Vương An Thạch: Vương An Thạch ( Wang Anshi) 18/12/1021 – 21/5/1086), tự Giới Phủ hiệu Bán Sơn Lão Nhân (Banshan Laoren), người ở Phủ Châu – Lâm
Xuyên (nay là huyện Đông Hương, tỉnh Giang Tây), là một nhà văn nổi tiếng thời nhà Bắc Tống và
cũng là nhà kinh tế, chính trị lỗi lạc trong lịch sử Trung Quốc.
<!>
Năm 1070, Vương An Thạch được cử làm Tể tướng, đã đề ra chính sách
cải cách kinh tế, dựng ra phép"... Bảo Giáp, Bảo Mã làm dân bớt bị quấy, thêm giàu; làm quốc
khố dồi dào, làm binh lực nước mạnh" nhằm cứu vãn tình thế khó khăn trong nước và sự uy hiếp của hai nước
Liêu – Hạ ở phía Bắc và Tây Bắc Trung Quốc, đồng thời có ý đồ mở rộng lãnh thổ xuống phương
Nam (trong đó có Đại Việt). Tân pháp của ông xét theo quan điểm của kinh tế học hiện đại gần với
tính chất của một nền kinh tế kế hoạch hóa và phúc lợi công cộng. Để thủ tiêu việc đầu cơ tích trữ
và độc quyền, ông cũng đã đưa ra một hệ thống giá cả cố định, đề ra việc trả lương bổng và trợ cấp
hưu trí cho quan lại cũng như trợ cấp cho những người khó khăn v.v.
Tô Đông Pha: Tô Thức ( 8/1/1037 – 24/8/1101), tự Tử Chiêm, một tự
khác là Hòa Trọng, hiệu Đông Pha cư sĩ nên còn gọi là Tô Đông Pha, là nhà văn, nhà thơ nổi
tiếng Trung Quốc thời Tống. Ông được mệnh danh là một trong Bát đại gia Đường Tống. Đông Pha là một nhà chính trị theo Cựu đảng do Tư Mã Quang cầm đầu.
Ông là người chỉ trích mạnh
mẽ nhất tân pháp của Tân đảng do Vương An Thạch cầm đầu. Ông là người
theo đạo Phật, có lòng từ bi và rất mực yêu thương nhân dân, không tham ô hối lộ. Ông là người
có tính cương trực, ít giữ mồm giữ miệng, có gì nói đấy nên sự nghiệp chính trị của ông đầy sóng
gió.
Giai Thoại: Giữa Vương An Thạch và Tô Thức có một giai thoại lý
thú.
Tô Đông Pha đọc thơ của Vương An Thạch, thấy có hai câu:
Minh nguyệt sơn đầu khiếu
Hoàng khuyển ngọa hoa tâm
Đông Pha chê là vô lý: trăng sáng sao lại hót ở đầu
núi, chó vàng sao lại nằm trong lòng hoa được? Do nghĩ như vậy nên Đông Pha lấy bút sửa chữ khiếu ra chữ chiếu, sửa
chữ tâm thành chữ âm, thành ra:
Minh nguyệt sơn đầu chiếu
Hoàng khuyển ngọa hoa âm
Trăng
sáng soi đầu núi
Chó
vàng nằm dưới hoa
Sau đó, Tô Đông Pha bị đổi tới một nơi ở phía nam. Ở đó, Đông Pha
thấy một loài chim
tên là Minh nguyệt, và một loài sâu tên là Hoàng khuyển. Lúc đó, Đông
Pha nhớ lại hai câu thơ của Vương An Thạch, có nghĩa là:
Con chim Minh nguyệt hót ở đầu núi Con sâu Hoàng khuyển nằm giữa đóa
hoa
Lúc ấy Đông Pha mới biết kiến thức của mình còn kém họ Vương nhiều..
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét