Không phải ngẫu nhiên mà từ những người có học thức cao đến giới bình dân khi nhận xét về một người Quảng Nam nào đó, trong quá khứ cũng như trong hiện tại, thường cho rằng những người đó có cốt Quảng. Có hay không có cái cốt Quảng ấy?
Đại Nam nhất thống chí do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn, có nhận định về con người Quảng Nam: ’’…tiểu nhân khí khái mà hay kiện tụng…dân ven núi…tính chất phác…dân ven biển…tính nóng nảy …sĩ phu có khí tiết cứng cỏi bạo nói, ít trầm tĩnh …’’ .
Đại Nam thực lục cũng khẳng định, nhân dân Quảng Nam từ người trí thức hay dân miền rừng núi, đều có đặc điểm chung là chăm học hành, chăm làm ruộng, vui làm việc nghĩa và sốt sắng việc công, có khí tiết cứng cỏi, mạnh dạn phát biểu …
<!>
Nêu những nhận định trên của Quốc sử quán triều Nguyễn, về con người Quảng nam xưa của những bậc khoa bảng độ tin cậy sẽ có mức độ cao hơn, lại là phát ngôn chính thống của một triều đại, để ta thấy cốt tính Quảng đã được hình thành và un đúc từ thời mở cõi.
Nhưng vì sao người Quảng lại có cốt tính đó? Nhiều nhà Quảng học đã có nhiều lí giải thấu lý đạt tình như: ’’Hình thành trong một hoàn cảnh thiên nhiên và xã hội nhất định, nó thay đổi theo sự thay đổi của xã hội và quan hệ ứng xử của con người với thiên nhiên …’’ (GS Trần Viết Ngạc).
’’Quảng nam xưa kia là vùng lưu viễn châu hoang vu nhiều hùm lắm beo dân tình thưa thớt, khí hậu khắc nghiệt. Trên thế đứng đó buộc người ta phải lăn xả vật lộn với tự nhiên trong mưu sinh. Hệ quả của cuộc mưu sinh ấy đã định hình nên những tố chất: mạnh mẽ, can trường, sáng tạo không chịu lùi bước hoặc khuất phục, tự ti’’ (TS Nguyễn Xuân Hồng – Trần thị thu Hà).
’’…Chính môi trường ấy đã hun đúc nên con người Quảng Nam với những đặc điểm tính cách rất riêng so với nhiều vùng đất khác‘’ (Mai Văn Mô).
Tất cả những nhận định trên sẽ có sức thuyết phục hơn, khi ta nghe nhân vật của một nhà văn so sánh hai con người Quảng - Huế”.
Huế và Quảng Nam cách một con đèo mà tính cách hai xứ khác nhau như nước với lửa. Một sầu mộng, một cứng cỏi. Một sống cho quá vãng vàng son. Một sống cho tức thời máu lửa. Một lụi tàn thoái thác hành động. Một dấn thân đến kỳ cùng kiệt sức. Một đổ thừa, một nhận lãnh. Một toàn vẹn bất biến như luật thơ Đường. Một dạt dào thuỷ triều thất thường. Một an nghỉ và chết không cách nhau bao xa, một không ngừng lên đường để cuối cùng cũng chết. Một sống than thở, chết mỉm cười, một sống cực nhọc và vật lộn, chết luôn luôn hối hận chưa làm xong việc…’’ ( Nguyễn Khắc Phục - Học phí trả bằng máu).
Tất nhiên đây chỉ là sự so sánh mang tính cá nhân, nếu không nói là hơi khập khiểng của một nhân vật trong tiểu thuyết, ta không nên bàn sâu vào hàm nghĩa của ngôn từ. Điều tôi muốn nói ở đây là người ngoài Quảng cũng rõ rành cốt Quảng của chúng ta, mà có khi vì một lý do nào đó "trong nhà chưa tỏ ngoài ngõ đã hay’’. Muốn rõ hơn cốt tính Quảng của những con người Quảng cụ thể, không gì tốt hơn chúng ta thâm nhập vào hành trạng nhân vật.
Trước tiên là những vị khoa bảng đề danh mà cốt Quảng đã được lưu vào sử sách như chuyện Ông Ích Khiêm thết tiệc thịt chó đãi quần thần triều Nguyễn, ham ăn chơi mà quên cảnh quốc phá gia vong, với câu tiếp thị thức nhắm bất hủ, trên chó giữa chó mà cuối cũng chó, và câu ông giả vờ quát mắng bọn hầu cận, bọn bay chỉ chúi đầu vào miếng ăn, không lo chuyện nước non chi cả.
Đại Nam nhất thống chí do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn, có nhận định về con người Quảng Nam: ’’…tiểu nhân khí khái mà hay kiện tụng…dân ven núi…tính chất phác…dân ven biển…tính nóng nảy …sĩ phu có khí tiết cứng cỏi bạo nói, ít trầm tĩnh …’’ .
Đại Nam thực lục cũng khẳng định, nhân dân Quảng Nam từ người trí thức hay dân miền rừng núi, đều có đặc điểm chung là chăm học hành, chăm làm ruộng, vui làm việc nghĩa và sốt sắng việc công, có khí tiết cứng cỏi, mạnh dạn phát biểu …
<!>
Nêu những nhận định trên của Quốc sử quán triều Nguyễn, về con người Quảng nam xưa của những bậc khoa bảng độ tin cậy sẽ có mức độ cao hơn, lại là phát ngôn chính thống của một triều đại, để ta thấy cốt tính Quảng đã được hình thành và un đúc từ thời mở cõi.
Nhưng vì sao người Quảng lại có cốt tính đó? Nhiều nhà Quảng học đã có nhiều lí giải thấu lý đạt tình như: ’’Hình thành trong một hoàn cảnh thiên nhiên và xã hội nhất định, nó thay đổi theo sự thay đổi của xã hội và quan hệ ứng xử của con người với thiên nhiên …’’ (GS Trần Viết Ngạc).
’’Quảng nam xưa kia là vùng lưu viễn châu hoang vu nhiều hùm lắm beo dân tình thưa thớt, khí hậu khắc nghiệt. Trên thế đứng đó buộc người ta phải lăn xả vật lộn với tự nhiên trong mưu sinh. Hệ quả của cuộc mưu sinh ấy đã định hình nên những tố chất: mạnh mẽ, can trường, sáng tạo không chịu lùi bước hoặc khuất phục, tự ti’’ (TS Nguyễn Xuân Hồng – Trần thị thu Hà).
’’…Chính môi trường ấy đã hun đúc nên con người Quảng Nam với những đặc điểm tính cách rất riêng so với nhiều vùng đất khác‘’ (Mai Văn Mô).
Tất cả những nhận định trên sẽ có sức thuyết phục hơn, khi ta nghe nhân vật của một nhà văn so sánh hai con người Quảng - Huế”.
Huế và Quảng Nam cách một con đèo mà tính cách hai xứ khác nhau như nước với lửa. Một sầu mộng, một cứng cỏi. Một sống cho quá vãng vàng son. Một sống cho tức thời máu lửa. Một lụi tàn thoái thác hành động. Một dấn thân đến kỳ cùng kiệt sức. Một đổ thừa, một nhận lãnh. Một toàn vẹn bất biến như luật thơ Đường. Một dạt dào thuỷ triều thất thường. Một an nghỉ và chết không cách nhau bao xa, một không ngừng lên đường để cuối cùng cũng chết. Một sống than thở, chết mỉm cười, một sống cực nhọc và vật lộn, chết luôn luôn hối hận chưa làm xong việc…’’ ( Nguyễn Khắc Phục - Học phí trả bằng máu).
Tất nhiên đây chỉ là sự so sánh mang tính cá nhân, nếu không nói là hơi khập khiểng của một nhân vật trong tiểu thuyết, ta không nên bàn sâu vào hàm nghĩa của ngôn từ. Điều tôi muốn nói ở đây là người ngoài Quảng cũng rõ rành cốt Quảng của chúng ta, mà có khi vì một lý do nào đó "trong nhà chưa tỏ ngoài ngõ đã hay’’. Muốn rõ hơn cốt tính Quảng của những con người Quảng cụ thể, không gì tốt hơn chúng ta thâm nhập vào hành trạng nhân vật.
Trước tiên là những vị khoa bảng đề danh mà cốt Quảng đã được lưu vào sử sách như chuyện Ông Ích Khiêm thết tiệc thịt chó đãi quần thần triều Nguyễn, ham ăn chơi mà quên cảnh quốc phá gia vong, với câu tiếp thị thức nhắm bất hủ, trên chó giữa chó mà cuối cũng chó, và câu ông giả vờ quát mắng bọn hầu cận, bọn bay chỉ chúi đầu vào miếng ăn, không lo chuyện nước non chi cả.
phan chu trinh
phan khôi
Khí khái thẳng ruột ngựa ít khi chịu mềm mỏng như vậy, nên trong chốn quan trường các nhà nho Quảng Nam ít khi đắc dụng, Phan Châu Trinh thẳng thừng bài xích lối học từ chương khoa cử phê phán quyết liệt cả đấng chí tôn Khải Định (Thư thất điều), Huỳnh Thúc Kháng thì châm biếm phê phán thẳng mặt bọn tay sai trên báo Tiếng Dân. Phan Khôi nổi tiếng với tính hay cãi, có bài thơ theo lối "cù lần’’ cũng rất nổi tiếng: ’’Làm chi cũng chẳng làm chi - Dẫu có làm gì cũng chẳng làm sao - Làm sao cũng chẳng làm sao - Dẫu có thế nào cũng chẳng làm chi’’. Trong thơ Bùi Giáng cốt Quảng đậm đặc, chẳng những ở cách dùng từ, tạo câu, mà hơi hám Quảng đã hiển lộ ngay từ hơi chữ, ’’con kiến bé cùng hoa hoang cỏ dại - con vi trùng sâu bọ cũng yêu luôn’’ (Phụng Hiến – Bùi Giáng).
Cốt tính Quảng Nam như đã nói ở trên, có nhiều điều khả thủ, song cái dở cũng không phải ít, nếu trong thời đại ngày nay, người Quảng Nam giữ cốt tính ấy đi làm kinh tế, thì sự thành công hay thất bại có thể đoán trước, mà biết được, dù rằng khí khái, thô hào hay cãi lý, có biểu lộ khí tiết của con người xứ Quảng, chứng tỏ sự hiểu biết, duy lý của họ chăng nữa. Rõ ràng nếu không am tường triết luận, không có bản lĩnh vững vàng, họ làm sao mà dám báng bổ, đấu khẩu với đối phương. Tuy nhiên mặt dở của cốt tính này cũng không phải là trường hợp hy hữu, bởi cốt tính ấy là nguồn cơn của sự cố chấp, bảo thủ một cách cực đoan là lý do ‘’nho sĩ Quảng thường khó tiến xa trên đường hoạn lộ‘’, như Đại Việt sử ký toàn thư nhận định.
Thật vậy, không những các nho sĩ "hay cãi’’ ngày xưa nhiều phen thăng, giáng phải hát khúc ”Quy khứ lai từ" của Đào Uyên Minh, "về thôi về thực về rồi", khi tuổi đời còn rất trẻ mà các vị có chức có tước thời nay lắm khi vì sự bộc trực, thẳng thắn, ít quanh co rào sau đón trước, lại ưa cãi không biết mềm mỏng, "lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau’’, mà rước vạ vào thân và khi sự đã sinh, dễ sinh ra sự, nghĩa là sẽ tức uất, lời ăn tiếng nói đầy ngạo khí, chẳng kiêng nể ai, sẳn sàng làm liều kết cục dẫn đến thân danh tan nát...
Cốt tính Quảng Nam trong bản thân nội hàm, đã tích tụ cả tinh hoa, truyền thống lẫn hạn chế, nhược điểm, là điều không thể tránh khỏi của bất cứ một tính cách nào. Điều chúng ta cần ngẫm ngợi trong suốt quá trình đi tới, là chúng ta đồng thời kế truyền căn cốt của cha ông, giữ vững cốt tính đáng yêu ấy trong việc nhạy bén với việc tiếp thu cái mới một cách triệt để. Nhưng đừng bao giờ để cái chúng ta hằng tự hào trong sâu xa, vô hình trung lại trở thành lực cản.
(tác giả gởi)
Mời tìm đọc:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét