Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 30 tháng 9, 2020

Bản tin ngày Thứ tư 30 tháng 9 năm 2020 - Hà Trung Liêm








Nguyễn Hồng Lam – Vụ tiến sĩ-võ sư Phạm Đình Quý: sự thật cần minh bạch.

Fact : thực tế đã xảy ra

28/9/2020

FB Nguyễn Hồng Lam

https://drive.google.com/file/d/12vacH1RWgQxdl_zWKj27lrXCE848XI3r/view?usp=sharing

Tối 23-9, Tiến sĩ – Võ sư Phạm Đình Quý, giảng viên Trường Đại học Tôn Đức Thắng đang đi ăn cùng vợ thì bị công an bắt giữ. Hai vợ chồng võ sư Quý được đưa đến Phòng cảnh sát QLHC về TTXH (459 Trần Hưng Đạo, Q.1, Tp.HCM) làm việc trong đêm. Đến khoảng 4h sáng ngày 24-9, vợ thầy Quý đã được thả cho về, sau khi đã buộc phải ký cam kết không được tiết lộ về cuộc bắt giữ. Còn thầy Quý thì bị đưa về Công an Đắc Lắc. Đến Sáng 28-9, khi làm việc với ông Phạm Đình Phú, anh trai ông Quý đến để hỏi tin tức về em trai, Cán bộ công an Đắc Lắc xác nhận rằng ông Phạm Đình Quý đang bị tạm giữ tại Đắk Lắc, giấy báo tin báo cho gia đình gửi qua đường bưu điện nên khả năng đến chậm.

<!>

Ls Lưu Tường Quang - Biển Đông và Vấn đề Sông Mekong: Thử thách lớn cho Việt Nam trong vị trí kép năm 2020 tại Asean và Hội đồng Bảo an LHQ

29/9/2020

https://drive.google.com/file/d/1HFmvNX-jrP7iq1nVptbAJnutMg6XiglS/view?usp=sharing

Vấn đề Sông Mekong hầu như bị bỏ quên trong hầu hết những phát biểu của lãnh đạo Đảng Cộng Sản trong Bộ Chính Trị, cũng như trong chính phủ, khi họ hoạch định hướng đi và sách lược của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam trong năm 2020.  Thế nhưng Biển Đông và Mekong đều có tầm quan trọng như nhau và thiết yếu cho sự độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và trường tồn của đất nước Việt nam.

2020 là năm Đại dịch Covid 19 và do đó phương thức sinh hoạt ngoại giao đa phương đã và đang phải được tổ chức trực tuyến /online với kỹ thuật mới, nhưng không phải vì thế mà Việt Nam không thể đóng vai chủ nhà với tư cách là chủ tịch luân phiên hàng năm của Tổ chức Asean. Vai trò nầy ngắn so với 24 tháng mà Việt Nam làm thành viên không thường trực tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc (LHQ). Phó thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Phạm Bình Minh coi vai trò kép nầy là cơ hội thuận lợi cho Việt nam trong lãnh vực bang giao quốc tế.

Đỗ Ngà – Từ Hun Sen đến Hang Chuon Naron, và nỗi nhục cho Việt Nam

29/9/2020

FB Đỗ Ngà

https://drive.google.com/file/d/1tY_70C_8lTwk7sC7boaMeF78xAf_zyt8/view?usp=sharing

Đất nước Campuchia là đất nước trải qua 2 giai đoạn cộng sản. Giai đoạn đầu là Cộng Sản Kmer Đỏ, quân này cho truy giết tầng lớp trí thức và chỉ giữ lại tầng lớp dân ngu dễ trị, trong đó có 80% giáo viên bị giết. Chính vì vậy nên trí tuệ dân tộc này gần như trở về số zero tròn trĩnh. Sau thời CS Kmer thì đến CS Heng Samrin, đâu là một chế độ bù nhìn do Việt Nam dựng lên và tất nhiên bên trong nó cũng rập khuôn Việt Nam. Cộng Sản nào cũng như nhau cả, cũng thực hiện chính sách ngu dân để trị. Có điều chính quyền CS Heng Samrin thì thực hiện chính sách giáo dục ngu dân còn chính quyền CS Kmer Đỏ thì giết trí thức.

Bài giới thiệu sách về đệ nhị Việt Nam Cộng Hoà

BÀI GIỚI THIỆU: HỒI TƯỞNG CỦA NHỮNG NGƯỜI ĐÓNG GÓP XÂY DỰNG NỀN ĐỆ NHỊ CỘNG HÒA CỦA MIỀN NAM VIỆT NAM (1967-1975)

We have the first guest blog post, of a sort.  Tuong Vu asks to post his Vietnamese translation of the introduction to the recent volume Voices from the Second Republic of South Vietnam (1967-1975), and I am most happy to oblige.

https://drive.google.com/file/d/12vXjOSD0M7Opc4B-ek8r0xqeaiPzv5hL/view?usp=sharing

Tác giả: K. W. Taylor (Cornell University)
Dịch giả: Tuong Vu (University of Oregon)

Vũ Tường (Đại học Oregon) dịch từ nguyên tác tiếng Anh, “Introduction: Voices from the South,” bài giới thiệu sách Voices from the Second Republic of South Vietnam (1967-1975) [Hồi tưởng của những người đóng góp xây dựng nền Đệ nhị cộng hòa của miền Nam Việt Nam (1967-1975)] do K. W. Taylor biên tập, Cornell Southeast Asia Program Publications (Ithaca, 2014), trang 1-8. Translation with permission from Cornell Southeast Asia Program Publications.

Điểm tin thế giới ngày Thứ tư 30 tháng 9 năm 2020

Võ Thái Hà tóm lược

https://drive.google.com/file/d/1ZsOAS3UvRu2jfHWm06qtGj7V5U4viUF_/view?usp=sharing

Hải Lam Lục Du  - Cập nhật phiên tranh luận đầu tiên giữa Trump-Biden

30/9/2020

https://drive.google.com/file/d/1SnEee_5Ly6yK7uLKKNjlNH3sS0hsmpG2/view?usp=sharing

Wallace hỏi Biden liệu ông có lo ngại rằng một SCOTUS (Tòa án tối cao) với một thẩm phán như bà Barrett (người mới được Trump đề cử) có thể quyết định kết quả cuộc bầu cử hay không, Biden nói rằng ông lo ngại rằng bất kỳ tòa án nào cũng có thể quyết định kết quả cuộc bầu cử.

Trump cảnh báo “có thể mất nhiều tháng” mới có thể biết được kết quả bầu cử nếu sử dụng hình thức bầu cử qua thư.

Trump kêu gọi những người ủng hộ theo dõi các cuộc thăm dò rất cẩn thận và nói nếu có bằng chứng về việc thao túng lá phiếu khi “Tôi không thể làm theo điều đó”.

Biden nói rằng có thể cần thời gian cho tới khi biết kết quả đầy đủ.

“Không ai khẳng định có gian lận liên quan đến các lá phiếu gửi qua đường bưu điện”, ông Biden nói.

Dự án đường sắt Lào Trung: 'Giấc mộng thoát nghèo' của Viêng Chăn hay bẩy nợ BRI ‘Voi Trắng’?

Thủy Tiên

30/9/2020

https://drive.google.com/file/d/1T2YQbFcXCw9VKNc5cz3xgixVqWEEbR6M/view?usp=sharing

Dự án đường sắt Trung Quốc-Lào có chi phí 6 tỷ USD có lẽ là điều thu hút sự chú ý lớn nhất của quốc tế. Trong đó, vốn xây dựng dự án hoàn toàn dựa vào nguồn vốn từ Trung Quốc. Liệu ‘giấc mơ đường sắt’ của Viêng Chăn có phải là một cái bẫy khác của Sáng kiến Vành đai & Con đường (BRI)?

Tuyến đường sắt của liên kết giữa Lào với Trung Quốc bị chỉ trích gây ra tác động tàn phá môi trường và khả năng hủy hoại cao đối với nền kinh tế Lào vốn đã mỏng manh. Nhưng những người khác hy vọng nó có thể đưa Lào từ quốc gia toàn đất liền thành "liên kết đất liền".

Lịch sử nước Mỹ #2 -Người da đỏ miền Tây Nam

https://drive.google.com/file/d/1LyZxFfIgKR91sKD4e7CVBx0N46pE4XVh/view?usp=sharing

Xin bắt đầu bài viết với hai ba phút của một phim cao bồi tài tử Clint Eastwood mà chắc nhiều người Việt đã coi.

Đoạn phim này có dính dáng gì đến chủ đề bài viết? Câu hỏi này sẽ được trả lời phần dưới bài này.  Bây giờ,  xin chuyển từ phim qua lịch sử.

Ngô Nhân Dụng  - Sau Ruth Ginsburg: nước Mỹ sẽ thay đổi

29/9/2020

https://drive.google.com/file/d/1V9Niy4MrR6zCOluzviMmXQQq27PMbtMT/view?usp=sharingTưởng niệm thẩm phán Ginsburg, hình Samuel Corum/Getty Images

Một tuần lễ sau ngày dân Mỹ đi bầu, ngày 10 tháng 11 sắp tới, Tối cao pháp viện Mỹ sẽ phán quyết một vụ kiện liên can đến đạo Luật Cải tổ Y tế của cựu Tổng thống Barack Obama, thường gọi là Obama Care. Nếu bữa đó đã có người thay thế bà Ginsburg trong Tối cao pháp viện, thì chắc Obama Care có thể sẽ bị bác bỏ.

Đảng Cộng Hòa đã cương quyết đòi hủy bỏ Obama Care ngay từ đầu, Tổng thống Trump đã tranh cử với lời hứa sẽ xóa bỏ nó. Cho đến nay đạo luật đó vẫn tồn tại vì Quốc hội chưa thay thế nó. Tối cao pháp viện đã bác bỏ nhiều đơn kiện đòi xóa bỏ toàn thể hay từng phần đạo luật đó, với tỷ số 5/4, nhờ bốn Thẩm phán Tối cao cấp tiến được Chánh án John Roberts chia sẻ cùng ý kiến. Ông John Roberts được cựu Tổng thống George W. Bush (Cộng Hòa) bổ làm Chánh án Tối cao năm 2005.

Thái Hà - Trump nói biến đổi khí hậu là vấn đề quản lý; Biden giải thích về kế hoạch 2 nghìn tỷ cho năng lượng sạch

30/9/2020

https://drive.google.com/file/d/1vQT4Cli9rtW3BBVd5x-geEepFX_si7dX/view?usp=sharing

Trong cuộc tranh biện đầu tiên vào tối 29/9 (giờ Mỹ) giữa hai ứng viên tổng thống Doanld Trump và Joe Biden, một trong những vấn đề gây tranh cãi là biến đổi khí hậu. Ông Trump nhấn mạnh về việc cần quản lý tốt để giảm biến đổi khí hậu, trong khi ông Biden nhấn mạnh vào năng lượng sạch thay thế cho năng lượng hóa thạch.

Khi nhà báo Wallace đặt câu hỏi cho hai ứng viên: “Ông tin vào điều gì [liên quan đến biến đổi khí hậu]”? Ông Trump nói rằng ông tin vào không khí và nước sạch. Chúng ta đang làm rất tốt. Các doanh nghiệp của chúng ta cũng đang làm rất tốt.

Tổng thống Trump khẳng định ông tin con người có đóng góp một phần nhất định vào biến đổi khí hậu. Nhưng cũng nhấn mạnh chúng ta có thể làm tốt hơn nhiều trong vấn đề quản lý. Ông lấy ví dụ về trường hợp cháy rừng California và cho rằng giới chức bang đã không quản lý tốt.

Nguồn Bản tin ngày Thứ tư 30 tháng 9 năm 2020

https://diemnhan.blogspot.com/2020/09/ban-tin-ngay-thu-tu-30-thang-9-nam-2020.html 

Không có nhận xét nào: