Chuông điểm đón chào lễ Giáng Sinh 2014 đã đi qua và đang chuẩn bị bước vào Năm mới 2015. Cầu cho trái đất mãi thanh bình và con người biết thương yêu nhau hơn và hạnh phúc.
Y Vân: Xa Vắng
Tiếng hát & Ngâm thơ: Hồng Vân & Bảo Yến
Kính,
NNS....................................................................................................................
(1) Bùi Văn Phú: Con hẹn đầu Xuân sẽ về - I will be home for Christmas
Ba mươi năm qua tôi không còn đón Tết trên quê hương Việt Nam vì nhiều nguyên do. Buổi đầu ly hương, xa gia đình, ra đi và coi như không có ngày trở về thì Tết không biết phải làm gì hơn là trùm chăn, nghe mưa lạnh rơi nơi xứ Mỹ mà lòng ray rứt nỗi nhớ bố mẹ, các em, nghe lại vài bài nhạc Xuân mà nước mắt ngắn dài. Nhiều người Việt biết bài hát “Xuân này con không về” của Trịnh Lâm Ngân qua giọng ca Duy Khánh, có lời:
Con biết bây giờ mẹ chờ tin con / Khi thấy mai đào nở vàng bên nương
Năm trước con hẹn đầu xuân sẽ về / Nay én bay đầy trước ngõ / Mà tin con vẫn xa ngàn xa…
Bài hát được sáng tác lúc chiến tranh đang diễn ra trên đất nước Việt Nam, khi những người lính Cộng Hòa và tất cả những anh bộ đội đi B thường vắng nhà vào ngày lễ Tết. Với hoàn cảnh xa nhà, xa mẹ già em thơ và những nỗi nhớ, bài hát dễ đi vào lòng người vì ca từ thể hiện tâm trạng buồn mênh mang của cả một gia đình không được đoàn tụ trong ngày đầu năm linh thiêng.
Nếu con không về chắc mẹ buồn lắm / Mái tranh nghèo không người sửa sang / Khu vườn thiếu mai vàng mừng xuân
Đàn trẻ thơ ngây chờ mong anh trai / Sẽ đem về cho tà áo mới / Ba ngày xuân đi khoe xóm giềng…
Ðoạn đầu bài ca tả tình, tả cảnh không khí mùa xuân đang về, thì đến đoạn sau nghe mới não nùng, đứt ruột gan vì từng ca từ xoáy xoay vào con tim những người sống xa quê hương, xa gia đình nghèo khó đang trông ngóng vào những gói quà gửi về từ bên trời Âu, Mỹ.
Mẹ tôi, nay đã qua Mỹ đoàn tụ cùng con cháu, kể rằng những năm ngay sau 1975 ít ai viết thư về nhà nói là mình đang ở Mỹ vì sợ gia đình bị liên lụy. Chỉ vài năm sau, khi nhà nước cho phép thân nhân nhận quà thì mùa xuân quê nhà cũng vui hơn, nhất là trong những gia đình có thân nhân ở nước ngoài.
Cứ độ gần cuối năm tây là tôi chuẩn bị gửi quà về cho gia đình và các em ăn Tết: những thước vải, những lọ tylenol, những hộp kem đánh răng, những bánh xà-phòng, những thỏi son, lẩn giấu trong đó vài tờ 20 đô-la. Người trong nước Tết về không trông chờ thịt mỡ, dưa hành, bánh chưng, dưa hấu, mứt kẹo mà chờ những thùng quà từ Mỹ, thiếu nó thì Tết cũng vơi đi những niềm vui.
Bây giờ Tết về trong lòng tôi không còn nỗi nhớ nhung da diết như hơn hai mươi năm về trước vì có bố mẹ ở bên và các em tôi không còn nhỏ dại mà cuộc sống từng người đã có gia đình ổn định, cũng như tôi. Còn kỷ niệm tuổi thơ về những ngày Tết ở quê nhà thì vẫn hằn in trong ký ức, đẹp như tập vở học trò với nét chữ mực tím thơ ngây.
Nhưng ba mươi năm sống ở nước ngoài, công việc cũng như gia đình đã hòa nhập vào đời sống mới, không cho phép tôi đi xa khi Tết về nên ước vọng đón Tết ở Việt Nam là điều còn xa vời vợi. Lời ca, tiếng hát của Duy Khánh ngày nay không còn làm rung động lòng tôi nhiều như xưa nữa.
Mấy năm trước tôi và gia đình về Việt Nam dịp cuối năm Dương lịch. Đêm Giáng Sinh có mặt ở Huế, sau khi dự Thánh lễ nửa đêm tại nhà thờ Phủ Cam thì về khách sạn dự tiệc mừng đón Giáng Sinh cho khách nước ngoài và nghe những bài hát Giáng Sinh bằng Anh ngữ đã trở thành quen thuộc trong đời sống hơn hai mươi năm qua, lòng tôi trùng xuống một nỗi buồn:
I’ll be home for Christmas / You can count on me / Please have snow and mistletoe / And presents on the tree
Christmas Eve will find me / Where the love light gleams / I’ll be home for Christmas / If only in my dreams…
[Anh sẽ về kịp đón Giáng Sinh / Em cứ yên tâm tin anh / Hãy đem tuyết và vớ đỏ / Cùng quà treo lên thông xanh / Ðêm Giáng Sinh sẽ có anh / Nơi ánh sáng tình yêu rọi chiếu / Anh sẽ về kịp Giáng Sinh / Nhưng chỉ trong những giấc mơ.]
Tiếng hát Anne Murray, ca từ của Kim Gannon và Walter Kent giờ đây làm tôi thổn thức nhiều hơn là những bài nhạc đón xuân xưa. Ðêm Giáng Sinh ở Huế không phải là lần đầu tiên một ca khúc Giáng Sinh làm rung cảm nỗi sầu xa quê hương mới. Cảm giác đó đã đến với tôi vào hai mươi năm trước khi đang công tác ở một xứ Châu Phi xa xôi.
Ba mươi năm qua tôi không còn đón Tết trên quê hương Việt Nam vì nhiều nguyên do. Buổi đầu ly hương, xa gia đình, ra đi và coi như không có ngày trở về thì Tết không biết phải làm gì hơn là trùm chăn, nghe mưa lạnh rơi nơi xứ Mỹ mà lòng ray rứt nỗi nhớ bố mẹ, các em, nghe lại vài bài nhạc Xuân mà nước mắt ngắn dài. Nhiều người Việt biết bài hát “Xuân này con không về” của Trịnh Lâm Ngân qua giọng ca Duy Khánh, có lời:
Con biết bây giờ mẹ chờ tin con / Khi thấy mai đào nở vàng bên nương
Năm trước con hẹn đầu xuân sẽ về / Nay én bay đầy trước ngõ / Mà tin con vẫn xa ngàn xa…
Bài hát được sáng tác lúc chiến tranh đang diễn ra trên đất nước Việt Nam, khi những người lính Cộng Hòa và tất cả những anh bộ đội đi B thường vắng nhà vào ngày lễ Tết. Với hoàn cảnh xa nhà, xa mẹ già em thơ và những nỗi nhớ, bài hát dễ đi vào lòng người vì ca từ thể hiện tâm trạng buồn mênh mang của cả một gia đình không được đoàn tụ trong ngày đầu năm linh thiêng.
Nếu con không về chắc mẹ buồn lắm / Mái tranh nghèo không người sửa sang / Khu vườn thiếu mai vàng mừng xuân
Đàn trẻ thơ ngây chờ mong anh trai / Sẽ đem về cho tà áo mới / Ba ngày xuân đi khoe xóm giềng…
Ðoạn đầu bài ca tả tình, tả cảnh không khí mùa xuân đang về, thì đến đoạn sau nghe mới não nùng, đứt ruột gan vì từng ca từ xoáy xoay vào con tim những người sống xa quê hương, xa gia đình nghèo khó đang trông ngóng vào những gói quà gửi về từ bên trời Âu, Mỹ.
Mẹ tôi, nay đã qua Mỹ đoàn tụ cùng con cháu, kể rằng những năm ngay sau 1975 ít ai viết thư về nhà nói là mình đang ở Mỹ vì sợ gia đình bị liên lụy. Chỉ vài năm sau, khi nhà nước cho phép thân nhân nhận quà thì mùa xuân quê nhà cũng vui hơn, nhất là trong những gia đình có thân nhân ở nước ngoài.
Cứ độ gần cuối năm tây là tôi chuẩn bị gửi quà về cho gia đình và các em ăn Tết: những thước vải, những lọ tylenol, những hộp kem đánh răng, những bánh xà-phòng, những thỏi son, lẩn giấu trong đó vài tờ 20 đô-la. Người trong nước Tết về không trông chờ thịt mỡ, dưa hành, bánh chưng, dưa hấu, mứt kẹo mà chờ những thùng quà từ Mỹ, thiếu nó thì Tết cũng vơi đi những niềm vui.
Bây giờ Tết về trong lòng tôi không còn nỗi nhớ nhung da diết như hơn hai mươi năm về trước vì có bố mẹ ở bên và các em tôi không còn nhỏ dại mà cuộc sống từng người đã có gia đình ổn định, cũng như tôi. Còn kỷ niệm tuổi thơ về những ngày Tết ở quê nhà thì vẫn hằn in trong ký ức, đẹp như tập vở học trò với nét chữ mực tím thơ ngây.
Nhưng ba mươi năm sống ở nước ngoài, công việc cũng như gia đình đã hòa nhập vào đời sống mới, không cho phép tôi đi xa khi Tết về nên ước vọng đón Tết ở Việt Nam là điều còn xa vời vợi. Lời ca, tiếng hát của Duy Khánh ngày nay không còn làm rung động lòng tôi nhiều như xưa nữa.
Mấy năm trước tôi và gia đình về Việt Nam dịp cuối năm Dương lịch. Đêm Giáng Sinh có mặt ở Huế, sau khi dự Thánh lễ nửa đêm tại nhà thờ Phủ Cam thì về khách sạn dự tiệc mừng đón Giáng Sinh cho khách nước ngoài và nghe những bài hát Giáng Sinh bằng Anh ngữ đã trở thành quen thuộc trong đời sống hơn hai mươi năm qua, lòng tôi trùng xuống một nỗi buồn:
I’ll be home for Christmas / You can count on me / Please have snow and mistletoe / And presents on the tree
Christmas Eve will find me / Where the love light gleams / I’ll be home for Christmas / If only in my dreams…
[Anh sẽ về kịp đón Giáng Sinh / Em cứ yên tâm tin anh / Hãy đem tuyết và vớ đỏ / Cùng quà treo lên thông xanh / Ðêm Giáng Sinh sẽ có anh / Nơi ánh sáng tình yêu rọi chiếu / Anh sẽ về kịp Giáng Sinh / Nhưng chỉ trong những giấc mơ.]
Tiếng hát Anne Murray, ca từ của Kim Gannon và Walter Kent giờ đây làm tôi thổn thức nhiều hơn là những bài nhạc đón xuân xưa. Ðêm Giáng Sinh ở Huế không phải là lần đầu tiên một ca khúc Giáng Sinh làm rung cảm nỗi sầu xa quê hương mới. Cảm giác đó đã đến với tôi vào hai mươi năm trước khi đang công tác ở một xứ Châu Phi xa xôi.
Tôi là con út trong gia đình có tám người con. Anh trai thứ hai của tôi, Phạm Thanh Bình đã qua đời chỉ sau 15 ngày tuổi. Anh sinh đúng chiều 30 tết năm 1970. Mùa đông năm ấy, miền Bắc rất lạnh.
Tám lần mẹ tôi sinh con, chỉ duy nhất sinh tôi là bố tôi ở nhà. Ông là thủy thủ, lênh đênh trên biển trước khi lấy mẹ tôi. Năm tôi 4 tuổi, ông về hưu mất sức. Khi mẹ tôi sinh anh Bình rồi anh qua đời, ông cũng không ở nhà. Tôi may mắn nhất so với các anh chị. Giây phút tôi chào đời được gần cả bố lẫn mẹ. Bảy lần trước, mẹ tôi một mình cắp làn (*) quần áo đi, rồi hôm sau bế đứa con đỏ hỏn về nhà. Sinh anh Bình, mẹ tôi được bà nội, chính xác là mẹ kế của bố tôi lên tận khoa sản thăm, cho ba lạng thịt. Anh Bình là đứa cháu duy nhất bà tôi chiếu cố.
Bố mẹ và các chị tôi kể lại: Từ khi chào đời cho tới khi mất- tức là 15 ngày tuổi- anh mới mở mắt duy nhất một lần. Anh mở mắt rồi đi. Ông bác họ đóng cho cái quan tài nho nhỏ, quấn mấy lần tã rồi mang anh đi chôn. Mẹ tôi khóc ngất. Anh Sơn, chị Yến, chị Oanh, chị Phượng lít nhít từ 1 đến 8 tuổi thấy mẹ khóc cũng hoảng sợ khóc theo. Mấy người cô, người chú họ mỗi người bế một đứa, dỗ dành: “Đừng khóc, em Bình đi bộ đội đánh Mỹ, đánh Mỹ xong em về”.
Các tên đẹp, đặt hết cho các anh chị cả rồi. Bố mẹ tôi nghĩ mãi không ra tên cho đứa út. Tìm cái tên vừa ý, lại không bị “phạm húy” không phải dễ. Nghĩ mãi, bố tôi chép miệng:
- Đặt là Phạm Kim Liên đi, để kỷ niệm Làng Sen quê Bác.
- Không, các anh chị nó đệm là “Thanh”, giờ nó lại “Kim”. Tôi không thích. Đặt là Phạm Thanh Liên đi. -Mẹ tôi quả quyết.
- Ừ thì Phạm Thanh Liên cũng được. Bố tôi miễn cưỡng đồng ý.
Mẹ tôi ra phường. Một hồi sau trở về, chìa tấm giấy khai sinh cho bố tôi. Ông giãy nảy lên:
- Này, sao bà lại đặt tên con thế?
- Tên gì? Thì ông chả đồng ý còn gì?
-Tôi bảo bà đặt tên con là Phạm Thanh Liên, sao bà lại “tha” cái tên Nghiên về thế này?
Mẹ tôi hốt hoảng, dí sát mắt vào tờ giấy khai sinh:
- Ơ, rõ ràng tôi nói Phạm Thanh Liên mà. Sao lại thành ra Phạm Thanh Nghiên thế này?
Thế là tên tôi, không phải do bố mẹ chọn mà “chú” công an hộ tịch vô tình đặt cho. Ông ta, hết lần này đến lần khác nghe thành “Nghiêm”, “Nhiên”, rồi lại Hiên. Khi ông ta cáu kỉnh hỏi lại mẹ tôi: “Rút cuộc chị đặt tên cháu là Phạm Thanh Nghiên phải không?” thì lại đến lượt mẹ tôi nghe nhầm. Tưởng ông ta nói đúng ý mình là Phạm Thanh Liên rồi, nên gật đầu cái rụp: “Vâng”. Với lại, thấy quan… cáu, ai mà không cuống.
Bố mẹ tôi vì nhát, sợ gặp “chính quyền” nên không làm lại tên khai sinh cho tôi đành ngậm ngùi để cái tên “vừa xấu, vừa khó đọc lại chẳng giống ai”. Nhưng không bao giờ bố mẹ, gia đình hay họ hàng gọi tôi bằng cái tên ấy. Tôi vẫn tưởng tên mình là Liên. Mãi tới khi đi học, tức lên 7 tuổi tôi mới biết tên thật của mình.
Năm lên 6 tuổi, mẹ dẫn tôi đi xin học. Ông hiệu trưởng trường đó chê tôi bé, không nhận. Tôi lại tha thẩn chơi ở nhà một năm. Năm sau, đến lượt bố tôi đưa con đi. Vẫn ông hiệu trưởng ấy, vẫn Ban Giám hiệu ấy chê tôi “còi”, không nhận. Bố tôi đưa giấy khai sinh cho họ xem. Ông ta chê tên tôi xấu và phán:
- Chắc là khai man tuổi. Tôi nhìn nó bé thế này, cùng lắm là 5 tuổi, chứ 7 tuổi gì mà bé như cái kẹo mút dở.
Bị vu vạ là “khai man” tuổi cho con, bố tôi tức lắm:
- Giấy trắng mực đen có đóng dấu nhà nước đàng hoàng mà ông vẫn nói khai man.
Rồi bố tôi ấm ức bỏ về.
Hôm sau, mẹ tôi cùng mấy cô hàng xóm mang giấy khai sinh và hồ sơ xin học đến trường. Giấy trắng mực đen, dấu đỏ của nhà nước họ không tin. Họ tin mấy người hàng xóm làm chứng cho cái sự 7 tuổi của tôi.
- Nếu thầy không nhận thì cháu nó thất học. Năm ngoái tôi đã đến xin 1 lần rồi. Cháu nó đi học năm nay là thiệt mất một năm. Mẹ tôi nài nỉ.
Tôi học đến lớp ba vẫn phải có bố hoặc chị gái đứng cửa lớp kèm. Tôi nhát, nhìn lũ bạn học cũng sợ. Không có người thân đưa đón, đứng “trông” thì tôi không học được. Tôi sợ lắm. Không hiểu sao tôi lại sợ con người và sợ tất thảy mọi thứ như thế. Có lẽ, chỉ có bố mẹ và các anh chị em ruột mới làm tôi an tâm. Còn lại tôi sợ hết.
Nhà nghèo, mẹ tôi xoay đủ nghề kiếm tiền nuôi các con. Từ bán rau, bán bún rồi đi mót than. Hồi tôi học lớp 4, lớp 5, tức là khi tôi đã bớt sợ con người rồi, tôi theo mẹ đi mót than. Mẹ kéo xe cải tiến đằng trước, hai đứa con út ra sức đẩy phía sau.
Bố tôi về hưu mất sức. Ông chẳng mấy đi đâu, ít giao thiệp với người ngoài, ở nhà nuôi lợn.
Nhưng mỗi lần bán lợn tôi lại gào khóc rất thảm thiết, thậm chí quỳ thụp xuống lạy:
- Bố ơi, mẹ ơi tha cho em lợn đi. Cứu lợn với! Có ai cứu lợn không?”
Lần sau, bố mẹ tôi lại phải “trốn” về quê, đẩy trách nhiệm bán lợn cho anh rể lớn tôi:
-Hu hu hu, cứu lợn với! Mẹ bố anh rể, mẹ bố anh rể bán lợn của tao, hu hu hu.
Tôi gào khóc inh ỏi, sấn vào ôm con lợn bị trói dưới đất đang giãy giụa.
Và chửi anh rể. Tôi chưa bao giờ chửi bậy. Đó là lần đầu tiên tôi biết chửi.
Từ ấy, nhà tôi thôi nuôi lợn.
Không ít lần mẹ tôi ôm tôi khóc: “Yếu đuối, bé bỏng thế này thì mai sau sống làm sao được hả con?”
Bố tôi sùng bái ông Hồ Chí Minh lắm, coi ông là thánh, cho rằng không có ông Hồ thì tất cả người dân Việt Nam đều bị Mỹ, bị Pháp đô hộ cho đến chết. Bố tôi lập bàn thờ ông Hồ. Hàng năm, cứ đến ngày 2/9, dù nghèo đến mấy nhà tôi cũng có thịt ăn. Vì đó là ngày “giỗ bác”. Tôi thích lắm, thích vì được ăn ngon hơn ngày thường. Mẹ tôi không sùng bái ông Hồ, cũng không ghét ông. Tôi “yêu” ông Hồ vì bố tôi yêu ông.
Những năm cuối đời, bố tôi không còn ca tụng ông Hồ nữa. Thi thoảng tôi thấy bố tôi đạp xe rong ruổi phố phường. Từ ngày về hưu, tôi mới thấy ông chịu ra ngoài, và đi gặp bạn bè. Tôi nhớ có lần, đang xem thời sự ông đã cầm chiếc điều khiển tivi lẳng một cái suýt vỡ màn hình. Rồi hét: “Lũ lừa dân, quân khốn nạn. Đ.m quân cộng sản”.
Năm 2002, hai năm truớc khi ông qua đời, gần đến ngày 2/9 tôi hỏi:
- Năm nay nhà mình có giỗ bác không hả bố?
- Sẽ không bao giờ có cái ngày ấy nữa. Để cho ông ta chết đi.
Tôi sững sờ.
Mấy hôm sau, tôi đi làm về, cái ban thờ ông Hồ biến mất.
Mùa đông năm 2004, bố tôi qua đời vì bệnh ung thư phổi.
Nhưng ông sẽ không bao giờ biết rằng, sau khi cái ban thờ và ảnh ông Hồ bị gỡ xuống, tôi đã cắt tấm hình khác của ông ta rồi kẹp trong cuốn nhật ký. Tôi vẫn tiếp tục “yêu” ông Hồ cho dù bố tôi đã hết yêu ông. Và bố tôi càng không bao giờ có thể tưởng tượng rằng cũng đứa con gái út bé bỏng, yếu đuối và sùng bái Hồ Chí Minh đến thế lại có ngày đứng trước tòa án cộng sản và tuyên bố: “Đúng, đảng cộng sản Việt Nam là phản động!”.
Hôm nay, con viết những dòng này để tưởng nhớ 11 năm bố xa lìa chúng con. Con tin rằng bố không buồn vì những gì con đã làm.
Tôi chào đời trong khói lửa chiến tranh, anh chị em tôi lớn lên trong cái nôi của cách mạng. Những bàn tay kháng chiến đã ru ngủ, bao bọc chúng tôi cho đến lúc chúng tôi thành người.
Cha tôi là một nhà cách mạng, một người đàn ông lý tưởng, thơ mộng, yêu quê hương, yêu gia đình. Từ một thanh niên chống Pháp dành tự do độc lập cho nước nhà, ông trở thành một đảng viên cao cấp của đảng Cộng Sản Việt Nam, và giữ chức Đại Sứ của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam tại Liên Xô 7 năm ròng rã cho đến ngày miền Bắc thôn tính miền Nam.
Mẹ tôi là một người can đảm, chung thủy với gia đình và đất nước. Bà yêu chuộng tự do, tôn thờ đạo làm người, như hàng triệu đàn bà Việt Nam thuần túy khác. Má tôi vừa làm mẹ vừa làm cha, nuôi một đàn con thơ trong suốt khoảng thời gian chiến tranh, từ trong bưng biền cho đến những năm khó khăn chốn thị thành.
Năm 1954 ba tôi quyết định tập kết ra Bắc. Tình nước đã nồng mà tình nhà cũng đậm nên ba tôi muốn đem cả vợ và 7 con ra Bắc. Năm đó má tôi 37 tuổi đời, không có một tuổi đảng nào, không một chức tước gì trong chánh phủ cách mạng. Nhưng má tôi đã hiểu rộng, đã biết nhìn xa mà lo sợ và chán ngán cuộc sống trong chế độ mà ba tôi đang thờ phượng. Má tôi can đảm từ chối lời mời của đảng và của chồng. Bà nói nhỏ với ba tôi: “Con tôi còn nhỏ quá để tôi nuôi. Nếu để Bác Hồ của anh nuôi chúng nó sẽ hư hết.”
Ba tôi muốn chồng đâu vợ đó, muốn cho chúng tôi được đi học ở ngoài Bắc rồi có thể được du học bên Tàu bên Nga. Nghe nói vậy, má tôi còn sợ hơn nữa. Thế là ba tôi đành đi tập kết một mình và dắt người anh lớn của tôi theo và hứa sau hai năm sẽ trở về với gia đình sau cuộc tổng tuyển cử mà ông tin là cộng sản chắc chắn sẽ thắng.
Cuộc chia ly nào cũng đau buồn, cũng mất mát. Kể từ ngày ba tôi ra đi má tôi mất đi cái diễm phúc được làm vợ của một nhà cách mạng, của một người đàn ông đẹp trai, lãng mạn, yêu vợ thương con. Nhưng bù lại má tôi được tự do chọn lựa. Kết quả của sự lựa chọn đó là chúng tôi được sống ở miền Nam, được hít thở không khí Tự do và hiểu được thế nào là Dân chủ.
Ba tôi đi rồi má tôi rời khỏi bưng biền, trở về làng sống với cha mẹ. Lúc đó tôi mới có 9 tuổi, hai người chị lớn 16, em trai kế tôi 6 tuổi, em gái 3 tuổi và đứa em út vừa được 6 tháng. Má tôi gặp biết bao khó khăn trong đời sống cô đơn ở một hoàn cảnh nhiều thử thách. Nào là một đàn con nhớ cha cứ hỏi “Chừng nào ba về?”, nào là bị cảnh sát miền Nam theo dõi, điều tra về ông chồng tập kết của bà. Trong khi đó bọn Việt Cộng nằm vùng cũng thường gõ cửa sau kêu gọi đóng góp cho cách mạng. Là một người đàn bà có bản tánh thẳng thắn, dứt khoát, má tôi một mực trả lời với cảnh sát Quốc gia rằng: “Tôi lo may vá nuôi đám con nít phá gạo còn không nổi làm sao có thì giờ đi kiếm chồng tôi được.”
Khi phải giáp mặt với bọn Việt Cộng nằm vùng, má tôi thành thật nói:“Ba của sắp nhỏ để lại 6 đứa con chỉ dặn mẹ con tôi chờ hai năm ổng về. Vì con còn nhỏ quá nên ổng không dặn tôi phải tham gia tổ chức nào, chỉ mong cho tôi mạnh giỏi nuôi con ăn học tới nơi tới chốn.”
Lúc 10 hay 11 tuổi, tôi khám phá ra là tôi yêu thương cái làng của ông bà tôi ở. Thương con sông nhỏ, thương mảnh vườn cam, vườn quít, thương hàng dừa, thương ruộng lúa từ mùa khô cho đến mùa nước lũ. Tôi cũng biết tình yêu đó sở dĩ mà có là nhờ được làm con của một người yêu nước và làm cháu của một gia đình nông dân chất phác. Bà ngoại tôi thương từ hột lúa giống, tới trái cam, cây quít trong vườn. Tôi nhớ lại những năm mà cách mạng lấy nhà, lấy đất của chủ điền cho những người đi theo cách mạng và gia đình họ trú ngụ, chủ điền bị đuổi ra khỏi nhà tạm thời. Tôi so sánh giữa đời sống trong vùng được gọi là giải phóng dưới chế độ của Hồ Chí Minh và đời sống của ông bà tôi ở một nơi mà cộng sản chưa tới được, tôi bỗng rùng mình vì không ngờ các cán bộ cách mạng lại hà hiếp người dân như vậy!
Tôi may mắn được lớn lên trong một đại gia đình mà vận nhà, vận nước gắn liền với đời sống của chúng tôi. Bà con họ hàng xa gần, phần đông là nông dân, thường đến nhà ông bà tôi để bàn luận về việc nước, chuyện thời sự, chuyện phân chia Bắc Nam. Người thì sợ lính của ông Hồ, kẻ thì nghe ông ngoại tôi đọc nhựt trình rồi bàn chuyện nước non. Đặc biệt là dòng họ tôi không ai có ý nghĩ chánh phủ nào cũng vậy. Họ là những người thấu hiểu thời sự nhờ giao thiệp, gần gũi với ông ngoại tôi, với các cậu của tôi và với ba tôi. Ai tin tưởng ở ông ngoại tôi thì chống cộng, ai ngưỡng mộ ba tôi và các cậu tôi thì một mực tin cộng sản dưới lốt Việt Minh là những người chống xăm lăng cứu nước.
Tôi nhớ năm 1955 hay 1956 gì đó, dân trong làng họp nhau ở nhà ông bà tôi chờ sao chổi mọc lên. Có người muốn cán chổi xoay về hướng Bắc để lính ông Hồ quét sạch miền Nam, Nhưng cũng có người lại mong cán chổi xoay về hướng Nam để đập tan Bắc Kỳ Hà Nội. Tôi không muốn ba tôi chết nếu người ta đập tan Bắc Kỳ Hà Nội, chỉ muốn ông bỏ đảng về với gia đình thôi.
Không có cha, tôi quấn quýt bên ông ngoại. Có lần tôi hỏi ông sao ba tôi đi ra Bắc mà bè bạn đồng chí của ba không còn ai giúp đỡ chúng tôi như trước nữa? Ông ngoại tôi nói họ cũng đã đi hết với ba tôi rồi. Có hơn 180,000 người tập kết ra Bắc. Mấy ngày sau tôi hỏi ông là má không theo ba tập kết ra Bắc thì má có sai không? Ông tôi khuyên:“Ráng siêng học lẹ lên để đọc nhựt trình mà biết thêm tin tức với người ta. Ngoài Bắc có 7, 8 trăm ngàn người di cư vô Nam. Họ sợ cộng sản quá họ mới phải bỏ làng bỏ xóm ra đi thì má con ngu dại gì mà đi nạp mình cho thằng già Hồ?”
Ông tôi rất trọng việc học nên đã kèm cho một đàn cháu 15 đứa đi học. Ông khuyên chúng tôi phải chăm học và ngoan ngoãn để má tôi an tâm và sau này có thể giúp đỡ má. Ông tôi chỉ cấm chúng tôi có một điều là không được theo Việt Cộng. Chỉ có bọn tôi, con của má tôi, là không một ai theo Việt Cộng. Nhưng năm người chị, con của cậu tôi, đều nối gót cha chống Mỹ cứu nước. Tôi sống trong một giai đoạn của lịch sử Việt Nam mà ngày hay đêm không phân biệt được, phải hay trái, trắng hay đen đều mịt mù, không rõ ràng đối với tôi. Nhưng điều dễ nhận thấy nhứt trước mắt tôi là những cán bộ Việt Cộng nằm vùng đã có những hành động bạo ngược. Dù còn nhỏ tôi cũng hiểu rằng cái gì bạo ngược là phi nghĩa, là trái lòng dân, là nghịch ý trời.
Từ năm 1954 cho đến 1975, má tôi một lòng chung thủy chờ chồng dù suốt thời gian đó má tôi không nhận được một lá thơ, một lời nhắn hay một bức hình nào của ba tôi. Nhưng bà vẫn tin là ông còn sống. Chúng tôi cũng muốn tin ba mình còn sống.
Tháng Tư năm 1975, chồng tôi về Việt Nam để tìm cách rước má tôi, mặc dầu lúc đó sĩ quan Mỹ không được vô Sài Gòn nếu không có sự vụ lịnh. Nhưng chồng tôi nói thà bị ra tòa án quân sự Mỹ còn hơn là để má và các em tôi ra tòa án nhân dân của cộng sản.
Ngày 28 tháng Tư năm 1975 má tôi và hai đứa em rời Sài Gòn.
Trong một buổi sáng mặt trời chưa lên má tôi mất nước, mất dịp được gặp lại đứa con trai lớn theo cha đi tập kết. Bà không được đem theo hành lý, chỉ có 1 cái valise nhỏ, trong đó má tôi gói ghém hết những kỷ niệm của đứa con trai tử nạn vì máy bay trực thăng. Má tôi bỏ đi là một hình thức của cái thau nước tạt vào mặt đồng chí của ba tôi. Nhưng ba tôi kiên nhẫn, thông cảm và ước mong má tôi quay trở về Việt Nam với ông. Ba tôi yêu cầu vợ chồng tôi đưa má tôi qua Pháp để ông rước má tôi về Việt Nam sống với ông và anh cả của tôi.
Lúc đó tôi không biết có một phép lạ nào đã giúp tôi lo được giấy tờ đưa má tôi qua Pháp gặp ba tôi. Thời thế tạo anh hùng chớ tôi không biết hóa phép. Chị em tôi không muốn má về Việt Nam mà chỉ muốn ba má được sống bên nhau trong những năm còn lại của hai người. Nhưng chúng tôi cùng đồng ý rằng để má tự quyết định. 21 năm về trước má đã tự quyết định cho đời má và quyết định cho chị em chúng tôi. Lúc đó má tôi mới có 37 tuổi. Tất cả trong tay má, tất cả trong tim má và bài học lịch sử của đất nước má đã thuộc lòng.
Phút giây tái ngộ của hai vợ chồng được kiểm soát bằng cặp mắt của tình báo cộng sản. Tôi muốn họ đi chỗ khác để ba má tôi tự do nói chuyện nhưng họ nói họ có bổn phận phải giữ an ninh cho hai ông bà.
Sau hơn một tuần gặp nhau, tiếng khóc xen tiếng cười của cha mẹ tôi làm cho tôi tưởng tôi đang sống trong mơ hay lạc vào một thế giới thần tiên nào đó. Từ thơ mộng đến ác mộng chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn. Khi má tôi đã sẵn sàng theo ba tôi về Việt Nam, bà bỗng nửa đùa nửa thật hỏi: “Tôi về Sài Gòn mấy thằng cán ngố sẽ làm gì tôi, anh biết không?”
Ba tôi chau mày nói: “Sao em dùng những danh từ chữ không đẹp đẽ gì hết vậy?”
Má tôi liền đáp:“Trong Nam của tôi chỉ có những chữ đó để kêu họ thôi, tôi đâu biết tiếng gì khác hơn.”
Suy nghĩ một lát ba tôi nhìn về phía thật xa rồi nói: “Em về thì mấy anh sẽ mời em lên nói chuyện...Chắc là em sẽ phải đi học tập ít ngày.”
Má tôi tỏ ý không bằng lòng nhìn thẳng vào mắt ba tôi, rồi hỏi: “Tôi khôn hơn mấy thằng cán ngố của anh, lại không làm gì ác độc như anh Ba Duẫn của anh, thương nước thương nòi hơn cậu Hồ của anh, thì ai mà dạy tôi học với tập được? Mà tôi đâu có tội gì với Đảng với Bác của anh?”
Ba tôi bụm miệng má tôi lại vì hai người đang ở trong villa của cộn sản, nơi mà Nguyễn thị Bình và Lê Đức Thọ đã từng ở trong thời gian hội nghị Ba Lê. Rồi ba tôi hạ giọng nói nhỏ: “Em bỏ nước ra đi khi toàn dân chào mừng cách mạng, em còn để cho con lấy chồng Mỹ.”
Má tôi cười ngạo:“Dạ thưa đồng chí, những người Mỹ nầy là cha của cháu ngoại đồng chí. Còn nói chào với đón...thì ai chào ai đón mấy ông rồi sẽ hối hận ê chề sau tuần trăng mật.”
Thế là cuộc xum họp tan vỡ. Má tôi trở về Mỹ như một con chim đại bàng bị thương. Ba tôi về Sài Gòn như một hiệp sĩ thua trận. Nhưng tình nghĩa giữa cha mẹ tôi vẫn nồng vẫn đậm. Kể từ đó ba tôi làm thơ lén gởi cho má tôi bằng cách nhờ những người tin cẩn chuyện đến tay má tôi. Trong khi đó, má tôi vẫn cố gắng bảo vệ tánh mạng của ba tôi bằng cách ngăn cản, năn nỉ tôi đừng chống cộng công khai. Biết tôi viết quyển A Thousand Tears Falling (Ngàn Giọt Lệ Rơi) bà rất hãnh diện về công trình này của tôi, nhưng lại năn nỉ tôi đừng xuất bản khi ba tôi bà sòn sống.
Ba tôi qua đời vào mùa hè năm 1986. Tôi xuất bản A Thousand Tears Falling vào mùa Thu năm 1995. Tiền nhân đã để lại cho chúng ta một kho tàng và kinh nghiệm. Lịch sử là những bộ sách học làm người cho nhân loại. Quá khứ vẫn sống trong tôi theo với nhịp sống hằng ngày của tôi. Đó là kinh nghiệm của một người Việt Nam từng trải qua những giai đoạn thê thảm, tàn khốc nhất của đất nước. Nhưng những tàn khốc, bạo lực ấy đã không giết được tôi. Trái lại nó đã tạo cho tôi một sức mạnh, một lý trí, một bài học có thể dùng làm kim chỉ nam để trở nên con người hữu dụng.
Tôi chỉ là một đàn em nhỏ bé của những người đi trước, lại có người kêu tôi là thục nữ. Tôi đã ý thức được trách nhiệm của tôi là cùng với các bậc đàn anh cương quyết giữ cho ngọn lửa thiêng sáng mãi để khỏi phụ lòng những người đã ngã xuống cho Tự do, cho quyền sống của con người. Tôi cũng có trách nhiệm nhắc nhở tất cả những người đã thành công, đã được hưởng Tự do nơi hải ngoại đừng chà đạp lên giấc mơ Dân Chủ của dân Việt Nam đang sống trên giải đất phì nhiêu nhưng lại nghèo khổ nhất trên thế giới. Tiền tài, danh vọng ta đã có hết, có luôn cả Tự do nữa. Bắt tay với cộng sản dưới chiêu bài hòa giải hòa hợp để làm ăn hay kiếm một chỗ ngồi trong tương lai chúng ta sẽ có thể bị con cháu chất vấn là “Cha mẹ hay ông bà đã làm gì khi nước mất nhà tan? Cha me hay ông bà đã làm gì khi dân Việt Nam bị cộng sản áp bức, đọa đày?
Gia tài để lại cho thế hệ sau không phải là những lời hay, lời đẹp khắc trên mộ bia của người quá cố mà là hành động của chúng ta lúc còn sống trong Tự do.
Cá nhân tôi, vì tôi là người được hưởng Tự do nên tôi không có những suy nghĩ của người phải sống trong gông cùm nô lệ. Tôi muốn tất cả mọi người phải được Tự do như tôi.
Hãy yêu người như ta yêu ta, đó là lời dạy của một thiền sư.
(4) Ngô Nhân Dụng: Thắp lại bình nhang
Chúng ta đang nhận được nhiều lời chúc bình an, hạnh phúc vào dịp Lễ Giáng Sinh. Dù người bên lương hay bên giáo, ai cũng có thể chia sẻ những giờ phút bình an khi nghe câu hát “Đêm Đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời” đang vang vang chung quanh mình nhắc nhở sự tích Chúa xuống làm người.
Chúng tôi muốn gửi đến quý vị độc giả những lời chúc lành bằng một câu chuyện, hy vọng sẽ chia sẻ một niềm vui trong mùa của hy vọng. Chuyện này lấy từ tiểu thuyết Ác Mộng (1990) của Ngô Ngọc Bội, xuất bản trước đây chừng một phần tư thế kỷ.
(VanVN.Net - Đây là cuốn tiểu thuyết đầu tiên viết về cải cách ruộng đất với cách của người trong cuộc. Khi còn là cán bộ kháng chiến, Ngô Ngọc Bội từng tham gia làm “đội” và do vậy, những oan khuất, những thái quá của các số phận và sự kiện được tái hiện khá trung thực nhưng không ác ý – không cố tình khơi lại làm nhức nhối hơn lịch sử. Với một cách nhìn dũng cảm và trung thực, tác giả “Ác mộng” giúp bạn đọc hôm nay bình tĩnh nhìn lại quá khứ trong hành trình về tương lai với mong muốn rằng, sau cái giá “học phí” đã trả bằng những sai lầm của tư tưởng nông dân trong quá khứ sẽ không có cơ trở lại…).
Một nhân vật của Ngô Ngọc Bội trong tiểu thuyết Ác Mộng là Lê Đôn. Ông thầy giáo yêu nước đã tham gia kháng chiến chống Pháp, đã lập công, nhưng đến thời “cải cách ruộng đất” thì bị truy là địa chủ. Vợ ông phải đấu tố chồng. Học trò ông đứng ra tố cáo thầy. Hai đứa con 11 tuổi và 16 tuổi bỏ trốn lên miền núi, sống nhờ người Mán.
Nhà thầy giáo Lê Đôn đã bị đám cốt cán chiếm, họ chia nhau các món đồ đạc, hành động được các cố vấn Trung Quốc dạy là “chia quả thực.” Họ gỡ cả cánh cửa, cả bàn thờ đem bán. Có cái “bát nhang” cổ là của gia bảo, được tổ tiên truyền lại từ năm sáu trăm năm, các bần cố nông cũng đem đổi lấy gạo chia nhau. Mấy năm sau, Đảng Cộng Sản “sửa sai,” ông Lê Đôn được “đổi nhãn hiệu;” từ “địa chủ cường hào ác bá” đổi thành “địa chủ kháng chiến.” Khi nhà được trả lại, tất cả đã tan hoang. Con rể ông, từng là một cán bộ cải cách ruộng đất, đi lên miền núi tìm em vợ. Hai cậu con trai không nhận gia đình nữa, bỏ hết cả họ hàng, nhất định không về. “Bố mẹ chết rồi. Anh em ly tán. Máu mủ họ hàng chẳng biết thương nhau... Cái đất nước này chỉ cần ba lần làm, ba lần sửa sai như thế thôi, nó sẽ trở thành một vùng hoang mạc.”
Trong chương cuối cuốn Ác Mộng, gia đình thầy giáo Lê Đôn đã xin được phép cải táng mộ. Hai xương cánh tay của ông bị trói bằng dây dù gỡ mãi không ra. Anh con rể ghé răng cắn, dây không đứt. “Khốn nạn quá, chả nhẽ lại không tháo dây trói cho thầy!” Ngô Ngọc Bội kể, “Đã có nơi người ta lấy đoạn dây thép [trói địa chủ trước khi hạ sát] đem về thờ; [chính quyền] địa phương phải cho người lẩn vào nhà ăn cắp để thủ tiêu... Có anh cán bộ đã nhặt ba cái đầu đạn [bắn chết cha mẹ mình] cất đi. Chi bộ phải dỗ mãi anh mới đem ra trả, rồi mang vứt xuống sông.”
Sau lễ cải táng thầy giáo Lê Đôn, buổi chiều gia đình đang ngồi ăn cơm thì có một ông khách lạ lớn tuổi không biết từ đâu tới thản nhiên bước vào nhà. Ông mở cái túi sách, lấy ra một bát nhang, đặt lên bàn thờ: “Tôi người xã bên, quen thân với ông Lê Đôn từ nhỏ. Có người bên làng ta đem bán cho tôi cái bát hương này. Chẳng đáng bao nhiêu đâu, chỉ hai đấu gạo thôi. Tôi là người Công Giáo, bên chúng tôi không thờ bát hương. Nhưng biết gia đình ông Lê Đôn, [biết cái bát hương này là] của gia bảo, nên tôi đã trả hai đấu gạo [mua] và giữ lại. Hôm nay gia đình làm việc ‘thay nhà’ cho ông Lê Đôn,” ông nghẹn ngào bật khóc. “Tôi trả lại cho gia đình để thờ phụng tổ tiên, ‘uống nước nhớ nguồn!’ Thứ này nếu tôi tham lam đem bán cũng có thể kiếm cho cháu chiếc xe đạp sang. Nhưng tôi là người ‘có đạo’ không bao giờ làm thế... Ở vùng ta những người như ông Lê Đôn rất hiếm hoi... Tôi xin phép cắm một tuần nhang... tưởng niệm ông...”.
Nhưng giữa cơn ác mộng mênh mang, oán mờ trời đất, Ngô Ngọc Bội đã kết thúc với một niềm hy vọng. Chúng ta biết người Việt là một dân tộc “có đạo,” dù theo đạo Phật, đạo Chúa hay đạo Khổng, đạo Lão. Đảng Cộng Sản đã tàn phá, hủy hoại những nền móng đạo lý, nhưng không giết được tính thiện trong con người. Không giết được trí nhớ tập thể của dân tộc, trong đó người ta đều biết ăn ở với nhau có nghĩa, có tình. Nền đạo lý cổ truyền như những đóm lửa vẫn cháy leo lét suốt những đêm dài, chỉ chờ ngày cùng bùng lên soi sáng tương lai. Mọi người sẽ thắp lại bình nhang trên bàn thờ, xin nhận lỗi với tổ tiên, xin hứa chính mình sẽ giữ gìn đạo lý cho con cháu bắt chước, theo nền nếp cha ông. Cái đất nước này sẽ không trở thành một vùng hoang mạc. Ngày hồi sinh sắp tới. Trong mùa Lễ Giáng Sinh năm nay chúng ta hãy cùng thắp lại bình nhang trong lòng mình, chia sẻ với nhau niềm tin tưởng ngày Phục sinh sắp tới.
Chúng ta đang nhận được nhiều lời chúc bình an, hạnh phúc vào dịp Lễ Giáng Sinh. Dù người bên lương hay bên giáo, ai cũng có thể chia sẻ những giờ phút bình an khi nghe câu hát “Đêm Đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời” đang vang vang chung quanh mình nhắc nhở sự tích Chúa xuống làm người.
Chúng tôi muốn gửi đến quý vị độc giả những lời chúc lành bằng một câu chuyện, hy vọng sẽ chia sẻ một niềm vui trong mùa của hy vọng. Chuyện này lấy từ tiểu thuyết Ác Mộng (1990) của Ngô Ngọc Bội, xuất bản trước đây chừng một phần tư thế kỷ.
(VanVN.Net - Đây là cuốn tiểu thuyết đầu tiên viết về cải cách ruộng đất với cách của người trong cuộc. Khi còn là cán bộ kháng chiến, Ngô Ngọc Bội từng tham gia làm “đội” và do vậy, những oan khuất, những thái quá của các số phận và sự kiện được tái hiện khá trung thực nhưng không ác ý – không cố tình khơi lại làm nhức nhối hơn lịch sử. Với một cách nhìn dũng cảm và trung thực, tác giả “Ác mộng” giúp bạn đọc hôm nay bình tĩnh nhìn lại quá khứ trong hành trình về tương lai với mong muốn rằng, sau cái giá “học phí” đã trả bằng những sai lầm của tư tưởng nông dân trong quá khứ sẽ không có cơ trở lại…).
Một nhân vật của Ngô Ngọc Bội trong tiểu thuyết Ác Mộng là Lê Đôn. Ông thầy giáo yêu nước đã tham gia kháng chiến chống Pháp, đã lập công, nhưng đến thời “cải cách ruộng đất” thì bị truy là địa chủ. Vợ ông phải đấu tố chồng. Học trò ông đứng ra tố cáo thầy. Hai đứa con 11 tuổi và 16 tuổi bỏ trốn lên miền núi, sống nhờ người Mán.
Nhà thầy giáo Lê Đôn đã bị đám cốt cán chiếm, họ chia nhau các món đồ đạc, hành động được các cố vấn Trung Quốc dạy là “chia quả thực.” Họ gỡ cả cánh cửa, cả bàn thờ đem bán. Có cái “bát nhang” cổ là của gia bảo, được tổ tiên truyền lại từ năm sáu trăm năm, các bần cố nông cũng đem đổi lấy gạo chia nhau. Mấy năm sau, Đảng Cộng Sản “sửa sai,” ông Lê Đôn được “đổi nhãn hiệu;” từ “địa chủ cường hào ác bá” đổi thành “địa chủ kháng chiến.” Khi nhà được trả lại, tất cả đã tan hoang. Con rể ông, từng là một cán bộ cải cách ruộng đất, đi lên miền núi tìm em vợ. Hai cậu con trai không nhận gia đình nữa, bỏ hết cả họ hàng, nhất định không về. “Bố mẹ chết rồi. Anh em ly tán. Máu mủ họ hàng chẳng biết thương nhau... Cái đất nước này chỉ cần ba lần làm, ba lần sửa sai như thế thôi, nó sẽ trở thành một vùng hoang mạc.”
Trong chương cuối cuốn Ác Mộng, gia đình thầy giáo Lê Đôn đã xin được phép cải táng mộ. Hai xương cánh tay của ông bị trói bằng dây dù gỡ mãi không ra. Anh con rể ghé răng cắn, dây không đứt. “Khốn nạn quá, chả nhẽ lại không tháo dây trói cho thầy!” Ngô Ngọc Bội kể, “Đã có nơi người ta lấy đoạn dây thép [trói địa chủ trước khi hạ sát] đem về thờ; [chính quyền] địa phương phải cho người lẩn vào nhà ăn cắp để thủ tiêu... Có anh cán bộ đã nhặt ba cái đầu đạn [bắn chết cha mẹ mình] cất đi. Chi bộ phải dỗ mãi anh mới đem ra trả, rồi mang vứt xuống sông.”
Sau lễ cải táng thầy giáo Lê Đôn, buổi chiều gia đình đang ngồi ăn cơm thì có một ông khách lạ lớn tuổi không biết từ đâu tới thản nhiên bước vào nhà. Ông mở cái túi sách, lấy ra một bát nhang, đặt lên bàn thờ: “Tôi người xã bên, quen thân với ông Lê Đôn từ nhỏ. Có người bên làng ta đem bán cho tôi cái bát hương này. Chẳng đáng bao nhiêu đâu, chỉ hai đấu gạo thôi. Tôi là người Công Giáo, bên chúng tôi không thờ bát hương. Nhưng biết gia đình ông Lê Đôn, [biết cái bát hương này là] của gia bảo, nên tôi đã trả hai đấu gạo [mua] và giữ lại. Hôm nay gia đình làm việc ‘thay nhà’ cho ông Lê Đôn,” ông nghẹn ngào bật khóc. “Tôi trả lại cho gia đình để thờ phụng tổ tiên, ‘uống nước nhớ nguồn!’ Thứ này nếu tôi tham lam đem bán cũng có thể kiếm cho cháu chiếc xe đạp sang. Nhưng tôi là người ‘có đạo’ không bao giờ làm thế... Ở vùng ta những người như ông Lê Đôn rất hiếm hoi... Tôi xin phép cắm một tuần nhang... tưởng niệm ông...”.
Nhưng giữa cơn ác mộng mênh mang, oán mờ trời đất, Ngô Ngọc Bội đã kết thúc với một niềm hy vọng. Chúng ta biết người Việt là một dân tộc “có đạo,” dù theo đạo Phật, đạo Chúa hay đạo Khổng, đạo Lão. Đảng Cộng Sản đã tàn phá, hủy hoại những nền móng đạo lý, nhưng không giết được tính thiện trong con người. Không giết được trí nhớ tập thể của dân tộc, trong đó người ta đều biết ăn ở với nhau có nghĩa, có tình. Nền đạo lý cổ truyền như những đóm lửa vẫn cháy leo lét suốt những đêm dài, chỉ chờ ngày cùng bùng lên soi sáng tương lai. Mọi người sẽ thắp lại bình nhang trên bàn thờ, xin nhận lỗi với tổ tiên, xin hứa chính mình sẽ giữ gìn đạo lý cho con cháu bắt chước, theo nền nếp cha ông. Cái đất nước này sẽ không trở thành một vùng hoang mạc. Ngày hồi sinh sắp tới. Trong mùa Lễ Giáng Sinh năm nay chúng ta hãy cùng thắp lại bình nhang trong lòng mình, chia sẻ với nhau niềm tin tưởng ngày Phục sinh sắp tới.
(5) Bài Thơ (cũ) Tô Thùy Yên: Ta Về
(Tô Thùy Yên, Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền, cùng với các họa sĩ Duy Thanh, Ngọc Dũng, là những người nòng cốt của nhóm Sáng Tạo - Một nhóm sáng tác đã từng được biết đến với phong trào khai sinh "Thơ Tự Do" trên văn đàn Miền Nam vào thập niên 1960. Ông sinh năm 1938 tại Gò Vấp, Gia Định, học qua Petrus Ký và Đại Học Văn Khoa Sài Gòn. Sau biến cố 4/1975 Tô Thùy Yên ở tù gần 13 năm. Cùng vợ là bà Hùynh Diệu Bích sang Mỹ theo diện cựu tù nhân chính trị. Hiện đang cư ngụ tại Houston. Bài "Ta Về" được sáng tác khi trở về Nam sau những năm tù đày ở Việt Bắc)
Ta về một bóng trên đường lớn
Thơ chẳng ai đề vạt áo phai
Sao bỗng nghe đau mềm phế phủ
Mười năm đá cũng ngậm ngùi thay
Vĩnh biệt ta-mười-năm chết dấp
Chốn rừng thiêng im tiếng nghìn thu
Mười năm mặt sạm soi khe nước
Ta hóa thân thành vượn cổ sơ
Ta về qua những truông cùng phá
Nếp trán nhăn đùa ngọn gió may
Ta ngẩn ngơ trông trời đất cũ
Nghe tàn cát bụi tháng năm bay
Chỉ có thế. Trời câm đất nín
Đời im lìm đóng váng xanh xao
Mười năm, thế giới già trông thấy
Đất bạc màu đi, đất bạc màu
Ta về như bóng chim qua trễ
Cho vội vàng thêm gió cuối mùa
Ai đứng trông vời mây nước đó
Ngàn năm râu tóc bạc phơ phơ
Một đời được mấy điều mong ước
Núi lở sông bồi đã mấy khi
Lịch sử ngơi đi nhiều tiếng động
Mười năm, cổ lục đã ai ghi
Ta về cúi mái đầu sương điểm
Nghe nặng từ tâm lượng đất trời
Cảm ơn hoa đã vì ta nở
Thế giới vui từ nỗi lẻ loi
Tưởng tượng nhà nhà đang mở cửa
Làng ta ngựa đá đã qua sông
Người đi như cá theo con nước
Trống ngũ liên nôn nả gióng mừng
Ta về như lá rơi về cội
Bếp lửa nhân quần ấm tối nay
Chút rượu hồng đây xin rưới xuống
Giải oan cho cuộc biển dâu này
Ta khóc tạ ơn đời máu chảy
Ruột mềm như đá dưới chân ta
Mười năm chớp bể mưa nguồn đó
Người thức mong buồn tận cõi xa
Ta về như hạt sương trên cỏ
Kết tụ sầu nhân thế chuyển dời
Bé bỏng cũng thì sinh, dị, diệt
Tội tình chi lắm nữa người ơi
Quán dốc hơi thu lùa nỗi nhớ
Mười năm người tỏ mặt nhau đây
Nước non ngàn dặm bèo mây hỡi
Đành uống lưng thôi bát nước mời
Ta về như sợi tơ trời trắng
Chấp chới trôi buồn với nắng hanh
Ai gọi ai đi ngoài cõi vắng
Dừng chân nghe quặn thắt tâm can
Lời thề buổi ấy còn mang nặng
Nên mắc tình đời cởi chẳng ra
Ta nhớ người xa ngoài nỗi nhớ
Mười năm ta vẫn cứ là ta
Ta về như tứ thơ xiêu tán
Trong cõi hoang đường trắng lãng quên
Nhà cũ mừng còn nguyên mái, vách
Nhện giăng, khói ám, mối xông nền
Mọi thứ không còn ngăn nắp cũ
Nhà thương-khó quá sống thờ ơ
Giậu nghiêng cổng đổ, thềm um cỏ
Khách cũ không còn, khách mới thưa
Ta về khai giải bùa thiêng yểm
Thức dậy đi nào, gỗ đá ơi
Hãy kể lại mười năm chuyện cũ
Một lần kể lại để rồi thôi
Chiều nay ta sẽ đi thơ thẩn
Thăm hỏi từng cây, những nỗi nhà
Hoa bưởi, hoa tầm xuân có nở?
Mười năm, cây có nhớ người xa?
Ta về như đứa con phung phá
Khánh kiệt đời trong cuộc biển dâu
Mười năm, con đã già trông thấy
Huống mẹ cha đèn sắp cạn dầu
Con gẫm lại đời con thất bát
Hứa trăm điều một chẳng làm nên
Đời qua, lớp lớp tàn hư huyễn
Giọt lệ sương thầm khóc biến thiên
Ta về như tiếng kêu đồng vọng
Rau mác lên bờ đã trổ bông
Cho dẫu ngàn năm em vẫn đứng
Chờ anh như biển vẫn chờ sông
Ta gọi thời gian sau cánh cửa
Nỗi mừng giàn giụa mắt ai sâu
Ta nghe như máu ân tình chảy
Tự kiếp xưa nào tưởng lạc nhau
Ta về dẫu phải đi chân đất
Khắp thế gian này để gặp em
Đau khổ riêng gì nơi gió cát
Thềm nhà bụi chuối thức thâu đêm
Cây bưởi xưa còn nhớ, trắng hoa
Đêm chưa khuya quá hỡi trăng tà
Tình xưa như tuổi già không ngủ
Thức trọn, khua từng nỗi xót xa
Ta về như giấc mơ thần bí
Tuổi nhỏ đi tìm một tối vui
Trăng sáng soi hồn ta vết phỏng
Trọn đời nỗi nhớ sáng khôn nguôi
Bé ơi, này những vui buồn cũ
Hãy sống, đương đầu với lãng quên
Con dế vẫn là con dế ấy
Hát rong bờ cỏ giọng thân quen
Ta về như nước Tào Khê chảy
Tinh đẩu mười năm luống nhạt mờ
Thân thích những ai giờ đã khuất
Cõi đời nghe trống trải hơn xưa
Người chết đưa ta cùng xuống mộ
Đâu còn ai nữa đứng bờ ao
Khóc người ta khóc ta rơi rụng
Tuổi hạc ôi ngày một một hao
Ta về như bóng ma hờn tủi
Lục lại thời gian kiếm chính mình
Ta nhặt mà thương từng phế liệu
Như từng hài cốt sắp vô danh
Ngồi đây nền cũ nhà hương hỏa
Đọc lại bài thơ thủa thiếu thời
Ai đó trong hồn ta thổn thức
Vầng trăng còn tiếc cuộc rong chơi
Ta về như hạc vàng thương nhớ
Một thủa trần gian bay lướt qua
Ta tiếc đời ta sao hữu hạn
Đành không trải hết được lòng ta
............................................................................................................
Kính,Thơ chẳng ai đề vạt áo phai
Sao bỗng nghe đau mềm phế phủ
Mười năm đá cũng ngậm ngùi thay
Vĩnh biệt ta-mười-năm chết dấp
Chốn rừng thiêng im tiếng nghìn thu
Mười năm mặt sạm soi khe nước
Ta hóa thân thành vượn cổ sơ
Ta về qua những truông cùng phá
Nếp trán nhăn đùa ngọn gió may
Ta ngẩn ngơ trông trời đất cũ
Nghe tàn cát bụi tháng năm bay
Chỉ có thế. Trời câm đất nín
Đời im lìm đóng váng xanh xao
Mười năm, thế giới già trông thấy
Đất bạc màu đi, đất bạc màu
Ta về như bóng chim qua trễ
Cho vội vàng thêm gió cuối mùa
Ai đứng trông vời mây nước đó
Ngàn năm râu tóc bạc phơ phơ
Một đời được mấy điều mong ước
Núi lở sông bồi đã mấy khi
Lịch sử ngơi đi nhiều tiếng động
Mười năm, cổ lục đã ai ghi
Ta về cúi mái đầu sương điểm
Nghe nặng từ tâm lượng đất trời
Cảm ơn hoa đã vì ta nở
Thế giới vui từ nỗi lẻ loi
Tưởng tượng nhà nhà đang mở cửa
Làng ta ngựa đá đã qua sông
Người đi như cá theo con nước
Trống ngũ liên nôn nả gióng mừng
Ta về như lá rơi về cội
Bếp lửa nhân quần ấm tối nay
Chút rượu hồng đây xin rưới xuống
Giải oan cho cuộc biển dâu này
Ta khóc tạ ơn đời máu chảy
Ruột mềm như đá dưới chân ta
Mười năm chớp bể mưa nguồn đó
Người thức mong buồn tận cõi xa
Ta về như hạt sương trên cỏ
Kết tụ sầu nhân thế chuyển dời
Bé bỏng cũng thì sinh, dị, diệt
Tội tình chi lắm nữa người ơi
Quán dốc hơi thu lùa nỗi nhớ
Mười năm người tỏ mặt nhau đây
Nước non ngàn dặm bèo mây hỡi
Đành uống lưng thôi bát nước mời
Ta về như sợi tơ trời trắng
Chấp chới trôi buồn với nắng hanh
Ai gọi ai đi ngoài cõi vắng
Dừng chân nghe quặn thắt tâm can
Lời thề buổi ấy còn mang nặng
Nên mắc tình đời cởi chẳng ra
Ta nhớ người xa ngoài nỗi nhớ
Mười năm ta vẫn cứ là ta
Ta về như tứ thơ xiêu tán
Trong cõi hoang đường trắng lãng quên
Nhà cũ mừng còn nguyên mái, vách
Nhện giăng, khói ám, mối xông nền
Mọi thứ không còn ngăn nắp cũ
Nhà thương-khó quá sống thờ ơ
Giậu nghiêng cổng đổ, thềm um cỏ
Khách cũ không còn, khách mới thưa
Ta về khai giải bùa thiêng yểm
Thức dậy đi nào, gỗ đá ơi
Hãy kể lại mười năm chuyện cũ
Một lần kể lại để rồi thôi
Chiều nay ta sẽ đi thơ thẩn
Thăm hỏi từng cây, những nỗi nhà
Hoa bưởi, hoa tầm xuân có nở?
Mười năm, cây có nhớ người xa?
Ta về như đứa con phung phá
Khánh kiệt đời trong cuộc biển dâu
Mười năm, con đã già trông thấy
Huống mẹ cha đèn sắp cạn dầu
Con gẫm lại đời con thất bát
Hứa trăm điều một chẳng làm nên
Đời qua, lớp lớp tàn hư huyễn
Giọt lệ sương thầm khóc biến thiên
Ta về như tiếng kêu đồng vọng
Rau mác lên bờ đã trổ bông
Cho dẫu ngàn năm em vẫn đứng
Chờ anh như biển vẫn chờ sông
Ta gọi thời gian sau cánh cửa
Nỗi mừng giàn giụa mắt ai sâu
Ta nghe như máu ân tình chảy
Tự kiếp xưa nào tưởng lạc nhau
Ta về dẫu phải đi chân đất
Khắp thế gian này để gặp em
Đau khổ riêng gì nơi gió cát
Thềm nhà bụi chuối thức thâu đêm
Cây bưởi xưa còn nhớ, trắng hoa
Đêm chưa khuya quá hỡi trăng tà
Tình xưa như tuổi già không ngủ
Thức trọn, khua từng nỗi xót xa
Ta về như giấc mơ thần bí
Tuổi nhỏ đi tìm một tối vui
Trăng sáng soi hồn ta vết phỏng
Trọn đời nỗi nhớ sáng khôn nguôi
Bé ơi, này những vui buồn cũ
Hãy sống, đương đầu với lãng quên
Con dế vẫn là con dế ấy
Hát rong bờ cỏ giọng thân quen
Ta về như nước Tào Khê chảy
Tinh đẩu mười năm luống nhạt mờ
Thân thích những ai giờ đã khuất
Cõi đời nghe trống trải hơn xưa
Người chết đưa ta cùng xuống mộ
Đâu còn ai nữa đứng bờ ao
Khóc người ta khóc ta rơi rụng
Tuổi hạc ôi ngày một một hao
Ta về như bóng ma hờn tủi
Lục lại thời gian kiếm chính mình
Ta nhặt mà thương từng phế liệu
Như từng hài cốt sắp vô danh
Ngồi đây nền cũ nhà hương hỏa
Đọc lại bài thơ thủa thiếu thời
Ai đó trong hồn ta thổn thức
Vầng trăng còn tiếc cuộc rong chơi
Ta về như hạc vàng thương nhớ
Một thủa trần gian bay lướt qua
Ta tiếc đời ta sao hữu hạn
Đành không trải hết được lòng ta
............................................................................................................
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét