Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 27 tháng 12, 2014

MÙA ĐÔNG NÓI QUA VỀ CHỨNG HẮT HƠI - tka23 post

Đã từng có người  nói  rằng, hắt hơi khi cố gắng mở mắt sẽ làm bay mắt của chúng ta  ra ngoài không? Câu nói ấy liệu có chính xác và đâu là sự thật đằng sau những cái hắt hơi của con người. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho chúng ta những hiểu biết  rõ rang  hơn về hiện tượng tự nhiên này của con người.
Trước hết, cần phải hiểu hành động hắt hơi của con người là gì? Dựa theo  khoa học, người ta quan niệm rằng hắt hơi chính là một cách thức tự bảo vệ của cơ thể để thổi bay các dị vật như bụi bẩn, phấn hoa, lông vật nuôi hay các chất dị ứng ra khỏi cơ quan hô hấp.
Cũng có một số người thì hắt hơi khi tiếp xúc với thời tiết lạnh và mắc phải các căn bệnh mùa đông như cảm lạnh. Khi đó, khoang mũi sẽ bị sưng và trở nên nhạy cảm hơn bình thường. Do vậy, thường chỉ một tác động nhỏ của môi trường là người bị cảm cũng có thể hắt hơi.
Tại sao chúng ta lại "nhắm mắt" mỗi khi hắt hơi?
 Hắt hơi theo thong thường  là tự động, khi một chất gây kích thích tiếp xúc với niêm mạc mũi thì các dây thần kinh trong khoang mũi sẽ gửi đi một thông điệp tới phần dưới não bộ hay còn gọi là tủy. Sau đó, não sẽ nhận lệnh và kích thích  các tác động cần thiết khiến cơ thể hắt hơi.
Các nhà khoa học tính toán rằng, trải qua tiến  trình từ việc lấy khí tác động từ phổi, sự phối hợp của các cơ ngực và cơ hoành thì hiện tượng hắt hơi mới có thể diễn ra. Mỗi một lần hắt hơi, số lượng giọt chất nhầy (nước bọt và dịch nhầy) bắn ra có thể từ 2.000 cho tới 5.000 giọt và vận tốc có thể đạt tới 112.6 - 160km/h. Phạm vi tác động của các giọt chất nhầy cũng khá xa khi kéo dài tới 152.4cm.
Tuy nhiên, có một sự thật hiển nhiên rằng không ai có thể hắt hơi mà không nhắm mắt. Vậy lý do đó là gì và nếu như có thể mở mắt thì việc hắt hơi sẽ như thế nào và có chuyện gì xảy ra hay không?

Mắt nối với phần hộp sọ của con người như thế nào?

Có nhiều người truyền miệng nhau rằng, việc hắt hơi khi mở mắt có thể làm "văng" mắt của người hắt hơi ra ngoài. Nhưng đó có phải sự thực? Để tìm được câu trả lời bạn sẽ phải hiểu mắt bạn có cấu trúc ra sao và sự gắn kết của nó với phần hộp sọ của con người như thế nào.
Hãy thử tưởng tượng những lúc bạn ngắm nhìn đôi mắt của bạn di chuyển trước gương bạn sẽ thấy rằng, không phải tự nhiên mà mắt có thể di chuyển dễ dàng được như vậy. Vậy thì do đâu? Đó là nhờ vào sự hỗ trợ của các cơ mắt ở phía bên trong hộp sọ.
Mắt cũng có rất nhiều cơ quan  đặc biệt, điển hình như nhấp nháy liên tục để làm ướt niêm mạc hay che lại kịp thời khi phát hiện có vật lạ xâm nhập. Mắt có cấu tạo khá đặc biệt với một đường ống nhỏ thông phía sau mũi. Điều này cũng lý giải tại sao khi chúng ta khóc thường hay dẫn tới chảy nước mũi. Và cũng với lý do ấy, người ta đi chứng minh ngược lại rằng hắt hơi cũng sẽ làm người ta có thể ra nước mắt nhưng không chảy ra ngoài hẳn. Đó là do áp lực từ mỗi cú hắt hơi có thể làm tạm thời chặn tuyến lệ tiết nước mắt ra ngoài.
Tại sao chúng ta lại "nhắm mắt" mỗi khi hắt hơi?

Tại sao mắt lại "nhắm" khi hắt hơi?

Có thể hiểu đơn giản rằng, việc mắt nhắm lại đó là một cơ chế phòng thủ của đôi mắt.Nó giúp tránh vi khuẩn và vi trùng có thể xâm nhập vào bên trong. Tuy nhiên, thực sự thì có rất nhiều cách để lý giải cho việc mắt nhắm lại trong lúc hắt hơi. Một trong số những lý giải được công nhận nhiều nhất, đó chính là phản ứng tự động không có mục đích thực sự của cơ thể.
Theo đó, cách mắt nhắm lại trong lúc hắt hơi có nhiều điểm khá tương đồng với cơ chế phản xạ khi gõ nhẹ vào đầu gối. Và chắc chắn rằng, không chỉ có cơ mắt mới phản ứng với các tác động từ hắt hơi mà còn rất nhiều các cơ khác trên cơ thể con người cũng vậy.
Thực tế đã cho thấy, có khá nhiều trường hợp người ta không thể kiểm soát được nước tiểu khi hắt hơi dẫn tới rò rỉ ra ngoài. Như vậy, rõ ràng là có những tác động nhất định từ việc hắt hơi lên toàn bộ cơ thể của con người khiến nảy sinh ra nhiều hiện tượng khác nhau.
Do đó nếu như bạn vẫn còn đang phân vân tự hỏi, mắt bạn nhắm lại để làm gì trong lúc hắt hơi thì câu trả lời khá đơn giản. Đó chính là do cơ thể bắt buộc đôi mắt phải đóng lại trong lúc hắt hơi, dù cho đó là những phản ứng không thực sự có mục đích rõ ràng.Hay nói một cách khác, bằng một sự phối hợp và gắn kết rất tinh vi nào đó mà các bộ phận trên cơ thể của con người đều có thể tác động và tương tác lẫn nhau một cách dễ dàng

ĐỌC THÊM
HẮT HƠI - NHẢY MŨI
Hắt hơihắt xì hay nhảy mũi, là sự phóng thích không khí từ phổi ra ngoài thông qua mũi và miệng, thường gây ra bởi sự kích thích niêm mạc mũi của các vật thể nhỏ bên ngoài cơ thể. Sự hắt hơi xảy ra giống như một vụ nổ và là một hành động không tự ý và không kiểm soát được[1].
Hắt hơi có thể gây ra bởi việc nhận thấy một mùi lạ, tiếp xúc đột ngột với ánh sáng, thay đổi đột ngột (thường là giảm) của nhiệt độ, sự đầy hơi trong dạ dày, nhiễm virus, hoặc một vài nguyên nhân hiếm khác như bắt đầu ăn kẹo cao su, sau khi tập thể dục, nhổ lông mày, hoặc sau khi quan hệ tình dục...[2]
APhản xạ hắt hơi kéo theo sự co lại của một số  khác nhau, thường bao gồm cả mí mắt. Nhiều người tin rằng không thể mởmắt trong khi hắt hơi. Tuy nhiên, điều này đã được chứng minh là không chính xác[3].

Sự thật

  • Hắt hơi là một phản xạ không điều kiện  không thể dừng lại được một khi nó đã bắt đầu.
  • Nhiều nguồn thông tin cho biết tốc độ của luồng không khí và các hạt nước bắn ra khi hắt hơi  trong khoảng 25 km/g cho đến hơn 125 km/g với những thí nghiệm sử dụng máy ảnh tốc độ cao[4][5][6][7].
  • Các hạt nước được phóng ra có thể đi xa 1,5 m đến 3 m[8].
  • Không thể hắt hơi trong khi ngủ vì phần não bộ điểu khiển phản xạ này cũng nghỉ ngơi vào lúc đó[9][10].
  • Hầu hết các động vật thuộc siêu lớp động vật bốn chân, trừ cá voi, đều có hành động hắt hơi[11], kể cả chim[12][13], lưỡng cư  bò sát.
  • Kỷ lục hắt hơi dài nhất hiện nay được cho là thuộc về Donna Griffiths, một cô gái người Anh. Donna đã bắt đầu hắt hơi từ ngày 13 tháng 1 năm 1981, khi ấy cô 12 tuổi, và kết thúc vào ngày 16 tháng 9 năm 1983, tổng cộng 978 ngày. Ước tính Donna đã hắt hơi hơn 1 triệu lần trong năm đầu tiên, với mỗi lần cách nhau 1 phút khi bắt đầu và chậm đi còn 5 phút khi gần kết thúc giai đoạn này[17][18][19][20].

Dịch tễ học

Mặc dù là vô hại ở những người khỏe mạnh, hắt hơi có thể lan truyền bệnh dịch qua những giọt nước rất  nhỏ, thường từ 0,5 đến 5 µm, có chứa virus  gây bệnh. 40.000 giọt nhỏ như vậy có thể được phóng ra  trong một lần hắt hơi[21]. Để giảm thiểu nguy cơ lây bệnh, ta nên dùng cẳng tay hoặc khuỷu tay che miệng và mũi khi hắt hơi. Sử dụng bàn tay tiền, tay nắm cửa, nút nhấn, tay cầm

Ngăn ngừa

Cách ngăn chặn hắt hơi  là thở ra từ từ và sâu để loại bỏ toàn bộ lượng không khí trong phổi sẽ được dùng cho việc hắt hơi, sau đó nín thở và đếm đến mười hoặc nhẹ nhàng kẹp chặt sống mũi trong vài giây.

Phương pháp để làm giảm hắt hơi nói chung là giảm sự tương tác với các chất kích thích, chẳng hạn như hạn chế ở gần vật nuôi để tránh lông của chúng,  luôn lau sạch bụi bám trên đồ đạc, thay thế thường xuyên bộ lọc cho máy điều hòa không khí, máy lọc khí hay thiết bị giữ ẩm. Tuy nhiên, một số người lại cảm thấy hắt hơi rất thú vị và không muốn ngăn chặn việc này[22].
View Full Size Image

Không có nhận xét nào: