Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 20 tháng 4, 2017

Chủ tịch Hà Nội tìm cách hạ nhiệt ‘điểm nóng’ Đồng Tâm

Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung.
Ông Nguyễn Đức Chung chiều 20/4 đã về huyện Mỹ Đức để, theo lời ông, “đối thoại với người dân xã Đồng Tâm”, sáu ngày sau khi bùng phát căng thẳng quanh chuyện giải tỏa đất.
<!>
Người đứng đầu thành phố Hà Nội đi tới quyết định trên sau khi xuất hiện nhiều lời kêu gọi ông tới đối thoại trực tiếp, trong khi căng thẳng chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
... Cái cuộc hôm nay có mờinhưng nói.
Tuy nhiên, thay vì tới xã Đồng Tâm, nơi dân làng hiện còn giữ khoảng hai chục cảnh sát cơ động cũng như thiết lập “các tuyến phòng thủ”, ông Chung chỉ dừng chân ở trụ sở huyện.
Tới tối ngày 20/4, nguồn tin từ trong nước cho hay, chủ tịch Hà Nội đã phát biểu trước sự hiện diện của quan chức địa phương mà không có người dân.
Ông nói: “Lãnh đạo thành phố, mà trực tiếp là tôi, sẽ đối thoại với người dân, nhân dân xã Đồng Tâm. Cái cuộc hôm nay có mời nhưng mọi người không ra. Chúng tôi sẽ tiếp tục mời người dân đối thoại vào thời gian ngắn nhất, sớm nhất, có thể ngay trong ngày mai hoặc ngày kia”.
Tới tối ngày 20/4, 20 cảnh sát cơ động vẫn còn bị dân làng Đồng Tâm giữ.
Tới tối ngày 20/4, 20 cảnh sát cơ động vẫn còn bị dân làng Đồng Tâm giữ.
Ông Chung cũng cho biết rằng Hà Nội đã “ra quyết định thanh tra toàn diện quá trình xử lý đất đai liên quan đến khu vực xã Đồng Tâm”, và kết quả sẽ được công bố “sau 45 ngày”.
Trong khi đó, ông Bùi Viết Hiểu, đại diện cho người dân, được báo chí trong nước trích lời kêu gọi lãnh đạo Hà Nội về hẳn xã Đồng Tâm để “tháo gỡ sự việc”.
Quan trọng nhất là phải đả bảo Thuyết nói.
Dưới góc nhìn của một người từng làm việc trong cơ quan lập pháp của Việt Nam, cựu đại biểu quốc hội Nguyễn Minh Thuyết nói với VOA Việt Ngữ: “Người dân ở đấy nên thông qua những đại diện của mình, gặp gỡ chính quyền và đại diện chính quyền giải quyết. Giải quyết theo hướng nào thì chính quyền sẽ phải tính. Nhưng tôi nghĩ tốt nhất phải đối thoại với dân”.
VOA Việt Ngữ không thể liên lạc được với đại biểu quốc hội thành phố Hà Nội đại diện cho các cử tri huyện Mỹ Đức.
Một bài báo của tờ Dân Việt đưa tin rằng ngày 21/4, ba nhà lập pháp của thủ đô sẽ tới huyện này để “giải đáp và tiếp thu các ý kiến, kiến nghị của cử tri”. Chưa rõ là vấn đề tranh chấp ở xã Đồng Tâm có được mang ra thảo luận hay không.
Về lời khuyên dành cho các đại biểu đương nhiệm chuyên trách huyện Mỹ Đức, ông Thuyết nói: “Tôi nghĩ rằng các đại biểu cần về tiếp xúc với dân để xem cụ thể tình hình diễn biến như thế nào, nguyên nhân ở đâu và người dân có kiến nghị gì. Quan trọng nhất là phải đảm bảo quyền lợi cho dân, cái gì mình làm sai thì mình phải sửa. Dù có căng thẳng đến mấy mà mình thấy khuyết điểm mà mình sửa thì dân cũng bỏ qua. Để nó căng thẳng như thế này thì có thể do xử lý sai”.
Dân Đồng Tâm dựng chướng ngại vật trên đường làng kể từ cuối tuần trước.
Dân Đồng Tâm dựng chướng ngại vật trên đường làng kể từ cuối tuần trước.
Chiều 20/4, tại một cuộc họp báo ở Hà Nội, nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đã trả lời câu hỏi về khả năng chính quyền thành phố Hà Nội áp dụng biện pháp mạnh để giải cứu cán bộ đang bị người dân Mỹ Đức giam giữ.
Bà Hằng nói rằng cơ quan chức năng Hà Nội “đang giải quyết tình hình theo đúng quy định pháp luật, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của các bên liên quan”.
Nữ phát ngôn viên cũng nói rằng cần xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật.

Còn phát biểu tại trụ sở huyện Mỹ Đức, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung lên tiếng kêu gọi dân làng “thả người” cũng như “dỡ chướng ngại vật”.
Trả lời VOA một ngày trước đó, một người dân không muốn nêu tên nói rằng việc bắt các cảnh sát cơ động làm con tin là do “bức xúc quá” và “chỉ có làm như thế thì mới giải quyết được vấn đề”.
Ông Bình Lê, một nhà hoạt động xã hội ở Việt Nam, viết trên trang Facebook: “Tôi cũng mong những người dân Hà Nội quan tâm đến Đồng Tâm. Hãy thực hành quyền "theo cách của bạn, cách tôn trọng tự do, bình đẳng, nhân phẩm của người khác chứ không phải cách trấn áp và tước đoạt!”

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét