Ảnh chụp màn hình Dân Trí.
Suốt 1 năm nay, một đàn cá tra tự nhiên đã di cư đến nhà bà Nguyễn Thị Mai ở ấp Phú Thành, huyện Phú Tân, An Giang để… ăn nhờ ở đậu. Điều đặc biệt là đàn cá này chỉ ăn chay khiến nhiều người tò mò. Bà Mai kể, trong một lần, bà đang rửa chén ở mé sông thì bất ngờ phát hiện nhiều con cá tra vây quanh. Bà lấy chút cơm cho chúng ăn, vài ngày sau, chúng kéo đến mỗi lúc một đông để “nương nhờ” gia đình bà. Hiện tại số cá tra mà gia đình bà đang “nuôi” khoảng 8.000 con đủ mọi kích cỡ.
Bà Mai chia sẻ với Dân Trí “Đàn cá này là cá sông tự nhiên có thể do được phóng sinh trước đó. Con kênh này khá dài nhưng không hiểu sao chúng chỉ trú ngụ tại bến nước nhà tôi”.
Từ ngày đàn cá đến trú ngụ, bến sông nhà bà Mai luôn có người hiếu kỳ đến tham quan và cho cá ăn. Bà kể ban đầu bà cho đàn cá ăn khoảng 2 bao thức ăn/ngày và nấu cơm kèm rau muống. Nhiều người đến xem cá rồi hỗ trợ tiền ủng hộ mua thức ăn nên đàn cá càng lớn nhanh.
Hiện, mỗi ngày gia đình bà Mai cho cá ăn 4 lần. Đàn cá này chỉ ăn chay, khẩu phần ăn của chúng gồm thức ăn và rau củ các loại. Đặc biệt chúng rất thích ăn rau muống. Trung bình mỗi ngày chúng ăn khoảng 4 bao thức ăn và 50kg rau muống trộn chung với cơm.
Chia sẻ với PV Tiền Phong, bà Mai cho biết, lúc đầu, gia đình chưa cắm biển báo thì nhiều người lại đây xuỵt bắt cá. Để bảo vệ đàn cá, chồng bà phải rào chắn bờ kênh và cắm biển cấm bắt cá.
Ông Trần Văn Đặng (chồng bà Mai) cho biết ông để đàn cá bơi ra vào tự nhiên trong bến sông nhà mình. Chi phí mỗi ngày cho đàn cá ăn dao động khoảng hơn một triệu/ ngày. Nếu không có khách hỗ trợ tiền thức ăn thì gia đình tự lấy tiền túi và nấu cơm cho đàn cá.
“Tôi chỉ nuôi và bảo quản, chứ tui không nghĩ đến việc bắt hay bán cá. Mình dụ nó vô đây chăm sóc mà để người ta bắt thì chẳng khác nào mình xâm hại và có lỗi với nó. Vì vậy, bằng mọi cách tui phải bảo vệ đàn cá”, ông Đặng cho biết.
Người dân ở địa phương cũng rất yêu quý đàn cá này. Theo ông Minh, một người dân địa phương: “Đàn cá hiền lành và rất quấn người. Ai có tiền thì mua thức ăn cho nó ăn, ai không tiền ra ruộng cắt rau muống, cắt riết mà rau muống mọc lên không kịp cho nó ăn luôn. Những ngày bình thường khoảng vài chục người đến thăm nhưng vào ngày Rằm, 30, Mùng 1 có khi cả trăm người đến xem”.
Thanh Hà
ài viết rất hay cảm ơn bạn đã chia sẽ thông tin hữu ích này, hy vọng sẽ được đọc thêm nhiều bài viết hơn nữa. Thanks
Trả lờiXóa<a href="http://www.quatangme.com”>collagen youtheory</a>