Dự án quốc gia nổi trên mặt nước đầu tiên của thế giới sẽ nằm tại Thái Bình Dương, ngoài khơi của đảo Tahiti, dự kiến xuất hiện vào năm 2020, và sử dụng loại tiền điện tử có tên Vayron. Theo bản dự án, quốc gia nổi sẽ bao gồm thành phố biển với khoảng 300 nhà ở, một số khách sạn, nhà hàng, và văn phòng làm việc. Dự án này cũng tạo ra một quốc gia độc lập với chính phủ có luật pháp riêng.<!>
Xem có vẻ khó khả thi, nhưng dự án quốc gia nổi được thiết kế mái xanh bao phủ với các vật liệu địa phương thân thiện môi trường như: tre, gỗ, kim loại, hay nhựa tái chế...
Các kỹ thuật và vật liệu xây dựng của địa phương sẽ pha trộn cùng công nghệ hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế, đồng thời bảo tồn tính truyền thống.
Mặt sàn của công trình làm từ loại bê tông cốt thép đủ độ kiên cố cho những tòa nhà 3 tầng chịu được khoảng thời gian lên tới 100 năm. Theo đại diện từ đơn vị thiết kế dự án, mỗi mặt sàn có chi phí chưa tới 15 triệu USD. Đây là con số tương đương với giá đất ở New York (Mỹ), hay London (Anh).
Theo Seasteading Institute, tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại San Francisco, họ đã phát triển ý tưởng này khi thành lập vào năm 2008. Trong một bài phát biểu diễn ra vào tháng 11/2017, ông Joe Quirk, Chủ tịch Viện Seasteading cho biết: Ông muốn được nhìn thấy hàng ngàn thành phố nổi vào năm 2050, trong đó mỗi nơi có chính quyền quản lý riêng biệt và độc lập.
Sau đó, đơn vị này cũng đạt được những thỏa thuận với chính quyền Polynesia thuộc Pháp để xây dựng dự án. Quốc gia nhỏ bé với 118 hòn đảo ở miền nam Thái Bình Dương, dân số chỉ hơn 200.000 người, đã cung cấp cho Viện Seasteading 100 mẫu đất của bãi biển để lên kế hoạch cho dự án.
Ngoài ra, các đảo nổi còn được thiết kế trang trại nuôi trồng thủy sản, cơ sở chăm sóc sức khỏe, trung tâm nghiên cứu Y học, và nhà máy điện cung cấp nguồn năng lượng bền vững. Dự kiến, công trình tiêu tốn khoảng 167 triệu USD.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét