Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 31 tháng 10, 2018

Cây kim may - Đào Hiếu

DSINCO

Nhân vụ rùm beng “Việt Nam sắp sản xuất ô-tô-con hiện đại” do ông chủ mì ăn liền làm sếp, tôi xin kể lại câu chuyện về cây kim may mà tôi từng là người trong cuộc.
CHUYỆN KỂ RẰNG:Ngày xửa ngày xưa, vào khoảng năm 1978, 1979 gì đó, khi còn làm phóng viên báo Tuổi Trẻ tôi được (hay bị) đưa đi “vô sản hoá” tại nhà máy Sinco ở Sàigòn.Nhà máy này vốn của chế độ cũ để lại, chuyên sản xuất máy may lấy hiệu là Sinco. Khi các “tồng chí” tiếp quản được ít lâu thì hết mẹ nó phụ tùng nên đếch hoạt động được.
<!>
Lúc tôi đến xin làm công nhân ở đó thì thấy Giám đốc cùng mấy anh kỹ sư, thợ tiện, thợ phay, thợ nguội… đang ngồi bàn cách phục hồi hoạt động của nhà máy, để chế tạo cho được một cái máy may mang thương hiệu Việt Nam chính cống.
Các linh kiện của một chiếc máy may bàn đạp khá đơn giản nên không bàn tới. Mọi người đều tập trung nghiên cứu làm cái ổ thuyền, vì đó là bộ phận khó làm nhất.
Muốn làm cái ổ thuyền phải qua rất nhiều công đoạn: thiết kế bản vẽ, chọn nguyên liệu. Sau đó là thi công: những thợ phay, thợ tiện, thợ mài… giỏi nhất làm đi làm lại nhiều lần, rồi tới thợ nguội đo đạc chính xác từng “zem”, rồi đánh bóng, kiểm tra… rồi cho chạy thử.
Sau nhiều lần trục trặc, chiếc máy may nhãn hiệu Sinco do Việt Nam sản xuất cũng ra đời. Tuy nhiên hôm họp báo công bố sản phẩm, giám đốc nhà máy đã làm tôi ngạc nhiên khi nói:
“Thưa các đồng chí, chúng tôi có thể tự hào tuyên bố rằng chúng ta đã sản xuất được một chiếc máy may hoàn chỉnh trừ… cây kim!”
Bỏ mẹ! Tôi nghĩ thầm, cái ổ thuyền khó như vậy mà còn làm được, sao cây kim lai chịu thua?!
Kể từ đó đến nay, cái sản phẩm đầy tâm huyết, đầy tim óc của tập thể giám đốc, kỹ sư, công nhân nhà máy Sinco, cái “niềm thự hào thương hiệu Việt Nam” kia biến mất tăm và nhà máy Sinco chắc cũng đã bị phù phép thành cái quỷ quái gì rồi.
Bốn mươi năm sau, tôi gặp một cô bé công nhân trên xe buýt, nó nói:
-Con làm trong một nhà máy của Nhật tại khu chế xuất Tân Thuận.
-Chế cái gì?
-Cái kim may.
Thưa quý vị,
Như vậy là cho đến năm 2018 này. Sau 40 năm, Việt Nam chúng ta cũng chưa chế tạo được cái kim may. Và cái máy may Sinco (không có kim) mà Việt Nam chế tạo được chắc cũng đang nằm trong viện bảo tàng!
Không phải nòi giống ta đần độn. Không phải dân tộc ta lười biếng…
Vậy thì vì cái gì?
Bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế từng nói:
“Thế giới gồm nước phát triển, nước đang phát triển, nước chậm phát triển nhưng Việt Nam có lẽ là mô hình đặc biệt nhất. Đó là nước… không chịu phát triển! 
Đầu tư nhiều đến thế, ODA nhiều đến thế (20 năm qua lượng ODA đổ vào Việt Nam lên tới gần 90 tỉ USD) nhưng đến bây giờ vẫn không phát triển được thì chỉ có thể là… không chịu phát triển!”
Sao vậy?
Vì thực ra “Đảng ta” không có khả năng lãnh đạo đất nước. Và vì chẳng biết làm cái cóc khô gì cả, nên họ đã chọn công việc dễ nhất và hiệu quả nhất là tham nhũng.
*
Bây giờ tới chuyện “sản xuất ô-tô hiện đại” xem ra cũng chỉ là lắp ráp theo dây chuyền công nghệ và linh kiện của nước ngoài.
Chuyện đó cũng chẳng mới mẻ gì vì Toyota. Huyndai, Fiat, Samsung, Sony… đã và đang làm.
Tôi ủng hộ anh bạn Mì Gói và cầu chúc anh thành công. Nhưng tôi muốn anh hiểu rằng đừng khoác lác. Đừng nổ. Vì nó rất kỳ!
Con đuòng còn dài lắm, chúng ta còn phải học hỏi nhiều, nhiều, nhiều, nhiều lắm.
Rất mong chúng ta đừng quên câu chuyên về nhà máy Sinco.
Họ đã cố gắng hết sức để làm cho được cái ổ thuyền vậy mà còn cái kim may cho đến giờ vẫn chưa làm được, đủ hiểu con đường công nghiệp gian khổ đến nhường nào!
Ngày 3/10/2018
ĐÀO HIẾU

Không có nhận xét nào: