Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 18 tháng 5, 2018

Mừng “giải phóng” và sinh nhật “Bác Hồ”! - Lữ Giang

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, mọi người đang đứng, đám đông và ngoài trời
Giáo Hội Phật Giáo Ấn Quang tổ chức mừng “giải phóng” và sinh nhật “Bác Hồ”!
Nhân kỷ niệm 30 năm ngày chiếm Miền Nam, báo Quốc tế trong nước ngày 30.3.2005 có đăng bài phỏng vấn ông Võ Văn Kiệt, nguyên Thủ Tướng chính phủ CHXHCNVN. Ông khẳng định rằng chiến thắng 30-4 là vĩ đại nhưng người Việt Nam cũng “đã phải trả giá cho chiến thắng đó bằng cả nỗi đau và nhiều sự mất mát”. Ông cho rằng "Một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc lại, có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn.” Vậy ngày 30.5.1975, ai buồn và ai vui?
AI BUỒN AI VUI?
Ngày 30.4.1975, khi Tướng Đương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, tập thể buồn nhất là Quân Lực VNCH gồm khoảng 1.200.000 quân, trong đó có những người đã chiến đấu với Mỹ suốt 20 năm! Nhưng khi Mỹ ra đi, Mỹ chỉ đem đi các chiến hạm, máy bay và một số tay chân bộ  hạ, còn những “chiến hữu” khác bỏ lại. Sự đầu hàng diễn ra quá nhanh. Từ những anh hùng "Chọc trời khuấy nước mặc dầu, Dọc ngang nào biết trên đầu có ai"… thành những kẻ đớn hèn, đầu hàng kẻ thù. Các sĩ quan không chạy thoát được phải đi ở tù, tài sản bị cướp đoạt, gia đình bị tan nát.
Buồn hơn cả là các thương phế binh VNCH.. Lúc đó VNCH có khoảng 20.000 thương phế binh, một số  đang nằm trong các bệnh viện quân y, họ bị cụt chân, cụt tay, bán thân bất toai… Nhưng tất cả đều bị đuổi ra khỏi bệnh viện!  Không có cuộc sống nào khổ cực bằng cuộc sống của họ.
Dĩ nhiên, các viên chức hành chánh và chính trị cũng phải chịu số phận như các sĩ quan quân đội. Dân chúng cũng bi thảm. Họ bỏ Kontum, Pleiku chạy về Tuy Hòa, từ  Quảng Trị vào Huế rồi Đà Nẵng… Nói một cách tổng quát, người dân miền Trung bỏ hết tài sản chạy vào Sài Gòn và rồi cuối cùng đã cùng với toàn dân chạy ra biển. Phong trào vượt biên lên đến cao độ từ 30.4.1975 đến 1980, đến nỗi người ta đã nói với nhau: "Cái cột đèn nếubiết đi cũng bỏ nước ra đi."! Kết quả, hàng triệu người đã bỏ xác trên biển cả. Ngẫm từ dấy việc binh đao, Đống xương Vô Định đã cao bằng đầu".
Thế thì những ai đã vui?
Dĩ nhiên là Đảng CSVN và các tay chân bộ hạ của họ vui. Bọn “trở cờ đón gió” cũng “ăn theo”. Họ cùng nhau hát bài “Như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng…” Đặc biệt hơn, Giáo Hội Phật Giáo Ấn Quang được Mỹ dựng lên sau vụ thiêu sống Thích Quảng Đức, được chính quyền Đệ Nhị VNCVH và một số dân chúng miền Nam ưu đãi nhiều thứ… cũng đã tổ chức mừng “giải phóng” và sinh nhật “bác Hồ” một cách long trọng!
“BẢO QUA CỔNG CHÙA”
Không ai có thể chối cãi được trước 30.4.1975, sau khi bị chính phủ Hoa Kỳ bật đèn xanh cho Tướng Nguyễn Cao Kỳ đánh bại cuộc nổi dậy cướp chính quyền miền Nam của Giáo Hội Ấn Quang một cách thê thảm vào năm 1966, Giáo Hội Ấn Quang đã đi theo Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam của Hà Nội chống lại VNCH. Trong khi Hòa Thượng Đôn Hậu ra Hà Nội làm công cụ tuyên truyền cho Cộng Sản, hai Thượng Tọa Trí Quang và Thiện Minh mở các cuộc đánh phá tại quốc nội, Thiền sư Nhất Hạnh đi đánh phá ở ngoại quốc, Giáo Hội Ấn Quang nhất quyết “đánh cho Mỹ cút Ngụy nhào”.
Ngày 30.4.1975, trong khi mọi người lo tìm đường tẩu thoát, Thượng Tọa Thích Minh Châu đã cùng Ban Giảng Huấn và sinh viên Đại Học Vạn Hạnh ra Ngã Tư Bảy Hiền đón “quân giải phóng”. Sau đó, Giáo Hội Phật Giáo Ấn Quang tổ chức “mừng chiến thắng” và “sinh nhật Hồ Chí Minh”.
Trong cuốn “Bảo qua cổng chùa”, Hòa Thượng Thích Mãn Giác cho biết sau khi Việt Cộng mới chiếm được miền Nam Việt Nam, mặc dầu không có lời yêu cầu của nhà cầm quyền cộng sản, Hội Đồng Viện Hóa Đạo của Giáo Hội Phật Giáo Ấn Quang đã họp và quyết định tham gia tổ chức “mừng giải phóng” với nhà cầm quyền, đồng thời tổ chức mừng sinh nhật Hồ Chí Minh tại chùa Ấn Quang. Hòa Thượng viết:
Lần đầu tiên trong lịch sử Phật Giáo Việt Nam, Giáo Hội đã tổ chức một buỗi lễ hết sức long trọng để mừng sinh nhật của một cá nhân. Ngay trong thời kỳ phong kiến quân chủ, Giáo Hội cũng không làm như vậy. Mỗi chùa riêng tư có lễ chúc tụng Vua, nhưng không phải làm tập thể Giáo Hội. Tại sao Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đã làm như vậy? Vì kính ngưỡng Hồ Chủ Tịch? Vì muốn chứng tỏ thiện chí hợp tác?
“Giáo Hội đã thành lập một Ủy Ban Tổ Chức lấy tên là Ủy Ban Tổ Chức Đón Mừng Hòa Bình và Kỹ Niệm ngày 19 tháng 5, chúng tôi được cử làm Trưởng Ban.”
Không trả lời những câu hỏi do chính ông đặt ra, Hòa Thượng Mãn Giác đã cho đăng lại bản Thông Cáo số 66-VHD/VP/TC ngày 8.5.1975 của Viện Hóa Đạo Ấn Quang về tổ chức đón mừng hòa bình và kỷ niệm ngày 19 tháng 5, như một hình thức trả lời gián tiếp. Mở đầu Thông Cáo này, có câu như sau:
“Sau bao năm tranh đấu, nguyện vọng của Giáo Hội và toàn dân là Hòa Bình, Độc Lập và Thống Nhất đất nước. Cơ duyên ấy nay đã đến.”
Trong cuốn Bạch Thư công bố ngày 31.12.1993, Hòa Thượng Thích Tâm Châu đã viết:
Ngày 30.4.1974 là ngày cáo chung của chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Những bộ mặt thân Cộng Sản đã lộ rõ nguyên hình, không ai mà không rõ.
- Khi quân Cộng Sản từ rừng về Saigon, đã có gần 500 Tăng, Ni của phe tranh đấu Ấn Quang ra đón chào.
- Ngày 19.5.1975, phe tranh đấu Ấn Quang đã tổ chức sinh nhật Hồ Chí Minh tại chùa Ấn Quang.
- Hiệp Thương Chính Trị thống nhất hai miền Nam Bắc của Cộng Sản, một Thượng Tọa của phe Ấn Quang đã làm một bài tham luận, nịnh Cộng Sản, kể công của Ấn Quang và đã kích Nha Tuyên Úy Phật Giáo cùng Giáo Hội Thích Tâm Châu”.
Cũng trong cuốn Bảo Qua Cổng Chùa”, Hòa Thượng Mãn Giác viết tiếp:
Tin tưởng vào những hứa hẹn về hòa hợp hòa giải dân tộc của Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời, sau ngày giải phóng, Phật Tử Việt Nam đã tận tình hợp tác với Chính Phủ Cách Mạng. Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất không được mời tham dự buổi lễ Mừng Chiến Thắng do chính phủ tổ chức ngày 15 tháng 5, 1975, nhưng Giáo Hội, với thiện chí sẵn có vẫn hợp tác trong nhiệm vụ đoàn kết dân tộc và tái thiết xứ sở, đã động viên trên 900 Tăng Ni trong thành phố Hồ Chí Minh để tham dự cuộc meeting trên. Ban tổ chức không chịu nhường chỗ đứng cho phái đoàn Phật Giáo tại khán đài, nhưng Giáo Hội vẫn kiên chí tham gia trong buổi lễ. Ngày 19 tháng 5, 1975 hơn 20.000 Phật tử đã tề tựu tại chùa Ấn Quang để làm lễ sinh nhật Hồ Chủ Tịch. Đây là một số lượng đáng kể vì ngoài chính phủ ra, không có đoàn thể nhân dân nào có thể huy động số người tham dự buổi lễ đông đảo như vậy.”
Trong khi các tổ chức thuộc các giáo hội Thiên Chúa Giáo, Cao Đài và Phật Giáo Hòa Hảo tìm cách đương đầu với Cộng Sản và bị đàn áp dã man, khoảng 900 tăng sĩ thuộc Giáo Hội Ấn Quang đã tham dự meeting “mừng giải phóng” ngày 15.5.1975. Hòa Thượng Mãn Giác đã đọc một bài diễn văn rất thống thiết, trong đó có đoạn sau đây:
“Trong những năm dài sống dưới ách nô lệ thực dân mới, Phật Giáo chỉ nuôi một ước vọng sâu kín: độc lập và thống nhất. Vì nguyện vọng cũng là ý chí thống nhất ấy, mà biết bao nhiêu thế hệ Phật tử đã lao mình vào đấu tranh chống lại kẻ thù gây chia rẽ. Hết thực dân Pháp chia rẽ Bắc Kỳ, đến đế quốc Mỹ chia rẽ Nam Bắc....
Ngày nay, ước vọng đó đã hiện thực. Hiện thực ấy ngày càng rõ nét trong đời sống dân tộc, làm vang vọng lời xác quyết của Hồ Chủ Tịch “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”... Bác Hồ kính yêu đã thay lời tổ tiên nói lên...”
Cuộc đấu tranh của Phật Giáo cho nền thống nhất tổ quốc cùng là một với cuộc đấu tranh vì CHỦ NGHĨA XÃ HỘI ..."
MỘNG LÀM BÁ CHỦ PHẬT GIÁO
Khi nhà cầm quyền Hà Nội quyết định dẹp bỏ chiêu bài Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam và thống nhất hai miền Nam Bắc thì Giáo Hội Phật Giáo Ấn Quang cũng muốn thu cả Phật Giáo Nam Bắc về một mối và đặt dưới sự lãnh đạo của họ.
Trong khi các tông phái Phật Giáo khác như Giáo Hội Việt Nam Quốc Tự, Tổng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, Giáo Hội Théravada, Hội Phật Học Nam Việt v.v... án binh bất động để xem xét tình thế thì Giáo Hội Ấn Quang bắt đầu thực hiện ý đồ của mình một cách vội vàng và tự tin. Trong “Đơn xin cứu xét nhiều việc” đề ngày 25.6.1992 của Hòa Thượng Huyền Quang cho biết:
“Sau ngày thống nhất đất nước, Giáo Hội chúng tôi gởi thơ ra Hội Phật Giáo Thống Nhất Việt Nam tại Hà Nội, kêu gọi thống nhất Phật Giáo Nam Bắc, nhưng Hội Phật Giáo Hà Nội không đáp ứng. Sau đó Giáo Hội chúng tôi cử Hòa Thượng Thích Đôn Hậu từ miền Bắc về đại diện cho Giáo Hội chúng tôi, đến xin gặp ông Nguyễn Văn Hiếu. Lúc bấy giờ ông Hiếu đang giữ chức Bộ Trưởng Văn Hóa. Hòa Thượng chúng tôi xin phép cho Giáo Hội chúng tôi vận động thống nhất Phật Giáo Việt Nam, sau đó tiến đến thống nhất Phật Giáo hai miền. Nhưng bị ông Bộ Trưởng Văn Hóa từ chối với lý do: Thống nhất Phật Giáo thì tốt, nhưng thống nhất với Phật Giáo cách mạng, chứ thống nhất làm gì với Phật Giáo phản động! Hòa Thượng chúng tôi hỏi: Phật Giáo phản động là ai? Ông Bộ Trưởng Hiếu không trả lời (Ông Hiếu ám chỉ Giáo Hội chúng tôi là phản động)”.
Với hành động nói trên, các tăng sĩ lãnh đạo Giáo Hội Ấn Quang đã để lộ cho nhà cầm quyền Cộng Sản thấy rõ ý đồ và tham vọng của họ. Đây là một sai lầm rất tai hại. Sau này, khi thực hiện “quốc doanh hóa” Phật Giáo,Xuân Thủy, Bí Thư Trung Ương Đảng CSVN, đã lưu ý ông Đỗ Trung Hiếu khi giao cho ông này nhiệm vụ đó:
Nếu thống nhất theo kiến nghị của cụ Đôn Hậu, có nghĩa là giải thể Ban Liên lạc Phật giáo Yêu nước, sát nhập Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam (ở Miền Bắc) vào Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và chịu sự lãnh đạo của họ. Như thế Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất phát triển ra toàn lãnh thổ Việt Nam chứ không chỉ ở miền Nam như trước năm 1975.
"Quan trọng là Đảng không bao giờ lãnh đạo được Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, mà ngược lại Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất trở thành một tổ chức tôn giáo rộng lớn có đông đảo quần chúng, là một tổ chức có áp lực chính trị thường trực với Đảng và chính phủ Việt Nam.”
Không phải chỉ Việt Cộng, bất cứ chính quyền nào cũng không muốn duy trì một giáo hội có thành tích gây rối, đòi hỏi hết quyền lợi này đến quyền lợi khác như Giáo Hội Ấn Quang. Thời VNCH, Thủ Tướng Trần Văn Hương đã thành lập thêm Tổng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam để chia quyền, còn Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã yểm trợ Giáo Hội Việt Nam Quốc Tự do Thượng Tọa Thích Tâm Châu lãnh đạo và đặt Giáo Hội Ấn Quang ra ngoài vòng pháp luật. Chúng tôi tin rằng một chính phủ hậu Cộng Sản rồi cũng phải làm như thế chứ không thể làm khác.
HÀNH ĐỘNG ĐỐI KHÁNG NÔNG NỖI:
Sau khi thương lượng với nhà cầm quyền để thống lãnh Phật Giáo Việt Nam bị thất bại và còn bị ám chỉ là “Phật Giáo phản động”, các tăng sĩ lãnh đạo Giáo Hội Ấn Quang đã trở về tìm mọi cách để đối phó với nhà cầm quyền. Sau khi Đại Hội kỳ VII đạt được nhiều “thắng lợi vô cùng to lớn”, không thấy nhà cầm quyền phản ứng gì, các tăng sĩ trong Giáo Hội Ấn Quang lại thừa thắng xông lên..
Ngày 17.3.1977, Thượng Tọa Thích Huyền Quang, Phó Viện Trưởng Viện Hóa Đạo Ấn Quang, đã gởi đến nhà cầm quyền Hà Nội một văn thư khiếu nại 84 vụ đàn áp Phật Giáo tại miền Nam như tịch thu các cơ sở giáo dục và xã hội của Phật Giáo, buộc các học tăng phải trở về nguyên quán làm ăn, lấy chùa làm nhà trẻ, đập phá tượng Phật, bắt bớ các tăng ni, v.v. Ngày 23.3.1977, Hòa Thượng Thích Trí Thủ, Viện Trưởng Viện Hóa Đạo gởi thêm một văn thư thứ hai khiếu nại về việc công an bắt giam một số tăng ni ở các địa phương và việc chính quyền chiếm dụng chùa chiền, v.v. Hòa Thượng yêu cầu chính quyền mở cuộc điều tra và xét xử phân minh.
NHỮNG CÚ ĐÁNH PHỦ ĐẦU
Trước những khiếu nại liên tục như trên, nhà cầm quyền CSVN quyết định đánh phủ đầu để làm giảm áp lực. Tại các tỉnh, sau khi nhận diện được các thành phần tích cực trong các Tỉnh Hội của Giáo Hội Ấn Quang, công an bắt đầu bắn tỉa dần: Tại chùa Linh Sơn ở Vũng Tàu, các tăng sĩ Tắc Phước, Quảng Liên, Thiên Tài và Liễu Minh đã bị bắt. Tại Cần Thơ, các tăng sĩ Giác Hưng, Giác Bạch và Giác Ưng bị tố cáo âm mưu chống chính quyền nên bị bắt giam truy tố ra tòa. Những nơi khác cũng xẩy ra tình trạng tương tự..
Đêm 6.4.1977, nhà cầm quyền đã quyết định đánh vào đầu não của Giáo Hội Ấn Quang bằng cách cho lực lượng an ninh đến bao vây và lục soát chùa Ấn Quang, tịch thu nhiều giấy tờ, vật dụng và bắt giam các tăng sĩ sau đây:
- Thượng Tọa Thích Huyền Quang, Phó Viện Trưởng Viện Hóa Đạo.
- Thượng Tọa Thích Quảng Độ, Tổng Thư Ký Viện Hóa Đạo.
- Thượng Tọa Thích Thuyền Ấn, Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Hoằng Pháp.
- Đại Đức Thích Thông Bửu, Quyền Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Cư Sĩ.
- Đại Đức Thích Thanh Thế, Trưởng Ban Thanh Tra Ủy Ban Thanh Niên Tăng Ni Kinh Tế Tự Túc.
- Đại Đức Thích Thông Huệ, Chánh Đại Diện Chánh Giáo Hội Quận Gò Vấp.
Thượng Tọa Thích Thiện Minh cũng đã bị bắt giam sau đó.
Chùa Ấn Quang bị đặt trong tình trạng kiểm soát của công an, mọi sự ra vào đều phải xin phép. Báo Saigon Giải Phóng loan tin rằng các tăng sĩ nói trên bị bắt vì tuyên truyền chống chế độ và liên lạc với các thế lực nước ngoài để âm mưu tạo phản.
Thượng Tọa Thích Huyền Quang và Thượng Tọa Thích Quảng Độ đã bị đưa ra xét xử trong phiên tòa ngày 8.12.1978 tại Saigon. Viện Kiểm Sát Nhân Dân đã đọc lời thú nhận của Thượng Tọa Huyền Quang như sau: Từ trước đến nay, chủ trương của chúng tôi là bất hợp tác với chính quyền. Chúng tôi xin xác nhận rằng, trong quá khứ cũng như sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, chúng tôi có những việc làm sai trái với đường lối, chính sách, pháp luật của chính quyền. Những tội lỗi là do chúng tôi gây ra. Tòa đã cảnh cáo và phạt ông 2 năm tù treo. Thượng Tọa Thích Quảng Độ được tha bổng.
Đến đây các tăng sĩ thuốc Giáo Hội Phật Giáo Ấn Quang đã ý thức được rằng thành tích “tham gia cách mạng” của họ trong quá khứ không có giá trị gì đối với Đảng CSVN! Họ đã bị xử dụng làm công cụ đánh phá miền Nam. Các tăng sĩ Phật giáo bắt đầu tìm đường tẩu thoát.
QUỐC DOANH HÓA GIÁO HỘI ẤN QUANG
Năm 1980, Ủy Ban Vận Động Thống Nhất Phật Giáo được thành lập, Thượng Tọa Thích Trí Thủ, Viện Trưởng Viện Hóa Đạo Ấn Quang làm Trưởng Bancòn Hòa Thượng Đôn Hậu, Xử Lý Thường Vụ Viện Tăng Thống, làm Cố Vấn.
Ngày 4.11.1981, Đại Hội Đại Biểu Thống Nhất Phật Giáo Việt Nam đã được triệu tập tại chùa Quán Sứ Hà Nội. Theo Nhật Báo Nhân Dân ngày 5.11.1981, “dự hội nghị có 164 đại biểu các tổ chức, giáo hội, hệ phái: Hội Phật Giáo Thống Nhất Việt Nam (miền Bắc), Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (Ấn Quang), Giáo Hội Phật Giáo Cổ truyền Việt Nam, Ban Liên Lạc Phật Giáo Yêu Nước Thành Phố Hồ Chí Minh .... ”
Nhật báo Nhân Dân ngày 8.11.1981 cho biết sau 4 ngày làm việc tại chùa Quán Sứ Hà Nội hôm 7.11.1981, hội nghị đã kết thúc “tốt đẹp”, thành lập Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, thông qua Hiến Chương và đại cương chương trình hoạt động, giới thiệu và suy tôn Hội Đồng Chứng Minh do Hòa Thượng Đức Nhuận (quốc doanh miền Bắc) làm Pháp Chủ, Hòa Thượng Đôn Hậu (Ấn Quang) được bầu làm Phó Pháp Chủ kiêm Giám Luật Hội Đồng Chứng Minh, giới thiệu và cử Hội Đồng Trị Sự do Hòa Thượng Trí Thủ (Ấn Quang) làm Chủ Tịch. Khi ra chào mừng, Hòa Thượng Trí Thủ đã đọc một bức thư gởi Chủ Tịch Hội Đồng Nhà Nước Trường Chinh, trong đó có đoạn như sau:
Suốt ba mươi năm chống Pháp, chống Mỹ, nhiều chùa là cơ sở của cách mạng (kể cả Đại Học Vạn Hạnh Saigon!), nhiều tăng ni tạm thời rời bỏ Thiền môn, hăng hái tòng quân đánh giặc cứu nước. Bác Hồ dạy: “Không gì quý hơn độc lập tự do!”, toàn thể tăng ni và Phật tử Việt Nam ghi lòng tạc dạ lời dạy đó của Bác, nhận thức rõ lý tưởng giải thoát của người tu hành không thể tách rời sự nghiệp giải phóng dân tộc, do Hồ Chủ Tịch và Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo.”
Sau này, chúng tôi mới được biết Thượng tọa Thích Trí Thủ đã gia nhập đảng CSVN năm 1943 khi đang trụ trì chùa Bảo Quốc ở Huế. Ông cùng với Võ Đình Cường, Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử, Ủy viên Văn hóa Thành ủy Huế, đã được cài vào Giáo HộI Ấn Quang để lèo lái giáo hội này hoạt động theo sự chỉ đạo của Đảng CSVN.
CIA NHÚNG TAY VÀO
Trong khi Thiên Chúa Giáo, Cao Đài và Phật Giáo Hòa Hảo có rất nhiều tổ chức đối kháng với Cộng Sản, Phật giáo bị chia năm xẻ bảy: Các nhóm Nhất Hạnh, Giao Điểm, Đỗ Mậu, Cao Huy Thuần... đòi trở về với Giáo Hội quốc doanh. Vì thế, CIA phải nhúng tay vào. Qua “The National Endowment for Democracy”, viết tắt là NED, hàng năm CIA đã cấp cho Võ Văn Ái một số tiền để vực phong trào tranh đấu của Phật Giáo lên.
NED được Tổng Thống Ronald Reagan thiết lập năm 1982. Theo định nghĩa chính thức, NED là một tổ chức tư, bất vụ lợi, được thành lập để đẩy mạnh các định chế dân chủ trên thế giới bằng những nỗ lực không do chính phủ. NED được cai quản bởi một Ban Giám Đốc độc lập và không đảng phái, hoạt động bằng ngân khoản do Quốc Hội Hoa Kỳ cung cấp hàng năm.
Võ Văn Ái được cấp mỗi năm bao nhiêu? Theo  các bản phúc trình hàng năm của NED, Võ Văn Ái được cấp $90.000 năm 1997, $95.000 năm 1998, $70.000 năm 1999, $70.000 năm 2001, $70.000 năm 2003, v.v.
Ông Võ Văn Ái lãnh tiền của NED để làm gì? Theo tài liệu chính thức, Võ Văn Ái được NED giao phó: “Xuất bản tờ Quê Mẹ bằng tiếng Việt, hai tháng một lần, một nguồn tin tức và thảo luận về những ý tưởng dân chủ không bị kiểm duyệt ở Việt Nam. Quê Mẹ cũng phải in và phân phối 50.000 bản tin ngắn về nhân quyền và quyền của người lao động khẩn cấp ở Việt Nam.” (To publish Que Me, a bi-monthly Vietnamese-language magazine, a source of uncensored news and discussion of democratic ideas in Vietnam.  The association will also publish and distribute 50000 copies of a mini-bulletin on urgent human and worker rights in Vietnam).
Nói một cách đơn giản, nhiệm vụ được NED giao phó cho Võ Văn Ái là đánh phèng la để giúp Hoa Kỳ làm áp lực. Hình như số tiền được cấp hàng năm nhiều hay ít tuy thuộc vào khả năng đánh phèng la? Nhóm Phong Trào Giáo Dân và Diễn Đàn Giáo Dân không biết chuyện này nên cứ thắc mắc tại sao bên Công Giáo không chịu đánh phèng la như Võ Văn Ái!
Ông Võ Văn Ái nói tiền do Quốc Hội Hoa Kỳ cấp không phải là tiền của CIA. Nhưng đây là vấn đề không cần phải tranh luận nữa, vì một số dân biểu và nghị sĩ Hoa Kỳ đã đưa ra ánh sáng nhiều hoạt động mờ ám của các tổ chức được NED cung cấp tiền bạc và CIA điều khiển.
Ông Võ Văn Ái đã và đang hoạt động dưới danh nghĩa “Cơ quan Thông tin và Phát ngôn của Viện Hóa Đạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất”, nhưng do CIA trả tiền. Với chức vụ phát ngôn viên của Giáo Hội Ấn Quang, ông Ái gần như đang đóng vai trò đại diện chính thức của Giáo Hội này chứ không phải Đức Tăng Thống Huyền Quang hay Quảng Độ. Nay Giáo HộI Ấn Quang đã bể thành nhiều mãnh và gần như không còn nữa. Sứ mệnh của Võ Văn Ái cũng chấm dứt.
Để kết luận, chúng tôi xin nhắc lại lời khuyến cáo của Thiền sư Dhammananda:
“Khi tôn giáo bị sử dụng để gia tăng thế lực chính trị thì tôn giáo sẽ phải hy sinh các lý tưởng đạo đức cao quý và trở nên mất gốc, nhượng bộ cho các thế lực chính trị trong thế gian.”
 Ngày 19.5.2018
 Lữ Giang

Không có nhận xét nào: