tin Lotus Chat.)
-Ứng dụng nhắn tin Lotus Chat do Công ty VCCorp phát triển vừa được ra mắt, sau 5 năm mạng xã hội Lotus trình làng nhưng được nói không thành công.
Báo Chính phủ loan tin trong ngày 18/10/2024, cho hay Lotus Chat hướng đến xây dựng một môi trường chat an toàn qua các tính năng bảo vệ danh tính, chống spam, ít rủi ro bị hack tài khoản.
Ông Nguyễn Thế Tân, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần VCCorp, cho biết Lotus Chat ra đời, người dùng Việt sẽ có thêm một lựa chọn ứng dụng chat bảo mật hơn, tiện lợi hơn, giúp làm việc hiệu quả và trao đổi thông tin an toàn hơn.
Cũng theo ông Tân, người dùng có thể dễ dàng tải Lotus Chat trên Appstore, Google Play, Apple Mac store và Windows.

Đại diện VCCorp cam kết nhờ các tính năng như bí danh, mục "Mặc kệ" và cài đặt ẩn thông tin cá nhân với người lạ khi bị search số điện thoại hay chuyển tiếp tin nhắn, người dùng có thể yên tâm khi tham gia vào bất kỳ nhóm nào trên Lotus Chat.
Lotus Chat cũng giúp bảo vệ thông tin và dữ liệu công việc. Người dùng không lo bị mất data, mất ảnh, mất file. Kho lưu trữ sẽ giúp cất các file đang làm dở để về nhà hoặc qua máy khác làm tiếp; lưu giữ những đường link hay data thường xuyên phải dùng để có thể truy cập hoặc chia sẻ nhanh chóng cho bất kỳ ai.
Vào năm 2019, tại buổi ra mắt mạng xã hội Lotus, ông Tân kỳ vọng mạng xã hội của người Việt có thể thay thế các mạng xã hội khác trên thế giới. Thế nhưng chỉ vài tuần ra mắt, nhiều người dùng Việt Nam nói với RFA họ sẽ không sử dụng mạng xã hội Lotus vì nhiều yêu cầu bắt buộc quá "gắt" khiến người dùng không đáp ứng được.
Một nhà hoạt động ở Hà Nội lúc bấy giờ cho biết: "…Mạng xã hội Lotus yêu cầu phải đăng nhập bằng tài khoản Facebook, nếu như không có, bắt phải gửi bốn tấm ảnh của chứng minh thư (ID), thì việc lấy thông tin cá nhân như thế thì dĩ nhiên chúng tôi chắc chắn không bao giờ sử dụng vì ở Việt Nam là một đất nước do công an toàn trị thì dù bất kỳ doanh nghiệp nào đi nữa thì dưới bàn tay sắt của an ninh thì họ chỉ cần ho cái thì buộc các doanh nghiệp phải tuân theo…".
Tại buổi ra mắt Lotus Chat, người dùng hỏi về mạng xã hội Lotus cũng do VCCorp phát triển nhưng không mấy thành công, vậy Lotus Chat có đi theo vết xe đổ? Ông Nguyễn Thế Tân cho rằng việc mạng xã hội Lotus không thành công không có nghĩa là Lotus Chat cũng không thành công. "Hôm nay, chúng ta thất bại không có nghĩa là ngày mai chúng ta không thể thành công" - ông Tân nói trên tờ Người Lao động.

Không có nhận xét nào: