Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Chủ Nhật, 1 tháng 4, 2018

Nét đẹp quê hương qua thi ca Xứ Quảng - Đinh Yên Thảo

net-dep-que-huong3Trời hành cơn lụt mỗi năm”. Miền Trung nước Việt. Một bên núi, một bên biển, thế đất nghiêng nên mùa mưa bão, nước từ núi cao đổ xuống, lụt ngập quá mái nhà. Mùa Hè thì cái nắng rát da từ gió Lào thổi qua, cái nóng từ biển mặn mang vào làm đất khô cằn. Vùng đất nghèo, chinh chiến điêu linh lại chịu nhiều thiên tai, người dân miền Trung hay xứ Quảng nói riêng phải vượt lên những thách đố của thiên nhiên để sinh tồn. Và trong cái khát vọng vươn lên đó, người dân miền Trung vẫn luôn nồng nàn, lãng mạn với vùng đất yêu thương của mình. Vẫn trong không khí ngày Xuân, chúng tôi xin giới thiệu một số ca dao, thi ca tôn vinh cái đẹp xứ Quảng do bà Phạm Thị Lập chọn lọc và Đinh Yên Thảo chấp bút.
<!>
Phạm Thị Lập – Đinh Yên Thảo
Một trong những tiết mục được dàn dựng công phu trong ngày hội mừng Xuân do Hội Quảng Ðà Dallas-Fort Worth tại Texas là Nét Ðẹp Quê Hương – Ðêm Hội Phố Hoài với sự tham gia trình diễn của khoảng gần ba mươi người. Trong cái lung linh, lãng mạn tái hiện một đêm hội Phố Hoài – tức Hội An, tiết mục do bà Phạm Thị Lập, một nhà giáo văn chương gốc Quảng Nam kiêm trưởng ban tổ chức chương trình Hội Xuân Quảng Ðà biên soạn và dàn dựng, giới thiệu về nhiều địa danh của Quảng Nam qua ca dao, thi ca do các văn nghệ sĩ xứ Quảng đã ca ngợi về nét đẹp quê hương mình – cái đẹp không chỉ về non sông hữu tú mà cả cái đẹp của tấm lòng người dân, theo như lời bà Lập dẫn giải.
Mời các bạn cùng các thi sĩ gốc Quảng làm một chuyến hồi hương tâm tưởng về từng phố thị, con sông, ngôi làng của Quảng Nam, của những tha thiết nồng nàn, một thời tuổi thơ khốn khó gắn bó với những người con xứ Quảng.
https://i0.wp.com/baotreonline.com/wp-content/uploads/2018/03/net-dep-que-huong4.jpg
Duy Xuyên, điện Bàn
Sáng Duy Xuyên tơ vàng giăng nghẽn lối
Chiều Ðiện Bàn xe đạp nước thay mưa
Sông Thu chẳng thiếu đò đưa
Ngọt khoai Tiên Ðỏa, mát dừa Kiến Tân
(Hai Miền Thương – Tường Linh)

Hội An
Hội An đất hẹp người đông
Nhân tình thuần hậu là bông đủ màu
Dạo từ sông trước, xóm sau
Dưới thì Âm Bổn, chùa Cầu ở trên.
(Ca dao Quảng Nam)

Đà nẵng, Nam ô
Ðêm Ðà Nẵng vọng buồn con sóng biển
Bún chợ Chùa thương nước mắm Nam Ô
Tôi muốn về Trung Phước giữa mùa ngô
Thăm quê ngoại Ðại Bình cam đỏ ối.
(Tường Linh)
https://i1.wp.com/baotreonline.com/wp-content/uploads/2018/03/net-dep-que-huong2.jpg MC Kathie Lê và MC Đinh Yên Thảo 
Tam Kỳ
Tôi đã ghé Tam Kỳ trong nỗi nhớ
Phố tuy nghèo, sao chan chứa yêu thương
bé xinh xinh, chỉ có một con đường
mãi tha thiết tâm tình người viễn xứ
 (Tam Kỳ Phố Nhỏ – Mạc Phương Đình)

Quế Sơn, Tiên Phước
Quảng Nam đất nước bao dung ấy
Sông núi muôn đời tiếng thủy chung
Quế Sơn đường ngọt, tiêu Tiên Phước
Dâu bể sông Thu sóng chập chùng
(thơ Phạm Cây Trâm)

Đại Lộc
Tay em cầm nón, tay em chọn bòn bon
Trái nào vừa ngọt, vừa ngon
Dành riêng cho bạn nghĩa nhơn nặng tình
Quế Sơn cau mít mấy tầng
Thương bòn bon Ðại Lộc,nhớ rượu Cần Trà Mi
(Ca dao Quảng Nam)
https://i1.wp.com/baotreonline.com/wp-content/uploads/2018/03/net-dep-que-huong1.jpg Hồ Phú Ninh ở Tam Kỳ- nguồn báo Quảng nam 
Trung Phước
Trung Phước ơi, sông sâu dài uốn khúc,
Tình cheo leo cao vút một con đèo,
Núi Chèo Bẻo vươn mình trong khói đục,
Hòn Cà Tang thương nhớ vọng tình theo.
(Trung Phước Ơi – Tạ Ký)

Duy Xuyên
Ðiện Bàn, Ðại Lộc, Duy Xuyên
Xiết bao tình nghĩa thần tiên mộng đầu
Vĩnh Trinh Lệ  Trạch Thanh Châu
Thi Lai Hà Mật nhìn đâu dáng người
Người đầu tiên đã mỉm cười
Nhìn tôi tưởng thấy niềm vui vô cùng
(Ký Ức – Bùi Giáng) 

Câu Lâu
Câu Lâu, chỗ Thu Bồn tan rồi hợp,
để cùng xuôi về biển mẹ mênh mông
(thơ Hoàng Định Nam)
hoặc
Mai có về soi bóng Thu Giang
Tắm bến sông An Trường, Hà Mật
Nước có rửa sạch đôi chân cát đất
Thì lòng ta cũng đã bụi giang hồ
(thơ Hoàng Định Nam)

Giao Thủy
Ai đứng đó bên kia bờ Giao Thủy
Khăn lụa vàng còn chít ở ngang vai
Nghiệp tầm tơ khuya sớm vẫn đeo hoài
Nghề canh cửi chắc còn nhiều cực khổ
(Bao giờ nhỉ tôi về thăm xứ Quảng – Trần Trung Đạo)
net-dep-que-huong
Hội An – nguồn báo Quảng Ninh 
Bảo An
Bảo An tơ lụa một thời
Trai hùng, gái đảm tiếng đời còn ghi
Hò ơi! Cây đa mô cao cho bằng cây đa Bàng Lãnh…
Gái mô bảnh cho bằng gái Bảo An
(Ca Dao Quảng Nam)

Trà Mi
Ven đồi uốn khúc bờ lau
Sông Trường ngược chảy, hương cau đượm tình
Tiên Trà vui đón Thượng Kinh
Chợ Phiên mua bán đượm tình ngược xuôi
(Đây Trà Mi – Nguyên Hà Võ văn Viên)
Hoà Vang
Hoà Vang ,Cẩm Lệ quê nhà
Dẫu xa xôi mấy không xa tấc lòng
(Ca Dao Quảng Nam)
PTL-ĐYT

Mì tôm Quảng Nôm

Posted on  March 1, 2018
Những tay ký giả ẩm thực thế giới quả có mắt như mù… chữ. Ai đời trong danh sách 20 món ăn nổi tiếng thế giới do Travel Chanel hay CNN Travel chọn thì chỉ có mỗi tô phở là được vô mâm chiếu này. Rồi thêm cái CNN ẩm thực, đi giới thiệu 40 món ăn ngon của Việt Nam, chẳng những lại để tô phở lên đầu (cũng được đi), đằng này lại không có cả… mỳ Quảng. Ngay như Anthony Bourdain, tay đầu bếp kiêm ký giả ẩm thực từng dắt Obama đi ăn bún chả Hà Nội và lăn lộn khắp chốn Việt Nam (tới mấy kỳ phim) mà cũng chỉ hít hà, giới thiệu… bún bò Huế. Còn “đệ nhất danh trấn giang hồ” mỳ Quảng đâu?  Đúng là giỡn mặt và “mù chữ”, biết bao nhiêu là “tao nhân mặc khách” xứ Quảng Nam đã viết về nó mà không đọc sao?
mi-tom-quang-nom2
Photo efired/shutterstock
Ngay trước Tết, chúng tôi được đãi ăn mì Quảng. Theo lời mời của một nhà thơ gốc Huế – nhà thơ Nguyễn Xuân Thiệp. Ông đặt mì từ một chị người Nam nấu, rồi mang tới nhà một vợ chồng người bạn gốc Quảng Nam của nhóm để đãi bạn. Vì từ ngày hiền nội của ông mất, ông về ở với con cái, tụ họp đông người bất tiện. Dẫn sơ vậy để thấy chuyện ăn tô mì đã lắt léo, liên quan đủ vùng miền, huống hồ… viết về nó. Phở thì đã quá phổ biến, còn thì hiếm có món ăn nào được viết nhiều, nhắc nhiều như mì Quảng. Bún bò Huế chắc không bằng mà bún mắm lại càng không. Hủ tiếu Mỹ Tho, Nam Vang, bún cá Nha Trang, Châu Ðốc… cũng chẳng  có mấy. Còn mì Quảng, không biết bao nhiêu người cầm bút xứ Quảng, những bậc đàn anh mà tôi quen thân đến sơ giao hay chỉ nghe tên, đã viết về tô mì xứ mình. Mỗi người mỗi kiểu, “hoa phong luận… mì”, công phu và thâm hậu hơn cả cách… nấu mì. Viết thêm chi nữa. Nhưng một chị bạn lại biểu “Em viết về mì Quảng đi, chị muốn biết… tô mì Quảng của em ra sao”. Má ơi! Có gì đâu mà khác, nào giờ tui chỉ biết có mỗi tô mì của … má tôi nấu. Theo như lời của tác giả nào đó. Ðại khái ông bảo rằng “má mình nấu sao thì lớn lên mình chỉ biết tô mì Quảng là vậy”. Nhưng thôi cứ viết, dẫu gì mình cũng là dân gốc Quảng và hội Quảng Ðà Dallas đang xôn xao mở hội mừng Xuân. Lỡ tô mì Quảng có… mặn (chát) thì cũng cái lòng đứa con xa quê, ngày đầu Xuân nhắc về quê xưa.
mi-tom-quang-nom3
Mì Quảng Mỹ Liên Dallas – photo bảo huân
Thú thật thì tô mì mẹ mình nấu cách nào vẫn luôn ngon. Ngon nhất. Lớn lên tôi cảm nhận được vậy. Bởi cái gì mẹ nấu cho con cũng ngon vì có cả tình yêu thương của mẹ. Và với mẹ. Nhưng chuyện “mẹ nấu sao thì biết vậy” lại là chuyện khác. Dân gốc Quảng phần nhiều đều biết nấu mì Quảng nên nhà tôi ai cũng nấu mì. Nhưng cùng “một lò” thì mẹ tôi nấu khác, các dì tôi nấu khác và các chị cũng khác xa. Chẳng ai giống ai, lại càng không giống cách mẹ tôi đã từng nấu. Còn tôi thì nấu mì Quảng làm nhưn thịt bò, bỏ thêm nước dừa cho… béo. Mới đúng điệu. Ðúng cách. Chậc! lại quen thói cà rỡn, giỡn mặt với dân Quảng và các đàn anh văn thi sĩ xứ Quảng. Bởi có ai nấu mì Quảng với thịt bò bao giờ. Nhưng đùa vậy để nói rằng, mì Quảng cũng không phải “có gì nấu đó, không theo công thức nào” như nhiều người thường nói hay viết. Dù cái nhưn mì Quảng thì quả thật có vô số người nấu và cách nấu, từ nhưn tôm, thịt heo, thịt gà, sườn, gan cho đến cá lóc, sứa… hay mì Quảng chay có đủ. Sau này nghe bảo có cả mì Quảng ếch, có thấy quảng cáo mà tôi chưa từng ăn qua. Xứ nghèo nên người ta có chế biến, gia giảm theo đồ nhà sẵn có hay đi chợ mua được. Rồi về sau, mì Quảng… “tha hương”, vào Nam hay tới Sài Gòn đã quá quen thuộc với cái lẩu, tô hủ tiếu quá dư thừa nhưn nhị nên thêm vào đủ thứ. Thêm trứng cút, trứng gà, trứng vịt luộc hay chả lụa, chả quế. Thiếu điều bỏ thêm lạp xưởng cho đủ bộ. Chợ Bà Hoa tại Ngã Tư Bảy Hiền, nơi tập trung hầu hết dân Quảng mà bán tô mì cũng thay đổi nhiều, chan nước như hủ tiếu và thêm vào đủ thứ, huống hồ nơi khác. Hỏi chuyện thì người bán bảo dân Sài Gòn thích ăn vậy nên họ bán theo khẩu vị người ăn hơn là giữ theo cái truyền thống món ăn. Mì Quảng tất nhiên là gốc Quảng nhưng không hay cãi, không biết cãi nên để người ta tùy nghi, tùy tiện. Chứ thật ra tô mì Quảng đạm bạc hơn và cũng có cách chung, chứ chẳng phải “nấu sao cũng được”.
mi-tom-quang-nom1
Tráng mì – nguồn Báo Gia Lai 
Lớp chúng tôi bây giờ, nói nào ngay thỉnh thoảng cũng có dịp… đi đó đây “bốn vùng chiến thuật”, nên có thêm nhiều dịp để thử mì Quảng của vô số người nấu khác nhau. Tôi được ăn mì từ một số anh chị văn nghệ sĩ gốc Quảng khoản đãi, từ nhà thơ Xuyên Trà tại Atlanta,  nhà văn Sean Bảo tại Austin, nhà thơ Phạm Cây Trâm hay chị Mỹ Liên tại Dallas… Nhật Hoàng, chủ nhiệm báo Trẻ, mỗi lần nấu mì đãi bạn là cứ như chuẩn bị đón cô dâu hay làm báo Tết. Tỉ mỉ, chăm chút nồi nhưn và tự tay canh sợi mì. Có lần bỏ cả thau mì vì luộc quá tay. Nhờ vậy mà tô mì khá ngon. Rồi tại nhiều  tiệm ghé vào mà thực đơn có ghi mì Quảng, nơi các thành phố đã đi qua. Chỉ có lần sang Dubai thì không kiếm ra mì Quảng mà thôi. Chắc xứ của mấy anh Hồi Giáo nên kiếm thịt heo hơi khó. Chừng đâu sáu, bảy năm trước, lần đầu tiên quay về lại xứ Quảng sau vài chục năm xa quê, từ Kon Tum đi dọc theo Quốc Lộ 14, quá trưa đói bụng gần xỉu mà tôi vẫn ráng nhịn bởi nghe nói sẽ đi qua làng mì Túy Loan của Quảng Nam. Ðó là một làng cổ nổi tiếng nghề làm bánh tráng và mì Quảng thuộc Hòa Vang, trước khi vào đến Ðà Nẵng. Hai bên đường đầy các quán mì Quảng và chỉ bán mì Quảng. Không có thứ gì khác, ngoài thức uống. Ðó là lúc bấy giờ và tại cả hai quán tôi ghé vào cho biết thêm mì… tình. Tô mì đạm bạc, chỉ hai ba con tôm và vài miếng thịt và nước chan xăm xắp không quá mặt mì, rắc thêm hành và đậu phộng rang. Có thêm bánh tráng mè và dĩa rau sống bắt mắt cùng dĩa chanh nhỏ, cùng vài trái ớt xanh và chén mắm tỏi để riêng, ăn tới đâu gắp rau, bóp bánh tráng hay chan thêm mắm tùy khẩu vị mỗi người. Chỉ chừng đó, nhưng khá ngon. Sợi mì đủ dai và dẻo, thơm mùi dầu phụng khử củ nén. Nhân béo mà không ngậy, tôm thịt hay sườn vừa chín tới, không dai mà chẳng rục, ăn để thưởng thức cái hương vị riêng biệt của tô mì. Dĩa rau có bắp chuối và cả đọt thân chuối non bào mỏng, tất nhiên không thể thiếu húng lủi. Cộng thêm cái thơm giòn miếng bánh tráng. Những thứ căn bản và thanh đạm đó đã làm nên tô mì Quảng đậm đà từ cái làng mì có hàng trăm năm, không phải cái thừa mứa, áp đảo của tôm thịt. Nhưng làm ra tô mì thì công phu hơn vậy nhiều. Nghe bảo họ chọn thứ gạo đặc biệt nào đó trồng ở Ðại Lộc để tráng mì mới ra được vậy. Tráng mì là bí quyết và tay nghề của người làm mì và bán mì, vì tôi còn nhớ nhà mình cũng từng tráng mỗi khi ăn mì thủa xưa. Gạo ngâm vài tiếng, không quá lâu làm chua bột mà không quá ít để hạt gạo chưa kịp mềm. Gạo ngâm xong đem xay bằng cối đá, vừa xay vừa đổ nước, giữ sao bột xay ra đừng quá khô mà cũng chẳng quá lỏng. Lò tráng mì lửa than, tráng kiểu bánh tráng hay bánh cuốn trong Nam, dày mỏng ra sao chỉ có người tráng quen tay. Mì tráng ra gọi là mì lá (hay lá mì), được phết dầu phộng khử củ nén, gấp lại làm ba, rồi đem xắt thành sợi mì Quảng. Xay gạo trắng thì ra lá mì trắng, còn gạo đỏ ra lá mì đỏ, sau này đi xa nên người ta thêm nghệ cho lá mì thành vàng, bắt mắt hơn. Chỉ riêng công đoạn tráng mì này đã làm nên “danh trấn” của tô mì Quảng. Món ăn mộc mạc nên cách ăn cũng dân dã. Người Quảng ăn mì không dùng muỗng, mà bưng tô mì lên lua (và). Nhưng đó cũng là cách chân quê, lâu lắm rồi tôi không còn bắt gặp ai ăn kiểu này. Chỉ là thói quen thôi..
https://i2.wp.com/baotreonline.com/wp-content/uploads/2018/02/mi-tom-quang-nom.jpg Xắt mì – nguồn Người lao động
Tô mì Quảng xuất ngoại, sang Mỹ và đi nhiều nơi trên thế giới, có khi tôi cũng được mời ăn tô mì do người nấu tự tráng. Tất nhiên phần lớn từ người gốc Quảng. Còn thì cứ mì Quảng khô bán đầy ngoài chợ, đem về luộc. Rồi nhưn, rau sống. Cũng ngần ấy thứ.  Ðược người thân, bạn bè, những người quen biết đãi, nấu theo cách và khẩu vị của mình. Công phu và chăm chút, nên tô mì khá ngon. Ngon và… ngán. Vì thịt thà, tôm tép dư thừa, lại quá béo. Nhưng không ăn lại nhớ, lại thèm. “Mì tôm, anh Tốm Quảng Nôm, đi mô cũng nhớ vô lồm một tô”. Nghe biểu đó là câu thơ dán vách một quán mì Quảng xưa của anh Tám nào đó tại Sài Gòn trước đây. Ði đâu cũng nhớ tô mì Quảng bởi với dân Quảng, tô mì Quảng là cả một trời… Quảng Nam, không thể thiếu được. Mấy ông Nghè “Ngũ Phụng Tề Phi” xứ Quảng mà không có tô mì Quảng của mẹ, của chị mình thì làm sao mà đi thi, đỗ đạt cao trọng được? Vậy mà các kênh du lịch thế giới hay CNN lại bỏ sót khi nhắc về món ăn Việt Nam. Thiệt là tiếc!
ĐYT – Đầu năm  Mậu Tuất

Không có nhận xét nào: