Nhà văn Trần Nhu
“Nhà văn Trần Nhu.Trước khi đến với nghiệp văn, ông đã có bài viết trên nhiều tờ báo ở hải ngoại như Văn Nghệ Tiền Phong, Quê Mẹ, Sóng Thần vv.. nhưng không dấn thân hoàn toàn vào nghề báo, cũng như trên nhiều trang mạng điện tử trong và ngoài nước như Tự Do Ngôn Luận, báo Sinh Viên trong nước… Đối Thoại, Thông tin Belin, Diễn Đàn Thế Giới, Việt Vùng Vịnh vv…
<!>
Sống dưới chế độ cs tiếp xúc với sự thật, với những bi kịch làm cho ông thấu hiểu một cách sâu sắc về sự vô đạo của xã hội và những oan trái đắng cay cũng như thân phận con người. Vốn sống đó của ông ngày càng phong phú và thêm nặng trĩu hành trang, mà báo chí riêng không thôi thì không đủ sức chuyển tải, do vậy ông buộc phải tận dụng sức mạnh của văn chương song song với sức mạnh của báo và các trang mạng điện tử, để chia sẻ những cay đắng, tủi nhục với tha nhân cùng với khát khao cho một nước Việt Nam độc lập tự do.
Với tài năng bẩm sinh, thêm một trái tim yêu quê hương lồng cháy, chỉ sau một thời gian ngắn, ông đã cho ra lò hàng loạt truyện ngắn, tiểu thuyết và những bài viết nẩy lửa gây (sốc) bài nào cũng hay và đều gây được tiếng vang, không chỉ ở hải ngoại mà cả trong nước. Mỗi câu chuyện, mỗi bài viết, một đoạn văn của ông như nhát dao đâm thẳng vào những ung nhọt của xã hội đương thời.Ta cũng không nên quên rằng ông là tác giả của bộ sách Tinh Thần Phật Giáo Nhập Thế Nguồn Sống XB 2005 và cuốn Thăng Long Xưa Hà Nội Nay XB 2010 trước đó là truyện dài Cô Gái Hà Nội, Viên Trung Tá Pháo Binh xuất bản từ năm 1990 sau năm 2000 xuất hiện trên các trang mạng trong nước là Tướng Đi Đêm vv.. gây cho độc giả cảm xúc mạnh nhất là truyện Cổng Trời, …Thật vậy, đọc xong, gấp cuốn sách lại, độc giả rùng mình. Lúc này, chỉ còn đọng lại một cảm giác: Cổng Trời đã diễn tả, khắc họa những điển hình nổi bật nhất về một xã hội quái thai có thật nhưng vượt khỏi mọi hình dung của con người và chỉ có thể khắc họa nó với không khí, với môi sinh đặc trưng trong cơn lên đồng với thủ pháp tái hiện ác mộng trong truyện Mẹ Đi Tìm Con Gái. Đó cũng là thi pháp đặc trưng của Trần Nhu.”
(Trích lời giới thiệu Tác Giả Đại Họa Diệt Chủng của NHD)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét