Nhìn Ra Bốn Phương

Chủ Nhật, 4 tháng 4, 2021

Bản tin ngày Chủ nhật 4 tháng 4 năm 2021 - Hà Trung Liêm

Mặc Lâm - Bụi chuối chúng ta mang theo

SGN

4/4/2021

https://drive.google.com/file/d/1S7M2_ZWunMQAxA7keWfyKDuLpIB6Mk2V/view?usp=sharing

Người Việt khi ra nước ngoài định cư dù bất cứ lý do gì cũng có một căn cước riêng. Có người chạy trốn chế độ Cộng sản, có người theo diện HO, cũng là một loại căn cước khác chứng nhận không chấp nhận chế độ đã bỏ tù người lính đối phương, có người được thân nhân bảo lãnh, có người theo chồng, vợ mới làm giấy tờ hay cũng không ít người sang các nước như Hàn, Đài, Nhật, Sing làm công nhân xuất khẩu và cũng có người thân còn trong nước nhưng chân đã bỏ ở bên ngoài là những du học sinh, không chắc sau khi học xong có trở về lại nơi mình đã ra đi hay không…

Mỗi người một nỗi nhớ, một khái niệm về quê hương, thành phố nơi mình lớn lên để hướng về mỗi khi chạnh lòng hướng về quê cũ. “Chúng ta đi mang theo Việt Nam Cộng Hòa” dành cho thế hệ đầu tiên, những con thuyền bấp bênh trong bão tố. Rồi hàng loạt chuyến bay chở hàng trăm ngàn gia đình HO tới Mỹ vẫn còn tiếc nuối lá cờ mà hàng triệu người đã từng chào tôn kính.

<!>

Nhà báo Hoài Nam bị bắt theo điều 331 Bộ luật hình sự 2015

4/4/2021

https://drive.google.com/file/d/1cG5l-aabrOFRkL0R41HPB7mGGsRW6fIW/view?usp=sharing

Nhà báo Nguyễn Hoài Nam bị bắt tạm giam về hành vi Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. 

Ngày 3/4, Công an TP HCM đã có quyết định khởi tố, bắt tạm giam ông Hoài Nam (48 tuổi, cựu phóng viên báo Pháp luật Việt Nam) theo Điều 331 BLHS. 

Tuy nhiên Công an TP HCM đã bắt tạm giam Nhà báo Hoài Nam thời hạn 3 tháng từ  lúc 22h ngày 2.4.2021.

Theo thông tin từ gia đình Nhà báo Hoài Nam, cơ quan điều tra đã giải thích ông Nam bị một cán bộ công an tố cáo về hành vi vu khống.

Thích Tuệ Sĩ: trí thức phải nói!

Nhìn Lại Lịch Sử

4/4/2021

https://drive.google.com/file/d/1H_oLClxu_RXXpiUAnXs0ufBKLWAwRABd/view?usp=sharing

LTS: Bài viết này được lan truyền, trong thời gian thầy Tuệ Sĩ bị giam lỏng ở Sài Gòn, ngày đêm lúc nào cũng có 5-7 mật vụ cộng sản canh chừng, theo dõi thầy.

Năm 1988, thầy và thầy Lê Mạnh Thát bị tuyên án tử hình vì tội hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân. Tháng 11 năm 1988, sau một cuộc phản đối, đòi thay đổi bản án từ nhiều quốc gia trên thế giới, tủ hình được giảm xuống còn tù chung thân.
Ngày 1 tháng 9 năm 1998, thầy được thả tự do từ trại Ba Sao–Nam Hà ở miền Bắc Việt Nam. Trước khi thả, nhà cầm quyền CS yêu cầu thầy ký vào lá đơn xin khoan hồng để gửi lên Chủ tịch nước Trần Đức Lương. Thầy trả lời: “Không ai có quyền xét xử tôi, không ai có quyền ân xá tôi!”. Công an nói không viết đơn thì không thả, thầy không viết và tuyệt thực. Chính quyền Cộng sản đã phải phóng thích thầy sau 10 ngày tuyệt thực.

Cho tới nay, dù không có án, nhưng công an CSVN vẫn liên tục theo dõi và tìm cách chặn hoạt động của thầy trước đám đông phật tử.

Theo dòng lịch sử Việt với sự đô hộ của chế độ Cộng sản toàn Việt Nam từ năm 1975, mời quý vị đọc lại để nhớ, để biết một dòng chảy phản kháng và trí tuệ, trong những ngày tháng đó.

Việt Nam và ASEAN cần làm gì trước các động thái của Trung Quốc ở Biển Đông?

Ngô Bang Quốc
2021-04-02

https://drive.google.com/file/d/1Cv_WZBTvTmaKypcw_Qu9r2VxOp4GdN-N/view?usp=sharing

Từ đầu tháng 3/2021, lực lượng dân quân biển của Trung Quốc đã cho tàu tập trung gần tất cả các đảo tranh chấp do Philippines kiểm soát và tìm cách đe dọa các nước láng giềng ven biển, đặc biệt là Việt Nam, Philippines và Malaysia, để khẳng định yêu sách đối với các đảo trên Biển Đông. Theo thông tin từ Philippines, ước tính có hơn 200 tàu neo đậu tại Đá Ba Đầu mà Philippines khẳng định thuộc vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của họ. Philippines đã chính thức phản đối hành vi xâm phạm của các tàu Trung Quốc đối quyền chủ quyền cũng như quyền tài phán trên biển. Song song đó, Philippines đã triển khai các máy bay chiến đấu hạng nhẹ giám sát các tàu bất hợp pháp này.

Những Thảm Sát Kinh Hoàng, đêm ngày 3 tháng 4 năm 1975, tỉnh Phú Yên

4/4/2021

https://drive.google.com/file/d/1ch4jt-iXZSOjo_Set-Un5cES48Wquu0-/view?usp=sharing

Ngày 1 tháng 4 năm 1975, tỉnh Phú Yên bị thất thủ, có rất nhiều anh em Sĩ quan, Công chức, cán bộ Xây dựng nông thôn, Cảnh sát… của Miền Nam lâm cảnh hung hiểm. Việt cộng mong muốn hãm hại thành phần Sĩ quan hoặc Công chức cao cấp của Việt Nam cộng hòa và thành phần đảng phái Quốc gia đối lập với đảng Cộng sản

Tại tỉnh Phú Yên có nhiều người theo đảng Đại Việt, bởi lẽ đảng trưởng là chí sĩ Trương Tử Anh (1914-1946), quê Hiếu Xương (nay là Tuy Hòa), tỉnh Phú Yên, có lẽ từ đấy mà ảnh hưởng đến nhiều người nơi địa phương này, những ai sinh sống nơi đây, có lòng nhiệt huyết vì quốc gia dân tộc, đã vào đảng Đại Việt theo tiếng gọi chống Cộng cứu nước, mặc dù họ chỉ là Cán bộ Xây dựng nông thôn, Cảnh sát hay thường dân.

Điểm tin thế giới ngày Chủ nhật 4 tháng 4 năm 2021

Võ Thái Hà tóm lược

https://drive.google.com/file/d/1JyZ2DByEpsFT1aRRFSZ5fBNiUsBds17D/view?usp=sharing

Minh Đăng - Kế hoạch đại tu hệ thống đường sá của ông Biden gặp khó khăn gì?

SGN News

03/4/2021

https://drive.google.com/file/d/1-m9x7IH85zB9rRdRBK4swsAlq-wRSXTE/view?usp=sharing

Mỹ là một trong những quốc gia có hệ thống đường sá tốt nhất thế giới nhưng rất nhiều nơi ở Mỹ đang chứng kiến sự xuống cấp của hệ thống giao thông nói chung và sự lạc hậu của hệ thống giao thông công cộng nói riêng. New York Times cho biết, 65 năm qua, Mỹ đã chi gần 10 nghìn tỷ USD công quỹ cho các tuyến cao tốc và đường bộ nhưng chỉ ¼ trong số đó dành cho tàu điện ngầm, xe buýt và đường sắt chở khách (passenger rail).

Chính quyền Joe Biden đang muốn thay đổi điều đó. Kế hoạch cơ sở hạ tầng trị giá hai nghìn tỷ USD của Tổng thống Joe Biden, vừa công bố tuần này, thể hiện một trong những nỗ lực đầy tham vọng nhất nhằm lột xác hoàn toàn hệ thống giao thông toàn quốc, với đề xuất nghiêng về chi tiêu liên bang nhiều hơn cho giao thông công cộng, nhằm hạn chế việc sử dụng phương tiện cá nhân.

Đỗ Văn Phúc - Âm Mưu Lập Thêm Phong Trào “Asian Lives Matter”!

April 3, 2021

Ban Tu Thư/TVVN

https://drive.google.com/file/d/1dK22eB6BIGSMn5aLxv8S1v5kDvW7luVL/view?usp=sharing

Sáng nay, vừa pha xong ly cà phê đậm, vào phòng mở máy computer để mở đầu một ngày làm việc. Thật thú vị, một anh bạn thân vừa chuyển cho xem một bản dịch bài nói chuyện của Giáo Sư người Mỹ gốc Hoa là Chương Thiên Lượng. Bài này được ông Mạn Vũ (người dịch) đặt tựa đề “Âm mưu đằng sau phong trào ‘Mệnh người Châu Á trân quý’ – Asian Lives Matter”. Trong thư có kèm một video clip dài hơn 30 phút bằng Hoa Ngữ: 

Bài nói chuyện của Giáo Sư Chương Thiên Lượng rất chính xác, hợp với những điều mà đa số chúng ta suy nghĩ nhưng ít ai có can đảm nói ra sự thật. Thập niên trước đây đã có ông Bo Yang ở Đài Loan dám viết ra cuốn “The Ugly Chinese”, vạch ra những lề thói xấu của người Trung Hoa trong cuộc sống, mà đã dẫn đến sự trì trệ về mặt phát triển văn minh văn hoá xã hội và tạo ra trong những sắc dân khác những thành kiến không hay.

Alexander Liao - Ai Thực Sự Hưởng Lợi Phía Sau Phong Trào ‘Chống Thù Ghét Người Á’?

Ban Tu Thư - TVVN

April 3, 2021

Tại Hoa Kỳ, vấn đề phân biệt chủng tộc mang tính hệ thống rất phức tạp. Có một số điểm chính khiến tôi không đồng ý với quan điểm rằng, sự áp bức chủng tộc có hệ thống này là do người Mỹ da trắng đặc biệt nhắm vào những người da màu. Là một người lớn lên trên đất nước do Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thống trị, tôi cảnh giác rằng, các thực thể chính trị rất vui mừng khi sử dụng những ngôn từ bình đẳng, cấp tiến để [đoạt được] tư bản chính trị.

Thứ nhất, những hành vi thù ghét với người Mỹ gốc Á không do phải một nhóm sắc tộc chủ yếu thực hiện. Nói một cách rõ ràng hơn, hành vi này không chỉ do người da trắng thực hiện.

Nguồn Bản tin ngày Chủ nhật 4 tháng  năm 2021

https://diemnhan.blogspot.com/2021/04/ban-tin-ngay-chu-nhat-4-thang-4-nam-2021.html 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét