Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 24 tháng 10, 2024

Nhạc kịch "Tắt Lửa Lòng" 9/03/2025 - ASSO COI NGUON

Thưa các anh chị, ngày 9 tháng 3 năm 2025, hội Cội Nguồn sẽ cho ra mắt Nhạc Kịch Đàn Ca Tài Tử Tắt Lửa Lòng, Trúc Tiên chuyển thể tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan (1903-1977) tại nhà hát Hiegelin Paris 6. Tắt lửa lòng là một tiểu thuyết tình cảm lãng mạn của nhà văn Nguyễn Công Hoan, ra đời năm 1933. Truyện kể một chuyện tình giữa chàng học trò nghèo tên Điệp và cô gái cùng quê tên Lan. Tác phẩm đã được chuyển thể sang nhiều lĩnh vực, và đều được sự đón nhận nồng nhiệt của công chúng. Có cả sân khấu bao gồm kịch và cải lương, phim trắng đen lẫn phim màu, cùng nhiều nhạc phẩm tân nhạc và các bài vọng cổ.
<!>
Cải lương :
Trong đó, vở cải lương Lan và Điệp được biên kịch và chuyển thể của soạn giả Trần Hữu Trang vào năm 1936, thậm chí còn nổi tiếng hơn cả tiểu thuyết, trở thành huyền thoại của làng cải lương Việt Nam.
Đến năm 1948, vở cải lương này được thu âm với tên gọi “Hoa rơi cửa Phật” với sự tham gia của nhiều danh ca như Nghệ sĩ Tư Sạng, Năm Nghĩa, Tám Thưa, Hồng Châu. Những đĩa nhạc này nhanh chóng phổ biến không chỉ trong nước mà còn lan sang Campuchia và Lào, đến mức người ta chỉ còn nhớ Chuyện tình Lan và Điệp mà quên mất nguyên tác (Tắt lửa lòng).

Kịch :
Vào thập niên 70, khi phong trào kịch nói trở nên lớn mạnh, Lan và Điệp cũng được chuyển thể thành vở kịch nói với vai Lan do nghệ sĩ Kim Cương thủ vai. Vở kịch này cũng nhanh chóng thu hút khán giả không kém gì so với cải lương và được phát đi phát lại trên truyền hình.

Phim:
Bộ phim trắng đen “Tình Lan và Điệp” khởi quay năm 1972 với nhiều diễn viên, nghệ sĩ nổi tiếng thời bấy giờ cũng rất thành công, nhờ sức hút từ các thể loại trước đó. Cuối thập niên 80, bộ phim màu về Lan và Điệp được khởi chiếu cũng được phát trên truyền trong một thời gian dài.

Âm nhạc:
Bên cạnh các vở cải lương thì bài vọng cổ được lấy tựa đề “Hoa rơi cửa Phật” của soạn giả-NSND Viễn Châu cũng rất thành công và ra mắt rất sớm ngay từ đầu những thập niên 1940.
Năm 1965, các nhạc sĩ Lê Dinh, Minh Kỳ và Anh Bằng cùng phối hợp nhau sáng tác 3 bài tân nhạc Chuyện tình Lan và Điệp, ký tên là Mạc Phong Linh và Mai Thiết Lĩnh. Các bài tân nhạc này cũng nhanh chóng được nhiều người thuộc lòng, đặc biệt với bài số 1, Chuyện tình Lan – Điệp đã trở thành một trong những bài hát được biết đến nhiều nhất tại miền Nam Việt Nam thời ấy. “Tôi kể người nghe đời Lan và Điệp, một chuyện tình cay đắng. Lúc tuổi còn thơ tôi vẫn thường mộng mơ đem viết thành bài ca…”

Tuy nhiên, sau 1975, số phận của tác phẩm khá ảm đạm, do chính quyền xếp vào loại ủy mị và bị cấm trong mọi thể loại trong thời gian dài. Mãi đến cuối thập niên 1980, cùng với sự xuất hiện của sách in, cải lương và kịch nói, bộ phim màu "Lan và Điệp" lại được khởi quay và trình chiếu vào năm 1990.

Ngay từ lúc ban đầu, soạn giả Trần Hữu Trang chỉ trích một đoạn trong truyện Tắt Lửa Lòng của Nguyễn Công Hoan, và viết lên một cuộc tình bi ai đầy nước mắt khi kết thúc cuộc đời Lan trong chùa không quá một năm sau khi Điệp phụ tình Lan đi lập gia đình với Liễu, con ông Phủ.

Có lý nào yêu nhau là phải chết vì nhau như Roméo & Juliette mới thôi ? Hồi nhỏ Trúc Tiên cứ ấm ức mãi cô Lan sao « ngu quá », chẳng lẽ ai bị phụ tình cũng đi tu, hay đi tu vì bị phụ tình ! Tu phải có căn tu, tâm tịnh chứ ?

Thế nên, chưa 10 tuổi Trúc Tiên đã lén gia đình đọc Tắt Lửa Lòng rồi cứ tức tối một mình không thể hiểu vì sao các ông soạn giả bắt Lan đến chết vẫn không thanh thản vì nghĩ Điệp phụ tình mình.

Ngày nay, thành ngữ "Chuyện tình Lan và Điệp" thường được dùng để chỉ một mối tình khắng khít nhưng éo le của một đôi nam nữ, là một chuyện tình cay đắng.

Đã là thành ngữ rồi thì khó mà thay đổi.
Nhưng Trúc Tiên vẫn mong kể lại Chuyện tình Lan và Điệp theo cảm nhận của mình theo nguyên tác Tắt Lửa Lòng.

Kính mời quý khán giả xem chuyện tình Lan và Điệp qua Tắt Lửa Lòng của Nguyễn Công Hoan kể về một chuyện tình buồn của hai kẻ yêu nhau. Buồn vì định mệnh trớ trêu khiến hai người yêu nhau vì một hoàn cảnh, số phận nào đó mà không đến được với nhau. Buồn thật nhưng không đau thương bi đát. Buồn nhưng là một chuyện tình đẹp. Đẹp vì họ yêu nhau, hiểu nhau, hy sinh cho nhau. Lan không trách cứ Điệp như kẻ bội tình khi Lan nói với Điệp : « Tôi hiểu cái bụng của người ta lắm ». Lan không chết trong chùa mà gặp lại Điệp 13 năm sau.

Là một "œuvre culturelle" (Chuyển thể từ tiểu thuyết kinh điển của làng văn học Việt Nam sang "Nhạc Kịch Đàn Ca Tài Tử" - di sản văn hóa phi vật thể Unesco) nên mọi ủng hộ tài chính được trừ thuế 66%. Mua 10 vé được cấp giấy trừ thuế. Xin các bác rộng lòng giúp đỡ để Cội Nguồn cho vở Tắt Lửa Lòng.

Tắt lửa lòng (Eteindre les flammes du cœur) est un roman romantique de l’auteur Nguyễn Công Hoan (1903-1977), publié en 1933.
Le récit suit une romance tragique entre Điệp et Lan, dont les familles avaient arrangé leur mariage alors qu'ils étaient enfants. Cependant, Điệp est piégé dans un mariage avec Thúy Liễu, une jeune femme enceinte d'un autre homme. Le jour du mariage de Điệp, Lan se retire dans un monastère, portant en elle l’espoir silencieux que Điệp puisse trouver le bonheur au sein de sa nouvelle famille. À plusieurs reprises, lorsque Điệp tente de la retrouver, Lan refuse de le voir, émmurée dans son chagrin. Treize ans plus tard, devenu médecin, Điệp se retrouve face à une patiente mourante, qui n'est autre que Lan.
Cette œuvre a été adaptée au théâtre, films, et musique, touchant de nombreuses générations au Vietnam sous le nom de « L’histoire d’amour de Lan et Điệp ». Cependant, les adaptations choisissaient de simplifier l’histoire. Lan mourut quelques mois après le mariage de Điệp empli de regrets et de douleur inexprimable.

Le 9 mars 2025 offrira l'opportunité de découvrir la pièce dans son intégralité.
La pièce sera interprétée en vietnamien avec des sous-titres en français.
Avec la participation de musiciens venus directement du Vietnam et d'artistes vietnamiens basés en France.

9 MARS 2025 de 14h30-18h30
Au Théâtre
Jacques-Higelin (MPAA Saint-Germain)
4 rue Félibien Paris 6

Métro 10. Mabillon ou 4. Odéon ;
RER B,C Saint-Michel Notre-Dame
Parking public à proximité ouvert 24/24 & 7/7
Saint-Germain-des-Prés – Citadines (400m) 4 rue des Grands Augustins 75006 Paris
Parking Marché Saint Germain : Face au 1 Rue Lobineau Paris 6

PAF : 40€ - Ghế có số
Réservation : Cội nguồn 06 77 69 46 11

1 nhận xét:

lucien trong nói...

Xin đóng góp vài ý kiến thô thiển mong Asso Cội Nguồn và Trúc Tiên thành công mỹ mãn.
Hy vọng sau "Đoạn Tuyệt" khá công phu, Trúc Tiên sẽ rút kinh nghiệm cho vở hát nầy tốt hơn.
Sở dỉ khán thính giã chỉ nhớ đến "Lan và Điệp" là vì soạn giã đã chuyễn thễ qua thành môt tác phẫm Cãi Lương hợp với thị hiếu tâm tình, có cảnh Chuà, Lan cãi trang lấy tên Điệp để đi tu. Và đây không phãi chỉ là một chuyện tình suông giửa đôi trai gái, mà có sự liên hệ hiếu nghĩa, lễ nghi thấm đậm Nho giáo giửa hai gia đình. Nay hy vọng được xem "Tắt lửa lòng" nguyên bãn sẽ thêm nhiều thú vị. Không nên quá dài và Fond thêm hình ảnh trang trí phù hợp. Bonne chance