Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 28 tháng 9, 2020

D ĐIỂM TIN THẾ GIỚI NGÀY 28/9/2020

 
Từ trên xuống dưới, trái sang phải: Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị và người dân Belarus biểu tình(ảnh:Reuters)Lệnh cấm mới của Mỹ đánh trúng tham vọng Bắc KinhNikkei sáng thứ Hai (28/9) nhận định, Mỹ đã đánh trúng tâm điểm tham vọng của Bắc Kinh trong việc muốn tự cung chất bán dẫn để sản xuất chip khi chính quyền Trump hôm thứ Sáu (25/9) đã đưa ra các biện pháp trừng phạt mới đối với công ty công nghệ bán dẫn SMIC của Trung Quốc, đồng thời thắt chặt kiểm soát xuất khẩu đối với nhà sản xuất chip hàng đầu.Mặc dù chỉ thị của Bộ Thương mại Hoa Kỳ nhắm vào các doanh nghiệp Mỹ, yêu cầu họ đăng ký giấy phép cung ứng một số mặt hàng được kiểm soát cho SMIC, nhưng chỉ thị này có thể mở rộng cho các sản phẩm của các công ty không phải của Mỹ nhưng sử dụng công nghệ của Mỹ.
<!>

Hiện có hai công ty của Nhật đang hợp tác với SIMIC, đó là Tokyo Electron cung cấp máy khắc và thiết bị lắng màng cho SMIC, trong khi Screen cung cấp cho đối tác Trung Quốc máy làm sạch bề mặt. Còn một số công ty của Nhật khác như Nikon và Canon đã và đang quảng cáo các thiết bị phơi sáng bán dẫn cho SMIC.

Nikkei cho biết, hiện các công ty Nhật chưa rõ ràng quan điểm về việc họ có tiếp tục hợp tác với SMIC hay không. Tuy nhiên trong bức tranh rộng hơn, quy định của Mỹ có khả năng tấn công vào ngành công nghệ cao của Trung Quốc, làm chệch hướng kế hoạch của chính quyền Tập Cận Bình: tăng khả năng tự cung cấp chất bán dẫn và giảm sự phụ thuộc vào Mỹ.

Bắc Kinh sắp cử Vương Nghị tới thăm Nhật

Bắc Kinh và Tokyo đang đàm phán để Vương Nghị, một người thông thạo tiếng Nhật và từng là cựu đại sứ tại Tokyo, đến thăm Nhật Bản và gặp gỡ người đồng cấp Motegi Toshimitsu. Ông Vương có khả năng sẽ gặp Thủ tướng Suga Yoshihide trong chuyến công du này. Đây là lần gặp mặt trực tiếp đầu tiên giữa các quan chức cấp cao của hai nước láng giềng kể từ khi thủ tướng Suga nhậm chức vào tháng này, theo Nikkei hôm Chủ nhật (27/9).

Đây cũng sẽ là cuộc trao đổi đầu tiên kể từ khi quan chức đối ngoại hàng đầu của Trung Quốc đến thăm Nhật Bản vào tháng Hai, thời điểm hai bên đang chuẩn bị cho chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình tới Tokyo. Chuyến đi đó của ông Tập đã bị hoãn lại do đại dịch Covid.

Trong cuộc gặp vào tháng tới, Motegi và Vương dự kiến sẽ tái khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì mối quan hệ Trung-Nhật ổn định và thảo luận về các chủ đề được quan tâm như quần đảo Senkaku và luật an ninh quốc gia mới của Bắc Kinh đối với Hồng Kông.

EU gây áp lực buộc Síp và Malta dừng ‘thị thực vàng’

Trong nhiều năm qua, giới nhà giàu Trung Quốc đã đầu tư vào Cộng hòa Síp và Malta để đổi lấy hộ chiếu Liên minh châu Âu (EU) – thường được gọi là giao dịch thị thực vàng. Tuy nhiên SCMP sáng thứ Hai (28/9) cho hay, EU muốn chấm dứt việc này.

Lời kêu gọi ngừng chính sách này được đưa ra từ cấp cao nhất của Ủy ban châu Âu, cơ quan điều hành của EU, khi nữ Chủ tịch Ursula von der Leyen lên tiếng trong bài phát biểu đầu tiên của liên minh hồi đầu tháng.

“Các giá trị châu Âu không phải để bán“, bà Leyen nói. “Việc vi phạm pháp quyền là không thể dung thứ. Tôi sẽ tiếp tục bảo vệ nó và tính toàn vẹn của các thể chế châu Âu của chúng ta – có thể là về tính ưu việt của luật pháp châu Âu, quyền tự do báo chí, sự độc lập của cơ quan tư pháp hay việc bán hộ chiếu vàng”.

Ủy ban châu Âu thậm chí đang xem xét khả năng đưa các quốc gia thành viên EU cấp loại thị thực như vậy ra tòa. SCMP đánh giá, đây là một dạng áp lực chính trị lên chính phủ của các quốc gia đó để ngừng hoạt động loại này.

Seoul đề nghị Triều Tiên hợp tác trong hai việc

Seoul hôm Chủ nhật (27/9) đã kêu gọi Triều Tiên tiến hành một cuộc điều tra chung về vụ sát hại một quan chức ngư nghiệp Hàn Quốc gần đây và đề nghị Bình Nhưỡng mở lại đường dây liên lạc quân sự song phương cho các công việc liên quan, theo Yonhap.

Chính phủ Hàn đưa ra đề nghị trên ngay sau khi Tổng thống Moon Jae-in có cuộc họp khẩn với các bộ trưởng liên quan đến an ninh về vụ việc.

Trả lời báo chí về kết quả của phiên họp kéo dài 90 phút, Suh Choo-suk, phó giám đốc văn phòng an ninh quốc gia, cho biết, chính phủ “đánh giá tích cực” về “lời xin lỗi nhanh chóng” của Triều Tiên và hứa sẽ ngăn chặn sự tái diễn trường hợp tương tự.

Hiện có những khác biệt trong lời kể của hai bên về những gì đã xảy ra liên quan đến vụ lính biên phòng Triều Tiên bắn chết người đàn ông Hàn Quốc 47 tuổi muốn đào thoát sang Bắc Hàn vào tuần trước, ở vị trí gần đường biên giới biển phía Tây giữa hai miền.

Người dân Belarus tiếp tục biểu tình phản đối Lukashenko

Hôm Chủ nhật (27/9), hàng chục ngàn người Belarus tiếp tục xuống đường biểu tình yêu cầu Tổng thống Alexander Lukashenko từ chức. Cảnh sát đeo mặt nạ đã bắt nhiều người biểu tình, ném lựu đạn gây choáng và xịt hơi cay nhằm giải tán đám đông, theo Reuters.

Trong khi tuần hành qua các con phố của thủ đô Minsk, những người biểu tình hô vang các khẩu hiệu như “kẻ mạo danh” và “Sveta là tổng thống của chúng tôi” để phản đối Tổng thống Lukashenko. Bộ Nội vụ Belarus cho biết ít nhất 200 người biểu tình đã bị giam giữ.

Một số người gọi cuộc biểu tình hôm Chủ nhật là “lễ nhậm chức của nhân dân” dành cho bà Sviatlana Tsikhanouskaya, đối thủ chính của ông Lukashenko trong cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 9/8, cuộc bầu cử bị người dân và nhiều quốc gia coi là có sự gian lận để giúp vị tổng thống đã tại vị 26 năm tiếp tục cầm quyền.

Chiến đấu cơ Trung Quốc xâm nhập Đài Loan ít nhất 46 lần trong tuần



 Chiến đấu cơ Trung Quốc xâm nhập Đài Loan ít nhất 46 lần trong tuần

Máy bay ném bom và máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã xâm nhập không phận Đài Loan ít nhất 46 lần từ ngày 17/9 đến 24/9, trong một đợt leo thang xâm lược quân sự khiến Đài Bắc tức giận, theo The Epoch Times. 

Lần mới nhất là vào thứ Năm(24/9), khi một máy bay chống tàu ngầm của Trung Quốc tiến vào không phận Đài Loan, Bộ Quốc phòng Đài Loan thông báo.

Căng thẳng đã gia tăng trong những tháng gần đây giữa Đài Bắc và Bắc Kinh, khi Bắc Kinh luôn tuyên bố Đài Loan là một tỉnh trực thuộc và có thể sử dụng vũ lực để chiếm lại nếu cần.

Nga, Trung Quốc chặn việc phát hành báo cáo của LHQ chỉ trích Nga

Các nhà ngoại giao của Liên Hợp Quốc cho biết Nga và đồng minh thân cận Trung Quốc đã chặn việc công bố chính thức một báo cáo của các chuyên gia Liên Hợp Quốc về tình hình ở Libya, trong đó cáo buộc các bên tham chiến và những quốc gia hậu thuẫn – bao gồm cả Nga – vi phạm lệnh cấm vận vũ khí của Liên Hợp Quốc đối với quốc gia đang ngập trong xung đột này, theo AP.

Phó đại sứ Liên hợp quốc của Đức, Günter Sautter, cho biết ông đã đưa vấn đề này lên Hội đồng Bảo an sau khi hai nước chặn việc công bố báo cáo của ủy ban giám sát các lệnh trừng phạt đối với Libya, do Đức đứng đầu.

Ông nói: “Nhiều phái đoàn đã yêu cầu công bố báo cáo tạm thời của hội đồng chuyên gia. Điều này sẽ tạo ra sự minh bạch cần thiết. Nó sẽ góp phần chỉ đích danh và làm xấu mặt những kẻ tiếp tục ngang nhiên vi phạm lệnh cấm vận vũ khí bất chấp các thỏa thuận được ký kết”.

300 tàu đánh cá Trung Quốc ngoài khơi bờ biển Nam Mỹ đe dọa an ninh lương thực

Chỉ huy các hoạt động hải quân của Ecuador, Chuẩn Đô đốc Daniel Ginez, trong tuần này cho biết đội tàu đánh cá lớn của Trung Quốc – gồm 300 tàu – hiện đã di chuyển ra xa khỏi quần đảo Galapagos của Peru và đang hoạt động “ở vùng biển xa bờ bên ngoài vùng đặc quyền kinh tế” của nước này, theo VOA News.

Ông cho biết thêm, đội tàu năm nay lớn hơn so với những năm trước.

Ông Ginez cảnh báo: “Với số lượng lớn tàu đánh cá như vậy, chúng ta có nguy cơ bị suy giảm một số loài nhất định”.

Các chuyên gia nói với VOA rằng việc Trung Quốc đánh cá hung hãn không chỉ đe dọa chủ quyền các nước ven biển mà còn gây nguy hiểm cho an ninh lương thực toàn cầu và hệ sinh thái biển.

Kim Jong Un có thể đã biết trước việc hành quyết quan chức Hàn Quốc

Kim Jong Un gần đây đã gửi xin lỗi cho vụ sát hại một quan chức Bộ Đại dương và Nghề cá Hàn Quốc, nhưng tuyên bố này không phải xác nhận nhà lãnh đạo Triều Tiên không can dự trong cái chết của người đàn ông 47 tuổi này, một người đào tẩu Triều Tiên ở Mỹ cho hay.

Hyun Seung Lee, một nhà tư vấn sinh ra ở Triều Tiên hiện đang sống ở Washington DC, nói với UPI hôm thứ Bảy (26/9) trong một hội nghị truyền hình do chi nhánh Nhật Bản của dự án Action for Korea United (Hành động vì một Hàn Quốc thống nhất) rằng, Kim Jong Un có khả năng đã được thông báo trước về tình hình trước khi binh sĩ Triều Tiên khai hỏa hạ sát vị quan chức Hàn Quốc.

“Đứng sau mọi quyết định chính là ông Kim, thậm chí có thể là em gái của ông ta Kim Yo Jong”, người đào tẩu lên Lee nói. “Lần này, quân đội [có khả năng] đã báo cáo [việc bị bắt giữ] lên cấp trên, nhận được quyết định, rồi mới tiến hành hành quyết”.

Quân đội Triều Tiên có một hệ thống khen thưởng khi tiến hành những hành động quân sự chống lại Hàn Quốc, theo lời người đào tẩu.

Triều Tiên cảnh cáo Hàn Quốc trong quá trình tìm kiếm người Hàn Quốc bị sát hại

Triều Tiên hôm nay cho biết họ đang tìm kiếm thi thể một quan chức Hàn Quốc bị quân đội giết hại, nhưng cảnh báo rằng các hoạt động xâm nhập qua biên giới vùng biển đang tranh chấp của hải quân Hàn Quốc trong khu vực có nguy cơ làm gia tăng căng thẳng, theo Reuters.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã đưa ra lời xin lỗi hiếm hoi hôm thứ Sáu (25/9) sau vụ bắn chết một quan chức nghề cá Hàn Quốc ở vùng biển của Triều Tiên, theo Seoul.

Quân đội Hàn Quốc đã cáo buộc binh lính Triều Tiên giết người đàn ông, đổ nhiên liệu vào thi thể rồi phóng hỏa gần khu vực biên giới biển.

Hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên KCNA gọi vụ giết người là một “trường hợp khủng khiếp đáng lẽ không nên xảy ra” nhưng cáo buộc các hoạt động của hải quân Hàn Quốc gần khu vực vùng biển của Triều Tiên.


 Mỹ chỉ trích Tập Cận Bình chỉ biết hứa suông ở Biển Đông

Trong một động thái hiếm hoi Mỹ đã chỉ đích danh Lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình chỉ hứa suông ở Biển Đông.

Cụ thể, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus trong thông cáo báo chí hôm 27/9 đã tuyên bố:

Năm năm trước, vào ngày 25/9/2015, tại Vườn Hồng của Toà Bạch Ốc, Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã dõng dạc tuyên bố “Trung Quốc không có ý định theo đuổi quân sự hóa” quần đảo Trường Sa, và các tiền đồn của Trung Quốc sẽ không “nhắm mục tiêu hay tác động đến bất kỳ quốc gia nào”.

“Tuy nhiên, [trái với tuyên bố của ông Tập] Trung Quốc đã theo đuổi một chiến dịch quân sự hóa các tiền đồn tranh chấp một cách liều lĩnh và mang tính khiêu khích, họ đã triển khai tên lửa hành trình chống hạm, tăng cường khả năng tình báo điện tử và radar quân sự, xây dựng hàng chục kho chứa chiến đấu cơ cùng các đường băng tương thích với máy bay chiến đấu”.

Donald Trump Jr kêu gọi truyền thông điều tra vụ Hunter Biden nhận tiền từ phu nhân thị trưởng Moscow

Con trai Tổng thống Hoa Kỳ Trump, ông Donald Trump Jr. hôm 27/9 đã lên Twitter kêu gọi các phương tiện truyền thông điều tra vụ bà góa phụ cựu thị trưởng thành phố Moscow chuyển khoản 3,5 triệu đô la cho Hunter Biden, con trai vị cựu phó Tổng thống Joe Biden hồi ông còn đương chức vào năm 2014.

“Hunter Biden đã nhận được một khoản chuyển khoản 3,5 triệu USD từ Elena Baturina, nữ góa phụ tỉ phú của Yury Luzhkov, cựu thị trưởng Moscow, một cộng sự của Putin. Các “nhà báo” dũng cảm của chúng ta nay đang ở đâu khi ở đây đang có một mối liên hệ thực sự với Nga?”, Trump Jr. viết trên Twitter.

Vụ việc này được đề cập trong một báo cáo 87 trang từ các nghị sĩ Đảng Cộng hòa tại Thượng viện hồi tuần trước.

Bình luận của cậu Trump Jr được đưa ra sau khi tờ New York Times vừa công bố báo cáo cáo buộc ông Trump né tránh nộp thuế trong 10 năm qua. Ông Trump đã gọi báo cáo này là một ví dụ khác về tin giả.

Eo biển Đài Loan nóng lên: 2 máy bay ném bom B-1B của Mỹ tiến gần khu vực tranh chấp

Gần đây, hành động khiêu khích Đài Loan của máy bay quân sự Trung Quốc ngày càng trở nên nghiêm trọng, thậm chí vượt qua ranh giới đường trung tuyến trên eo biển Đài Loan, theo The Epoch Times.

Ngược lại với tình hình quan hệ Mỹ – Trung ngày càng xấu đi trên mọi phương diện thì quan hệ Mỹ – Đài đang ngày càng gần gũi hơn.

Ngày 25/9, hai máy bay ném bom  B-1B của Mỹ đã cất cánh từ đảo Guam và bay theo hướng Đài Loan, điểm đến có thể là Biển Hoa Đông hoặc Biển Đông.

Tài khoản Twitter “Phi cơ canh gác” (Aircraft Spots) ghi lại động tĩnh của máy bay quân sự hôm 25/9, hai máy bay ném bom B-1B của Không quân Hoa Kỳ cất cánh từ Căn cứ Không quân Andersen (Andersen AFB) ở đảo Guam, bay về phía tây bắc và có thể bay đến Biển Hoa Đông hoặc Biển Đông. Theo đó là hai máy bay tiếp dầu trên không KC-135R của Không quân Mỹ cung cấp nhiên liệu.

Tài khoản “Airplane Watch” đã đăng tải một nhãn dán trên Twitter cho thấy hai chiếc B-1B đang bay theo hướng về phía Đài Loan. Truyền thông Đài Loan cũng cho biết, oanh tạc cơ B-B1 bay về hướng Đài Loan”.

Ngoại giới tin rằng, quân đội Hoa Kỳ đã triển khai máy bay ném bom chiến lược để uy hiếp ĐCSTQ và ra tín hiệu ủng hộ Đài Loan.

Kể từ khi Thứ trưởng Mỹ Keith Krach đến thăm chính thức Đài Loan từ ngày 17/9 đến 19/9, máy bay quân sự của Trung Quốc đã 7 lần liên tiếp xâm nhập Vùng Nhận dạng Phòng không Đài Loan từ ngày 16/9 đến ngày 24/9. Riêng ngày 18/9 và 19/9, hàng chục máy bay quân sự Trung Quốc đã bay qua đường trung tuyến eo biển Đài Loan.

Đặc biệt, hôm 21/9, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc công khai tuyên bố không có cái gọi là “đường trung tuyến eo biển”, điều này càng làm trầm trọng thêm khủng hoảng ở eo biển Đài Loan và thậm chí tiềm ẩn nguy cơ nổ súng.

Ngoài việc Lực lượng Không quân Đài Loan điều động khẩn cấp máy bay chiến đấu bay lên không theo dõi và giám sát tên lửa phòng không để ứng phó, và sử dụng radio phát sóng để xua đuổi máy bay quân sự ĐCSTQ, thì lực lượng không quân của các căn cứ quân sự khác nhau trên khắp Đài Loan cũng đã tổ chức “Cuộc tập trận vòng bay liên hợp” quy mô lớn vào ngày 22/9 để đối phó với sự đe dọa của ĐCSTQ.

Đồng thời, quân đội Hoa Kỳ cũng liên tục đáp trả các hành động khiêu khích của ĐCSTQ.

Theo thông tin trên trang Weibo “Chương trình nhận biết tình hình Chiến lược Biển Đông” thuộc Đại học Bắc Kinh, trong các ngày 22/9 và 23/9, có 4 máy bay Mỹ gồm: 1 máy bay trinh sát điện tử EP-3E (AE1D8A), 1 máy bay tuần tra chống tàu ngầm P-3C (AE1D5B), 1 máy bay trinh sát tên lửa RC-135S (AE01D6), 1 máy bay tuần tra chống tàu ngầm P-8A (AE6875) đã đến Biển Đông, Hoàng Hải và các vùng biển khác tiến hành do thám sự di chuyển của quân đội ĐCSTQ.

Từ ngày 23/9 đến ngày 25/9, tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Hamilton đã đi qua eo biển Malacca để tiến vào hoạt động ở biển Đông.

Đồng thời, từ ngày 14/9 đến ngày 25/9, cuộc tập trận quân sự quy mô lớn hai năm một lần “Lá chắn dũng cảm” (Valiant Shield) của Mỹ đã được tổ chức tại vùng biển gần các đảo Guam và Mariana ở Tây Thái Bình Dương.

Tham gia cuộc diễn tập bao gồm các tàu sân bay USS Ronald Reagan, tàu đột kích USS America, tàu vận chuyển USS New Orleans, tàu đổ bộ USS Germantown cùng hơn 100 máy bay chiến đấu trong đó có máy bay ném bom B -B1 và 11.000 binh lính.

Hiện tại, quân đội Mỹ đã đồn trú ít nhất 8 máy bay ném bom B-1B ở đảo Guam. Mỗi chiếc B-1B có thể mang 24 tên lửa liên hợp không đối đất (JASSM) AGM-158, với tầm bắn hơn 1.000 km.

Nhà bình luận chính trị Thẩm Châu (Shen Zhou) cho biết, máy bay ném bom B-1B cất cánh từ đảo Guam, trong vòng vài giờ có thể đến khu vực Biển Đông nếu xảy ra xung đột.

Bà Merkel đến bệnh viện thăm ông Navalny

Thủ tướng Đức Angela Merkel đã đến thăm chính trị gia đối lập Nga Alexei Navalny trong lúc ông được điều trị tại một bệnh viện ở Berlin vì bị đầu độc, Reuters dẫn nguồn từ trang tin Đức Der Spiegel.

Không trích dẫn nguồn, Spiegel nói rằng bà Merkel đã đến thăm ông Navalny tại bệnh viện Charite, nơi nhà phê bình Điện Kremlin đã được điều trị trong 32 ngày, sau khi ông được không vận từ Nga đến Berlin điều trị hồi tháng trước. Đại diện phát ngôn của bà Merlel từ chối bình luận về báo cáo của Spiegel.

Chính phủ Đức cho biết, các cuộc kiểm tra ở Đức, Pháp và Thụy Điển đã xác định ông Navalny bị đầu độc bằng chất độc thần kinh Novichok và yêu cầu Kremlin giải thích. Moscow phủ nhận bất kỳ mối liên hệ nào đến vụ việc.

Tòa án Mỹ chặn lệnh cấm TikTok của TT Trump

Thẩm phán liên bang Mỹ đã chặn lệnh cấm tải xuống ứng dụng video TikTok do chính quyền Trump ban hành, vài giờ trước khi lệnh có hiệu lực vào hôm Chủ nhật vừa qua (27/9), theo The Verge.

Thẩm phán Tòa án Liên bang Quận Columbia Carl Nicholas hôm qua đã ra phán quyết tạm thời chặn lệnh cấm tải xuống theo yêu cầu của TikTok, đồng nghĩa ứng dụng này vẫn có thể hoạt động mà không bị gián đoạn ít nhất cho đến khi diễn ra phiên tòa đầy đủ. Tòa chưa công bố lý do đi đến quyết định này của thẩm phán Nicholas. Thời gian diễn ra phiên tòa đầy đủ cũng chưa được ấn định.


Phán quyết được đưa ra sau khi TikTok hồi tuần trước đệ đơn yêu cầu thẩm phán ra một phán quyết sơ bộ chặn lệnh cấm mới của Bộ Thương mại Hoa Kỳ, trong đó buộc Apple và Google gỡ ứng dụng chia sẻ video ngắn này khỏi kho ứng dụng ở Mỹ, đồng thời ngăn chặn những người đang dùng TikTok cập nhật phần mềm, bắt đầu từ Chủ nhật vừa rồi.

Chính quyền Trump lên án TikTok thu thập dữ liệu người dùng Mỹ, gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia.

Đài Loan cảm ơn EU vì chiến thắng hiếm hoi trong tranh chấp về cái tên

Đài Loan hôm thứ Hai (28/9) đã cảm ơn Liên minh châu Âu (EU) khi khối này đã tác động đến một tổ chức liên minh các thị trưởng toàn cầu, khiến tổ chức này chấm dứt việc gọi các thành phố ở Đài Loan là một phần của Trung Quốc. Đây là một chiến thắng hiếm hoi cho hòn đảo giữa bối cảnh áp lực ngày càng tăng từ phía Trung Quốc, theo Reuters.

Trung Quốc từ lâu đã tăng cường nỗ lực buộc các tổ chức và công ty quốc tế đề cập đến Đài Loan như một phần của Trung Quốc trên website và tài liệu chính thức của họ, trước sự phẫn nộ của chính phủ Đài Loan và nhiều người dân hòn đảo này.

Đài Loan đã bày tỏ sự bất bình sau khi Tổ chức Hiệp ước các Thị trưởng toàn cầu về Khí hậu và Năng lượng (GCoM) có trụ sở tại Brussels bắt đầu liệt kê trên trang web 6 thành phố của Đài Loan là một phần lãnh thổ Trung Quốc. Thị trưởng 6 thành phố này đã viết thư ngỏ kêu gọi GCoM đổi trở lại cách gọi cũ.

Bộ trưởng Ngoại giao Đài Loan Ngô Chiêu Tiếp (Joseph Wu) cho biết sau đó, GCoM đã hoàn nguyên tên gọi ban đầu của các thành phố là một phần của Đài Bắc Trung Hoa (Chinese Taipei), đây là cách gọi tên mà Đài Loan đã sử dụng trong một số cơ quan quốc tế như Olympics để tránh việc Bắc Kinh phản đối sự tham gia của hòn đảo.

Mỹ chỉ trích Trung Quốc chỉ ‘hứa suông’ ở Biển Đông

Trong một động thái hiếm hoi Mỹ đã chỉ đích danh Lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình chỉ hứa suông ở Biển Đông.

Cụ thể, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus trong thông cáo báo chí hôm 27/9 đã tuyên bố:

Năm năm trước, vào ngày 25/9/2015, tại Vườn Hồng của Toà Bạch Ốc, Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã dõng dạc tuyên bố “Trung Quốc không có ý định theo đuổi quân sự hóa” quần đảo Trường Sa, và các tiền đồn của Trung Quốc sẽ không “nhắm mục tiêu hay tác động đến bất kỳ quốc gia nào”.

“Tuy nhiên, [trái với tuyên bố của ông Tập] Trung Quốc đã theo đuổi một chiến dịch quân sự hóa các tiền đồn tranh chấp một cách liều lĩnh và mang tính khiêu khích, họ đã triển khai tên lửa hành trình chống hạm, tăng cường khả năng tình báo điện tử và radar quân sự, xây dựng hàng chục kho chứa chiến đấu cơ cùng các đường băng có thể tiếp nhận các máy bay chiến đấu”.

Bà Ortagus tiếp tục: 

“Đảng Cộng sản Trung Quốc đã sử dụng các tiền đồn quân sự hóa này cho các hoạt động cưỡng chế nhằm khẳng định quyền kiểm soát đối với các vùng biển mà Bắc Kinh không có yêu sách hàng hải hợp pháp. Các tiền đồn này được sử dụng làm nơi neo đậu cho hàng trăm tàu dân quân biển và tàu cảnh sát biển Trung Quốc vốn thường xuyên quấy rối tàu dân sự và cản trở các hoạt động thực thi pháp luật hợp pháp, đánh bắt xa bờ và phát triển hydrocarbon của các nước láng giềng”.

Bà Ortagus nhấn mạnh: “Đảng Cộng sản Trung Quốc không tôn trọng lời nói hoặc cam kết của mình.”

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cũng “kêu gọi cộng đồng quốc tế tiếp tục lên tiếng phản đối hành vi nguy hiểm và không thể chấp nhận được này của Bắc Kinh”.

Bà khẳng định: “Hoa Kỳ sẽ tiếp tục sát cánh với các đồng minh và đối tác Đông Nam Á trong việc chống lại các nỗ lực cưỡng ép của Trung Quốc nhằm thiết lập quyền thống trị trên Biển Đông”.

Armenia-Azerbaijan đụng độ khiến ít nhất 16 người thiệt mạng

Theo tin từ Reuters, ít nhất 16 quân nhân và một vài thường dân đã thiệt mạng vào hôm Chủ nhật trong cuộc đụng độ nặng nề nhất giữa Armenia và Azerbaijan kể từ năm 2016, dấy lên lo ngại về sự ổn định khu vực phía Nam dãy Caucasus, một hành lang gắn các đường ống vận chuyển dầu và khí đốt đến thị trường thế giới.

Các cuộc đụng độ giữa hai nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ, cũng từng xảy ra chiến tranh vào những năm 1990, là đợt bùng phát mới nhất cho một cuộc xung đột sắc tộc và biên giới kéo dài tại Nagorno-Karabakh, một khu vực ly khai nằm trong Azerbaijan nhưng do người thiểu số Armenians quản lý.

Một chiếc xe bọc thép Azerbaijan bị phá hủy ở Nagorno-Karabakh

HOA TỰ DO
Văn diù cánh Phượng yên trăm họ
Võ thét oai Hùm dẹp bốn phương       

Không có nhận xét nào: