Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 26 tháng 6, 2021

Bản tin ngày Thứ Bảy 26 tháng 6 năm 2021 - Hà Trung Liêm

 Gs. Nguyễn văn Tuấn - Bàn về những ‘ngụy biện’ liên quan đến ‘vaccine made in Vietnam’

27/6/2021

https://drive.google.com/file/d/1YdOjkAkig5AV8nH9K33Vkayyfsckn3Oo/view?usp=sharing

Một số bạn cho rằng trong tình hình ‘dầu sôi lửa bỏng’ hiện nay thì vaccine nội địa có thể cứu người, không nên chờ ‘vaccine xịn’. Họ viện dẫn rằng vaccine Ấn Độ, Nga và Tàu vẫn được chấp nhận mà chưa qua thử nghiệm giai đoạn III, vậy thì tại sao ‘vaccine made in Vietnam’ không được phê chuẩn? Những biện minh như vậy, theo tôi, là ngụy biện và không có cơ sở khoa học.

Vấn đề bàn là gì?

Tôi nghĩ cần phải xác định câu hỏi hay vấn đề đang bàn để khỏi sa đà vào những bàn luận lạc đề. Theo tôi, vấn đề mà công chúng (và cả giới khoa học) quan tâm hiện nay là vaccine made in VN có hiệu quả giảm nguy cơ lây nhiễm, giảm nguy cơ nhập viện, và an toàn hay không?

Để biết vaccine có hiệu quả hay không thì cần phải làm nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu khoa học thì đi từ nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu trên động vật, và thử nghiệm trên người. Thử nghiệm trên người phải qua 3 giai đoạn I, II và III. Giai đoạn I và II chủ yếu là để đánh giá mức độ an toàn của vaccine, giai đoạn III là để đánh giá hiệu quả (và cả an toàn) của vaccine.

<!>

Làm sao sống chung với Covid-19: Quan điểm mới nhất của chính phủ Singapore

BBC News

27/6/2021

https://drive.google.com/file/d/1Wsez2ykfDHza1O5SLno-TNZLHUhrYPdO/view?usp=sharing

Trạng thái bình thường mới trong tương lai?

Tổng kết, họ hình dung một bộ quy chuẩn mới trong tương lai:

"Đầu tiên, người bị nhiễm bệnh có thể tự phục hồi tại nhà, vì khi tiêm vaccine, các triệu chứng sẽ chủ yếu nhẹ. Với những người xung quanh người bị nhiễm bệnh cũng đã được tiêm phòng, nguy cơ lây truyền sẽ thấp."

"Thứ hai, có thể không cần phải tiến hành truy tìm nhiều và cách ly mọi người mỗi khi chúng tôi phát hiện ra vụ nhiễm trùng. Mọi người có thể tự kiểm tra mình thường xuyên bằng nhiều cách kiểm tra nhanh và dễ dàng."

"Thứ ba, thay vì theo dõi số lượng nhiễm Covid-19 mỗi ngày, chúng ta sẽ tập trung vào kết quả: bao nhiêu người bị ốm nặng, bao nhiêu người trong phòng chăm sóc đặc biệt…"

"Thứ tư, có thể dần dần nới lỏng các quy tắc quản lý an toàn và tiếp tục các cuộc tụ họp lớn cũng như tại các sự kiện lớn."

"Thứ năm, chúng ta sẽ có thể đi du lịch trở lại, ít nhất là đến các quốc gia cũng đã kiểm soát được virus…"

Người gốc Việt ở Campuchia - Đi tìm danh phận! (phần cuối)

Trường Sơn
25/6/2021

https://drive.google.com/file/d/1M0NjEWGC26id4tUYEy2w_r3CPBIk_qjB/view?usp=sharing

“Nếu em nói em là người Campuchia, người Campuchia không xác nhận, nếu em nói em là người Việt Nam, người Việt Nam cũng không xác nhận nữa, hàng ngày em vẫn tự hỏi vậy em là người gì?”

Tỷ Phang là một thanh niên người gốc Việt, sinh ra và lớn lên ở Campuchia trong một gia đình đã có ít nhất hai thế hệ sinh sống ở Xứ Chùa Tháp. Anh có giấy khai sinh và các giấy tờ tùy thân khác được cấp bởi chính quyền nước sở tại.

Tháng 12 năm 2017, chính quyền Campuchia mở chiến dịch tịch thu giấy tờ bị cho “không hợp lệ” của những người nhập cư, trong đó phần lớn là người gốc Việt. Chiến dịch này được kéo dài sang năm 2018, và kết quả là tổng cộng hơn 70 ngàn người bị thu hồi giấy tờ tuỳ thân, trong số đó có Tỷ Phang và gia đình của anh.

Kể từ đó họ trở thành người vô tổ quốc!

Vũ Khang  - Những giới hạn trong hợp tác an ninh Việt Mỹ

The Limit to U.S.-Vietnam Security Cooperation

26/6/2021

https://drive.google.com/file/d/16NBezh8caDHAa4C7jzrsu2-2KU8Gx5hT/view?usp=sharing

Hai nước chỉ bình thường hóa quan hệ vào năm 1995 sau khi Hà Nội không còn gây ra mối đe dọa quân sự đối với Đông Nam Á và nhận lấy các khoản đầu tư kinh tế của phương Tây để cải cách kinh tế trong nước. 

Điều thú vị là tại thời điểm bình thường hóa, người ta suy đoán rằng Hoa Kỳ coi Việt Nam là đồng minh tương lai để kìm hãm sự trỗi dậy của Trung Quốc khi quan hệ Mỹ Trung trở nên căng thẳng.

Ngày nay, mối quan hệ Việt – Mỹ không chỉ là bạn bè đơn thuần. Cả hai nước đều có chung lợi ích an ninh quốc gia liên quan đến việc kháng cự chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông. Và bất chấp nội bộ Washington bị phân cực về mặt chính trị, cả hai đảng sẽ luôn ủng hộ một Việt Nam mạnh mẽ, thịnh vượng và độc lập. Cả chính quyền Donald Trump và Joe Biden đều coi Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương ngay từ đầu trong nhiệm kỳ của mình. 

Nguyễn Cảnh  - 'Món hời' từ những dự án điện gió

24/6/2021

https://drive.google.com/file/d/1-mqTeGJdE4UFzEpsmW6VGfe32uy2IluA/view?usp=sharing

Lợi nhuận lớn, bền vững cho nhà đầu tư khi nắm giữ các dự án điện gió đã thấy rõ, đến từ các đặc thù ưu đãi (về thuế, giá bán điện), thời gian hoạt động và cả việc vay nợ. 

Bài toán lợi ích đó không chỉ khiến các chủ đầu tư lao vào cuộc chơi đầu tư năng lượng, nó cũng là một loại hấp lực riêng có để các nhà đầu tư nước ngoài tìm mọi cách thâu tóm các dự án, khiến làn sóng thâu tóm các dự án điện tái tạo ngày càng lan rộng.

Mặc dù đã có nhiều cảnh báo liên quan đến đầu tư điện tái tạo đặc biệt là hiện tượng các nhà đầu tư ngoại thâu tóm dự án điện ở những khu vực có vị trí chiến lược quan trọng về an ninh quốc phòng như Tây Nguyên, Tây Bắc, miền Trung... nhưng nhiều địa phương vẫn "trải thảm đỏ hết mức" với các dự án điện tái tạo.

Ngô Nhân Dụng  - Đại tướng Trần Thiện Khiêm vĩnh biệt

26/6/2021

https://drive.google.com/file/d/191NjdxlkBfS_MtQqpehkASt70Hbt-6-X/view?usp=sharing

Có lẽ vì ông Khiêm bao giờ cũng chấp nhận đứng hàng thứ hai, thứ ba, không đứng đầu. Ông Nguyễn Cao Kỳ, khi đóng vai một thủ tướng, vẫn muốn mình nổi nhất trong nhóm tướng lãnh, phải chứng tỏ mình là người đóng vai quyết định, phải được báo chí nhắc tên luôn luôn. Ông Trần Thiện Khiêm thì ngược lại. Làm thủ tướng nhưng luôn luôn lánh mặt, nhường ông Thiệu đóng vai chính. Ông để các vị bộ trưởng họp báo, ra trước quốc hội và công chúng để “lãnh đạn.” Ông Hoàng Đức Nhã, người mà George Veith mô tả là đối nghịch nặng nề với ông Trần Thiện Khiêm, cho biết ông Khiêm công nhận rằng mình chỉ là “kẻ thừa hành.” Nhưng ông Nhã, phụ tá thân cận của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, cũng nhận xét rằng chưa thấy ai “lẩn” giỏi như ông Khiêm.

Đáng lẽ không nên viết nhiều về Đại tướng Trần Thiện Khiêm như vầy, biết ông không thích người khác nói đến mình. Xin ông tha lỗi, và cầu nguyện ông về nơi an lành vĩnh cửu.

Tin tức thế giới ngày Thứ bảy 26 tháng 6 năm 2021

Võ Thái Hà tổng hợp

https://drive.google.com/file/d/1iIAGkbeKiGK0wqpQmkBeuLCuZCwUsQjf/view?usp=sharing

Kamala Harris thăm biên giới Mỹ trong bối cảnh khủng hoảng người di cư

BBC News

26/6/2021

https://drive.google.com/file/d/1piB8NY7_bJSZIieNKPy466fQ3KfM7X2U/view?usp=sharing

Nhưng bà cũng bị chỉ trích bởi một đảng viên Dân chủ, dân biểu Henry Cuellar, người có khu vực bầu cử nằm ở một phần biên giới phía nam.

Ông nói với hãng tin Associated Press: "Chính quyền này đang khiến đảng Dân chủ trông yếu kém.

"Tôi đã nghe, từ các đảng viên Đảng Dân chủ và Cộng hòa trong khu vực của tôi, chuyện quái gì đang xảy ra với chính quyền này?"

Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ cho biết họ đã bắt được 180.034 người di cư trong tháng 5, con số người dư cư hàng tháng lớn nhất kể từ năm 2000 và tăng nhẹ so với hai tháng trước.

Ba bí quyết ‘trường thọ’ của Đảng Cộng sản Trung Quốc

Nguồn: China’s Communist Party at 100: the secret of its longevity”, The Economist, 26/06/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

25/6/2021

https://drive.google.com/file/d/19cYlohrsfCdWFgJFRmA_JT_o2W4v3pjQ/view?usp=sharing

Trong những năm qua, các nhà quan sát phương Tây đã tìm ra rất nhiều lý do để dự đoán sự sụp đổ của đảng. Có chắc chắn là sự kiểm soát của một nhà nước độc đảng sẽ không thể tương thích với sự tự do mà một nền kinh tế hiện đại yêu cầu hay không? Một ngày nào đó, chắc chắn đà tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ cạn kiệt, dẫn đến sự vỡ mộng và các cuộc biểu tình. Hoặc nếu không, tầng lớp trung lưu rộng lớn mà tăng trưởng kinh tế tạo ra chắc chắn sẽ đòi hỏi nhiều quyền tự do hơn – đặc biệt là vì rất nhiều con cái của họ đã được tự mình  trải nghiệm dân chủ khi họ theo học ở phương Tây.

Những dự đoán này đã bị “việt vị” trước sự ủng hộ kéo dài mà người dân dành cho Đảng Cộng sản. Nhiều người Trung Quốc đánh giá cao Đảng vì giúp cải thiện sinh kế cho họ. Đúng là lực lượng lao động của Trung Quốc đang già đi, thu hẹp lại và quen với việc được nghỉ hưu sớm một cách quá mức, nhưng đó là những khó khăn mà chính phủ nào cũng gặp phải, dù có độc tài hay không. Tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ dường như vẫn sẽ tiếp tục trong một thời gian nữa.

Nguồn : https://diemnhan.blogspot.com/2021/06/ban-tin-ngay-thu-bay-26-thang-6-nam-2021.html

Không có nhận xét nào: