LONDON, Anh (NV) - Cựu nhân viên tình báo Nga Anna Chapman từng được các sếp lớn bảo phải tìm cách dụ dỗ Edward Snowden, Daily Mail trích dẫn lời của một cựu nhân viên tình báo FSB, hậu thân KGB của Nga, đào thoát kể lại hôm Chủ Nhật.
Nữ điệp viên Ann Chapman của Nga. (Hình: Sergei Karpukhin/AFP/Getty Images)
|
Edward Snowden là nhân viên làm theo hợp đồng cho cơ quan an ninh Hoa Kỳ (NSA), hiện được Nga cho tạm trú sau khi bị Mỹ truy nã về tội phản quốc vì phát tán vô số hồ sơ mật.
Cô Chapman là con gái một nhân viên KGB cao cấp, bị Hoa Kỳ bắt cùng 9 người khác vào năm 2009 về tội hoạt động trong đường dây phục vụ cho cơ quan tình báo ngoại vi Nga, và sau đó được trả về nước qua một cuộc trao đổi gián điệp.
Người cựu nhân viên KGB đào thoát này, ông Boris Karpichkov, tố cáo rằng một kế hoạch được trao cho cô Chapman, 32 tuổi, là phải tìm cách giữ Edward Snowden, 31 tuổi, ở lại Moscow, để Nga có thể tiếp tục thẩm vấn ông.
Hồi Tháng Bảy, 2013, cô Chapman từng gửi cho ông Snowden một tweet đề nghị ông cưới cô, điều mà cô từ chối khi được NBC phỏng vấn hồi Tháng Chín, 2013.
Theo ông Karpichkov, nếu ông Snowden chấp thuận thì ông sẽ đương nhiên được quyền có quốc tịch Nga. Một khi trở thành công dân, ông phải xin phép mỗi khi muốn rời khỏi nước.
Ông Karpichkov trốn sang Anh sau 15 năm làm việc cho KGB, tên của cơ quan tình báo thời Liên Xô cũ, nhưng vẫn còn liên lạc với nhiều nguồn ở Moscow.
Theo ông, ông Snowden trở nên “lo lắng cho hậu quả” một khi có ràng buộc với cô Chapman.
Ông Rupert Allason, cựu thành viên bảo thủ Quốc Hội Nga, cho rằng, cô Chapman “quá thành thạo để sống chung với một người Mỹ.” (TP)
_________________________
10 món ăn côn trùng kinh dị trên thế giới
1. Gián
Khó có thể tưởng tượng nổi loài vật hôi hám và bẩn thỉu này lại có thể chế biến thành món ăn ở Trung Quốc. Ông Wang Fuming nuôi hàng triệu con gián tại một nhà kho ở ngoại ô thành phố Tế Nam và ấp ủ kế hoạch quảng bá món gián chiên để trở thành đặc sản đối với người dân toàn đại lục vì cho rằng chúng rất giàu protein. Thậm chí, một du khách Mỹ thưởng thức gián chiên tại nhà Wang cho biết món đó giống như khoai tây chiên kiểu Pháp và để lại dư vị mạnh sau khi ăn.
Ngoài việc chiên gián để ăn, Wang còn bán hàng tấn gián cho các công ty dược ở Trung Quốc để làm nguyên liệu cho các loại thuốc chữa bệnh về dạ dày, tim và gan.
2. Bọ rệp
Mexico có từ 300 đến hơn 500 loài côn trùng, trong đó bọ rệp là loài ăn được và được coi là món ăn quý hiếm như trứng cá muối. Với lượng protein gấp đôi thịt bò, các loài bọ rệp từ lâu đã trở thành nguồn cung cấp dinh dưỡng chính cho gần 20 triệu bần nông ở đất nước Mexico. Ở nhiều thành phố miền Nam Mexico, bọ rệp đã trở thành món khổ biến trong các bữa ăn.
3. Sâu bướm Mopane
Sâu bướm thường được thu hoạch sau bão ở các nước Nam Phi, đặc biệt là ở Zimbabue. Một trong những bước đầu tiên cho việc chế biến món này là ép và lấy các thành phần bên trong của nó ra, thành phần này giống như một chất nhờn màu xanh nhạt. Sâu bướm Mopane thường được ăn khô như khoai tây chiên giòn, hoặc được nấu chín rồi phủ sốt. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sâu bướm có hàm lượng protein gấp ba lần thịt bò. Ngoài ra, theo FAO, sâu bướm Monape còn là một nguồn cung cấp đáng kể các chất kali, natri, canxi, phốt pho, magie, kẽm, mangan, đồng.
4. Nhện Tarantula
Đây là món ăn độc nhất vô nhị chỉ có ở Campuchia. Bạn có thể tìm thấy món nhện chiên giòn hoặc nhện nướng từ trong các nhà hàng sang trọng cho đến các quán vỉa hè ở đất nước này. Người ta thường ăn món này với nước chấm chanh ớt. Những chiếc chân lông lá được chiên lên có vị như đuôi tôm còn phần thân được ví như món gà đen.
5. Mối
Mối có mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới. Mối là một món ăn giàu protein phổ biến ở châu Phi, có thể ăn sống, nướng trên than hoặc chiên trong dầu và có mùi vị giống như cà rốt. Loài mối ở châu Phi thậm chí có kích thước dài hơn 7cm. Chúng có chứa một lượng calo cao và thường được ăn sống.
6. Ấu trùng giòi Huhu
Ấu trùng giòi là món ăn truyền thống của bộ tộc Maori ở New Zealand. Chúng sống trong các thân cây mục rữa nên rất giàu protein. Đặc biệt, khi xào hoặc rang các ấu trùng Huhu có hương vị giống như món gà chiên bơ.
7. Bọ cánh cứng khổng lồ
Những con bọ cánh cứng được chiên hoặc nướng lên để trở thành một món ăn khoái khẩu của nhiều người. Người ta cho rằng nó có mùi vị giống như là sò điệp. Món ăn này rất phổ biến tại Thái Lan, nơi mà trong tự nhiên có rất nhiều bọ cánh cứng.
8. Trứng muỗi
Trứng muỗi này có thể dễ dàng tìm thấy ở các chợ Mexico. Sau khi những quả trứng được lấy từ những cây sống gần mặt nước, chúng sẽ được sấy khô và sau đó nướng lên. Có thể ăn kèm với bánh mỳ rất ngon.
9. Bọ cạp
Món ăn này rất được ưa chuộng ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Tất nhiên là những con bọ cạp này đã được loại bỏ độc tố trước khi chế biến. Đây được cho là món ăn giàu protein, nhưng không phù hợp với phụ nữ mang thai. Mùi vị của nó cũng khá ngon, giòn, hơi giống mùi vị của cua chiên. Nhưng khi ăn tới phần đuôi có thể bạn sẽ cảm thấy hơi cứng và đắng.
10. Trứng kiến đen
Trứng của loài kiến đen khổng lồ có tên khoa học Liometopum là một món ăn ưa thích của người dân tại một số vùng trên đất nước Mexico. Việc lấy những quả trứng kiến này là một công việc không hề thú vị chút nào bởi loài kiến khổng lồ này có nọc khá độc.
___________________________________________
Chuyện tình Lan Điệp và sự ghép nhạc Rap kém văn hóa tại Việt Nam
T5, 12/04/2014 - 18:01
Trong một tiết mục trình diễn của cặp đôi hòan hảo Nam Cường & Quế Vân ngày 16/11/2014 trong nước, với ca khúc Chuyện Tình Lan Và Điệp 1 của Lê Minh Bằng, hai người này đã hát mấy câu nhạc Rap thật kém văn hóa và gây phẫn nộ cho khán giả. Một bài hát đã làm rung động hàng triệu trái tim từ nhiều năm trước, nay bỗng chen vào những câu nói như sau:
“Lan ơi hãy mở cửa đi Lan. Anh trở về đi. Anh tới làm quà thứ gì. Yêu em anh không đòi quà. Mà em cần gì, anh cũng sẽ chi. Một chiếc Audi, một túi LV. Hay là ta xách vali, mình tới Paris cùng đi du hí. Em không cần gì, chỉ cần tình si, đấy là anh đừng có bồ nhí”
Nhà văn Nguyễn Công Hoan năm 1933 đã viết cuốn tiểu thuyết Tắt Lửa Lòng, ghi lại chuyện tình ngang trái giữa đôi trai gái. Cô gái tên Lan, chàng trai tên Điệp cùng yêu nhau tha thiết; nhưng Điệp bị gài bẫy phải cưới một cô gái con nhà quyền thế mà cô này mang thai với một kẻ khác. Lan buồn quá vào chùa đi tu nhưng vẫn còn yêu Điệp và mang tâm bệnh. Nàng qua đời trong bệnh viện bên cạnh người yêu lúc đó đã trở thành bác sĩ Điệp, để lại sự thương tiếc cho mọi người.
Năm 1936 truyện Tắt Lửa Lòng được dựng thành vở cải lương Lan Và Điệp với sọan giả Trần Hữu Trang. Năm 1948, một vở cải lương khác được thu âm vào hãng đĩa Asia với tựa đề Hoa Rơi Cửa Phật. Năm 1970, đòan kịch Kim Cương diễn vở Lan Và Điệp mà Kim Cương thủ vai Lan. Và một vở cải lương khác lấy tên là Chuyện Tình Lan Và Điệp của sọan giả Loan Thảo và Thế Châu rất ăn khách.
Về mặt cổ nhạc thì đầu thập niên 1940, sọan giả Viễn Châu đã viết bản vọng cổ Hoa Rơi Cửa Phật dựa vào cốt chuyện đó; nữ danh ca Út Bạch Lan nổi tiếng với bản này.
Về tân nhạc thì năm 1965 ba bài hát Chuyện Tình Lan Và Điệp 1, 2, 3 ký tên tác giả là Mạc Phong Linh & Mai Thiết Lĩnh ra đời được giới yêu ca nhạc ái mộ. Tác giả thật chính là nhóm Lê Minh Bằng gồm nhạc sĩ Lê Dinh, Minh Kỳ, Anh Bằng. Với điệu Bolero và nét nhạc dễ nghe, kể lại câu chuyện tình của Lan Và Điệp đã làm rung động hàng triệu trái tim. Riêng bản Chuyện Tình Lan Và Điệp 1 được ưa thích hơn hai bản sau; đã bán với số lượng bản nhạc lẻ cao nhất trong tủ nhạc của nhóm Lê Minh Bằng; và bản Chuyện Tình Lan Và Điệp được coi là một trong những ca khúc nổi tiếng nhất của làng tân nhạc Miền Nam trước 1975. Lại có thêm bản tân cổ giao duyên Chuyện Tình Lan Và Điệp của soạn giả Viễn Châu kết hợp vọng cổ và 3 bản tân nhạc này, được nhiều nghệ sĩ cải lương trình diễn.
Về mặt phim ảnh, đã có cuốn phim Tình Lan Và Điệp năm 1972 của hãng phim Dạ Lý Hương, và năm 1990 là phim Lan Và Điệp.
Các vở cải lương, vở kịch, phim ảnh thì dài dòng. Nhưng riêng chỉ một ca khúc Chuyện Tình Lan Và Điệp hát trong vòng năm phút là tóm tắt đủ câu chuyện và phổ biến khắp nơi, mọi thời. Ca khúc Chuyện Tình Lan Và Điệp đã góp phần rất lớn trong việc phổ biến tác phẩm bất hủ này.
Sau tháng 4 năm 1975, miền Nam thất thủ, nhà cầm quyền Việt Cộng cấm đóan tất cả văn hóa phẩm của Việt Nam Cộng Hòa. Vài năm gần đây, họ cho phép phổ biến một phần các tác phẩm của chế độ Sài Gòn trước năm 1975. Và vở cải lương với chủ đề Lan Và Điệp được trình diễn trở lại.
Trong cuộc thi Cặp Đôi Hòan Hảo tổ chức trong nước, cặp Nam Cường và Quế Vân đã song ca bản Chuyện Tình Lan Và Điệp 1. Màn vũ phụ diễn trông rất công phu, nhưng màn hát nhạc Rap chen giữa bài hát đã làm khán giả khắp nơi ngỡ ngàng, bực mình vì không ngờ đọan được gọi là “ sáng tạo” nhạc Rap đó chẳng ăn nhập gì đến bài hát, và nói lên sự kém văn hóa của giới trình diễn.
Đành rằng trong nghệ thuật rất cần sự sáng tạo, nhưng sự sáng tạo đòi hỏi phải có trình độ kiến thức, trình độ kỹ thuật và trình độ thưởng thức nghệ thuật ở một mức tối thiểu nào đó. Sự gán ghép đọan nhạc Rap nói trên, xen vào giữa một ca khúc nổi tiếng được ưa chuộng trong giới tân nhạc đã làm nhiều khán giả phải đau lòng trước trình độ yếu kém văn hóa của giới trẻ trình diễn trong nước và ngay cả đối với giới hữu trách về nghệ thuật tại Việt Nam hiện thời.
Một nền giáo dục xuống cấp, một chính sách ngu dân, một chế độ kiểm duyệt khắt khe do những cán bộ thấp kém đìều hành đã kéo một nền văn hóa nghệ thuật của dân tộc đi xuống trong mấy chục năm Cộng sản cai trị đất nước Việt Nam.
Hiện nay phong trào hát lại các ca khúc của Sài Gòn năm xưa đang nở rộ trong nước. Những ca khúc cũ của miền Nam Việt Nam truớc năm 1975 bây giờ là cái gì mới, cái gì hay; khác với thái độ hận thù muốn xóa bỏ lọai văn hóa này lúc CSVN mới chiếm Miền Nam.
Hậu quả của chính sách ngu dân, chính sách văn hóa thấp kém của một chế độ độc tài, độc đảng đã làm cho đất nước chịu nhiều thảm họa. Cứ vài ngày thì báo chí lại đưa tin những tệ nạn trong xã hội từ mọi lãnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục. Và sự gán ghép đọan nhạc Rap của cặp đôi Nam Cường & Quế Vân trong bản Chuyện Tình Lan Và Điệp 1 của Lê Minh Bằng là một thí dụ rõ ràng nhất.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét