Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 23 tháng 10, 2024

Cùng Nhau Kính Ngưỡng Đức Quán Thế Âm Bồ Tát - Sương Lam


Đây là bài số bảy trăm ba mươi bốn (734) của người viết về chủ đề Thiền Nhàn trong khu vườn Một Cõi Thiền Nhàn của trang văn nghệ ORTB. Các bạn hữu thân mến của tôi biết tôi rất kính ngưỡng Đức Quan Thế Âm Bố Tát với hạnh Từ Bi của Ngài nên đã gửi đến tôi nhiều youtube, tài liệu về Ngài.
<!>

1-Nhạc sĩ Nguyễn Tuấn đã chia sẻ youtube

2-Nhạc sĩ Võ Tá Hân nổi tiếng với những nhạc khúc Phật Giáo cũng đã email gửi đến tôi vài video về Quan Thế Âm Bồ Tát mà ông đã phổ nhạc dưới đây:

Quan Thế Âm Bồ Tát Đưa Tôi Qua Sông: 

Mẹ Hiền Quan Thế Âm:

Mười Hai Lời Nguyện Của Bồ Tát Quán Thế Âm:



>> Ca sĩ Kim Linh: 

>> Hợp ca: Các em thiếu nhi tại chùa Giác Ngộ: 

Niệm Quan Thế Âm Bồ Tát : 

Nguyện Cầu: 

3- Anh Trần Việt Long, bạn đồng môn QGHC cũng chia sẻ bài viết Bồ tát Quán Thế Âm (Quan Thế Âm, Quan Âm)

Bồ tát Quán Thế Âm (Quan Thế Âm, Quan Âm) là một vị Bồ tát có thật được ghi chép bằng chữ Sanskrit trong Kinh Bắc Tông dưới danh hiệu Avalokiteshvara, có nghĩa là một vị Thánh (Ishvara) nhìn xuống thế gian (Avalokite) với lòng từ bi (Lord who looks down with compassion). Ngài là một vị Bồ tát thị hiện qua thân người nam nhưng khi Phật giáo được truyền qua Trung Hoa thì tính cách từ bi của ngài (mắt thương nhìn cuộc đời) lại thích hợp với bản chất của một người nữ như tính mẹ hiền (từ mẫu) cho nên người Hoa đã thể hiện hình tượng ngài trong Kinh Hán tạng và trong thờ phụng với thân người nữ.

Có ba ngày vía Bồ tát Quán Thế Âm tính theo âm lịch là ngày 19 tháng 2, ngày Ngài Đản Sanh; ngày 19 tháng 6, ngày Ngài Thành Đạo; ngày 19 tháng 9, ngày Ngài Xuất Gia.

Nhưng vía là gì? Vía ở đây không phải là vía trong tín ngưỡng dân gian “Hồn khôn đi trước, Vía dại theo sau”. Nữ Đạo hữu nào khi ở tuổi thanh thiếu nữ, tức là trước khi lập gia đình, cũng vẫn cảm nhận được ai đó nhìn trộm mình ở phía sau với khoảng cách dưới 10 mét; khả năng cảm nhận đó là một hình thức thần giao cách cảm do luồng nhân điện phát ra từ gáy, luồng nhân điện này yếu thua luồng nhân điện phát ra từ tiền đình — nơi giao nhau giữa hai đường chân mày. Sau khi lập gia đình thì khả năng cảm nhận này sẽ yếu đi, chỉ còn cảm nhận được với khoảng cách dưới 5 mét. Đây là lãnh vực hoạt động của bảy luân xa rất vi tế, không thể viết vài lời mà diễn tả được.

Chữ Vía trong văn học Phật giáo có nghĩa là những ngày kỷ niệm của bốn sự kiện quan trọng trong cuộc đời của một vị Tôn giả Thánh Tăng, A-la-hán, Bồ-tát, và Phật là ngày Đản sanh, ngày Xuất gia, ngày Đắc Thánh quả, ngày Niết bàn. Do vậy, người Phật tử chỉ có thể nói, “Để cho dễ nhớ thì ngày Vía Thành Đạo của Bồ tát Quán Thế Âm được tính bằng 18 giới (lục căn, lục trần, lục thức) cộng với Thức Vô Biên Xứ là ngày 19″ chứ không thể nói “Vô Sư Trí” vì chữ “vô sư trí” chỉ do Thiền Tông “bày đặt” ra về sau để chỉ việc không cần học nhiều về Kinh, Luật, Luận mà chỉ cần tập chú vào Thiền thì khi chứng đắc thánh quả sẽ phá vô minh mà thông hiểu vạn pháp! Đức Phật luôn luôn nhắc nhỡ chư Tôn giả đệ tử của Ngài là phải quân bình giữa Pháp học và Pháp hành vì nếu học mà không hành thì chỉ là một túi sách, và nếu hành mà không học thì như người đi đêm một cách mò mẫm, không đến đâu.

Với tất cả tâm từ!
Trần Việt Long

4- Đặc biệt nhất, anh Tiến TS, người bạn văn nghệ tài hoa của tôi ở mãi tận Thụy sĩ cũng đã thực hiện 6 Youtube về Đức Quan Thế Âm Bồ Tát có hình ảnh tôi thấp thoáng trong đó để tặng tôi. Mời quý bạn hữu xem 6 youtube này nhé.


6 Youtube Quan Âm và Sương Lam - Tiến TS







Xin chân thành cảm tạ sự thương mến và đồng cảm của quý thân hữu đặc biệt nói trên đã cùng hợp sức với tôi lan tỏa nét từ bi của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát đến tất cả đại chúng trong cõi nhân gian này

Khi bị trọng bịnh, bị tai nạn nguy hiểm hay khi gặp phải những điều phiền muộn trong cuộc đời, đa số chúng ta thường niệm danh hiệu Quán Thế Âm BồTát để cầu xin được cứu giúp.

Người viết chỉ là một cư sĩ nhỏ bé tầm thường nên chỉ có thể chia sẻ với quý thân hữu một vài nét quan trọng về đức Quán Thế Âm Bồ Tát mà thôi. Phần thuyết pháp về công hạnh của Ngài phải do các tăng sĩ phụ trách mới đủ uy lực thuyết giảng.

Người viết sưu tầm được tài liệu về Đức Quán Thế Âm Bồ Tát dưới đây xin được chia sẻ cùng quý thân hữu muốn tìm hiểu về Ngài qua kinh sách.

Hành Trạng Bồ Tát Quan Thế Âm
Thích Phước Sơn


Nói đến Phật giáo, người ta nghĩ ngay đến đạo Từ bi cứu khổ.Mà hình ảnh cứu khổ tiêu biểu tuyệt vời nhất thiết tưởng không ai khác hơn là đức Bồ tát Quan Thế Âm, hay Mẹ hiền Quan Âm. Vì vị Bồ tát này có đầy đủ phẩm chất của một người mẹ trong tất cả những người mẹ. Hình như trong mọi trái tim của những người con Phật thuần thành nhất là giới Phật tử bình dân không ai là không có hình ảnh đáng tôn kính của vị Bồ tát giàu lòng bi mẫn này. Mỗi khi nói về Ngài, tựa hồ chúng ta ai cũng biết, nhưng có lẽ không ai dám cho là mình đã hiểu biết đầy đủ tất cả. Thế nên, trong bài này người viết xin giới thiệu cụ thể đôi nét chân dung của Bồ tát một lần nữa, để giúp đại chúng quan chiêm.

Trước hết hãy nói về danh hiệu của Bồ tát. Thông thường các Kinh điển kể về 8 danh hiệu của Ngài như sau:

1. Quan Thế Âm Bồ tát;
2. Quán Tự Tại Bồ tát;
3. Quan Thế Tự Tại Bồ tát;
4. Quan Thế Âm Tự Tại Bồ tát;
5. Hiện Âm Thanh Bồ tát;
6. Quan Âm(*) Bồ tát;
7. Cứu Thế Bồ tát;
8. Quan Âm Đại Sĩ.

Trên đây là những danh hiệu phổ biến mà nhiều người thườngbiết đối với vị Bồ tát này. Thế thì có những Kinh điển chủ yếu nào đề cập đếnxuất xứ, vị trí và những hoạt dụng của Ngài?

* Chúng ta thấy đại khái hành trạng của Bồ tát qua các Kinh:

1) Theo Kinh Đại A Di Đà thì Ngài là Thị vệ bên trái, còn Bồtát Đại Thế Chí là Thị vệ bên phải của đức Phật A Di Đà lo việc cứu độ chúngsinh trong thế giới Ta bà. Cả 3 vị được gọi chung là Tây phương Tam Thánh (3 vịThánh ở phương Tây). Và trú xứ chính thức của các Ngài là cõi Tây phương Tịnhđộ. Phàm khi chúng sinh gặp tai nạn mà chí thành niệm danh hiệu Quan Âm Bồ tát,thì lập tức Ngài đến nơi cứu giúp. Do thế mà Ngài được đức hiệu là Quán Thế ÂmBồ tát (Vị Bồ tát chuyên lắng nghe âm thanh cầu cứu của thế gian).

2) Theo Kinh Pháp Hoa, phẩm Phổ Môn thì Ngài có 33 hóa thân,từ thân Phật, Độc giác… đến thân đồng nam, đồng nữ. Ngài thường vận dụng 14năng lực vô úy để cứu vớt chúng sinh thoát khỏi ách nạn, hoặc đáp ứng những yêu cầu chính đáng khi nào chúng sinh thành tâm niệm đến danh hiệu của Ngài.

3) Theo Kinh Thủ Lăng Nghiêm thì pháp môn tu của vị Bồ tát này là Nhĩ Căn Viên Thông, nghĩa là tai Ngài có thể được sử dụng như năm că khác. Ngài phát tâm tu hành nơi pháp hội của đức Phật Quan Thế Âm, và đức Phật này đã thọ ký cho Ngài khi thành Phật sẽ có Phật hiệu giống như mình. Do đó mà Ngài có hiệu là Quan Thế Âm. Đồng thời vị Bồ tát này cũng có 32 ứng thân giống như Kinh Pháp Hoa đã mô tả.

Chỗ khác nhau là Kinh Pháp Hoa kể đến 33 ứng thân, còn Kinh Lăng Nghiêm thì liệt kê 32 ứng thân. Ngoài ra, hai Kinh này còn giống nhau một điểm nữa là cùng mô tả về 14 đức vô úy của vị Bồ tát này. Số lượng và nội dung của các đức vô úy này gần y hệt như sau.

4) Theo Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Đại Bi Tâm Đà la ni thì Ngài đã thành Phật từ đời quá khứ cách nay vô lượng kiếp, hiệu là Chánh Pháp Minh Như Lai, nhưng vì nguyện lực Đại bi, muốn làm lợi ích cho chúng sinh nên Ngài hiện thân Bồ tát để dễ dàng hoàn thành đại nguyện. Thế nên, ngoài danh hiệu Bồ tát Quan Âm như chúng ta thường nghe, có đôi chỗ còn gọi là Phật Quan Âm là vì vậy.

5) Theo Kinh Nhất Thiết Công Đức Trang Nghiêm Vương thì Ngài là Thị vệ của đức Phật Thích ca.

6) Theo Mật giáo thì Ngài là hóa thân của đức Phật A Di Đà.

7) Theo Kinh Hoa Nghiêm thì đạo tràng của Ngài ở núi Bồ Đà Lạc trên biển Nam Hải.

Đó là đôi nét sơ lược về hành trạng của Bồ tát Quan Âm mà các Kinh đã đề cập đến….”( Nguồn: Trích bài viết của Thầy Thích Phước Sơn- Tu Viện Quảng Đức)

Mời Xem Board Quan Thế Âm Bồ Tát do người viết thực hiện trên website Pinterest:


Chúc quý bạn có nhiều sức khỏe, thân tâm an lạc, sống vui từng ngày trong hiện tại với duyên nghiệp của mình nhé.

Người giữ vườn Một Cõi Thiền Nhàn

Sương Lam

(Tài liệu và hình ảnh sưu tầm trên mạng lưới internet, qua điện thư bạn gửi-MCTN 734-ORTB 1665-102324)
Sương Lam



Không có nhận xét nào: