Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 23 tháng 3, 2018

LỄ ĐỨC ĐẠI ĐẾ ĐỒNG ĐÌNH LĨNH NAM - 6 THÁNG 2

a. Tiêu biểu.
Ngài húy là Trưng Trắc, sinh năm 12 dl. Ngài khởi nghĩa năm 30 dl, làm vua 40-43 dl.
Ngài đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa giành lại quyền tự chủ cho toàn thể dân vùng Lĩnh Nam và Đồng Đình của Tộc Việt. Ngày nay, vùng đất Việt Lạc bao gồm Hồ Nam, Quý Châu, Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông, Hải Nam, và một phần Tứ Xuyên, Hồ Bắc, Giang Tây, Phúc Kiến của Trung Hoa, xuống tới Hải Vân...
<!>
Chiến công và thành tích đã xác định tôn hiệu ‘Đại Đế Đồng Đình Lĩnh Nam’ của Ngài. Tộc Việt không có Vị nào được như Ngài. Nhân loại, cũng chưa có nữ nhân nào có chiến công hiển hách và vĩ đại như Ngài.
* Qua Ngài, chúng ta kính nhớ tất cả anh hùng hào kiệt, cũng như mọi người đã hun đúc tinh thần bất khuất của Tộc Việt, đặc biệt trong suốt Thời Hùng.*22
b. Đức Đại Đế Đồng Đình Lĩnh Nam Đại Thắng Giặc Đông Hán và Tái chiếm Toàn thể Vùng Đất Việt Lạc, năm 40 dl.
Năm 30 dl, Hán Quang Vũ áp đặt chế độ trực trị trên vùng đất Việt Lạc. Do đó, toàn dân Việt vùng lên kháng chiến, và bầu Đức Trưng Trắc là Thủ Lãnh. Sau 10 năm, Dân ta đã đánh đuổi toàn bộ quân Tàu ra khỏi vùng đất Việt Lạc, chiếm lại 65 thành.
Hán Quang Vũ đã phải vận dụng toàn thể binh lực của ‘thiên triều’ để chống lại Ngài.
- Thời gian qua, sách sử Trung Hoa đã giảm thiểu vùng đất và sức mạnh của dân Việt thời đó. Ngày nay, đã có đủ chứng cứ xác định vị trí, tình hình và vùng đất bao la của việc quân dân Việt đánh chiếm lại 65 thành, và đánh bại đại quân hùng hậu của hoàng đế Quang Vũ nhà Hán.*23 
(Trích bài 3203. TÁM ĐẠI LỄ VÀ CHÍN LỄ DÂN TỘC, đoạn 10.3).
*     *
Ghi chú
*22 - Đọc 1110. Đại Đế Đồng Đình Lĩnh Nam - 30-43 dl, đb đoạn 1.2 và phần 7.
*23 - Đọc 1412. Đã 13 Lần Dân Việt Đại Thắng Giặc Phương Bắc Xâm Lăng, lần thứ 4. - Đọc thêm Việt Nam Sử Lược, q1, tr 39-40.

8116. TRƯNG NỮ VƯƠNG (THƠ) - TÔ NHÂN TUẤN

8116. TRƯNG NỮ VƯƠNG
                                                  Tô Nhân Tuấn
Người sinh ra từ lòng Mẹ Đồng Đình
Mang khí phách đi dựng cờ khởi nghĩa
Oai dũng, hiên ngang, vẫy vùng chiến địa
Gươm sáng lưng trời - tên xé ù tai
Cho bờ lũy vạn loài thêm sức sống.

Mây kéo trời Nam
Sấm thiêng gióng trống
Ngã rạp thành trì
Lồng lộng cờ bay.

Đất Mê Linh quyết tử - những bàn tay
Thề nhung giáp sẽ vạch Trời chỉ Đất
Trong phút chốc Non Sông ngẩng mặt
Hồn Hùng Vương cao ngất nở môi cười.

Nợ giang san
Nhi Nữ vẫn chung lời
Còn mất một đời
Sá chi niềm sinh tử.
--------------
Đã từ lâu lắm, toàn dân Việt Nam luôn quý mến và ngưỡng mộ Hai Bà vì các Ngài đã đứng lên lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Đông Hán đã cai trị nước ta từ năm -111 (trước Công Nguyên) đến năm 40 (sau Công Nguyên). Cuộc kháng chiến  kéo dài từ năm 30 đến năm 40. Thắng trận sau khi chiếm lại 65 thành trì Hai Bà lên làm vua đóng đô ở Mê Linh đến năm 43. Sau đó nhà Hán sai Mã Viện báo thù, Hai Bà và quân dân Lac Việt đã bị thua trận và Nhà Hán tiếp tục đặt ách nô lệ lên Dân Tộc ta suốt một nghìn năm cho đến thời Ngô Vương Quyền với chiến thắng Bạch Đằng lần thứ I năm 939 (Sau Công Nguyên) Nhà Ngô đã lấy lại chủ quyền cho Đất Nước.
Tuy vậy, có lẽ đa số chúng ta mới nghe lần đầu danh hiệu của Hai Bà là Trưng Đại Đế Đồng Đình Lĩnh Nam. Nhân đây chúng ta cùng rà soát lại một số yếu tố lịch sử liên quan đến cuộc Kháng Chiến chống Quân Xâm Lược nhà Đông Hán vào năm 40 sau Tây lịch.
Như chúng ta đã biết, Mã Viện và quân Đông Hán sau khi thắng trận (năm 43 sau Công Nguyên) đã đặt ách nô lệ lên Dân Tộc ta suốt 1000 năm, và ngay lập tức chúng trả thù man rợ là tàn sát 1/3 Quân Dân Lạc Việt, đặc biệt là giết sạch các gia tộc mang đòng họ Trưng, Thi,  Đô, Úy…
Một ngàn năm, thời gian dài dằng dặc tăm tối trong kiếp nô lệ giặc Phương Bắc. Chính trong thời kỳ này, Giặc Tàu cố gắng đồng hóa Dân Tộc ta bằng tất cả mọi thủ đoạn:
“Giặc Tàu xuyên tạc Lịch Sử Việt,
Giặc Tàu xuyên tạc Nguồn Gốc Tộc Việt,
Giặc Tàu chiếm đoạt 4000 năm Tiền Sử Tộc Việt,
Giặc Tàu chiếm đoạt Truyền Thuyết Việt,
Giặc Tàu chiếm đoạt Lãnh Thổ  Việt,
Giặc  Tàu chiếm đoạt Văn Minh Việt,
Giặc Tàu chiếm đoạt Kiến Trúc và Kỹ Thuật Việt,
Giặc Tàu chiếm đoạt Chữ Viết của Tộc Việt,
Giặc Tàu chiếm đoạt Biểu Tượng Việt,
Giặc Tàu chiếm đoạt học thuyết Đạo và Đức của Tộc Việt,
Giặc Tàu chiếm đoạt thuyết Âm Dương Ngũ Hành của Tộc Việt,
Giặc Tàu chiếm đoạt Danh Dự và Vinh Quanh của Tộc Việt”
(website:danhgiactau)
Trong suốt 1000 năm đó, Giặc Tàu đã hoàn chỉnh thêm chữ Việt , hệ thống hóa và gọi là chữ “Hán” và bắt Dân ta học loại chữ này. Giới thượng lưu Việt dùng chữ “Hán” trong giao tiếp với bọn cai trị, nhưng vẫn tiếp tục giữ chữ Nam, chữ riêng của người Nước Nam, nhưng nói trại ra là chữ Nôm. Trong chữ Nôm có ghi được cả cách phát âm rất đặc thù của người Việt khác xa với chữ Hán.
Cha Ông chúng ta tiếp tục dùng chữ Nôm sau khi Ngô Quyển dành độc lập và Chữ Nôm đã phát triển cao độ trong các thời Đinh Lê, Lý, Trần, Lê  với những áng văn tuyệt tác của Truyện Kiều - Nguyễn Du, những tác phẩm của Bà Huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương…Đặc biệt Hoàng Đế Quang Trung đề cao văn học chữ Nôm.
Đến Triều Nguyễn Gia Long (1804) sau khi đánh bại nhà Nguyễn Tây Sơn, Gia Long trả thù tàn ác gia tộc nhà Tây Sơn và các tướng lãnh của Đại Đế Quang Trung đã oai hùng cùng ông và quân dân chống giặc ngoại xâm là 30 vạn Quân Thanh như Nữ Tướng Bùi thị Xuân (1789). Gia Long cũng đã chôn vùi nhiều điều tốt đẹp của thời Quang Trung Hoàng Đế đồng thời có việc xử dụng nhiều quan triều gốc Hán, việc này đưa đến việc xử dụng chữ Hán một cách phổ quát thay chữ Nôm.  Lịch sử Việt được viết bởi người Hán được dùng rộng rãi. Đó là lý do tại sao chúng ta có những bài học lịch sử phiến diện, đề cao “Thiên Triều” và hạ thấp công lao hay tầm mức của các Anh Hùng Liệt Nữ Việt.
Trong chiều hướng Hán Hóa của Giặc Tàu, thời nào cũng vậy, nếu không xóa được các chiến tích Việt, thì “Thiên Triều” cũng cố gắng hạ thấp các chiến tích hay chuyển hóa các mục tiêu  của chiến tích.
Bây giờ thì chúng ta có thể hiểu tại sao Sử Việt (do Tàu viết) được xử dụng dưới thời 150 năm  Triều Nguyễn (Gia Long) lại có những bài sử ngắn gọn như “Hai Bà Trưng”, thực tế là Trưng Đại Đế Đồng Đình Lĩnh Nam  hoặc   “Bà Triệu Ẩu” (có tính nhục mạ) thực tế là Nữ Anh Thư Triệu thị Trinh …v.v…
Trở lại danh xưng Trưng Đại Đế Đồng Đình Lĩnh Nam mà sử “Việt Tàu” gọi ngắn gọn là Hai Bà Trưng. Chúng ta cùng nhìn lại bối cảnh cuộc Khởi Nghĩa Giải Phóng Dân Tộc do Hai Bà và Quân Dân Lạc Việt đã thực hiện đánh đuổi nhà Đông Hán ra sao ?
Từ năm -111 (trước công nguyên)  đến năm 30 Lạc Việt bị nhà Hán xâm lăng, tuy vậy sự đô hộ chưa toàn diện, Lac Hầu , Lạc Tướng vẫn là những quan tướng Việt lo việc an dân như thời Hùng Vương. Nhà Hán chỉ thâu thuế lúa gạo là chính.
Đến năm 30-40 Hán Vũ Đế bắt đầu cho quân trú đóng  và đặt ách nô lệ hà khắc ảnh hưởng trực tiếp từ Vùng Đồng Đình Dương Tử đến rặng Ngũ Lĩnh (Quảng Đông-Quảng Tây) và vùng Sông Hồng trong đó có việc Tô Định giết Thi Sách chồng Bà Trưng (chị) là Lạc Tướng huyện Châu Diên vùng Sông Hồng.
Bà Trưng đã được các thủ lãnh tôn vinh là Đế để lãnh đạo cuộc kháng chiến dành Độc Lập của tộc Lạc Việt. Bà Trưng (chị) không chỉ vì thù chồng và hận giặc Tô Định tham tàn như sử “Việt-Tàu” viết, mà chí lớn hơn người đã đứng lên liên kết, một cuộc liên kết rộng lớn bao gồm cả vùng Đồng Đình Hồ, vùng Lĩnh Nam (Trung Nguyên hiện nay) và vùng Sông Hồng cùng đứng lên Giải Phóng Đất Nước khỏi sự thống trị tham tàn của Giặc Đông Hán.
Dưới đây là lãnh thổ của Tộc Lạc Việt thời Trưng Đại Đế năm 40 sau Tây Lịch (bản đồ của website: danhgiactau)

Công cuộc gìn giữ độc lập cho Dân Tộc được khởi đầu bởi Thánh Gióng, một thanh niên rất trẻ cùng toàn dân chống giặc Ân đời Hùng Vương Thứ VI. Và bây giờ năm 40 đã qua các thời Vua Hùng, vận nước suy vi vì bị giặc Đông Hán thống trị, Bà Trưng đã cùng rất nhiều các nữ tướng trên khắp lãnh thổ Lạc Việt đứng lên đánh đuổi giặc ngoại xâm dành độc lập cho nước nhà. Trong số 162 Nữ Tướng (được gọi là Công Chúa) có Bà Trưng “Em” là công chúa Bình Khôi, và các Công Chúa khác như công Chúa An Bình, Công Chúa Thánh Thiên, Công Chúa Gia Hưng, Công Chúa Vĩnh Huy, Công Chúa Trinh Thục, Công Chúa Nga Sơn, Công Chúa Nghi Hòa v.v. Công Chúa là danh vị Đại Tướng vùng lúc bấy giờ.
Cuộc chiến hầu như khởi động đồng loạt trên toàn lãnh thổ bao la của Lạc Việt từ Hồ Đồng Đình đến rặng Ngũ Lĩnh thượng nguồn sông Tương (Ai có về trên bến Sông Tương nhắn người em gái tôi thương…) đến vùng Sông Hồng (cực Nam là Đèo Hải Vân).
Trận chiến được mở đầu trên Đồng Đình Hồ (thủ phủ của tộc Việt) khi 20 vạn Quân Hán thiện chiến tràn xuống từ vùng Hoàng Hà phải đối đầu với binh lực của Công Chúa Phật Nguyệt - Nữ Tướng của vùng Hồ Đồng Đình. 7 vạn quân Hán đã bị giết trong số 20 vạn quân xâm lược và khoảng 1000 trong 2000 chiến thuyền của giặc bị phá huỷ. Vị đô đốc chỉ huy của giặc cũng bi giết.
Tại Biển Đông năm 42, Đô Đốc Việt là Trần Quốc, một nữ tướng của Trưng Đại Đế đã đánh bại hoàn toàn hạm đội Hán. Đô Đốc Hán là Đoàn Chí bị giết.
Ngoài ra, khi Đức Đại Đế Đồng Đình Lĩnh Nam ra quân, đã có Nữ Tướng Lê Chân người Hải Dương đem theo cả một đội chiến thuyền.
Công Chúa Nguyễn thánh Thiên, trước khi về với Đức Đại Đế, cũng có quân riêng và đã từng đánh bại quân Tô Định.
Bà Lê Hoa có nhiều chiến khu tại vùng Nga Sơn, Thanh Hóa.
Bà Trần vĩnh Huy khởi binh từ Cổ Châu, gần Hà Nội ngày nay.
Công Chúa Lĩnh Nam Sa Giang, Nữ Tướng vùng Trường Sa - Hồ Đồng Đình.
Đại Tướng Đồng Đình Công Đô Thiên - Quảng Tây
Liệt Nữ Trần thiếu Lan và nhiều vị anh hùng khác đã làm giặc phương Bắc ăn ngủ không yên trước khị liên kết với Đại Đế Đồng Đình Lĩnh Nam
Với cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trên một địa bàn rộng lớn như thế, cùng với những chiến công hiển hách như vậy sao Dân Ta chỉ gọi là Hai Bà Trưng như Sử Giặc Tàu viết.
Để ít nhất tương đương với nhà Đông Hán lúc đó là Quang Vũ Đế, các Tướng vùng khắp nơi trên lãnh thổ Lac Việt từ Hồ Đồng Đình đến Rặng Ngũ Lĩnh vào tận đến vùng Sông Hồng hẳn sẽ phải tôn vinh Ngài là Trưng Đại Đế Đồng Đình Lĩnh Nam.
Ngày nay, chúng ta cũng không nên dựa theo sử Tàu mà gọi vi Nữ Anh Hùng có một không hai trên thế giới cổ kim đơn giản là Hai Bà Trưng mà nên  gọi Ngài là Trưng Đại Đế Đồng Đình Lĩnh Nam.
Với dòng lịch sử oai hùng như vậy của Trưng Đại Đế, TT Trump đã nhắc đến công lao “Hai Bà” trong chuyến viếng thăm VN tại Đà Nẵng năm 2018 như một lời nhắc nhở thâm thuý: Không ai cho chúng ta Độc Lập, mà phải tự dành lấy Độc Lập như “Hai Bà” đã làm từ năm 40. Lời nhắc nhở này, người Việt chúng ta cảm thấy “nhục” hơn là hãnh diện khi Đại Họa Mất Nước đã gần hoàn tất dưới triều đại của Hán Gian Cộng Sản Hồ Chí Minh.  

Lạc Việt
Ngày lễ giỗ Trưng Đại Đế
Đồng Đình Lĩnh Nam & 162 Nữ Tướng Anh Hùng Dân Tộc
 
 Đền thờ công chúa Gia-hưng Trần Quốc, đại đô đốc thời Lĩnh-Nam 
(vua Trưng), tại làng Hoàng-xá, xã Kiêu-kỵ, huyện Gia-lâm, Hà-nội, Vị Nữ Đô Đốc Việt đã đánh tan hạm đội của Giặc Hán trên Biển Đông vào năm 42. Đô Đốc Hán là Đoàn Chí tử trận


Bốn chữ đại tự trên là VẠN CỔ ANH PHONG. Có 3 câu đối ở mặt tiền, 
câu thứ 2 nói lên huân nghiệp của ngài:

Tô khấu tước bình trực bả quần thoa đương kiếm kích,
Trưng vương dực tải hảo tương cân quắc hộ sơn hà.

(Bình giặc Tô Định, đem quần thoa, chống với kiếm kích.
Phò Trưng vương, đem khăn yếm giữ non sông)


Tài liệu tham khảo:
1--website www.danhgiactau.com
2--Bài trả lời phỏng vấn Ông GS Trần Đại Sĩ
3—Website www.daotienthanh.org
4- Cội Nguồn Việt Tộc - Phạm Trần Anh) 
Ghi chú:
1--Động Đình Hồ hay Đồng Đình Hồ
Động Đình Hồ là địa danh chúng ta thường nghe. Đây chính là nơi Tổ Tiên chúng ta xuất hiện cách đây gần 5000 năm . Vùng này xưa kia rộng lớn như Biển Hồ ở phía Nam bờ sông Dương Tử. Hệ thống Hồ chằng chịt nối kết với sông Dương Tử. Do đó người Việt rất giỏi về bơi lội lặn sâu, nghĩa là có khả năng vùng vẫy dưới nước như Rồng. Khoảng giữa hồ có nhiều núi và nhiều hang động như trong cảnh giới cõi tiên. Đây chính là nơi Mẹ Âu Cơ ngự trị. Bởi vậy truyền thuyết Dân Tộc ta là con cháu Tiên Rồng, tức là một sự kết hợp kỳ diệu của con người trong cảnh giới tuyệt vời của Nước và Non. Do đó Dân Tộc Việt chúng ta cũng gọi Quê Hương là Đất Nước. (Rất nhiều nước chỉ có Đất – Land như England, Thailand). Nhưng theo sự nghiên cứu về chữ Việt cổ thì lại gọi là Đồng Đình Hồ. Đồng là cùng, chung nhau. Đình là triều đình là bàn việc nước. Vậy Hồ Đồng Đình có núi non có nhiều hang động như là nơi Tiên Cảnh, Tổ Tiên xuất phát từ đây nên cũng dùng nơi này để cùng nhau bàn việc nước.
2--Tại sao chúng ta lại gọi mình là người Kinh. Tổ tiên chúng ta xuất phát từ vùng Đồng Đình Hồ, những nơi nước không sâu có loại cỏ Kinh mọc san sát cao hơn đầu người. Trong những cuộc chiến chống quân xâm lược, tổ tiên chúng ta thường dùng nơi này làm chiến khu hay trận địa chiến. Người Việt đã chế ra một loại vũ khí có cán dài, trên đầu có bọc sắt nhọn và cũng ngay gần đầu có làm cái móc câu liêm. Trong đám cỏ Kinh rậm rạp này, chiến binh Việt dễ ẩn núp và khi gặp giặc tiến công thường cưỡi ngựa thì chiến binh Việt dùng vũ khí này móc cho ngựa quỵ xuống rồi cũng dùng mũi nhọn để đâm địch thủ. Vùng Đồng Đình có nhiều cỏ Kinh nên người Việt gọi nhau là người gốc Kinh. Chữ để chỉ người Việt của thời kỳ này và tại vùng Đồng Đình  có hình cái Vũ Khí như vừa diễn tả.
3--Cũng có sách chỉ ra rằng: Sở dĩ Sử Tàu gọi Hai Bà là Trưng Trắc & Trưng Nhị là có ý miệt thị: Trưng Trắc là Trưng phản trắc và Trưng Nhị là Trưng hai lòng. Có lẽ cũng tương tự như chúng gọi BàTriệu Thi Trinh là Triệu Ẩu là có ý khinh miệt
4--Sở dĩ ngày nay sau 1000 năm nô lệ chúng ta còn biết đến công trạng của Trưng Đại Đế và đặc biệt công đức của 162 Nữ Đại Tướng (danh hiệu Công Chúa) là nhờ đền thờ của các vị mà tộc Việt khắp nơi trên lãnh thổ Trung Hoa vẫn còn gìn giữ tôn thờ. Ngay cả các triều đại vua chúa của ta thời Đinh Lê Lý Trần hoặc đích thân hoặc các phái đoàn ngoại giao đều ghé đền Trưng Đại Đế tại Đồng Đình Hồ để thắp nhang kính viếng.
5--Theo GS Trần Đại Sỹ, Tộc việt chúng ta trên bộ có trận thắng trận thua. Nhưng hải chiến giữaTàu & Việt, Tộc Việt luôn toàn thắng. Ngoại trừ trận Hải Chiến Hoàng Sa 1974. VNCH bị khóa tay chân. Tuy vậy sự thiệt hại đôi bên là rất chênh lệch. VNCH mất một vị Hạm Trưởng, Trung Cộng mất 3 vị Hạm Trưởng và nhiều sĩ quan. Trận Gạc Ma giữa VC và Tàu Cộng không được gọi là trận Hải Chiến vì Hải Quân Quân Đội Nhân Dân VN bị tướng Lê Đức Anh, bộ trưởng Quốc Phòng VC lúc đó ra lệnh binh sĩ cấm nổ súng, đứng làm bia thịt cho những tràng súng liên thanh đốn ngã. 
6--Lạc Việt, kẻ hậu bối có điều chi sơ sót, sai lầm xin chỉ giáo. Trân trọng 

Không có nhận xét nào: