VIỆT NAM CANH TÂN CÁCH MẠNG ĐẢNG
Email: lienlac@viettan.org – Web: www.viettan.org – FB: facebook.com/viettan
Bản Lên Tiếng Về phiên xử các thành viên Hội Anh Em Dân Chủ
Đảng Việt Tân tố cáo trước công luận việc đưa 6 thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ (HAEDC) ra tòa án sơ thẩm vào ngày 5 tháng 4 là hành động chà đạp nhân quyền và là thủ đoạn của chế độ độc tài CSVN nhằm triệt hạ tiềm lực của phong trào dân chủ Việt Nam.
<!>
Dù chỉ có 5 năm hoạt động, HAEDC đã góp phần tạo dựng nền tảng cho phong trào qua các nỗ lực xây dựng xã hội dân sự, cổ võ cho dân quyền và nhất là luôn luôn sát cánh, đồng hành cùng với bà con dân oan, công nhân, ngư dân… trong mọi công tác khiếu kiện. HAEDC còn là chất keo nối kết sự hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau giữa các đoàn thể bạn cho những mục tiêu chung.
Các hoạt động của HAEDC đã khiến cho chế độ Cộng sản Việt Nam lo sợ. Sự kiện Luật sư Nguyễn Văn Đài, Kỹ sư Phạm Văn Trội, Mục sư Nguyễn Trung Tôn, nhà báo tự do Trương Minh Đức, ông Nguyễn Bắc Truyển và cô Lê Thu Hà đã bị truy tố theo điều 79 là cuộc tấn công trắng trợn của chế độ vào một trong những cột trụ quan trọng của phong trào.
Khi một cột trụ bị tấn công, cả phong trào chắc chắn bị ảnh hưởng. Đây là thử thách chung của mọi người, mọi đoàn thể yêu nước ở trong và ngoài nước. Trong tinh thần đó, Đảng Việt Tân qua chiến dịch #NgưngNgayĐànÁp, tích cực tranh đấu vì công lý cho các thành viên HAEDC trong phiên tòa sắp tới đây, cũng như những phiên tòa bất công khác nhằm tấn công vào Phong Trào Dân Chủ với các nỗ lực:
- Tiếp tục vận động các áp lực từ Liên Âu. Nghị quyết Quốc Hội Âu Châu liên quan đến Blogger Nguyễn Văn Hóa vào tháng 11, 2017 là cầu nối quan trọng để vận động các quốc gia EU đặt vấn đề nhân quyền mạnh mẽ hơn trong việc thông qua Hiệp định thương mại tự do EU-VN.
- Tố cáo vi phạm nhân quyền trong Hội nghị UPR. Hội Đồng Nhân Quyền LHQ sẽ rà soát tình hình nhân quyền tại Việt Nam qua cơ chế kiểm điểm định kỳ phổ quát UPR vào đầu năm 2019. UPR vào năm 2014 đã từng đặt vấn đề về điều 79 đối với Hà Nội nên phiên tòa vào ngày 5 tháng 4 sẽ là một trong những mối quan tâm của UPR lần này.
- Vận động áp dụng Đạo luật Magnitsky. Đây là đạo luật chế tài rất quan trọng nhằm trừng phạt lãnh đạo những chế độ độc tài đã nhúng tay vào các vụ đàn áp nhân quyền. Đạo luật này đã được chính quyền Hoa Kỳ thông qua vào tháng 12, 2017.Thúc đẩy và cổ vũ cho dân chủ đa đảng và tam quyền phân lập không phải là tội.
Ngày 28 tháng 3 năm 2018
Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng
Mọi chi tiết xin liên lạc:
Hoàng Tứ Duy: +1 202-596-7951
Ðối Ðầu Bất Bạo Ðộng để tháo gỡ độc tài – Xây Dựng Xã Hội Dân Sự để đặt nền dân chủ –
Vận Ðộng Toàn Dân để canh tân đất nước
--------------------
Thủ tường Merkel và tân nội các 2018
Nguyễn Quý Đại - 27.03.2018
Ngày 24.09.2017 khoảng 62 triệu cử tri đi bầu Quốc Hội liên bang khóa 19 với nhiệm kỳ 4 năm. Kết quả cuộc bầu cử thì Liên Minh Dân Chủ/Xã Hội Kitô Giáo (CDU/CSU) của bà Thủ tướng Dr. Angela Merkel vẫn giữ vị thế là chính đảng lớn nhất trong Quốc hội Liên Bang Đức khóa 19. (2017-2021). Để đạt đa số tuyệt đối 355 ghế ở Quốc hội. Bà Merkel phải liên minh với 2 đảng là: Đảng Xanh (Bündnis 90- Die Grünen-) và Đảng Dân Chủ Tự Do (FDP), qua nhiều tháng đàm phán thất bại, đảng FDP rút lui không liên minh để cầm quyền vì có nhiều bất đồng làm khủng hoảng chính trị cuối năm 2017.
Ngày 12.01.2018 liên đảng (CDU/CSU) đã đạt thỏa thuận tốt đẹp với đảng Dân Chủ Xã Hội (SPD) để thành lập chính phủ liên minh „đa đảng“, chấm dứt bế tắc chính trị kéo dài nhiều tháng. Liên minh 3 đảng CDU, CSU, SPD tiếp tục đề cử bà Dr. Merkel ứng cử Thủ tướng, qua cuộc bỏ phiếu kín của 709 dân biểu ở Quốc hội (Bundestag) bà Dr.Angela Merkel (63 tuổi CDU) tiếp tục được tín nhiệm làm Thủ tướng lần thứ 4 với 364 phiếu, thêm nhiệm kỳ 4 năm (2017-2021, nhiệm kỳ đầu tiên của bà từ năm 2005 đến 2021 sẽ là 16 năm cầm quyền). Tuy nhiên có 315 phiếu chống, 9 phiếu trắng và không hợp lệ. (các đảng đối lập hẳn nhiên không bỏ phiếu cho bà Merkel). Niềm vui không trọn vẹn vì đã có 35 nghị sĩ trong tổng số 399 nghị sĩ của CDU/CSU và SPD không bỏ phiếu ủng hộ bà.
Sau 171 ngày bầu cử Quốc hội/ Bundestag, Cộng Hoà Liên Bang Đức có một chính phủ mới. Ngày 14.3.2018 tại trụ sở Quốc hội (Reichtag) bà Dr. Angela Merkel tuyên thệ nhậm chức, bà phải đọc toàn bộ những câu ghi trong Hiến pháp về nghĩa vụ của một thủ tướng Đức. (1) Dr. Wolfgang Schäuble “chúc bà Thủ tướng chính phủ, có nghị lực mạnh và thành công xin Chúa ban phước lành để bà hoàn thành nhiệm vụ tốt đẹp“.
Trong khi đó, đối với các bộ trưởng, Chủ tịch Quốc hội Dr. Wolfgang Schäuble đọc những câu quy định về nghĩa vụ của một Bộ trưởng, các Bộ trưởng lần lượt đến trước mặt Chủ tịch Quốc hội, tuyên thệ rằng „Tôi thề“ trước Hiến pháp và tùy từng người có thể nói thêm nhờ sự giúp đỡ của Thiên Chúa (không bắt buộc) Khác với T.T Mỹ khi tuyên thệ nhậm chức phải để tay trên cuốn Kinh Thánh.
Nội các mới của bà Dr. Merkel gồm 6 Bà và 9 Ông, là đảng viên của các đảng. CDU, CSU và SPD là những chính khách trẻ tuổi có khả năng, phục vụ thành công tốt đẹp cho đất nước. Họ đều tốt nghiệp Đại học không có bằng giả hay mua bằng. Những Nghị sĩ đảng đối lập là những cặp mắt giám sát có thể „vạch lá tìm sâu“. Nếu một người nào đó làm sai phải từ chức, không thể ngồi ù lì để ăn lương.
Trường hợp bằng thật của ông Karl-Theodor zu Guttenberg cựu Bộ trưởng Quốc phòng/ Verteidigungsminister từ (2009–2011), ông phải từ chức tháng ba năm 2011. Ngày 23 tháng hai năm 2011 vì các cơ quan truyền thông loan báo: năm 2007 ông trình luận án tiến sĩ luật „Verfassung und Verfassungsvertrag“ tại đại học Bayreuth trong luận án dày 500 trang của ông đã có một số ít trang trích dẫn tài liệu trong Hiến pháp. Ông không ghi rõ xuất xứ bị kết án là đạo văn. Vì dư luận, ông phải từ chức và trả bằng lại cho đại học, không được phép dùng danh xưng tiến sĩ (Dr.). Đức là quốc gia tự do, dân chủ có nền văn hóa cao, ý kiến phê bình của người dân luôn được lắng nghe. Ông ta tự trọng từ chức mất tất cả danh vọng, sư nghiệp chính trị, Ở Việt Nam nếu số cán bộ làm lớn bị phát hiện đạo văn, bằng giả, bằng dỏm thì có bao nhiều người dám từ chức ra đi?
Chỗ ngồi trong Quốc hội được xếp theo khuynh hướng chính trị của các đảng, từ trái sang phải như sau: Đảng Cánh tả cấp tiến, đảng SPD, đảng Grünen (Xanh), đảng CDU/CSU, đảng FDP và ngoài cùng cánh hữu là đảng AfD. (Alter native für Deutschland là đảng mới rất cực đoan, các đảng khác không muốn ngồi gần). Đặc biệt trong khi bà Dr. Merkel tuyên thệ nhậm chức các tân Bộ trưởng được đề cử chưa phải là Nghị sĩ Quốc hội thì ngồi ở khu vực dành cho khách. Chủ tịch Quốc hội Dr. W. Schäuble được 709 Nghị sĩ bỏ phiếu bầu, chứ không thể bầu Chủ tịch Quốc hội trước như ở Việt Nam, rồi mới bầu Dân biểu theo chỉ định của đảng.
Thể chế ở Đức là Tam Quyền Phân Lập, Bộ trưởng không bắt buộc phải là Nghị sĩ Quốc hội. Hiện nay trong Quốc hội có Nghị sĩ đa đảng đại diện cho Dân: Liên đảng đang cầm quyền là: CDU- CSU-SDP.
Hình bên các đảng có ghế trong Quốc hội khoá 19 từ năm (2017-2021)
Các tân Bộ trưởng của Cộng Hòa Liên Bang Đức tuyên thệ nhậm chức:
1/Hr. Olaf Scholz (59 tuổi SPD) Bộ trưởng Tài chính, kiêm Phó Thủ tướng (Vizekanzler)
2/ Hr. Horst Seehofer (68 CSU), Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Xây dựng và Đất nước für Bau und Heimat),
3/ Hr. Heiko Maas (51 tuổi SPD), Bộ trưởng Bộ Ngoại giao,
4/ Hr. Peter Altmaier (59 tuổi CDU), Bộ trưởng Kinh tế và Năng lượng),
5/ Fr. Dr. Katarina Barley (50 tuổi SPD), Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Bảo vệ Người tiêu dùng (für Verbraucherschutz).
6/ Hr. Hubertus Heil (46 tuổi SPD), Bộ trưởng Bộ Lao động và các vấn đề Xã hội
7/ Frau Dr. Ursula von der Leyen (59 tuổi CDU), Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
8/ Frau Julia Klöckner (45 tuổi CDU), Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Thực phẩm
9/ Fr. Dr. Franziska Giffey (39 tuổi SPD), Bộ trưởng về gia đình giao, người già, phụ nữ và thanh niên/ für Familie, Senioren, Frauen und Jugend
10/ Hr. Jens Spahn (37 tuổi CDU), Bộ trưởng Bộ Y tế
11/ Hr. Andreas Scheuer (43 tuổi CSU), Bộ trưởng Giao thông và Cơ sở Hạ tầng Kỹ thuật số/ digitale Infrastruktur
12/ Fr. Svenja Schulze (50 tuổi SPD) Bộ trưởng Liên bang về Môi trường, Bảo tồn Thiên nhiên và An toàn hạt nhân)
13/ Frau. Anja Karliczek (46 tuổi CDU) Bộ trưởng Giáo dục và Nghiên cứu),
14/ Dr. Gerd Müller (62 tuổi CSU, Bộ trưởng Hợp tác và Phát triển Kinh tế
15/ Prof. Dr. Helge Braun (45 tuổi CDU), Bộ trưởng về Nhiệm vụ đặc biệt, Chánh văn phòng liên bang, (Chef des Bundeskanzleramtes).
Các chữ viết tắc: Hr (Ông); Fr (Bà) Dr. (Tiến sĩ), Prof. (Giáo sư).
Theo giới truyền thông qua thăm dò dư luận được bình chọn là những người được lòng dân.
Chủ tịch Quốc hội Dr. Wolfgang Schäuble (CDU) xếp hạng nhất.
Cựu Bộ trưởng ngoại giao ông Sigmar Gabriel (SPD), hạng nhì ông là người cứng rắn với Việt Nam trong vụ bắt cóc con sâu Trinh Xuân Thanh như: đình chỉ Bảo hiểm Hermes của Chính phủ Đức -bảo hiểm xuất cảng cho các nhà đầu tư Đức – với số tiền là 847,4 triệu Euro, đình chỉ Hiệp định Hàng không với Việt Nam, huỷ bỏ Visa ngoại giao vào Đức, có thể kéo đổ Hiệp Ước Thương Mại Tự Do giữa Liên Âu và Việt Nam- EVFTA. Ông Sigmar Gabriel đã bàn giao chức vụ cho ông Heiko Maas cũng thuộc đảng SPD.
Heiko Maas là một luật sư và chính trị gia 51 tuổi, từng giữ chức bộ trưởng trong nhiều ngành khác nhau của tiểu bang Saarland từ năm 1989 tới 2013. Trên cương vị Bộ trưởng Tư pháp (Liên bang) Đức nhiệm kỳ 2013-2017, ông là người có quan điểm cũng cứng rắn đối với phong trào cực tả, chủ nghĩa cực đoan, và nhất quyết đòi trừng trị những hoạt động tình báo của nước ngoài trên lãnh thổ Đức. Sau lễ nhậm chức Bộ trưởng ngoại giao, ông Heiko Maas bay sang Paris gặp Bộ Ngoại giao Pháp, ông Jean-Yves Le Drian. Hai bên cùng lên tiếng ủng hộ việc nữ Thủ tướng Anh Theresa May cáo buộc Nga đứng sau vụ đầu độc cha con cựu điệp viên Sergei Skripal, sau khi có kết qủa điều tra của cảnh sát Anh có bằng chứng vụ điệp viên ám sát xảy ra trên nước Anh. Chúng ta chờ xem khuynh hướng ngoại giao, đối tác đối với Việt Nam có thay đổi không? hay là VN “tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa”? bởi vì hoạt động tình báo. bắt cóc trên lãnh thổ Đức là vi phạm luật của Đức.
Bà Thủ tướng Dr. Angela Merkel xếp hạng ba…
Cộng Hoà Liên Bang Đức là Quốc gia giàu mạnh đứng đầu Âu Châu về kinh tế cũng như Chính trị, Sau 6 tháng các chính đảng đàm phán và liên minh thành lập chính phủ ổn định, Giúp các Quốc gia trong Liên Hiệp Âu Châu an tâm và hy vọng tương lai tốt đẹp.
Nguyễn Quý Đại
Quelle: https://www.berliner-zeitung.de/29318838 ©2018
Lời tuyên thệ theo Hiến pháp
1/Der Amtseid in Artikel 56 des Grundgesetzes lautet: „Ich schwöre, dass ich meine Kraft dem Wohle des deutschen Volkes widmen, seinen Nutzen mehren, Schaden von ihm wenden, das Grundgesetz und die Gesetze des Bundes wahren und verteidigen, meine Pflichten gewissenhaft erfüllen und Gerechtigkeit gegen jedermann üben werde. So war mir Gott helfe.“ Der Eid kann auch ohne religiöse Beteuerung geleistet werden.
Nguồn:hoamunich
Thông Tin Đức Quốc - http://www.thongtinducquoc.de/node/3707
Tân Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Cộng hoà Liên bang Đức Heiko Maas
Thục Quyên - 18.03.2018
Việt Nam cần biết tân Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Cộng hoà Liên bang Đức Heiko Maas là ai.
Toà đại sứ CHLBĐ đã chọn một đoạn ngắn trong phát biểu nhậm chức của tân Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Heiko Maas để giới thiệu ông trên trang Facebook chính thức của họ:
Als Justizminister habe ich mich immer auf einen Kompass verlassen: nämlich das Grundgesetz. Auf die Prinzipien des demokratisches Rechstaates hier in Deutschland, auf die Verträge der EU und die Regelwerke des Völkerrechts und der internationalen Institutionen. Und diesen Kompass nehme ich mit zum Werderschenmarkt. Darin sehe ich Orientierung und Verlässigkeit auch in der Außenpolitik. Und je rascher sich die Welt verändert, desto überlebensnotwendiger wird dieser Kompass.
Khi là Bộ trưởng Tư pháp, tôi đã luôn luôn lấy Luật Cơ Bản (1) làm "la bàn". Trong nước, theo sát các nguyên tắc của nhà nước dân chủ pháp quyền, và đối ngoại, tôn trọng các hiệp định với Liên minh Châu Âu, các quy tắc của luật pháp quốc tế và các tổ chức quốc tế. Hôm nay tôi mang la bàn này theo tôi qua Werderschen Markt (Trụ sở Bộ Ngoại giao) vì trong chính sách đối ngoại, tôi thấy nó chính là sự định hướng và tính xác thực. Vận tốc thay đổi của thế giới càng tăng, "la bàn" này càng thêm giá trị đối với sự sống còn.
Heiko Maas là một luật sư và chính trị gia 51 tuổi, đã từng giữ chức bộ trưởng trong nhiều ngành khác nhau của tiểu bang Saarland từ năm 1989 tới 2013. Trên cương vị Bộ trưởng Tư pháp (Liên bang) trong Chính phủ Đức nhiệm kỳ 2013-2017, ông là người có quan điểm cứng rắn đối với phong trào cực tả, chủ nghĩa cực đoan, và nhất quyết đòi trừng trị những hoạt động tình báo của nước ngoài trên lãnh thổ Đức.
Nói tới nghị lực và sự bền bỉ thì nên biết Bộ trưởng Heiko Maas còn là người tập môn thể thao Triathlon (Ba môn Phối hợp).
Tham dự Lễ trao Giải Nhân quyền cho LS Nguyễn văn Đài
Năm trước, trên cương vị Bộ trưởng Bộ Tư pháp, ông Heiko Maas đã đến tham dự buổi lễ trao Giải Nhân quyền 2017 của Liên đoàn Thẩm phán Cộng hòa Liên bang Đức cho LS Nguyễn văn Đài, được tổ chức vào ngày 5 tháng 4 tại thành phố Weimar. Bộ trưởng Maas đã nhấn mạnh đến sự cam kết bảo vệ Nhân quyền trong bài diễn văn của ông (2):
Es ist gut, dass der Deutsche Richterbund heute zum wiederholten Male seinen Menschenrechtspreis verliehen hat. Wie wichtig das Engagement für die Menschenrechte ist, dass zeigen ganz aktuell die Ereignisse in Syrien aber auch in vielen anderen Teilen der Welt. In vielen Ländern steht der Rechtsstaat und mit ihr die Justiz derzeit unter massiven Druck. ....... Ich habe große Hochachtung vor allen Richtern, die mit Mut und Ethos versuchen, ihre Unabhängigkeit zu bewahren. Dieser Mut verdient unsere Solidarität! Ich danke dem Deutschen Richterbund, aber auch dem Deutschen Anwaltverein und der Bundesrechtsanwaltskammer, dass sie sich gerade aktuell für bedrängte Kollegen in aller Welt einsetzen.
Diese Solidarität ist auch ein wichtiges Zeichen gegen den neuen Nationalismus, den die Populisten schüren: Herkunft, Sprache oder Religion mögen uns trennen – aber uns verbindet der Glaube an den Rechtsstaat, an die Gewaltenteilung und an die Unabhängigkeit der Gerichte. Diese Werte sind stärker als jeder Nationalismus! Deshalb werden wir als Bundesregierung diese Werte mit ganzer Kraft verteidigen. Wir tun das auch mit Hilfe der Justiz – auch gegen fremde Geheimdienste. Ich danke, dem Generalbundesanwalt für seinen Einsatz in dieser Sache, denn eines ist ganz klar: Spionage ist in Deutschland strafbar und wir lassen nicht zu, dass Herr Erdogan seine Einschüchterungs-Methoden auf deutschen Boden exportiert!
Viele Menschen grade in unserem Alter meinen, der Rechtsstaat sei eine Selbstverständlichkeit. Die aktuellen Ereignissen in vielen Teilen der Welt zeigen uns, dass das nicht so ist: der Rechtsstaat ist ein Wert den wir schätzen und bewahren müssen!
Hôm nay, một lần nữa, Liên đoàn Thẩm phán Đức lại trao giải Nhân quyền. Đây là một việc vô cùng tốt đẹp. Những sự kiện đang xảy ra tại Syria cũng như tại nhiều nơi khác trên thế giới cho thấy việc cam kết bảo vệ nhân quyền quan trọng đến mức nào. Ở nhiều quốc gia, nhà nước pháp quyền cũng như công lý đang chịu áp lực lớn. ... Tôi vô cùng tôn trọng các vị thẩm phán đang can đảm duy trì sự độc lập, trung thành với ý thức hệ của mình. Sự dũng cảm này xứng đáng tình đoàn kết của chúng ta! Tôi xin cám ơn Liên đoàn Thẩm phán, cũng như Hiệp hội luật sư Đức và Luật sư đoàn Liên bang, đang tham gia ủng hộ những đồng nghiệp đang bị chèn ép khắp nơi trên thế giới.
Đoàn kết cũng là một dấu hiệu quan trọng chống lại những kích động của chủ nghĩa dân túy: chúng ta có thể khác biệt vì nguồn gốc, ngôn ngữ hoặc tôn giáo, nhưng chúng ta liên kết trong niềm tin nơi nhà nước pháp quyền, nơi sự phân quyền và tính độc lập của các tòa án. Những giá trị này mạnh hơn bất kỳ chủ nghĩa dân tộc nào! Do đó, với cương vị Chính phủ Liên bang, chúng ta sẽ bảo vệ các giá trị này với tất cả sức mạnh của chúng ta. Chúng ta dựa vào pháp luật để làm việc, và cũng (chú tâm) chống lại các dịch vụ tình báo nước ngoài. Cám ơn bên Tổng công tố Liên bang đã rất tích cực trong vấn đề này, bởi vì có một điều rất rõ ràng: Tại Đức, hoạt động tình báo là một vấn đề phạm pháp và chúng ta sẽ không cho phép ông Erdogan (3) xuất cảng những phương pháp hăm dọa của ông qua lãnh thổ Đức!
Nhiều người trong độ tuổi của chúng ta nghĩ rằng nhà nước pháp quyền là một điều tất nhiên. Nhưng các sự kiện đang xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới cho thấy rằng không phải như vậy: Nhà nước pháp quyền là một giá trị mà chúng ta phải biết trân quý và bảo vệ!
Bắt tay vào việc
Sau lễ nhậm chức tại Berlin trưa ngày 14/03/2018, tân Bộ trưởng Bộ Ngoại giao CHLBĐ Heiko Maas đã ra thẳng phi trường để bay qua Paris gặp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Pháp, ông Jean-Yves Le Drian. Hai bên đã cùng lên tiếng ủng hộ việc nữ Thủ tướng Anh Theresa May cáo buộc Nga đứng sau vụ đầu độc cựu điệp viên Sergei Skripal, theo kết luận điều tra của cảnh sát Anh.
Tùy theo mức quan trọng, một lúc nào đó, Bộ trưởng Maas sẽ mở hồ sơ "Việt Nam" với những vấn đề phức tạp nhưng không hoàn toàn mới lạ với ông.
Chú thích:
Hiến pháp của Đức tên là Luật cơ bản. Luật cơ bản bao gồm những qui định luật pháp và chính trị quan trọng nhất của Cộng hòa Liên bang Đức. Ví dụ như trong hiến pháp có nêu việc Đức là một quốc gia dân chủ. Điều đó có nghĩa là: Mỗi người đều có thể tham gia vào đời sống chính trị, ví dụ như tham gia các đoàn thể, phong trào, công đoàn hoặc đảng phái. Những đảng phái chính trị có các chương trình và mục tiêu khác nhau. Những đảng phái lớn nhất ở Đức là CDU (Đảng liên minh dân chủ thiên chúa giáo), SPD (Đảng dân chủ xã hội Đức), Liên minh 90/Đảng Xanh, FDP (Đảng dân chủ tự do) và Đảng cánh trái. Và còn nhiều đảng phái nhỏ khác.
(3) Recep Tayyip Erdogan: đương kim Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ
T.Q.
Nguồn: bxvn
Ngô Nhân Dụng - nguoi-viet.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét