Sự kiện Lục tứ ở Thiên An Môn đã bị lãnh đạo TC đàn áp đẫm máu. (Ảnh: Google)
Một vài ý chính của bài viết.
Bộ Ngoại giao Anh đã công bố tư liệu quan trọng cho thấy có một cuộc thanh trừng chính trị trong nội bộ Đảng Cộng Sản TC.
Sinh viên tại quảng trường Thiên An Môn là người phải chịu hậu quả nặng nề sau các cuộc đấu đá chính trị đó.
Sau sự kiên Lục tứ này, Tổng bí thư Triệu Tử Dương đã bị cách chức và bị giam lỏng suốt 16 năm cho đến chết chỉ vì đứng về phía sinh viên.
<!>
andy
Sự kiện “Lục tứ” (ngày 4/6/1989) đã đi vào lịch sử TC như một ngày đẫm máu, phía sau những cái chết vô tội của các sinh viên đấu tranh cho tự do, dân chủ và bài trừ tham nhũng là một cuộc “chỉnh đốn” nội bộ chính trị của Đảng Cộng sản TC (ĐCSTC).
Năm ngoái, Văn khố Quốc gia Anh lần lượt công bố các tài liệu mật của Bộ Ngoại giao, cho biết đêm trước ngày 4/6/1989 London vẫn đinh ninh rằng Triệu Tử Dương đã nắm được quyền lực trong tay.
Sau đó, họ lại phỏng đoán nếu Triệu Tử Dương bị hạ bệ, thì một trong những Ủy viên Thường vụ của ĐCSTQ sẽ là người thay thế chức Tổng Bí thư của ông Triệu, mà chẳng ai khác là Kiều Thạch, nhưng họ lại sai thêm một lần nữa.
Theo “Hong Kong 01” vào ngày 26/5, phóng viên đã đọc các tài liệu trên và biết được quan điểm của Đại sứ quán Anh tại TC trước ngày 4/6 là luôn lạc quan về Triệu Tử Dương. Ngay cả khi họ nhận được những tin đồn bất lợi cho Triệu Tử Dương, London vẫn đặt niềm tin vào ông Triệu.
Triệu Tử Dương (được tháp tùng bởi Ôn Gia Bảo khi ấy là Chánh văn phòng Trung ương Đảng) nói chuyện với các sinh viên phản kháng trên Quảng trường Thiên An Môn ngày 19/5/1989. Ông xin lỗi các sinh viên, nói: “Các sinh viên, chúng tôi đến quá trễ. Chúng tôi xin lỗi.” (Ảnh: wiki)
Ngày 4/1/1989, Đại sứ quán Anh tại Bắc Kinh phát điện báo, nói rằng giới dư luận chưa có bất kỳ bằng chứng nào chứng minh thế lực của Triệu Tử Dương bị suy yếu. Trong bức điện báo còn đề cập, không nên quên bài học khi Hồ Diệu Bang bị ngã ngựa, nhưng cũng đừng mê tín quá, đúng là Triệu Tử Dương vì không xử lý tốt vấn đề kinh tế và bị phê bình tại Bắc Đới Hà. Nhưng việc phỏng đoán Triệu Tử Dương bị rớt đài dường như có phần hơi cường điệu hóa, Triệu Tử Dương dù sao cũng còn sức ảnh hưởng trong lĩnh vực kinh tế và các lĩnh vực khác.
“Vệ báo” và “Tài chính thời báo” vào tháng 2/1989 đưa tin, dựa theo thông tin cấp cao của ĐCSTC, thân thế quyền lực Triệu Tử Dương đang nằm trong xoáy nước, Thủ tướng TC và Phó Thủ tướng TC lúc bấy giờ là Lý Bằng và Diêu Y Lâm đều hy vọng Đặng Tiểu Bình sẽ loại bỏ ông Triệu khỏi chức vụ Tổng Bí thư ĐCSTC.
Đặng Tiểu Bình muốn trừ khử Triệu Tử Dương và dùng biện pháp mạnh để đàn áp sinh viên. (Ảnh: Google)
Nhưng Đại sứ quán Anh tại TC lại phản ứng khá kịch kiệt với hai bài báo trên, cho rằng đó là “tung tin đồn nhảm”, “nông cạn”, và nhấn mạnh với nước Anh rằng chẳng có chứng cứ mới nào chứng minh Triệu Tử Dương đang bị “sa cơ thất thế”.
Theo phân tích trong một bức điện báo tháng 3 của Bộ Ngoại giao nước Anh, năm 1987 khi Triệu Tử Dương được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Quân ủy được xem là một thành quả chính trị đáng nể của ông Triệu, so sánh với tiền nhiệm của ông Triệu là Hồ Diệu Bang, điểm yếu lớn nhất của Hồ Diệu Bang lúc đó chính là không có chức vị nào trong quân ủy, không có sự hậu thuẫn của quân đội.
Hình ảnh ghi lại các sinh viên bị chính chính quyền của mình tàn sát. (Ảnh: Google)
Ngày 13/4, 2 ngày trước khi Hồ Diệu Bang qua đời, Đại sứ Anh tại TC, ông Alan Donald gửi điện báo cho London, nói ông vẫn tin rằng Triệu Tử Dương sẽ giữ chức Tổng Bí thư cho đến khi nghỉ hưu. Ông Alan Donald đánh giá Đặng Tiểu Bình sẽ chính thức rút khỏi chức Chủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương trong vài tháng tới, và cơ hội được bầu của Triệu Tử Dương rất cao.
Nhưng một điện báo khác của Phòng Nghiên cứu trực thuộc Bộ Ngoại giao Anh vào ngày 18/4 cho rằng nếu như Triệu Tử Dương nắm được quyền lực lớn trong quân đội, mà lại được làm Tổng Bí thư nữa thì đối thủ của ông Triệu sẽ thấy quyền lực của ông quá lớn. Và nếu như Triệu Tử Dương nhậm được chức Chủ tịch Quân ủy mà không làm Tổng bí thư, chỉ dựa vào một mình sự hậu thuẫn của quân đội thì ông sẽ không cách nào chống chọi với thế lực của Đặng Tiểu Bình được.
Dù các sinh viên rất trật tự nhưng kết quả họ vẫn bị đàn áp. (Ảnh: Google)
Vào sáng sớm ngày 19/5, Triệu Tử Dương, người phản đối dùng vũ lực trấn áp sinh viên, và Chủ nhiệm Ban chấp hành Trung ương Ôn Gia Bảo cùng nhau đi đến quảng trường Thiên An Môn để hỏi thăm sức khỏe các sinh viên tuyệt thực, sau đó ông bị cách chức và bị giam lỏng 16 năm cho đến chết.
Trong một văn kiện ngày 24/5 của Bộ Ngoại giao Anh có đề cập, ngày 19/5 phía Anh có gặp Chu Kỳ Nhân – nhân viên nghiên cứu thuộc Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Nông thôn của Ủy Ban Trung ương, một người bạn Bắc Kinh của Chu Kỳ Nhân nói, Triệu Tử Dương bị lật đổ khỏi Bộ Chính trị bằng tỷ lệ phiếu bầu 4-1.
Rất nhiều sinh viên đã bỏ mạng dưới họng súng và xe tăng của ĐCSTC. (Ảnh: Google)
Sau khi sự kiện Lục tứ được giải quyết xong, trong một văn kiện ngày 8/6 của Bộ Ngoại giao Anh có đề cập đến Kiều Thạch – Ủy viên Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị kiêm Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương có thể là người tiếp nối của Triệu Tử Dương, trở thành Tổng Bí thư Trung ương của ĐCSTC. Trong văn kiện còn phân tích, theo thông tin mới nhất của báo TC thời bấy giờ, Kiều Thạch đã được nhiều lần đề bạt, đây là một tín hiệu báo hiệu Kiều Thạch sẽ được thăng chức.
Cùng ngày hôm đó, trong buổi hội nghị của các nội các Anh cũng đã thảo luận rằng Kiều Thạch sẽ làm Tổng Bí thư kế tiếp, nhưng họ lại không hiểu rõ đồng minh Kiều Thạch bao gồm những ai, họ chỉ đoán rằng Kiều Thạch có xu hướng kết thân với mấy quan “tai to”.
Lý Bằng là người đại diện ĐCSTC phát động thiết quân luật. (Ảnh: Thời báo Tự do Đài Loan
Nhưng tất cả đều nằm ngoài dự đoán của nước Anh, tại phiên họp toàn quốc lần thứ 13 của Đảng Cộng sản TC vào ngày 23/6, Giang Trạch Dân lúc đó là Bí thư đảng Thành ủy Thượng Hải được bầu chọn làm Tổng Bí thư tiếp theo của TC.
Theo báo cáo của giới truyền thông tiếng Hoa , các nhà lãnh đạo cấp cao của TC đã chọn Giang Trạch Dân làm Tổng Bí thư ĐCSTC vào thời điểm đó vì 3 lý do sau đây.
Trong khi đó Giang Trạch Dân là người hưởng lợi nhất, được thăng chức làm Tổng Bí thư ĐCSTC bằng xương máu của người dân Trung Hoa. (Ảnh: Google)
Lý do thứ nhất, tuy rằng Đặng Tiểu Bình muốn Kiều Thạch lên thay thế Triệu Tử Dương, nhưng các nguyên lão ĐCSTC là Trần Vân và Lý Tiên Niệm lại ra sức đề bạt Giang Trạch Dân. Họ Giang đã đợi đến khi các nguyên lão này đi nghỉ dưỡng ở Thượng Hải để ra mắt lấy lòng. Chuyện kể rằng mùa đông năm 1986, Giang Trạch Dân từng tặng bánh sinh nhật cho “vợ bé” của Chủ tịch nước TC Lý Tiên Niệm, lúc đó Lý Tiên Niệm đang bận tiếp khách, Giang Trạch Dân đã đứng chờ suốt 4 tiếng đồng hồ, nhờ chuyện này mà Giang Trạch Dân đã được Lý Tiên Niệm “khen thưởng”.
Lý do thứ hai là, vào năm 1989, cơ quan ngôn luận của ĐCSTC – tờ Nhân dân Nhật báo – đã xuất bản bài xã luận mang tên “Xã luận 426”, dự định là sau khi các nhóm sinh viên “Nổi loạn” xong, nơi đầu tiên áp dụng sẽ là Thượng Hải, Giang Trạch Dân đã tổ chức một cuộc họp với hơn 10.000 cán bộ trong cùng một ngày, để thu xếp báo cáo ngày kỷ niệm “Kinh tế thế giới Đạo báo” của Hồ Diệu Bang, phục hồi lại chức Tổng Biên tập cho Khâm Bản Lập, quyết định chỉnh đốn “Đạo báo” và cử một nhóm tổ chức lại cho tờ báo này.
Quảng trường Thiên An Môn cũng là nơi mà Giang Trạch Dân tạo dựng vụ tự thiêu để vu khống Pháp Luân Công. (Ảnh: Google)
Cuối cùng, tối ngày 10/5 Lý Bằng đã đại diện ĐCSTC phát biểu, nhắc lại một lần nữa lập trường của lãnh đạo Trung cọng về áp dụng “Các biện pháp nghiêm khắc để chấm dứt các cuộc bạo loạn”. Hai tiếng sau, tại quảng trường Thiên An Môn đã phát loa lớn tuyên bố thực hiện thiết quân luật. Rạng sáng ngày hôm sau, Giang Trạch Dân lập tức gửi điện báo đến Trung ương, bày tỏ sự ủng hộ của mình đối với quyết định của lãnh đạo Trung cọng.
Khai Tâm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét