Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 20 tháng 6, 2018

ĐỌC THƠ Ý NGA - Nguyễn Hữu Luyện (Trích LỜI TỰA tuyển tập: TRI ƠN CHIẾN SĨ VIỆT NAM CỘNG HÒA)


Ý Nga (yngacalgary@aol.com) là tác giả của 22 tập thơ đã được xuất bản và phổ biến trên các diễn đàn điện tử từ nhiều thập niên qua, (còn 45 tác phẩm khác chưa xuất bản nhưng cũng đã được phổ biến trên các diễn đàn).  Đọc thơ Ý Nga, chúng ta dễ cảm nhận được tâm tư của tác giả gửi gấm qua những vần thơ giản dị, khúc chiết và gợi cảm của những người đã từng phải lao vào cái chết để tìm “cái sống tự do. Đây là tâm trạng của hàng triệu người Việt Nam đã phải bỏ lại quê hương và tài sản của mình để LAO RA KHƠI
<!>
 Biết bao người đã táng thây dưới đáy đại dương khiến cho Liên Hiệp Quốc phải ban hành quy chế tỵ nạn cộng sản và thành lập nhiều trại Tỵ Nạn Cộng Sản ở các vùng ven đại dương để tiếp nhận những chuyến RA KHƠI bi hùng tráng của người Việt Nam, sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975:                                         
“Người tỵ nạn vẫn giữ hoài trang sử
Chúng tôi đi, sinh tử lắm nghẹn ngào
Nên không quên thảm não của đồng bào
Tim rỉ máu, thương cho Người Ở Lại!
(Ý Nga, 7-4-2011.)
Thơ Ý Nga bao hàm nhiều cảm nghĩ phong phú và đôi khi mang sắc thái châm biếm, tế nhịtrong đó có cả thơ tình.  Điểm đáng chú ý hơn cả là sáng tác chống Cộng và nỗi lòng buồn nhớ cố hương vẫn là hai nguồn cảm hứng sôi động, nếu đem so sánh với những nguồn cảm hứng sáng tác khác:
“Việt Nam hỡi! Bao anh thư hào kiệt,
Hãy vùng lên! Hãy quyết liệt đập tan,
Noi gương xưa lật đổ bọn bạo tàn,
Dẹp cộng sản! Dựng thái bình đất nước”
Ý Nga, 11-2-2011 (Bao Giờ Em Về)
Hình như đối với Ý Nga thì ra đi là thoát nạn cộng sản nhưng lại phải mang nặng trong lòng mối tình hoài hương da diết:
“Đi đâu thì cũng sầu vong quốc
Muôn dặm quê nhà xa vẫn xa.”[i] 


Ngay trong thơ Xuân của Ý Nga cũng pha màu chống Cộng:
“Chốn mong về không có Tết, dẫu Xuân.
Nơi muốn đến chẳng xuân về, sao Tết?
Người yêu dân, tưởng niệm Tết Mậu Thân
Bọn bán nước ăn mừng từng “chiến thắng”?”
(Ý Nga, Xuân Mậu Tuất 2018)

Sinh trưởng trong một gia đình nền nếp nên Ý Nga đã sớm ý thức được bổn phận và trách nhiệm của tuổi trẻ. Gia nhập Phong Trào Hướng Đạo VN Hải Ngoại, ngoài việc chia sẻ trách nhiệm chung với chồng là trưởng Phan Thế Vinh, đó cũng là một cách để Ý Nga tự rèn luyện bản thân để rồi trở thành một Trưởng Hướng Đạo nhằm giúp ích cho xã hội. Hai Trưởng Vinh Nga đã và đang say sưa trong trách nhiệm dìu dắt thế hệ Hướng Đạo trẻ từ những ngày còn ở trong nước cho tới nay (Trưởng Vinh là một Hướng Đạo Sinh của đạo Lâm Viên (Đà Lạt) từ nhỏ cho đến khi phải rời Đà Lạt để vào đại học, cả 3 anh em ruột của trưởng Vinh đều là thành viên của gia đình Hướng Đạo trong nhiều năm.



Hiện nay Hướng Đạo Việt Nam tại hải ngoại đã và đang phát triển trên ý thức hệ Nguời Việt Tỵ Nạn Cộng Sản dấn thân vào Phong Trào, lấy giáo dục làm phương châm để giúp các em hướng về cội nguồn và phát triển bản năng trẻ biết yêu thích thiên nhiên và trở thành người hữu dụng cho xã hội, cho Cộng Đồng.   

Với cái TÂM của một Trưởng Hướng Đạo, thơ Ý Nga luôn luôn bộc lộ phong cách đạo đức xã hội của tuổi trẻ:
“Hy sinh vì người khác
Chính mình có niềm vui!
Sá gì chút hành xác
Mà tâm hồn thảnh thơi.”
Ý Nga, 26-6-2014.

Trong tâm trạng buồn nhớ cố hương, Ý Nga cũng đem thơ đượm nỗi sầu viễn xứ vào hoạt động Hướng Đạo:
“Tâm ý không chưa đủ
Khi bạn muốn dấn thân
Chẳng phải duy bàn chân
Mà còn cần tâm ý.
Cộng thêm nhiều ý chí
Mới cất bước lên đường
Nhất là Đường-Tha-Hương
Vương càng nhiều trở ngại.”
Ý Nga, 29.1.2007 (TÂM Ý, THÀNH Ý)




Ý Nga cũng đã và đang làm công tác thiện nguyện với các tổ chức người Việt Quốc Gia ở Ý Đại Lợi, Âu Châu, Mỹ và Canada.v.v… từ năm 1980 cho đến nay, qua những đóng góp công sức vào các hoạt động: xã hội, văn hóa, từ thiện & giáo dục (dạy học tại các Trung Tâm Việt Ngữ, Ý Ngữ ở Ý và Canada); Ý Nga cũng đã nhận lời của đoàn thể, thay chồng, đảm nhiệm công tác Trưởng Nhóm Việt Nam Thanh Niên Thiện Chí tại Ý Đại Lợi trong nhiều năm, hoạt động cùng mục-đích trên.  Phải nhìn nhận ngay rằng đây chính là gánh nặng hoặc rất nặng trước cộng đồng và đoàn thể,  vậy mà Ý Nga vẫn không sao lãng với “mối tình chung thủy yêu thơ”. 
Dường như chính “mối tình yêu thơ” đã tạo ra sức mạnh tinh thần và thể lực cho Ý Nga trong đời sống hàng ngày.  Với thân hình nhỏ nhắn, sức khoẻ mong manh, nhưng Ý Nga vẫn bền bỉ cáng đáng việc gia đình, tận tụy và chu đáo săn sóc chồng, đồng thời hoàn thành NHIU NGHĨA VỤ trước cộng đồng và đoàn thể, vậy mà Ý Nga vẫn bền bỉ sáng tác thơ.  Đây chính là điểm son vô cùng cao quý của một phụ nữ trong mọi thời đại.  Mặc du mang nặng trong lòng mối “sầu viễn xứ” và nôn nóng ngày về “cố quốc”, Ý Nga cũng không che dấu bản tính dí dỏm, vui nhộn của mình.  Điều này đã biễu lộ khi Ý Nga dùng cách “nói lái” để đổi tên của mình là Ý Nga thành bút hiệu Á Nghi: 
 “Bốn mươi mốt năm trôi qua
Nợ tình cùng vay, cùng trả
Với em: anh vẫn chưa già
Ngày nào anh kêu, còn dạ.
Mình còn lời hẹn về Nhà
Mà đường tìm chưa ra ngả
Đừng bỏ em một mình nha!
Bệnh nào cũng có thuốc chữa”
Á Nghi, 1.3.2018
Qua mấy vần thơ sáng tác nhân dịp Tết Mậu Tuất, Ý Nga đã gợi lại thảm cảnh tang tóc của người dân miền Nam sau ngày 30/4/1975, trong thơ  Tết đau thương: với một đoạn thơ ngắn ngủi, Ý Nga đã rất “tài tình” bó gọn tình yêu thương cha già đã mệnh thácmẹ già cô quạnh, khổ ải nơi quê nhà trong khốn cùng của xã hội CS, gia cảnh yên vui nay tiêu điều hoang phế . . . người đọc khó cầm nước mắt . . .
“Xuân tàn, mai rụng bên kia
Mẹ đi không nỗi, ai kìa quét mai?
Hồn Ba đã chốn thiên thai
Gốc mai-chiếu-thủy còn ai giữ gìn?
Cánh mai-tứ-quý ai nhìn?
Sang năm xuân vẫn cho xin sắc vàng?
*
Sao mà hồn cứ mênh mang?
Tàn Xuân, con vẫn lang thang chưa về!”
Ý Nga, 26.2.2018
***
Năm 2000, khi Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản trên khắp thế giới phát động v kiện WJC[ii].  Canada là một trong những Cộng Đồng VN yểm trợ mạnh mẽ  cho vụ kiện này. Tại Canada: sau cộng đồng người Việt tại Montreal là cộng đồng người Việt tại Calgary (thành phố giá lạnh và xa xôi này đang ấp ủ mái ấm gia đình của cặp vợ chồng Vinh-Nga) Ý Nga đã nhanh chóng và nhiệt thành đáp ứng lời kêu gọi của Ủy Ban Vận Động Vụ Kiện WJC, viết nhiều hưởng ứng gửi khắp nơi hô hào yểm trợ cho vụ kiện.  Ý Nga cũng đã trực tiếp bắnhịp cầu thân hữu để chúng tôi sang Âu Châu làm việc với các cộng đồng và hội đoàn Người Việt tại nhiều quốc gia và thành phố bên Âu ChâuTrong thời gian này, Ý Nga cũng đã lên tiếng:
“Quý Độc Giả thử tưởng tượng nếu có một ngày, chúng ta phải đọc những tài liệu viết về người Việt Nam yêu chuộng tự do đã từng thề không đội trời chung với loài Quỷ Đỏ, nên đành phải vượt qua cõi chết để được sống trong không khí tự do nơi quê người, nhưng bi hài thay,  những tài liệu để cho thế giới và hậu thế biết rõ thêm về những người “vượt từ cõi chết ấy”, lại không do chính tay chúng ta viết mà do những cán bộ văn hoá cao cấp của đảng cộng sản viết ra(chính họ  là  những thủ phạm đã dồn dân Việt chúng ta đến cõi chết) thì quả thật không có gì đau đớn và nhục nhã cho chúng ta bằng thảm trạng đó.  Chỉ có quý Bạn Đọc, bằng sự suy nghĩ và lương tâm của Người Việt Quốc Gia mới giúp đỡ chúng ta thắng được WJC và c.s.VN trong vụ kiện này:

Lũ ngợm nằm đáy giếng
Thấy gì trong mắt dân?
Hổ dữ ăn đầy miệng
Nghe gì tiếng nạn nhân?
Bàn tay ai rướm máu,
Cho chúng yến tiệc ngon?
Bàn chân ai nát ngấu,
Cho chúng tiếng cười giòn?”
***
 Ngày 30 tháng 4 năm 1975, trong khúc ngoặc tang thương của lịch sử Việt Nam, đã có những BINH SĨ QLVNCH không chịu buông súng đầu hàng mà đã âm thầm tự sát. Trên thế gian này, không có tấm lòng TRUNG DŨNG nào, không có một khí phách nào  có thể so sánh với hình ảnh anh Binh Nhì đã chọn cái chết để chết theo QLVNCH, mặc dù vào khoảng thời gian đó, kẻ thù đã tuyên bố không trả thù anh. Trong giây phút thiêng liêng đó, có lẽ anh đã thấy mình vừa mất đi một bảo vật thiêng liêng, đó là QLVNCH với lý tưởng bảo vệ người dânNhững viên đạn trong nòng súng ấy, đáng lẽ dành cho quân thù thì anh đã dành cho chính mình vì khí phách của quân nhân QLVNCH và vì lòng trung thành với QLVNCH.  Những anh BINH NHÌ ấy tuy đã mất đi sự sống của thể xác nhưng hình ảnh uy dũng của các Anh vẫn còn sống mãi mãi trong thơ văn của hậu thế và Ý Nga đã chuyển tải UY DŨNG đó cho hậu thế, qua nhiều vần thơ rất cảm động:

“Kèn truy điệu, âm não nề tưởng niệm
Những Chiến Binh không cấp bậc linh đình
Những hương linh tuẫn tiết vì dân mình
Ngàn thu trước, ngàn thu sau nối tiếp.
*
Kèn truy điệu trong quốc kỳ thẳng nếp
Thương tiếc Người, đời binh nghiệp truân chuyên
Quyết không hèn, chọn cái chết trung kiên!
Kèn dâng hiến âm chiêu hồn Tử Sĩ.”
Ý Nga, 20-10-2013 (TRUY ĐIỆU)
“Cho dù bị giặc bủa vây
Cuộc đời binh nghiệp dựng xây vì Nhà.
Không riêng Võ Bị Quốc Gia;
Công Binh Kiến Tạo, Lính Già, Quân Y,
Bộ Binh, Quân Cảnh… cũng vì
Thương dân, bảo quốc. Oai nghi Nhảy Dù,
Cục Quân Tiếp Vụ, Quân Nhu…
Anh em Biệt Kích chống thù: Cộng nô.
Biệt Khu bảo vệ Thủ Đô,
Công Binh Chiến Đấu giúp cho Quân Đoàn,
Chỉ Huy hay Hạ Sĩ Quan,
Lục, Không, Hải, Địa Phương Quân… luyện thuần
Biết luôn “Tự thắng, dấn thân”
Quyết vì TỔ QUỐC: dân cần, có ngay!
Các Quân Binh Chủng dạn dày
Chiến trường đổ máu, cờ bay giữ vàng.
Bao nhiêu chiến tích vẻ vang
Bấy nhiêu khí thế vinh quang lưu truyền
Giữ thơm DANH DỰ, luyện rèn
Tinh thần TRÁCH NHIỆM võ biền: sử lưu.
Ý Nga*8.4.2017 (VINH DANH NGƯỜI LÍNH CỘNG HÒA)
Song song với những vần thơ tôn vinh các anh Lính Cộng Hòa đã vì đại nghĩa quyên sinh trong ngày tang tóc của lịch sử Việt Nam.  Ngoài ra, Ý Nga cũng còn sáng tác những vần thơ cổ vũ chiến thắng oanh liệt của các đơn vị QLVNCH:
Chiến Sĩ Cộng Hòa
Miền Nam giữ vững thành trì
Bao công Chiến Sĩ trường kỳ dấn thân
Noi gương tâm huyết tiền nhân
Luôn luôn giữ vững tinh thần Quốc Gia.
Một lòng gìn Nước, giữ Nhà
Dân thương, không ngớt ngợi ca rộn ràng.
Nhờ Anh, dân tộc an khang
Ấm no, hạnh phúc huy hoàng nhiều năm.
Cứu dân thoát cảnh tối tăm,
Tấm lòng quyết chống ngoại xâm rịt ràng
Tô son hùng sử bao trang
Lưu đời chiến thắng sử vàng vẻ vang
Vô vàn rực rỡ hào quang
Sáng ngời áo trận vinh quang mọi đàng!
Ý Nga*24.4.2017 (VIỆT CỘNG CỨU NƯỚC HAY CÚ NƯỚC?)
Qua thơ, Ý Nga cũng gửi gấm tình cảm nồng nhiệt và lòng ngưỡng mộ chân thành tới các anh Lính Cộng Hòa:
Thương Anh nén hận căm gan
Trui rèn ý chí: bạo tàn đạp tung!
Thương dân: vẫn góp sức cùng!
Ôi ơn Chiến Sĩ! Dũng, hùng ngàn năm!
(HÀO QUANG NGƯỜI LÍNH CỘNG HÒA. Ý Nga, 1-12-2014)
***
Vai súng đạn, từng mục tiêu chu đáo
Chiếm! Cho dân được lành áo, no cơm!
Nên chúng ta phải viết, ủ danh thơm:
Lòng can đảm bao Anh Hùng Giữ Nước!
Người Đi Trước chưa bao giờ khiếp nhược!
*
Lìa quê hương, sao quên được ơn Người?
Lòng tri ân xin ghi khắc một đời
Cờ phất phới sắc Vàng làm minh chứng!
Xin ngưỡng phục từng âm thầm chịu đựng
Những Tôi Trung của dân tộc oai hùng!
Làm gương soi, hương chiến đấu thơm lừng
(Ý Nga, 7-4-2011- NGƯỜI LÍNH DŨNG CẢM!)
Dù bị bức tử trong uất hận, QLVNCH vẫn sống với ký ức kiêu hùng qua tuyển tập thơ“TRI ƠN CHIẾN SĨ VNCH” của Ý Nga, trong đó, những chiến công hiển hách của một thời oanh liệt đã làm rạng danh Việt Nam Cộng Hoà, một quốc gia giữ trọng trách “Tiền Đồn của Thế Giới Tự Do” đã không hổ thẹn trước lịch sử Thế Giới khi nhân loại đi vào ngõ cụt suy thoái trước làn sóng đỏ:
“Thương Người Anh Dũng, gian nan
Đầu tên, mũi đạn nguy nàn vì dân.
Bốn mươi năm, vạn mộ phần
Anh linh ngút hận: ngoại nhân lan tràn!”
           Và:
“Thật hãnh diện! Danh truyền bao Chiến Sĩ!
Tuổi hoa niên dâng hiến: giữ chủ quyền!
Vì bình yên, lính chiến đánh liên miên
Đời chinh chiến bao trận tiền đối diện.”
(QUY CỐ HƯƠNG-Ý Nga, 20-11-2014)
*
Lời kết của NGƯỜI ĐỌC THƠ Ý NGA hôm nay là xin ghi vào đây, hình ảnh một nữ TRƯỞNG HƯỚNG ĐẠO, có đầy lòng yêu thương các em Hướng Đạo Sinhcác em học trò trường Việt Ngữ; yêu thương người chồng đồng CHÍ HƯỚNG: một trưởng Hướng Đạo luôn tha thiết với quê hương, yêu thơ và yêu DÂN VIỆT.
                                                          ***
Tôi xin chân thành cảm ơn những vần thơ của Ý Nga đã gây cho tôi nguồn cảm hứng trung thực khi viết bài giới thiệu này.
San Jose ngày 5 Tết Mậu Tuất (2018)
Nguyễn Hữu Luyện


[ii]   WJC là viết tắt của WILLIAM JOINER CENTER chuyên nghiên cứu về chiến tranh và hậu quả về xã hội của chiến tranh.  WJC thuôc University of Massachusetts at Boston thường viết tắt là WJC/Umass Boston.  WJC mời các học giả và những nhà văn từ Hà Nội sang UMASS BOSTON thực hiện một chương trình nghiên cứu có tầm c quan trọng, do Rockefeller Foundation cấp học bổng $250.000, để viết chương trình nghiên cứu với nhan đề: “RECONSTRUCTING IDENTITY AND PLACE IN THE VIETNAMESE DIASPORA (tạm dịch là: TÁI XÂY  DỰNG DIN MẠO VÀ QUÊ HƯƠNG CỦA NGƯỜI VIỆT Ở NƯỚC NGOÀI).
Vào thời điểm này, đại đa số người Việt ở nước ngoài là Người Việt Tỵ Nạn CS. Đem đảng viên cao cấp của đảng cộng sản VN từ Hà Nội sang Mỹ để viết lại căn cước của  người VN tỵ nạn CS là một nghịch lý giống như đem bọn cướp của giết người vào Đại Học để viết về nạn nhân của chúng,  Theo luật pháp Hoa Kỳ, Cộng Đồng chúng ta  không có quyền cấm ai viết về mình, nhưng chúng ta có quyền vô hiệu hoá chương trình nghiên cứu vừa vi phạm quy luật hàn lâm rất nghiêm khắc của ngành Đại Học Hoa Kỳ, vừa chứa đựng âm mưu chính trị đen tối của một Đại Học thân Cộng.
Cng Đồng Người Vit Tỵ Nạn CS trên khắp thế giới đã đồng tâm:
1/ Về phương diện hàn lâm, chúng ta không thể để chương trình nghiên cứu này đi vào các thư viện nghiên cứu của Hoa Kỳ và các quốc gia khác. 2/  Dựa trên nguyên tắc hàn lâm là “KHI NGƯỜI VIẾT NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN VỚI ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU THÌ MẶC NHIÊN CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÓ COI NHƯ VÔ GÍA TRỊ VÌ THIẾU VÔ TƯ.
3/ Cộng Đồng VN đã mau chóng đưa WJC ra trước pháp luật với đủ bằng chứng. Trong vụ kiện tập thể (CLASS ACTION) này, chúng ta nhằm mục đích VÔ HIỆU HOÁ CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU NÀY, chúng ta thắng hay thua, thì kết qủa cuối cùng cũng như nhau: về phương diện hàn lâm, khi một chương trình nghiên cứu lại bị chính ngay chủ đề nghiên cứu đưa ra toà nhất là ra tới Toà TỐI CAO (Supreme Court) thì không còn môt học giả nào có thể dùng  nó làm tài liệu nghiên cứu nữa.
Kết qủa là WJC được Tòa Tối Cao tuyên án VÔ CAN.  Chúng ta THUA về pháp lý, nhưng chúng ta đã THẮNG về mặt HÀN LÂM, có nghĩa là chương trình nghiên cứu của WJC/UMASS BOSTON hoàn toàn vô giá trị về mặt HÀN LÂM.

Không có nhận xét nào: