Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2018

Đời Viễn Xứ..tình đồng đội và chiến trường xưa

 Hồn tử sĩ gió ù ù thổi
Mặt chinh phu trăng dõi dõi soi
Chinh phu tử sĩ mấy người
Nào ai mạc mặt, nào ai gọi hồn?
Theo hồi ức của người cựu chiến binh, ĐĐP/ĐĐ2/TĐ1, những ngày cuối tháng Tư 1975 Bộ chỉ huy Tiểu Đoàn 1 nằm tại đầu dốc 47 
(QL 15 Biên Hòa-Vũng Tàu). Chiều 26/4/1975, Huấn khu Long Thành thất thủ (HKLT gồm trường SQ Bộ Binh Long Thành, 
trường Thiết Giáp, trung tâm huấn luyện Yên Thế / Biệt Kích).<!>

Con đường từ ngã ba Thái Lan (TL) đến HKLT dài khoảng 4 km. ĐĐ 2/TĐ1 được lệnh  trấn thủ trên đường này, bên phải,
cách ngã ba TL cỡ 2 km.  ĐĐ3 bên trái, cách con đường khoảng 100 thước, bung một Trung đội tiền đồn gần đường. 

ĐĐ4 phía sau ĐĐ2 và chếch về phải…8 g tối 26/4/1975,  ĐĐP/ĐĐ2 dẫn một Trung đội cùng hai chiến xa tiến lên 
trên khoảng 1 km thì phát giác VC đang chuyển quân (rất đông). Bắt đầu chạm súng. TĐP chỉ huy trên máy, nằm cầm cự đến sáng. ĐĐT/ĐĐ2 cho lệnh ĐĐP phối hợp với CX và 1 toán Nhảy Dù án ngữ tại chỗ. 

Suốt ngày 27/4 chỉ toàn chịu pháo của địch chứ không đánh. Chiều tối 27/4,  Thiết giáp và Dù tự động rút đi. 
ĐĐP được lệnh trở về tuyến ĐĐ2.

5 giờ sáng 28/4/1975: Sau đợt pháo kích, VC ào ạt tấn công vào ĐĐ2.  ĐĐP cùng 2 Trung đội 1 và 3 nằm trên, phía sau là ĐĐT 
và Trung đội 4. Cộng quân rất đông, xung phong nhiều lần. 

6 giờ sáng 28/4/1975, Trung đối 1 vỡ tuyến bị VC tràn ngập, hai bên chỉ cách nhau vài mét. Th/U Sinh tử thương tại hố chiến đấu,  Th/u Thành bị thương rất nặng, âm thoại viên cũng tử trận.  ĐĐT và Trung đội 4 rút về phía sau . Số còn lại của Trung dội 1 
và 3 co cụm tiếp tục chiến đấu trong tuyệt vọng, cố gắng kéo anh em những người bị thương ra phía sau nhưng không được. Chỉ cứu được vài người, trong số đó có vợ của một quân nhân bị thương nặng.

Rút ra ngã ba TL, gom quân lại còn khoảng 50 người (Trung đội 2 của Th/U Nghĩa còn nguyên vẹn vì nằm tiền đồn, chệch hướng tiến của VC không trực diện). ĐĐT cho lệnh phản công. ĐĐP cùng Th/U Nghĩa  và khoảng 30 anh em cố gắng tiến chiếm lại phòng tuyến cũ nhưng hoả lực địch quá mạnh, không lên được. Th/U Nghĩa bị thương. Tất cả nằm im tại chỗ.

Khuya 28/4, rạng 29/4/1975  khoảng 1 giờ đêm, VC tiến quân, thẳng lưng  đi hàng bốn hàng năm trên đường lộ, bị quân ta đánh ngay khúc giữa bỏ chạy. Khoảng 5, 6 g sáng 29/4/1975, địch tăng cường quân số rất đông đảo, có chiến xa yểm trợ nổ súng phản công. Hỏa lực địch quá mạnh, quân ta bị vỡ tuyến.

Ra tới ngã ba TL, quân số ĐĐ2 kiểm lại còn chưa được 20 người.

Gió mưa sấm sét đùng đùng,
Dãi thây trăm họ nên công một người.
Khi thất thế tên rơi đạn lạc,
Bãi sa trường thịt nát máu rơi,
Mênh mông góc bể chân trời,
Nắm xương vô chủ biết rơi chốn nào?

Khoảng hơn 50 chiến binh TĐ1, đã vĩnh viễn nằm xuống trong các hố chiến đấu dã chiến, 
đào vội trong rừng cao su tại Long Thành.

 


36 năm sau, những khu rừng cao su xưa nay đã nhường chỗ cho nhà cửa, quán xá mọc lên chi chít. 

 

 

Những người lính TĐ1 năm xưa, nay đà  "Phận trai già cõi chiến trường …" 
trở về với tấm thân thương tật, sống cuộc đời lầm than trong xã hội đã đảo điên vì vận nước,
 nhưng không bao giờ quên anh em đồng đội xưa, những người lính..
  
Sống đã chịu một bề thảm thiết,
Ruột héo khô dạ rét căm căm,
Dãi dầu trong mấy mươi năm,
Thở than dưới đất ăn nằm trên sương…
Hương lửa đã không nơi nương tựa,
Hồn mồ côi lần lữa bấy niên… 
  
..nên hàng năm , cứ vào dịp cuối tháng Tư lại tìm về thăm lại chốn chiến trường xưa,  
thắp nén hương lòng tưởng nhớ anh linh những người đã nằm xuống vào giờ khắc cuối cùng của quê hương.
 
 

Th/U Thành (K28VB-TrĐTr/TrĐ3), Th/U Sinh (K29VB- TrĐTr/TrĐ4) của ĐĐ2/TĐ1 
đã nằm xuống cùng anh em thuộc quyền tại nơi này (ngôi nhà đóng cửa phía sau hàng cây bạch đàn) 
  

Th/U Nghĩa (K27VB- TrĐTr/TrĐ2) bị thương (về Lê Hữu Sanh ) và anh em thuộc quyền nằm lại tại căn nhà này.
Hai địa điểm cách nhau  khoảng 50 mét và ở giữa là con đường nhựa chạy từ ngã 3 Thái Lan vào Huấn Khu Long Thành.

 

 
 

Nơi gốc cây gần vách căn nhà tường gạch đỏ có 6 anh em đã bỏ thây.


Căn nhà có trụ thu phát sóng cũng đã có 6 anh em nằm lại.

 

 

 36 năm đã qua ... đã biết bao vật đổi sao dời ... không thể để cho linh hồn anh em cứ mãi vật vờ trong cảnh..
 ... 
Bãi tha ma kẻ dọc người ngang 
Cô hồn nhờ gửi tha phương 
Gió trăng hiu hắt lửa huơng lạnh lùng ... 

..nên mùa Vu lan vừa qua, tháng 7 Tân Mão 2011, 
anh em đã cầu siêu rước vong linh tất cả những đồng đội TĐ1 Quái Điểu 
hy sinh vào ngày cuối cuộc chiến trong những cánh rừng cao su Long Thành 
về nương nhờ cửa Phật, với ước nguyện...

Nhờ phép Phật siêu sinh tịnh độ 
Phóng hào quang cứu khổ độ u 
Rắp hòa tứ hải quần chu 
Não phiền trút sạch oán thù rửa không
để anh em được siêu thoát về cõi Vĩnh Hằng


Trời sẽ tối, tiếc thương rồi sẽ hết.
Mong các anh yên nghỉ, siêu thoát và xin hãy tha lỗi cho sự chậm trễ của chúng tôi,  
những người còn sống!
  
Họ là những anh hùng không tên tuổi
Sống âm thầm trong bóng tối mông mênh.
Không bao giờ được hưởng ánh quang vinh
Nhưng can đảm và tận tình giúp nước.
Họ là kẻ từ nghìn muôn thuở trước
Đã phá rừng, xẻ núi, lấp đồng sâu.
Và làm cho những đất cát hoang vu
Biến thành một giải san hà gấm vóc.
  
Họ là kẻ không nài đường hiểm hóc
Không ngại xa, hăng hái vượt trùng sơn.
Đã âm thầm chuẩn bị giữa cô đơn
Cuộc Nam Tiến mở giang sơn lớn rộng.
  
Họ là kẻ khi quê hương chuyển động
Dưới gót giày của những kẻ xâm lăng.
Đã xông vào khói lửa, quyết liều thân
Để bảo vệ Tự Do cho Tổ Quốc.
  
Trong chiến đấu không nài muôn khó nhọc,
Cười hiểm nguy, bất chấp nỗi gian nan.
Người thất cơ đành thịt nát, xương tan
Nhưng kẻ sống, lòng son không biến chuyển.
Và đến lúc nước nhà vui thoát hiểm,
Quyết khước từ lợi lộc với vinh hoa
Họ buông gươm quay lại chốn quê nhà
Để sống lại cuộc đời trong bóng tối.
  
Họ là kẻ anh hùng không tên tuổi.
Trong loạn ly, như giữa lúc thanh bình
Bền một lòng dũng cảm, chí hy sinh
Dâng đất nước cả cuộc đời trong sạch.
  
Tuy công nghiệp không ghi trong sử sách,
Tuy bảng vàng, bia đá chẳng đề tên,
Tuy mồ hoang xiêu lạc dưới trời quên
Không ai đến khấn nguyền dâng lễ vật.
Nhưng máu họ đã len vào mạch đất
Thịt cùng xương trộn lẫn với non sông.
Và anh hồn cùng với tấm tinh trung
Đã hoà hợp làm linh hồn giống Việt.
*****

Không có nhận xét nào: