Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 3 tháng 11, 2021

Myanmar thách thức áp lực quốc tế, không cho thăm bà Suu Kyi - VOA


Ông Soe Win, nhân vật số hai trong tập đoàn quân sự cầm quyền ở Myanmar; tháng 2/2021.Giới quân sự cầm quyền ở Myanmar hôm thứ Tư 3/11 đưa ra quyết định không cho một phái viên Đông Nam Á tiếp cận với cựu lãnh đạo Aung San Suu Kyi đang bị giam giữ. Động thái này chống lại áp lực ngày càng tăng của quốc tế nhằm buộc giới cầm quyền tuân thủ một kế hoạch hòa bình khu vực đã được nhất trí hồi tháng 4.

<!>

Phó Thống tướng Soe Win, nhân vật số hai trong tập đoàn quân sự cầm quyền đã chiếm đoạt quyền lực từ tay chính phủ dân bầu của bà Suu Kyi hồi tháng 2, nói rằng sẽ là vi phạm luật trong nước nếu cho phép một người ngoại quốc tiếp cận với người bị cáo buộc phạm tội hình sự.

"Tôi tin rằng sẽ không có quốc gia nào cho phép bất cứ ai làm trái luật hiện hành như thế này", ông nói trong một bài phát biểu được đăng trên các phương tiện truyền thông nhà nước.

Ý kiến của ông được đưa ra sau khi Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tiến hành hội nghị thượng đỉnh qua mạng hồi tuần trước. Myanmar không cử người dự để phản đối việc nhà lãnh đạo quân đội Min Aung Hlaing bị loại khỏi hội nghị vì không tôn trọng thỏa thuận hòa bình.

Myanmar cho rằng động thái đó vi phạm quy tắc của ASEAN về đồng thuận và không can thiệp, và từ chối cử đại diện cấp thấp đi dự.

Ông Soe Win bác bỏ cáo buộc rằng Myanmar không tuân thủ thỏa thuận và nói rằng bản thỏa thuận đạt được hồi tháng 4 với ASEAN còn phải tùy thuộc vào những đánh giá về "các vấn đề nội bộ hiện thời" của Myanmar, và việc phái viên có được vào Myanmar hay không còn phải “căn cứ vào sự ổn định nội bộ".

Những lời phản bác của ông Soe Win được đưa ra trong một cuộc họp qua mạng hôm 2/11 của các kiểm toán viên ASEAN.

Ông nói có lý do để nghi ngờ rằng các yêu sách mà các cuộc họp thượng đỉnh châu Á hồi tuần trước đặt ra cho Myanmar là “sự vi phạm hình ảnh đoàn kết của ASEAN".

Myanmar đến nay bị tê liệt bởi các cuộc biểu tình, đình công và bạo lực kể từ sau cuộc đảo chính, với thực tế là chính quyền phải chật vật để cầm quyền và đối mặt với sự phản kháng vũ trang từ dân quân và phiến quân dân tộc thiểu số liên minh với một chính phủ ngầm mà giới cầm quyền vu cho họ là "bọn khủng bố".

Hơn 1.200 dân thường đã bị lực lượng an ninh giết hại, theo một nhóm giám sát tình hình địa phương, được Liên Hiệp Quốc trích dẫn lại. Chính quyền quân sự ở Myanmar lâu nay vẫn cáo buộc rằng LHQ thiên vị.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét