Ngày 21 tháng 4 năm 2018
H,
Nhìn lại quá trình công tác của Trương
Minh Tuấn, Bộ trưởng Thông Tin & Truyền Thông CSVN, người ta được biết:
7/1987 – 9/1998: Ủy viên BCH Đảng bộ, Chủ nhiệm
Ủy ban Kiểm tra Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy Bình Trị Thiên, Chuyên viên Ban Tuyên huấn
Tỉnh ủy Bình Trị Thiên, sau đó làm Trưởng
phòng Tuyên truyền, báo chí, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Bình.
·
9/1998 – 9/2002: Chuyên viên, rồi Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin công tác
Tư tưởng, Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương.
<!>
<!>
·
10/2002 – 3/2006: Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ,
Quyền Vụ trưởng, rồi Vụ trưởng, Trưởng
cơ quan Thường trực Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương tại Thành phố Đà Nẵng.
·
3/2006 – 8/2011: Ủy viên Ban thường vụ Đảng ủy,
Giám đốc Trung tâm Thông tin công tác tư tưởng, Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung
ương, sau đó là Giám đốc Trung tâm Thông
tin công tác Tuyên giáo, Ban Tuyên giáo Trung ương.
·
8/2011 – 02/2014: Ủy viên Ban thường vụ Đảng ủy,
Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội Cựu
Chiến binh Việt Nam, Chủ tịch Hội Cựu
Chiến binh Ban tuyên giáo Trung ương.
·
02/2014 – 4/2016: Ủy viên Ban cán sự Đảng, Ủy
viên Ban Chấp hành Đảng bộ khối các cơ quan Trung ương, Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Hội Cựu Chiến binh Việt Nam, Chủ tịch Hội Cựu
Chiến binh Bộ Thông tin và Truyền thông. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XII của Đảng được bầu vào Ban chấp hành
Trung ương Đảng.
·
4/2016 - nay: Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông,
kiêm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương (từ tháng 7/2016 đến nay).
Vào những ngày Tuấn được một số dư luận xem là “trùm thông tin” nắm giữ quyền
sinh quyền sát đối với gần hết khối báo chí nhà nước. Tuấn đặc biệt tỏ ra “cực
đỏ” và “kiên định chủ nghĩa xã hội” khi chính thức nhậm chức bộ trưởng, lấp ló
cơ hội soán cái ghế của Trưởng Ban Tuyên Giáo Trung Ương của Võ Văn Thưởng… Nhưng
vụ án Mobilfone mở ra khiến hoạn lộ của Tuấn coi như đứt đoạn và Tuấn
cũng có cơ nguy theo chân Đinh La Thăng mặc áo tù “ngậm mối căm hờn sau song sắt
lạnh”.
Được biết, Ông Trương Minh Tuấn,
tức Tuấn rọ, làm Bộ trưởng Thông
tin-Truyền thông Việt Nam từ đầu tháng 4/2016, tức là đúng thời điểm bắt đầu xảy
ra thảm
hoạ môi trường Formosa mà ngành tuyên giáo của ông cùng với mấy cái loa
VTV, VOV… đã cố sức ép xã hội phải gọi nó là "sự cố" cho bằng được.
Còn nhớ, trước đó, trưa 22/8, ngay
sau khi kết thúc Hội nghị báo cáo kết quả đánh giá hiện trạng môi trường biển bốn
tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế, để khẳng định biển miền Trung an toàn,
Bộ trưởng Trần Hồng Hà và Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân đã cùng lãnh đạo 4 tỉnh miền
Trung và các chuyên gia nước ngoài đã đi tắm biển và ăn hải sản ở khu du lịch Cửa
Việt, Quảng Trị [xem hình].
Nhưng, một “thần quyền lực”
đang lâm nguy, đó là ông bộ trưởng 4T- [Thông tin-Truyền thông] Trương Minh Tuấn,
đang có đà vươn lên như diều gặp gió thì bỗng đứt dây, rơi tự do, do bị
truy tố là chủ mưu trong vụ đại án mua bán Mobifone–AVG. Ông là hung thần
đàn áp báo chí, đàn áp các bloger, tịch thu hơn 10 thẻ nhà báo cá nhân, buộc
đình bản 3 tờ báo. Từ ngày được kiêm thêm chức phó Ban Tuyên giáo TƯ, Tuấn càng
trở nên hung dữ để vừa che lấp tội tham nhũng cực lớn, vừa lập công với cấp trên,
hy vọng được vào Bộ Chính trị trong kỳ họp TƯ 7 sắp đến, sau khi ông Đinh Thế
Huynh bỗng nhiên bị bịnh nặng, mất ghế trong Bộ Chính trị.
Theo “đánh giá” của Mobifone thì “Từ năm 2012 đến năm 2014 thì doanh thu AVG
tăng, lợi nhuận gộp đang tăng dần (dù thực tế cho thấy vẫn đang lỗ) mặc dầu các chỉ số “ảo” đều thể hiện sự tăng trưởng”, vì tất cả đều dựa
trên các giả định. Do đó, sau khi việc Mobifone mua AVG được thực
hiện, nguy cơ thiệt hại phần vốn Nhà nước tại Mobifone đã vào khoảng 7.006 tỷ
đồng, trong đó có 1.134 tỷ đồng do mua nợ phải trả của AVG.
Lật lại vụ án tham nhũng Mobifone mua
AVG: Trương Minh Tuấn là người ký
quyết định phê duyệt việc Lê Nam Trà
chỉ đạo Tổng công ty viễn thông Mobifone mua đài truyền hình AVG của Phạm Nhật Vũ vào cuối năm 2015. Đây là
một vụ tham nhũng rất nghiêm trọng trong ngành viễn thông Việt Nam, ảnh hưởng lớn
đến việc cổ phần hóa Mobifone. Vấn đề được đặt ra là “Tại sao Mobifone mua AVG?”
Còn nhớ, từ đầu năm 2015, Mobifone đã
vạch ra chiến lược đầu tư vào truyền hình nên khoảng tháng 9/2015, Bộ trưởng Bộ
Thông tin Truyền thông Nguyễn Bắc Son đã tuyên bố “Không cổ phần hóa Mobifone bằng mọi giá”. Đây là tuyên bố nhằm làm
chậm tiến độ cổ phần hóa và dọn đường cho Lê Nam Trà, Phạm Nhật Vũ xúc tiến vụ
Mobifone mua AVG, trong khi, vào thời điểm đó, thì Mobifone đã “chốt”
giá trị tài sản vào ngày 30/6/2015 để cổ phần hóa. Có chi tiết được dư luận
quan tâm là Bà Nguyễn Thanh Phượng [con gái
của Nguyễn Tấn Dũng], cựu chủ tịch ngân hàng Bản Việt, là người bị cáo buộc “đưa
Lê Nam Trà [xem hình] lên ghế chủ tịch Mobifone và cùng
Phạm Nhật Vũ tính kế đưa AVG lên mức giá
cao hơn chín lần giá trị thực.”
Sau lễ tổng kết năm 2015 của Tổng Công
ty Mobifone, đến trưa ngày 20/12/2016 Nguyễn Bắc Son chỉ đạo Lê
Nam Trà gấp rút ký kết hợp đồng Mobifone mua AVG với Phạm Nhật Vũ.
Điều đáng lưu ý là Lê
Nam Trà ký hợp đồng để Mobifone mua 95% cổ phần của đài truyền hình AVG với số
tiền 8.900 tỷ đồng đã vi phạm nghiêm trọng quy định đầu tư xây dựng cơ bản của
Nhà nước, vì theo quy định, với các tài sản cố định có giá trị lớn,
doanh nghiệp Nhà nước phải lập dự án để trình Thủ tướng phê duyệt, mà Lê Nam
Trà đã không lập dự án để trình Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Tài chính, thẩm định mức
giá mua bán, để trình Thủ tướng phê duyệt, trong khi tổng giá trị tài sản của
AVG ở thời điểm tháng 12/2015 là 2.000 tỷ đồng do Phạm Nhật Vũ tập trung “thổi lên”
để tạo ấn tượng tốt cho thương vụ AVG.
Dù biết vậy, Lê Nam Trà vẫn quyết định để
Mobifone “dốc túi” 8.900 tỷ đồng (bằng
2/3 tổng vốn điều lệ của Mobifone) để
mua đài truyền hình AVG đang thua lỗ. Nên biết AVG là một
hãng truyền hình tư nhân do ông Phạm Nhật Vũ làm chủ, ông Vũ là em trai của tỉ
phú đô la Phạm Nhât Vượng. AVG đã được bán cho Mobifone với giá 8.900 tỷ Việt
nam đồng tương đương gần 400 triệu usd vào hồi tháng 1 năm 2016.
Những kịch bản trên đã được đạo diễn
ngay từ đầu, do đó việc lạm quyền, phê duyệt sai chủ trương đầu tư của dự án
cũng không có gì lạ, vì khi tiến hành thẩm định, lập và phê duyệt dự án, lãnh đạo
Bộ TT-TT không chỉ gạt bỏ ý kiến phản biện của cấp dưới, báo cáo sai sự thật với Thủ tướng
về tình trạng bết bát của AVG. Thậm chí, ông Nguyễn Bắc Son còn “bút phê” cho Thứ trưởng
Trương Minh Tuấn (nay là bộ trưởng), lạm quyền ký luôn quyết định phê
duyệt dự án thay cho Thủ tướng.
Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ,
tại thời điểm đề xuất đầu tư thì AVG đang thua lỗ hàng nghìn tỉ đồng, âm gần
50% vốn điều lệ, các số liệu, phương án trong kinh doanh hoàn toàn là giả định
mơ hồ, thiếu thực tế, không thể đạt được trong môi trường cạnh tranh
gay gắt về thị phần. Các số liệu về dự án này thiếu cơ sở, kết quả thẩm định
giá của các đơn vị thẩm định thiếu căn cứ.
Một số ý kiến cho rằng tầm cỡ vụ này
còn lớn
hơn cả vụ Đinh La Thăng-Trịnh Xuân Thanh, mặc dù thông tin chính thức
chưa đưa ra bất kỳ kết luận về dấu hiệu tham nhũng nào, mặc dầu sau đó, sau cuộc
họp căng thẳng kéo dài 6 giờ đồng hồ giữa hai bên [Mobifone và AVG], cùng với đại
diện Bộ Thông tin Truyền thông và luật sư, hôm 12/3, tức 4 ngày sau khi có chỉ đạo
từ Ban Bí thư, hợp đồng mua 95% cổ phần Công ty AVG của doanh nghiệp nhà nước
MobiFone với mức giá 8.889,8 tỷ đồng (khoảng 400 triệu USD) được hủy bỏ.
Dư luận cho rằng việc hủy hợp đồng muộn chỉ là cách các vị ăn không được nên phải nhả ra,
vì đây là thương vụ mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc họp Ban Bí thư
ngày 8/3, cho là “vụ việc rất nghiêm trọng, phức tạp, nhạy cảm” và đã có công văn
chỉ đạo “khẩn trương xem xét, xử lý vụ việc đúng pháp luật và thu hồi tài sản
Nhà nước bị thất thoát”.
Thông báo của Bộ TTTT về giải pháp hủy
hợp đồng giữa Mobifone và AVG đã vấp phản ứng khá mạnh từ dư luận, mặc dầu Thông
báo của Bộ TTTT nói việc chấm dứt hợp đồng giữa Mobifone và AVG là “giải
pháp tối ưu, đúng quy trình pháp luật” và “đảm bảo thu hồ đầy đủ vốn mà
MobiFone đã đầu tư”. Nhưng, nhiều người cho rằng có “lại quả” trong
thương vụ nghìn tỷ nên yêu cầu làm rõ trách nhiệm của những người có liên
quan. Mặt khác, mặc dầu chưa thành án, nhưng vụ MobiFone-AVG có dấu hiệu
"gây thất thoát" rõ ràng hơn, và mức độ ước tính cao gấp nhiều lần,
so với vụ đại án Đinh La Thăng-Trịnh Xuân Thanh vừa qua, nên nếu ông Trọng
cho qua trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự của một số quan chức trong
vụ Mobifone mua AVG này thì coi như ông Trọng đã tạo ra một tiền lệ là “cứ nhả
ra là hết tội”.
Có điều “khôi hài” khiến dư luận hết sức
quan tâm là sau 2 ngày sau vụ “Bộ Thông Tin-Truyền Thông phản bác kết luận
thanh tra của Thanh tra chính phủ” với văn bản phản bác dài đến ba chục
trang A4 được một số báo nhà nước đăng tãi thì bất ngờ bị “ai đó” chỉ đạo
khiến các báo nhà nước này gỡ sạch chỉ vài giờ sau khi đăng mà
không có bất cứ lý do nào được giải thích. Điều này khiến dư luận ồn ào thêm về
chuyện Trương Minh Tuấn đang là khúc củi lớn sắp được thảy vào lò Nguyễn
Phú Trọng [Xem phụ đính 2].
Điều này cũng dễ dàng được nhận
thấy khi
vào ngày 12/3, báo Tuổi Trẻ chạy tít “Mobifone mua AVG, Bộ Thông Tin-Truyền Thông
có nhiều vi phạm” – như một cách gián tiếp “phang” Bộ Trưởng
TT-TT Trương Minh Tuấn. Để đến ngày 17/3, hàng loạt báo chạy bài công kích trực
tiếp Bộ TT-TT, thậm chí còn nêu đích danh Bộ Trưởng TT-TT Trương Minh
Tuấn.
Ngoài ra, đoạn kết của một bài viết
trên báo Thanh Niên ngày 17/3 là rất đáng chú ý: “Thanh tra Chính phủ chỉ rõ, trong Văn bản số 209 trình Thủ tướng Bộ
TT-TT không đủ thẩm quyền, tuy nhiên, ngày 21.12.2015, ông Trương Minh Tuấn lại
ký ban hành Quyết định số 236/QĐ-BTTTT phê duyệt dự án đầu tư dịch vụ truyền
hình của MobiFone. Quyết định này vi phạm quy định tại điều 31, điều 33 và điều
34 của luật Đầu tư; vi phạm điều 28 của luật số 69/2014/QH13. “Như vậy, Bộ
TT-TT đã thiếu trách nhiệm, có biểu hiện cố
ý làm trái các quy định của pháp luật trong việc quyết định phê duyệt đầu
tư”.
Nên nhớ “Cố ý làm trái” lại
là tội danh mà tòa án dành cho Đinh La Thăng trong phiên xử “Thăng - Thanh”,
vào đầu năm 2018, với án tù 13 năm. Vì vậy, cho dầu Trương Minh Tuấn “tự biên tự diễn” vụ hủy hợp đồng theo kiểu
“ăn
không được thì nhả” và “khắc phục hậu quả” nhằm chạy tội cho
êm; chưa chắc “êm”, khi cái lò Nguyễn Phú Trọng vẫn đang hừng hực cháy…
Hẹn con thư sau,
Giáo Già
(Đại gia đình Nguyễn Ngọc Huy)
Phụ đính 1
Friday, March 23,
2018
Ông Trương Minh Tuấn, tức Tuấn
rọ, làm Bộ trưởng Thông tin-Truyền thông Việt Nam từ đầu tháng 4/2016, tức là
đúng thời điểm bắt đầu xảy ra thảm hoạ môi trường Formosa mà ngành tuyên giáo của
ông cùng với mấy cái loa VTV, VOV… đã cố sức ép xã hội phải gọi nó là "sự
cố" cho bằng được.
Vừa lên ngôi "anh cả của
làng báo", một trong những sự kiện đình đám đầu tiên ông Tuấn tham gia là
tổ chức một đoàn nhà báo đồ đệ đi ăn hải sản Vũng Áng để chứng minh rằng biển
đã sạch, yêu nước là phải ăn cá, tắm biển. Nhà báo Nguyễn Đức Hiển trong bữa
trưa hôm ấy có xin uống thêm cốc bia nhưng ông Tuấn không cho vì còn phải làm
việc.
(Nếu mấy chú bán báo dạo còn
được hoạt động thì các chú hẳn sẽ rao: "Còn gì dã man hơn? Còn gì ghê gớm
hơn? Bộ trưởng không cho lính uống bia. Mời các bạn đón xem chi tiết trên báo
Công an Nhân dân, báo Quân đội Nhân dân số ra ngày…").
Từ ngày lên ngôi, ông Tuấn đi
đâu cũng nhấn mạnh những thành công lớn trong việc "xử lý nội dung xấu độc
trên YouTube, Facebook", ví dụ đã làm việc với Google để YouTube gỡ bỏ
4500 video. Thừa thắng xông lên, ông tuyên bố sẽ làm việc cả với Facebook để gỡ
bỏ các trang mạng bôi nhọ lãnh đạo.
Thật ra những tuyên bố khoe
thành tích của ông Tuấn có thể doạ được rất nhiều người, nhưng có lẽ đa số những
người bị ông doạ là người… không biết tiếng Anh và không hiểu lắm về cơ chế hoạt
động của cả Facebook lẫn Google. Vì không hiểu nên mới khiếp. Sự thực là việc
Facebook hay Youtube đóng một tài khoản (account) hay gỡ bỏ một video nào đó,
chỉ là kết quả của việc số đông người báo cáo tài khoản hay video đó vi phạm
chính sách cộng đồng của Facebook và Youtube. Nghĩa là công việc của ông Tuấn rọ
và Bộ 4T của ông về căn bản chỉ là huy động cho đủ quân số ngồi báo cáo vi phạm
(report) đối với các tài khoản hay video, hình ảnh mà mấy ảnh không ưa.
Tháng 8/2014, trong lúc phong
trào "report phản động" đang dâng lên ở Việt Nam, người viết bài này
có hẹn gặp một vài quan chức facebook tại Washington D.C. (không phải tại trụ sở
của tập đoàn Facebook). Các vị này cho biết, họ ghi nhận trong thời gian qua
(tính đến tháng 8/2014), số lượng report Facebook nhận được cao bất thường, mà
hai nơi đứng đầu bảng là Hong Kong và Việt Nam. (Lưu ý đó là thời điểm trước khi
xảy ra cuộc Cách mạng Dù Vàng ở Hong Kong).
Nếu người dùng biết tiếng Anh,
có thể tự liên hệ với Facebook để xử lý thì rồi cũng giải quyết được vấn đề, tất
nhiên là mất thì giờ, đặc biệt nếu người đó ở Việt Nam, có lẽ bởi vì bộ phận
nhân sự Facebook làm việc về khu vực Việt Nam và Đông Nam Á… thiếu người. Cho
nên, cùng bị báo cáo vi phạm nhưng người Việt ở nước ngoài có khi chỉ mất 1-2
ngày là phục hồi được tài khoản và video, hình ảnh; còn người Việt trong nước mất
đến cả tuần, cả tháng, thậm chí nếu không quyết liệt đòi, khiếu nại, có khi mất
luôn tài khoản và dữ liệu.
Ngoài ra, cần nói rõ rằng việc
hẹn làm việc với Facebook hay Google không có gì ghê gớm, đáng tự hào, vì suy
cho cùng họ chỉ là… hai công ty thôi mà, đâu phải quan trọng, cao sang gì như
Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Bộ Công an hay Bộ Quốc phòng Việt Nam.
Bản chất câu chuyện chỉ có vậy
nhưng ông Tuấn rọ có vẻ dư thừa phấn khởi, đi đâu cũng khoe thành tích. Đúng là
ngoài report, đánh sập facebook, tuyên giáo và an ninh Việt Nam chẳng biết làm
gì hơn để "nắm tư tưởng" dân Việt thật.
Cũng ông Tuấn này, vào tháng
9/2015, đã kiên quyết xử lý nhà báo Đỗ Hùng của báo Thanh Niên vì một status
"toàn dấu sắc" của ông Hùng. Status có tính đùa cợt, hài hước, thông
minh, nhưng bị tập đoàn kền kền ComCom tố giác và ông Tuấn thì lại đang tìm cơ
hội chứng tỏ bản lĩnh chính trị, nên ông đè Đỗ Hùng ra xử ngay. Nói như nhà báo
Trung Bảo thì ông Tuấn không thích sự hài hước: "Chú đéo thích dấu sắc,
láo nháo chú giết".
Sang 2016, ông Tuấn chém tiếp
nhà báo Mai Phan Lợi - người mà đệ tử Nguyễn Đức Hiển của ông không ưa, đồng thời
cũng là người đã cả gan gặp Tổng thống Mỹ Barack Obama dù không được công an ủng
hộ, cho phép.
Dưới thời của ông, Bộ 4T và
Ban Tuyên giáo cũng buộc các báo chính thống phải đóng trang Facebook của họ lại,
bởi nếu để tồn tại thì không kiểm soát được các comment trên đó. Ai lại như VTC
hôm tổ chức livestream họp báo về vụ nổ súng chết cán bộ ở Yên Bái, độc giả vào
Facebook cứ thả tim và cười ha ha, có chết không.
Trải lòng với báo chí, ông Tuấn
cho biết: "Ta đã quản lý tốt hệ thống báo chí toàn quốc, phát triển báo
chí ổn định hơn. Quản lý thông tin điện tử cũng tiến bộ, chủ động hơn. Thông
tin đối ngoại có bước vượt bậc" (VNN).
Với những thành tích đạt được,
ông Trương Minh Tuấn thật xứng đáng với cái tên Tuấn rọ mà facebooker Hoàng
Dũng phong tặng cho ông. Ông cũng xứng đáng được nếm trải sự thật cay đắng khi
cả dàn báo, loa, mõ của ông đồng loạt gỡ bài Bộ 4T phản pháo kết luận thanh tra
trong vụ AVG. Sự thật ấy là: Làng báo Việt Nam vốn là công cụ, mà công cụ thì
không có óc, không có tình người đâu, ông à.
Đoan Trang
http://www.phamdoantrang.com/
Phụ đính 2
Anh Tuấn,
tên anh đã có trong… “danh sách”?
20/03/2018 - Trân Văn
Bộ Thông tin và truyền thông Trương Minh
Tuấn và bà Ann Lavin, Giám đốc Chính sách công và quan hệ chính phủ, Google khu
vực Châu Á – Thái Bình Dương trong một cuộc gặp tại Hà Nội hôm 17/1/2018. (Ảnh:
VietnamNet)
Giờ dường như tới lượt anh -
Trương Minh Tuấn, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN (BCH TƯ Đảng
CSVN), Phó Ban Tuyên giáo của BCH TƯ Đảng CSVN, Bộ trưởng Thông tin – Truyền
thông của chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam - được… tạo điều kiện để
ngẫm nghĩ về thế thái, nhân tình.
***
Anh Tuấn,
Không phải tự nhiên mà công
chúng bàn luận rôm rả về chuyện tên anh đã có trong… “danh sách” và anh sắp…
lên đường.
Nhìn lại những diễn tiến mới
nhất liên quan đến vụ Mobifone mua 95% cổ phần của AVG thì dường như Kết luận
thanh tra mà Thanh tra chính phủ công bố tuần trước giống như một đợt bắn dọn
đường cho cuộc tấn công vào cứ điểm do Bộ Thông tin – Truyền thông trấn giữ.
Về nguyên tắc, anh – người chỉ
huy cứ điểm – có quyền ra lệnh phản kích (giải trình, khiếu nại, thậm chí tố
cáo, đòi bồi thường nếu có đủ bằng chứng cho thấy Thanh tra thiếu khách quan, lạm
quyền, vi phạm pháp luật, theo Điều 57 của Luật Thanh tra). Cũng về nguyên tắc,
khi anh đã ra lệnh, các đơn vị phải xông lên…
Thế nhưng cuộc phản kích bằng
Thông cáo báo chí dày 30 trang mà anh tổ chức chỉ có rất ít đơn vị hưởng ứng,
đa số cơ quan truyền thông thuộc hệ thống truyền thông chính thức – vốn được đặt
dưới quyền kiểm soát của anh vẫn ém kỹ. Tệ hơn nữa là những đơn vị đã xung
phong theo lệnh của anh đột nhiên tháo lui, vừa nhanh, vừa sâu, bỏ anh và Bộ Chỉ
huy bơ vơ giữa… trận tiền. Điều chẳng ai ngờ cũng đã xảy ra, những đơn vị thiện
chiến nhất giờ công khai “nối giáo cho… giặc”, không chỉ quay súng bắn vào cứ
điểm mà còn xác định anh chính là… bia.
Anh Tuấn,
Cổ nhân bảo “thời thế luận…
anh hùng”. Xứ mình vốn thiếu anh hùng theo đúng nghĩa của hai từ này nên lâu
nay, thiên hạ nhìn thời thế để luận về những kẻ… sắp hoặc sẽ khốn cùng. Thiên hạ
tin anh đã thất thế và hết thời.
***
Ai thất thế và hết thời mà lại
không buồn nhưng buồn nhiều và buồn lâu cũng chẳng đến đâu anh Tuấn ạ! Cứ ngẫm
cho kỹ thì đời một người như anh cũng chẳng đến nỗi nào. Học lực không khá,
không thể cùng bạn bè vào các đại học nên 18 tuổi đăng lính làm lính trơn mà chỉ
hai năm sau đã tìm được một chỗ trong Trường Sĩ quan Chính trị, rõ ràng là anh
hết sức tháo “vác”. Từ Trường Sĩ quan Chính trị giành được một chân Giảng viên
Triết học Mác Lê nin trong Trường Sĩ quan Kỹ thuật Vũ khí – Đạn, rõ ràng là khả
năng xoay sở của anh không tồi. Có mấy ai khéo dùng quân đội như anh - chỉ một
năm sau khi giảng dạy Triết học Mác Lê nin cho các sĩ quan tương lai đã có thể
rũ bỏ áo lính, chuyển ngành về Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy Bình Trị Thiên làm chuyên
viên, một năm sau bỏ Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy Bình Trị Thiên về làm Trưởng phòng
Tuyên truyền – Báo chí của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Bình, năm sau nữa ra Hà
Nội làm việc cho Ban Văn hóa – Tư tưởng của BCH TƯ Đảng CSVN...
Thiên hạ chăm chăm dè bỉu đám
Nguyễn Xuân Anh, Nguyễn Hoài Bảo,… vươn lên nhờ cha mà quên anh – người đi theo
hướng ngược lại. Sau vài thập niên “lao tâm, khổ tứ”, vừa bò, vừa đi trên quan
trường, lúc đã ngất ngưởng trên đầu thiên hạ, dù anh chưa giải mật về việc đã
làm thế nào mà khiến đủ mọi giới, từ nghiên cứu học thuật, văn nghệ sĩ tới truyền
thông xúm vào ca ngợi thân phụ của anh, song chừng đó đủ thấy, rõ ràng anh có
nhiều chỗ hơn người.
Không có anh, làm sao con dân
xứ này có thể biết ông Trương Minh Phương - thân phụ anh là ai. Không có anh thì
hồi cuối tháng 12 năm 2016, làm gì có sự kiện Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Trung tâm
Nghiên cứu - Bảo tồn - Phát huy văn hoá dân tộc, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam,
Tạp chí Văn hiến Việt Nam và Nhà xuất bản Văn học cùng phối hợp để tổ chức… “hội
thảo khoa học” về thân phụ của anh.
Không có anh, làm sao “Hội thảo
khoa học” đó được tất cả các cơ quan truyền thông chính thức tại Việt Nam tường
thuật một cách trang trọng với mục tiêu duy nhất: “Khai tâm” cho hàng trăm triệu
người Việt ngưỡng mộ và tự hào vì có một Trương Minh Phương từng viết nhạc, viết
văn, viết kịch, làm thơ, nghiên cứu văn nghệ dân gian,…
Không có anh, làm gì có những
“Giáo sư”, “Phó Giáo sư”, “Tiến sĩ” như Hoàng Chương, Lê Ngọc Canh, Trần Trí Trắc,
Đỗ Hoàng Quân,… xưng tụng ông Trương Minh Phương là “thiên tài”, người đã để lại
“di sản nghệ thuật to lớn phong phú và đa dạng” với những “triết lý” được xem
là “để đời” như: “Con voi xích được nhưng con người thì khó xích”! “Không sợ mất
gỗ, chỉ sợ mất bản chất tốt đẹp mà mình đã vun đắp bao năm”!..
Không có anh, làm gì có chuyện
một người “đa tài” như cha anh, lúc còn sinh tiền chẳng ma nào biết và ngưỡng mộ,
giờ được đủ mọi giới ở xứ này vinh danh, truy tặng giải “Đào Tấn” vì “những
đóng góp xuất sắc cho nền âm nhạc, nền kịch nghệ Việt Nam”, thậm chí còn đề nghị
“Đảng và Nhà nước truy tặng Giải thưởng Quốc gia về Văn học Nghệ thuật”!
***
Anh Tuấn,
Đám đông nhiễu sự dự đoán số
phận của anh rồi sẽ chẳng khác gì số phận của anh Đinh La Thăng nhưng dường như
nhận định đó chưa chính xác.
Lúc còn ngất ngưởng trên lưng
voi, anh Thăng xử sự với giới truyền thông rất khéo chứ không khắc nghiệt và trịch
thượng như anh. Tất nhiên “giậu đổ thì bìm leo” nhưng trong trường hợp của anh,
sự nhập cuộc của dư luận và truyền thông chắc chắc không đơn thuần chỉ là thói
đời, đó còn là thanh toán ân oán.
Là người có cơ hội gần gũi bác
Trọng, ắt anh hiểu bác Trọng mơ gì và soi vào đâu để tìm đường biến giấc mơ ấy
thành hiện thực. Xét cả về bối cảnh, lẫn tính chất, “lò” bác Trọng “nhóm” năm
ngoái có khác gì chiến dịch “đả hổ, diệt ruồi, săn sói, quét muỗi” mà đồng chí
Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc phát động cách nay sáu năm?
Sau khi phát động chiến dịch
“đả hổ, diệt ruồi, săn sói, quét muỗi”, đồng chí Tập Cận Bình đã từ vị trí Tổng
Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, tiến tới kiêm nhiệm vai trò Chủ tịch Nhà nước
Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Ở xứ mình, “nhóm” xong “lò”, các đồng chí trong Đảng
đang xúm vào xiển dương “nhất thể hóa”.
Từ 2012 tới giờ, Đảng Cộng sản
Trung Quốc đã đốn - chặt hàng chục ngàn đồng chí ở đủ mọi cấp, thuộc đủ mọi
ngành, kể cả quân đội lẫn công an, chẳng may bị xác định là “tham quan, ô lại”
hơn những đồng chí khác. Giờ mới rõ, chuyện đốn - chặt ấy không chỉ nhằm an
dân. Rõ ràng đốn – chặt đã gieo rắc kinh hoàng và đẩy các đồng chí còn lại tới
chỗ quy phục, thành ra mới rồi, có tới 2.964 đại biểu của Quốc hội Trung Quốc
nhất trí “hủy giới hạn nhiệm kỳ của Chủ tịch Nhà nước”, tạo điều kiện để đồng
chí Tập Cận Bình – lẽ ra phải rời vị trí Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa nhân dân
Trung Hoa vào năm 2022 - có thể ở lại làm Chủ tịch Nhà nước cho tới hết đời.
Tuy bác Trọng đã thảy vào “lò”
những thanh củi rõ to nhưng rõ ràng những “án tù có thời hạn” chưa làm dân
chúng hả dạ, đồng chí, đồng đội chỉ mới hoảng, chứ chưa… “kinh”. Tham chiếu con
đường đồng chí Tập Cận Bình đã đi, cách thức Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thực
hiện trong chiến dịch “đả hổ, diệt ruồi, săn sói, quét muỗi”, có lẽ người vận
hành “lò” sẽ phải… “quyết liệt” hơn.
Anh Tuấn,
Thành kính phân ưu cùng anh!
(Trân Văn là bút danh của một nhà báo có 28
năm làm việc ở nhiều vị trí khác nhau (Cộng tác viên, Phóng viên, Biên tập
viên, Thư ký Tòa soạn) của một số đài truyền hình, đài phát thanh, nhật báo, tuần
báo, báo điện tử tại Việt Nam và Hoa Kỳ).
https://www.voatiengviet.com/a/anh-tuan-ten-anh-da-co-trong-danh-sach/4305830.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét