Nhìn Ra Bốn Phương

Chủ Nhật, 4 tháng 4, 2021

Chuyện người đàn bà khi cuộc chiến tàn - Lê Hải Lăng


Chị Thương dồn ba đứa con vào một góc lều xong. Chị cầm một cái cán cuốc chống cái bạt cho căng. Nước mưa ào ào đổ hoà cùng tiếng gió rừng hú ghê rợn. Chị chống phía trái thì sập bên phải. Rút cục không chống nổi với mưa gió cái lều tạm dựng bị sụp hoàn toàn. Mấy đứa con áo quần tóc tai ướt đẩm như chuột lột. Một đứa con thứ hai tên cu Tèo lấy tay dụi nước mưa trên trán rồi khóc lóc hỏi mẹ:
- Mẹ ơi ! Tại sao mẹ lại bỏ hết nhà cửa mà tự nhiên tới ở chỗ này ?
Chưa kịp cách nghĩa cho con nghe. Thằng anh của Tèo là cu Tới đang cởi cái áo ra vắt nước cho khô phân trần với em:
- Không phải tại mẹ tự nhiên ra cái khu kinh tế mới này đâu. “Giải phóng” tịch thu nhà mình rồi đuổi đi đó em. Mai mốt lớn một xíu nữa rồi hiểu hoàn cảnh đau buồn của mẹ.
<!>
- Thế có phải mấy người mang súng cùng nhóm người mang khăn quàng đỏ vứt bỏ sách vở bàn học của em lại một chỗ rồi đốt hết không vậy ?
- ừa. Tao nhớ không lầm là trước ngày lấy nhà rồi đưa mình lên đây tao thấy lố nhố người lạ mặt cộng mấy ông trên phường với lại đội quân ô hợp lung tung phèng tới giật cướp tống khứ tất cả mẹ con nhà mình nữa đó.

Hai anh em đang trao đổi chuyện qua rồi mà cơ hồ như còn in đậm mãi trong đầu. Cơn gió rừng tạt mạnh làm thằng cu út tên Cường run cầm cập. Nó mở cái rương đựng áo quần tìm một bộ đồ. Một vài con chuột lù lù chạy ra. Nó hoảng hốt la ơi ới. Chị Thương cũng vừa trở về khi đi tìm một người đàn ông ở dưới chân núi để nhờ dựng lại các cây cột. Thấy chuột mừng quá. Mẹ con chị Thương không ai bảo ai tự động cầm cây chạy đuổi bắt. Chuột lủi mau quá thế là lại được tiếp tục ăn bo bo gạo thúi với rau rừng.

Đêm xuống chậm. Bầu trời biến dần những đám mây đen. Cơn mưa tạm dứt. Người đàn ông giúp dựng lại cái lều xong rồi nhìn chằm chặp vào mặt chị Thương đoạn nói bâng quơ:
- Hết mưa cuối chân trời có ráng mây hồng, đỏ, tím đẹp thật. Cảnh đẹp người đẹp.
Chị Thương không nhịn được cười:
- Cảnh chết chóc thế này mà anh lại mơ mộng quá đổi.
- Tôi cũng muốn mớm một chút khôi hài với chị thôi mà. À mà quên hỏi chị anh đâu rồi ?
Chị Thương bậm môi nghiêm nét mặt nhìn xa xăm rồi trả lời nhát gừng:
- Chồng tôi thấy còn sức lực nên xung phong đi làm thủy lợi đào kinh cũng ở trong tỉnh này thôi.
- Chị có dấu diếm gì tôi không đấy. Phần đông những gia đình đi kinh tế mới ra đây là vợ con bọn “nguỵ quân nguỵ quyền”. Chúng nó được cách mạng khoan hồng cho đi học tập cải tạo cả rồi.
Chị Thương đổi sắc mặt:
- Xin lỗi anh là ai mà chạy theo a dua chửi những người chiến sĩ bảo vệ miền đất tự do dân chủ là “ngụy”.
- Tôi nói cô biết cô lầm rồi. Tôi là cán bộ trong ban cai quản cái khu kinh tế mới này. Bây giờ cô còn mở miệng phản động.
- Tôi tưởng anh là người cùng hoàn cảnh bị đày ra chốn này như tôi. Thế thì tôi không dám tiếp chuyện với quan quyền đâu.
Người cán bộ mở lời mật ngọt:
- Thôi mà người đẹp. Cho mình đuà vui một tí xem nào.
- Xin lỗi. Anh đừng có trở giọng sàm sở. Yêu cầu anh có thái độ lịch sự tối thiểu đối với tôi.
- Được rồi ở đó mà hỗn hào. Nhớ mặt nghe sẽ biết tay mà.
Chị Thương biủ môi trương mắt nhìn người cán bộ bước chân đi.

Cả bốn mẹ con như nằm ngủ dưới trời. Chị Thương nhớ lại từng khúc phim thời buổi hai vợ chồng mới quen nhau tham gia sinh hoạt hướng đạo đi cắm trại tại vùng biển. Hồi đó vui chi lạ. Càng nghĩ chuyện cũ chị thiếp đi lúc nào không hay.
Ngoài kia tiếng gió xào xạc, tiếng côn trùng như khóc than ai oán trong cái đêm tỉnh mịch của rừng sâu.

Trong trại tù gọi là cải tạo. Anh Việt chồng chị Thương đếm trên ngón tay đi trình diện học tập 10 ngày mà thắm thoắt bao nhiêu năm cùng tháng tận đi qua vẫn nằm trong rọ củi sắt giữa núi đồi. Cứ mỗi lần tới ngày lễ thì anh nghe phong phanh hy vọng được thả. Hôm nay cả trại được ăn đặc biệt hơn mọi khi.
Quản giáo ra lệnh là trong số 10 người chia một thau cơm trắng. Việt nằm trong cái tổ làm phận sự chia cơm. Chia cho 8 người xong đến lượt phần người thứ 9 bị người bạn nào đó vô tình đụng vào làm rớt xuống đất cát. Việt lấy phần của mình trao cho bạn đồng thời lấy chổi quét đi để tránh tình trạng người khác tiếc của bốc lên ăn vào làm đau bao tử mà chết. Chờ mọi người ăn xong Việt chuồn xuống nhà bếp đi lục lọi cơm cháy mà trước đó Việt biết có một số trại viên nấu bếp thường để dành phơi khô cho những lúc đi lao động thiếu ăn.

Việt giở cái chảo này lên, mở cái nắp soong kia ra tìm được miếng cơm cháy. Hếch lỗ mũi lên vì sung sướng. Quay mặt lui bị một bàn tay ông quản giáo chận trước mặt:
- À ra mầy. Có người báo cáo là mầy đổ cơm tao chưa trị tội mầy phản loạn nội quy. Giờ mầy lại vô nhà bếp định ăn cắp phá hoại gì nữa đây ?
Nói vừa dứt câu. Quản giáo xuống lệnh đánh kẻng cho toàn trại họp để phê bình kiểm thảo.
Năm người mang đòn gánh và cái mền ở ngoài khuôn viên trại nơi cái lều phong vương(bệnh sắp chết đưa vào đây) mới bước vào. Quản giáo quát tháo doạ nạt:
- Tụi bây khiêng chôn có 3 người mà đi cả buổi. Thôi ! khoan đem cất dụng cụ vào kho để đó để chôn cái thằng này nữa.

Tất cả trại viên sững sờ nhìn mặt nhau đoán mò. Thời gian gần đây ngày nào cũng có người chết vì sốt rét, chết vì đói, chết vì bị tra tấn hành hạ, chết vì những cái cùm nhục hình. Ai cũng lo lắng không biết lúc nào tới lượt mình. Chết ở chiến trường là chuyện chiến tranh. Còn chết sau cơn binh lửa đã tàn nơi cái nhà tù nhìn qua về máu đỏ da vàng một mẹ Việt Nam tức tưởi nhục nhả lắm. Cho nên mọi tù nhân cố lê lết nở nụ cười trước lưỡi hái tử thần để còn mong sum họp với gia đình.
Khi người trại viên cuối cùng lùa đàn heo ngoài vòng đai vào trại. Cũng là lúc trưởng trại tù lên tiếng:
- Hôm nay ta đã bắt gặp thằng bác sĩ quân y hèn hạ. Thằng sĩ quan “ngụy” vô nhà bếp ăn cắp. An ninh đem nó ra đây trình diện.

Việt bị trói hai tay ra phía sau. Việt đứng như bức tượng sống. Một gã bộ đội sấn tới đạp một cái vào hông rồi chế riễu:
- Tất cả chúng mầy thấy chưa. Cách mạng ta không có những hạng người này. Mầy có ý kiến gì tao cho mầy khai.

Việt khoan thai trả lời:
- Ngày nào các ông cũng bắt chúng tôi khai báo lý lịch. Các ông nói ai khai đúng làm tốt thì cho về sớm. Chúng tôi có người giữ đàn bò, có người giữ đàn heo, cho các ông làm thịt ăn riêng. Chúng tôi vào rừng lao động khổ sai chín chết một sống. Chúng tôi bệnh không có thuốc. Chúng tôi chết bạn bè không có ai dám khóc. Chúng tôi là người mà các ông xem như là súc vật. Chúng tôi là người Việt Nam mà các ông cứ chụp mũ phản động như là người nước ngoài xâm chiếm. Chuyện tôi nhường phần cơm cho bạn để rồi chính tôi phải ăn một miếng cơm cháy để sống có gì là tội. Một bác sĩ hành nghề là để cứu mạng sống con người các ông còn đày vào đây cho chết. Các ông vì lợi ích xã hội ở chỗ nào mà trả thủ đành đoạn nhứ thế này đã chứ ! Bao nhiêu kỹ sư, chuyên viên, giáo sư về khoa học kỹ thuật, giáo dục các ông tống vào đây cho làm rẩy, phá rừng, giữ chó giữ gà để vợ con người ta không nơi nương tựa thế nào gọi là đạo đức.

- Câm mồm đi. Đồ quân ác ôn. An ninh đâu đem thằng này đi cùm cho đến chết.

Nơi cái khu kinh tế mới giết người không gươm dao cũng chẳng khác gì trại tù giam cho kiệt sức mà chết. Phần thì đói không có ăn. Phần thì đi phá rừng chỉ thấy cây cối trồng trên cát sạn. Phần thì bệnh không có thuốc uống. Các con đứa thì bị phù thủng, đứa bị ghẻ lở từ mặt tới chân, đứa thì mỗi lần iả là cả chùm sán lãi theo ra. Chị Thương thì đêm hôm phập phùng lo sợ không biết cái băng trong ban quản trị bất lương hành hạ người gìa đàn bà con nít lao động trong hoàn cảnh nghiệt ngã rồi bệnh mà chết như nhiều người bà con ở đây đã bị. Người dân quá khổ thành thử không ai có đủ trí lực để quan tâm kẻ khác cùng hoạn nạn. Cán bộ thì ngang tàng phách lối coi nhẹ đời sống dân bị đày lên đây. Chị Thương nhớ rõ mồn một mãi cái cảnh một người bị rắn cắn cả một đội lao động cuốc đá bó tay. Cán bộ có thuốc trừ rắn cắn cũng không cho viện cớ là để dành quan chức. May thay có cô con gái nào đó biết cách chửa mẹo. Cô ta thọc tay vào chỗ kín rồi phết lên nơi phần rắn cắn cho kẻ bị nạn. Thế là nọc độc bị rút đi mà khỏi chết.

Thấy con cái càng ngày càng đói ăn không chịu nỗi bởi chúng nó quen sống cảnh sung túc. Chị Thương cùng nhiều người đồng cảnh ngộ vạch ra con đường thoát chạy khu ma vương ôn dịch này.

Thế rồi trốn về được phố đi tìm nhà người bạn học cũ xin tá túc. Việc đầu tiên là chị Thương nghĩ tới thôn quê miền Trung nơi mà ông bà nội sáp nhỏ sống ở đó. Có thể về ngoài ấy mà cũng có thể vá víu sống tạm bợ trong cái hẽm này đến đâu hay đó. Mấy đứa con chạy lăng xăng như kẻ lạc loài trong phố cũ. Thằng con lớn nhớ da diết bạn bè cô giáo mà không biết làm sao mà được trở lại lớp. Thằng con thứ hai thèm cầm quyển vở và cái vụ làm trò chơi. Chúng nó mất hết cả rồi. Thằng con út thấy mẹ ngồi rũ rượi bắt chí trên đầu. Nó buột miệng:
- Mẹ ơi ! Mẹ nói ba đi làm xa sao không gởi tiền về cho mẹ mua gạo muối cho chúng con ăn hở mẹ? Con nhớ ba con nhớ nhà. Mà mẹ đưa con về lại nhà đi.
Chị Thương nghĩ tới căn nhà tạo dựng bằng mồ hôi nước mắt khi không bị người thắng cuộc nhân danh cách mạng “giải phóng” mà mượn dài hạn đi rồi. Bàn cờ ra nông nỗi thế này cũng tại mình đời bắt làm kẻ thua cuộc. Chị giấu hết nước mắt tang thương trong lòng rồi vuốt tóc con vỗ về:
- Ba con đi làm lâu ngày mới có nhiều tiền đó con. Hôm nào mẹ con mình tha hồ mà ăn uống no đủ.

Chị Thương kêu hai đứa cu Tèo, cu Tới cùng ngồi bệt xuống đất nghe lời dặn dò:
- Con cu Tới lãnh phận sự lên ga tàu bán báo. Thằng cu Tèo lo chuyện theo mẹ đi lượm đồ ve chai phế thải.
Thằng cu Tèo méo miệng:
- Con không chịu đâu. Con thấy đường phố xe díp (Jeep) như ba chạy đón con đi học về hồi nào. Sao mẹ không cho con vô trường lại. Khi ở trên rừng chưa về đây mẹ hứa với con rồi mà.
Thằng cu Tới chen vào:
 Thôi em muốn đi học thì theo anh đi bán báo. Báo in đầy rừng chữ Xã hội chủ nghĩa tha hồ mà ngồi đầu đường xó chợ đọc với học.

Chị Thương mớm lời dạy con:
– Nghề nào cũng được miển là đừng làm nghề ăn cướp cả ngày lẫn đêm như bọn người lớn nhan nhản hàng ngày trước mặt.

Bữa nay bán báo không được bao nhiêu. Thằng cu Tới quay qua bạn cùng nghề tên Hiền:
- Mầy than van cái con khỉ gì. Bán không được thì cha mẹ mầy lo bao che cả gia đình. Mầy có lần nói với tao là con nhà cách mạng mà.
- Thật ra ba tớ là cách mạng 30 mà thôi.

- Hèn chi ăn sau đẻ muộn bỏ công đi phất cờ để cho đồng đài đạp nồi niêu soong chảo nó chở hết trương mắt ra ngó.
- Còn mầy là con cách mạng tháng mấy mà cũng đi bán báo như tớ.
- Tao đấy à. Tao con ông 3 mai bị lột sạch kể cả bản thân vợ con. Người lớn trả thù tận cùng bằng số tao mới gặp mầy chốn này.
- Tớ biết ra rồi nhà nước muốn trai trẻ miền Nam như tụi mình tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc lên XHCN để xuống ngang hàng với miền Bắc.
- Thôi đừng nói chuyện heo, lợn, đậu phụng, lạc rang nữa. Tao hỏi kinh nghiệm của mầy về bán báo trên tàu lửa để tao học hỏi thêm.

Như gãi trúng chỗ ngưá. Hiền đằng hắng một cái rồi lên mặt dạy đời:
- Nhờ ngày 30 mà tớ bỏ học. Bây giờ mới thực sự làm thầy cho đồng bọn như mầy. Hãy nghe tớ vung chiêu mời khách trên tàu lửa đây nè:
- Ông ơi ông mua cho tôi tờ báo. Mua mở hàng đi. Báo quốc doanh viết ra bán chớ không có tặng. Ông mua để biết hôm qua mơ gặp người trong mộng. Ông mua để thằng tuổi trẻ bị đuổi học được có việc làm để sống. Ông thương cho kẻ ngã ngựa sa cơ thất thế có chén cơm độ nhật.

Thằng cu Tới cắt ngang:
 Mầy đọc sớ Táo quân trình thiên đường như thế này người ta không mua thì làm sao ?
- Mầy cứ cầm tờ báo đi lui đi tới phất qua phất về trước mặt chọc người ta ghét rồi bỏ tiền ra mua cho mầy trốn khuất mắt đó mà.
- Ừ mầy nói có lý đó nghe. Khi nào tao có nghề gì mới tao dạy lại mầy chịu không ?
- Gì cũng được nhưng đừng dạy nghề giết người anh em như nhổ cỏ không dùng gươm dao.
- Thế thì vào nghề còn đảng còn mình.
- Mầy phải chờ 10 đời lý lịch mới mặc được cái áo xanh áo vàng khủng bố dân lành chớ không phải dể đâu nhá !
- Tai vách mặt rừng coi chừng bắt vô nhà đá đếm lịch đấy. Thôi tao về nhà ăn cơm kẻo sáng giờ cồn cào ruột non ruột gìa ra đây.

Một tháng trôi qua bốn mẹ con tảo tần bưã đói bữa no cũng nhờ người bạn học Gia Long chia cho chỗ ăn chỗ ngủ. Một lần chị Thương đếm những đồng bạc chắt chiu rồi chạnh nghĩ tới phụ trả điện nước. Chị nói với chị Hạnh chủ nhà:

- Bạn tốt với mình quá trong hoàn cảnh ngặt nghèo. Bạn cho mình phụ chút về chuyện ăn ở.
- Bạn đề cập tới mình mới nói ra đây. Mình bị cái ông tổ trưởng dân phố, mấy tên bạn dân khu vực kêu lên gọi xuống đòi khai báo người lạ trong nhà. Mình sai đứa em ra trà nước cho họ không biết để yên tới lúc nào. Vả lại bạn thường về khuya nên mình cũng nói xạo với họ là mình chưá chấp người ăn mày ngủ qua đêm mà thôi. Xin lỗi bạn vì chỉ có cái xã hội trả thù trả oán thế này mình mới nói xấu bạn thân sau lưng để chúng mình sống còn.
- Mình nhớ mãi tinh thần giáo dục nhân bản từ học đường Gia Long. Mà xã hội đạo đức là đúng rồi từ lớp năm lớp tư (lớp 1, 2) đã học môn Đức dục và Công dân giáo dục chứ có ai dạy tuổi ô mai hận thù chém giết nhau đâu.

Hai người đang ngồi trước nhà nói chuyện. Chị Hạnh thấy một người lối xóm lượn qua lượn lại phía trước. Hạnh đoán biết đây là loại người theo dõi sinh hoạt trong nhà chị. Chị ra hiệu cho chị Thương lẻn vào nhà. Rồi chị mở miệng chửi đổng:
- Đồ cái quân khốn kiếp. Phường vô lại ăn không ngồi rồi đi chỉ điểm hại phường hại khóm.
Chửi xong chị Hạnh vô nhà.
Tên công an khu vực cũng vừa tới đúng lúc. Hắn gõ cửa xét nhà. Thấy chị Hạnh hắn hỏi:
- Bà đưa hộ khẩu tôi xem.
- Anh vô ra cái hẽm này bao nhiêu lần anh biết nhà tôi quá mà.
- Tổ dân phố báo cáo nhà bà có người lạ tới ở mà không khai trình.
- Bạn học của tôi dân cùng thành phố cả mà.
- Thế thì tôi mời bà bạn kia cho xem giấy tờ.
Chị Thương mở cái giỏ đan bằng lá dưá rồi cầm tờ giấy CMND chìa ra.
Tên CA nhìn xong đoạn hạch hỏi:
- Tại sao bà không ở cái địa chỉ này mà tới đây dự định hoạt động gì ?
- Nhà tôi bị giặc cướp rồi.
- Rõ ràng giặc Mỹ nó ác độc dã man hơn cả quỹ quái.
- Không. Mỹ tới đây mang súng đạn cùng chúng tôi bảo vệ phần đất tự do. Khi họ về mang theo hai bàn tay trắng. Họ không chiếm lấy một thước đất nói chi tới làng mạc phố xá biển đảo. Nhà tôi bị “giải phóng” mượn dài hạn xài chơi.

Tên CA đấm tay vào tường giận dữ:
- Nhất định bà là CIA cài lại. Bà theo tôi về đồn để điều tra ra ngọn ra ngành.

Hai ngày sau chị Hạnh nhận giấy lên bệnh viện nhận xác bạn. Theo hồ sơ bệnh lý công an nói là bị đau nặng trước khi đưa đi cấp cứu. Khi những đứa con tới ôm xác mẹ. Đứa nhỏ nhất mang tên Cường rờ tay vào vú. Từng cục sưng đọng máu còn hiện lằn roi. Đứa con lớn tên Tới rờ tay lên đầu. Từng lỗ hổng lạ lắm trong chân tóc. Đứa con thứ nhì tên Tèo của chị Thương ôm chầm lên thân thể mẹ van lơn:
– Mẹ ơi ! bao giờ ba về nuôi nấng các con…

Ba anh em nhìn xác mẹ rồi nhìn thân phận mình nước mắt tuôn trào theo nhau đầm đìa xuống áo.
Trời về khuya. Bên kia con phố nóc nhà ai trăng thanh bình rọi xuống trên đống gạch hoang vu.

Lê Hải Lăng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét