Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 12 tháng 11, 2024

Người Việt Khắp Nơi và Kính Chuyển Tin Thế Giới Theo Dòng Thời Sự - Lê Văn Hải


    Tin Người Việt Khắp Nơi:


Hình Lạ: Thắp Hương Nguyện Cầu Cho Anh Linh Tử Sĩ VNCH Tại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa Việt Nam! Nhân Ngày Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ 2024!
<!>


Lễ Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ Tại San Jose.


-Một phái đoàn đông đảo của cộng đồng, dù trời mưa, vẫn không bỏ cuộc, tham gia diễn hành, tại trung tâm thành phố.

Lễ Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ

(Thơ và hình của Minh Thúy)
Nước Mỹ diễn hành Cựu Chiến Binh
Một ngày mưa gió lạnh mù tinh
Ghi công sứ mạng người binh sĩ
Chiến trận toàn nơi đẹp nghĩa tình

Lính Mỹ năm xưa chiến đấu cùng
Hy sinh tuổi trẻ máu anh hùng
Tội tù, tử trận quê hương bạn
Sát cánh chung đường diệt hiểm hung

Tưởng nhớ Việt Nam lính Cộng Hoà
Vùi sâu đất lạnh chốn quê nhà
Số đà Thương Phế đang mòn mỏi
Số lại tù đày Mỹ giúp qua


Cali miền Bắc nhóm hòa mình
Rực rỡ cờ vàng được hiển vinh
Tha thướt áo dài theo đội ngũ
Góp phần kết hợp với Đồng Minh

Dẫu lạnh và run vẫn quyết lòng
Cầm cờ Mỹ -Việt vững tay dong
“Cờ Bay “bản nhạc hùng yêu nước
“Ái Hữu “ Hoa Kỳ hộ trợ mong

Ôi ngày nhắc nhở mọi người đang
Cầu nguyện anh linh dưới suối vàng
Tạc dạ ghi ơn người chiến sĩ
Quên mình góp nghĩa vụ hiên ngang

Hợp chủng Hoa Kỳ đủ sắc dân
Đi ngang đường phố đẹp vô ngần
Trống kèn vang dội quân hành khúc
Lễ Cựu Chiến Binh bước lớp tầng


Đêm Du Ca Bắc Cali Thành Công, Gần 300 Người Tham Dự!
(mpd).


-Tối chủ nhật, hôm qua 10/11/2024 Đêm Nhạc Du Ca bắc Cali do anh Đòan Trưởng Trương Xuận Mẫn tổ chức,tại nhà hàng Dynasty trong khu Grand Century Mall thành phố San Jose bắc Cali, đã tưng bừng mở màn với gần ba trăm quan khách cùng văn nghệ sĩ, đồng hưong tham dự. Đặc biệt ngoài những tiếng hát Du Ca quen thuôc, đêm qua còn có thêm giọng hát của Ca sĩ Lê Uyên (Phương) đến từ Miền Nam.
Sau đây là một vài hình ảnh chúng tôi ghi lại, xin được chia xẻ đến Quý Vị và Các Bạn Như Một Lời Cám ơn cùng Chúc Mừng Đoàn Du Ca Bắc Cali vẫn tồn tại, và phát triển với những bản hùng ca hát cho Quê Hương Việt Nam với Tiếng Gọi cùng Niềm Hy Vọng Một Tương Lai Tươi Sáng hơn cho Độc Lập Dân Chủ Tư Do trên Đất Việt.





Tin buồn từ Sacramento: Cảnh sát gốc Việt, hy sinh trong lúc truy bắt tội phạm, được vinh danh!

–(NV) Thám Tử Vũ Nguyễn thuộc Văn Phòng Cảnh Sát Quận Sacramento hy sinh trong nỗ lực bảo vệ cộng đồng, nhưng di sản to lớn do ông để lại vẫn sống mãi.
Vũ nhận văn bằng cử nhân Tư Pháp Hình Sự năm 1995 tại đại học California State University, Sacramento và tốt nghiệp loại xuất sắc, trở thành tân binh triển vọng tại Văn Phòng Cảnh Sát Quận Sacramento SCSO. Ông thăng tiến lên cấp bậc thám tử, chuyên theo dõi và điều tra hoạt động của các băng đảng hoạt động trong cộng đồng.
Vào một buổi chiều mưa Tháng Mười Hai 2007, chỉ vài ngày trước sinh nhật lần thứ 37, ông Vũ bị bắn chết khi đang truy đuổi một thành viên băng đảng khét tiếng ở phía Nam Sacramento. Nghi can bị bắt giữ, bị kết tội sát nhân và bị kết án chung thân.


Vũ Nguyễn, cảnh sát viên hy sinh trong lúc thi hành nhiệm vụ
(Hình: California State University, Sacramento)
“Vũ hy sinh quên cả tính mạng để bảo vệ cư dân Quận Sacramento,” Orrlando Mayes, một đồng nghiệp cũ của Vũ, nay là trung sĩ Sở Cảnh Sát Sacramento State University, cho biết. “Vũ là tấm gương cho các đồng nghiệp, giới lãnh đạo SCSO và cộng đồng nơi ông ấy bảo vệ.”
Vì lòng tận tụy phục vụ cộng đồng, Vũ được Hiệp Hội Cựu Sinh Viên Sacramento State University truy phong Giải Thưởng Phục Vụ Xuất Chúng. Ngoài ra còn có năm người khác được vinh danh cùng Vũ trong một buổi tiệc chiêu đãi và dạ tiệc trao Giải Thưởng Cựu Sinh Viên Xuất Chúng vào ngày Thứ Năm, 7 Tháng Mười Một.

Vũ lớn lên ở Modesto, và là một nam sinh học giỏi ở trường trung học và cao đẳng cộng đồng, cũng như tại đại học California State University, Sacramento. Vũ từng nói với đồng đội và gia đình rằng ông dấn thân vào lực lượng thực thi công lực vì muốn đền ơn đáp nghĩa cho quốc gia từng cưu mang ông và gia đình di tản khỏi Việt Nam trong thời chiến.
Ed Yee, một đại tá nghỉ hưu từng là đồng đội của Vũ trong đơn vị trấn áp băng đảng tại SCSO, mô tả ông là một thám tử tài ba và là phối hợp ăn ý với đồng đội.
Di sản do Vũ để lại vẫn được khắc ghi nhờ Quỹ Học Bổng Tưởng Nhớ Vũ Nguyễn, nơi tài trợ học bổng cho học sinh lớp 12 muốn dấn thân vào các cơ quan công quyền và Breaking Clays for Vu, nơi gây quỹ cho gia đình của các sĩ quan hy sinh.
Mayes là một trong những sĩ quan thuộc biệt đội SWAT từng bắt giữ kẻ côn đồ ra tay sát hại Vũ. Mayes cho biết việc Vũ hy sinh đã để lại một nỗi trống trải khôn nguôi trong cuộc sống của gia đình, thân hữu và đồng đội.
“Ông ấy là một người giỏi giang trong tất cả mọi việc,” Mayes cho biết. “Ông ấy rất tự hào khi được làm hết sức và trở thành người giỏi nhất, vì chính ông ấy và cũng vì cộng đồng.”
Tuy nhiên, dù được nhiều người khen ngợi, Vũ vẫn khiêm tốn, Mayes cho biết.
“Vũ chẳng bao giờ khoe khoang,” Mayes cho biết. “Ông ấy luôn luôn điềm đạm, đĩnh đạc và giản dị. Ông ấy sẽ cảm thấy vô cùng cảm kích khi biết mình nhận được giải thưởng này, nhưng cũng sẽ rất khiêm tốn.”
Để biết thêm chi tiết về Giải Thưởng Cựu Sinh Viên Xuất Chúng, xin vào trang mạng của Hiệp Hội Cựu Sinh Viên.


Hình ảnh đẹp Mùa Tạ Ơn: Cô dâu Việt đầu tiên ở xứ Nhật Bổn, ngồi kiệu, được vinh danh là một ân nhân của Xứ Mặt Trời!
(Nguyễn Chương)


- Lễ hội Kunchi diễn ra từ ngày 7 đến 9 hàng năm, tại Nagasaki, mà trọng tâm là chiếc thuyền phục dựng với một bé gái mặc áo dài ...
Lễ hội Kunchi diễn ra từ ngày 7 đến 9 tháng 10 hàng năm, tại Nagasaki, mà trọng tâm là chiếc thuyền phục dựng với một bé gái mặc áo dài Việt cùng một bé trai mặc trang phục Yukata.
Hình ảnh dễ thương này tái hiện đám cưới vào thế kỷ 17 giữa thương gia giàu có Araki Sotaro với công nương Ngọc Hoa, con nuôi của chúa Sãi Nguyễn Phước Nguyên.
Thương gia Akari Sotaro đến buôn bán tại Hội An vào năm 1619, sau đó được chúa Sãi gả công nương. Năm 1620 ông đưa nàng về Nhựt Bổn.
Công nương Ngọc Hoa tận tình giúp đỡ dân Nhựt địa phương, được người dân Nhựt yêu quý. Họ gọi nàng là "Anio-san" ("anio" phát âm hao hao với câu nói trìu mến "anh ơi" mà Ngọc Hoa gọi chồng mình).
Lễ hội Kunchi xuất phát từ mối thiện cảm của người Nhựt dành cho mối lương duyên Akari Sotaro - Ngọc Hoa.
Người Nhựt họ sống có trước có sau, sẵn sàng tỏ lòng Cảm tạ, cho dù người đó là "ngoại nhơn" đi nữa.


Dạ Tiệc Vui, Ý Nghĩa Nhất Trong Mùa Tạ Ơn 2024


Kết quả Mỹ và thế giới thay đổi, sau 2 ngày ông Trump chiến thắng bầu cử!
-Ông Trump chỉ mới tạm chiến thắng, vẫn chưa được công nhận từ ủy ban bầu cử và mãi tới 20/1/2025 Trump mới nhận chức Tổng Thống bàn giao, vậy mà "Kết quả" ông để lại cho nước Mỹ và thế giới không thể tưởng
Tổng kết 'Kết Quả' của Trump là Tổng thống đắc cử trong hai ngày:
- Thị trường chứng khoán đạt mức cao kỷ lục
- Đoàn người di cư ở biên giới tự động tan rã
- Hamas kêu gọi chấm dứt chiến tranh
- Bitcoin đạt mức cao kỷ lục
- Putin sẵn sàng chấm dứt chiến tranh Ukraine
- Qatar trục xuất các lãnh đạo Hamas
- EU sẽ mua khí đốt của Mỹ chứ không phải khí đốt của Nga
- Putin sẽ bán dầu bằng đô la Mỹ
- Zelensky gọi điện cho Trump và Elon
- Thị trưởng NYC kết thúc chứng từ nuôi ăn nuôi ở cho tiền cho người bất hợp pháp
- Mexico ngăn chặn người di cư ở biên giới Hoa Kỳ
- Trung Quốc muốn hợp tác hòa bình với Mỹ
- Công ty lớn của Mỹ rời khỏi Trung quốc
- Chính phủ liên minh của Đức cũng sụp đổ
- Houthi cầu xin ngừng bắn
- Chiến tranh thế giới III không xảy ra
-Thiên tả và ghét Trump như thủ tướng Đức cũng điện đàm bàn chuyện với Trump, và nhất là bà chủ tịch Âu Châu đã tuyên bố mua xăng dầu từ Mỹ thay vì Nga .


Dạ Tiệc Chúc Mừng Tổng Thống Thứ 47 Hoa Kỳ!


Tin Thế Giới Đó Đây
***
Qatar Xác Nhận Tạm Ngừng Làm Trung Gian Hòa Giải Giữa Do Thái và Hamas


(Hình REUTERS - Nathan Howard: Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Qatar, ông Mohammed bin Abdulrahman Al Thani tham dự họp báo, ở Doha, thủ đô của Qatar, sau khi thảo luận về lệnh ngừng bắn ở Gaza, ngày 24/10/2024.)
-Ngày 9/11/2024, Qatar xác nhận tạm ngừng làm trung gian hòa giải giữa Do Thái và lực lượng Hồi giáo Hamas Palestine để đi đến ngừng bắn ở dải Gaza và trả tự do cho các con tin. Ý định này đã được Qatar thông báo cho các bên liên quan vào cuối tháng 10 và nhấn mạnh "chỉ nối lại đàm phán khi các bên tỏ thiện chí và nghiêm túc". Tuy nhiên, văn phòng của Hamas ở Doha vẫn được duy trì, theo thông cáo của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Qatar.
Khi trả lời thông tín viên Alice Froussard của Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI), nhiều người Palestine ở vùng Cisjordanie cho biết thông báo của Qatar không khiến họ ngạc nhiên vì họ "không còn tin vào đàm phán" mà trông đợi vào hành động nhiều hơn, ngừng chiến để "những vụ thảm sát như này chấm dứt". Về phía gia đình 101 con tin bị Hamas giam giữ ở Gaza từ hơn 400 ngày qua, họ vô cùng lo lắng và tiếp tục biểu tình đòi trả tự do cho các con tin vào tối 9/11, không xa tư dinh của Thủ tướng Netanyahu.

Thông tín viên RFI Michel Paul tại Jerusalem cho biết chính phủ Do Thái hoan nghênh quyết định của Qatar nhưng truyền thông cho rằng chính quyền Doha vẫn có thể thay đổi quyết định:
"Trong liên minh chính phủ Do Thái, đặc biệt là bên phe cực hữu, người ta hoan nghênh quyết định của Qatar. Họ cho đó là một diễn biến có thể có tác động quan trong đến cuộc xung đột ở Gaza và trong toàn khu vực.
Nhưng sáng nay, các nhà bình luận nhấn mạnh rằng chính quyền Doha vẫn có thể thay đổi quyết định. Nói một cách khác, Qatar chưa hoàn toàn rút khỏi cuộc chơi. Họ nới tay theo yêu cầu của chính quyền Biden. Nhưng còn phải chờ xem liệu các nhà lãnh đạo Hamas có rời hẳn thủ đô Qatar để đến một địa điểm khác hay không. Mục đích của hoạt động này là thúc đẩy một thỏa thuận cho phép thả một số con tin, đặc biệt là những người có quốc tịch Mỹ.
Nhiều cơ quan truyền thông ở Do Thái nhấn mạnh rằng các viên chức Do Thái sẽ không thay đổi quan điểm trước khi ông Donald Trump vào Tòa Bạch Ốc. Và trong khi chờ đợi, Thủ tướng Benjamin Netanyahu đưa ra một đề xuất mới: trao 5 triệu Mỹ kim cho mỗi con tin được trả tự do và cho phép những kẻ bắt cóc đến tị nạn ở một nước thứ ba".
Cùng với Mỹ và Ai Cập, Qatar đã tham gia vào quá trình đàm phán suốt nhiều tháng qua nhằm chấm dứt cuộc chiến tàn phá dải Gaza sau vụ Hamas tấn công Do Thái và sát hại hơn 1.000 người ngày 7/10/2023 đồng thời vẫn giam giữ hơn 100 con tin. Lệnh ngừng bắn duy nhất đạt được vào cuối tháng 11/2023 và chỉ kéo dài một tuần, cho phép đưa hàng viện trợ nhân đạo vào dải Gaza và trả tự do cho một số con tin.
Để chặn nguồn hỗ trợ của Hamas, Mỹ tiếp tục oanh kích kho vũ khí của lực lượng Houthis ở Yemen. Kênh Al-Massira của Houthis đưa tin về 3 vụ tấn công trong đêm 9-10/11 nhắm vào nhiều khu vực ở thủ đô Sanaa của Yemen. Trả lời thông tấn xã AFP, một sĩ quan Mỹ cho biết các loại vũ khí tối tân bị quân đội Mỹ không kích vẫn thường được Houthis sử dụng để tấn công tàu dân sự và quân sự ở Hồng Hải và ở vịnh Aden.


Tổng Giám Đốc IAEA Sắp Thăm Iran


(Hình REUTERS: Tổng Giám đốc Cơ quan Giám sát Nguyên tử của Liên Hiệp Quốc Rafael Grossi.)
-Tổng Giám đốc Cơ quan Giám sát Nguyên tử của Liên Hiệp Quốc Rafael Grossi sẽ thăm Iran vào thứ Tư tuần tới và bắt đầu các cuộc tham vấn với các viên chức Iran vào ngày hôm sau, truyền thông nhà nước đưa tin hôm 10/11/2024.
Người đứng đầu Cơ quan Nguyên tử năng Quốc tế (IAEA) nói hôm 6/11 rằng ông có thể sẽ đến Iran trong những ngày tới để thảo luận về chương trình nguyên tử gây tranh cãi của nước này và rằng ông hy vọng sẽ hợp tác với Tổng thống đắc cử của Hoa Kỳ là Donald Trump.
Các vấn đề lâu nay còn tồn tại giữa Iran, IAEA và các cường quốc phương Tây bao gồm việc Tehran cấm các chuyên gia làm giàu uranium tham gia các nhóm thanh tra của IAEA tại nước này và trong nhiều năm qua, nước này đã không giải thích về việc các dấu vết uranium được tìm thấy tại các địa điểm không được công bố.

Iran cũng đã tăng cường hoạt động nguyên tử kể từ năm 2019, sau khi Tổng thống Trump khi đó từ bỏ thỏa thuận năm 2015 mà Iran đã đạt được với các cường quốc trên thế giới, theo đó nước này sẽ hạn chế làm giàu uranium, vốn bị phương Tây coi là một nỗ lực trá hình để phát triển năng lực vũ khí nguyên tử, và khôi phục các lệnh trừng phạt cứng rắn của Hoa Kỳ đối với Iran.
Tehran hiện đang làm giàu uranium lên đến 60% độ tinh khiết phân hạch, gần với mức khoảng 90% cần thiết cho một quả bom nguyên tử.
Theo tiêu chuẩn của IAEA, nước này có đủ uranium làm giàu cao hơn để sản xuất khoảng bốn quả bom nguyên tử, nếu được tinh chế thêm.
Iran từ lâu đã phủ nhận mọi tham vọng về bom nguyên tử, nói rằng họ chỉ làm giàu uranium cho mục đích sử dụng năng lượng dân sự.


Bộ Trưởng Ngoại Giao Iran Phủ Nhận Âm Mưu Ám Sát Ông Trump


-Bộ trưởng Ngoại giao Iran, ông Abbas Araqchi phủ nhận cáo buộc của Mỹ nói rằng Tehran có liên quan đến âm mưu ám sát Donald Trump và kêu gọi xây dựng lòng tin giữa hai quốc gia thù địch vào ngày thứ Bảy (9/11/2024).
"Giờ... một kịch bản mới được dựng lên... vì kẻ giết người không tồn tại trong thực tế, các nhà biên kịch được đưa vào để sản xuất một bộ phim hài hạng ba", ông Araqchi nói trên mạng xã hội X.
Ông nhắc đến đến âm mưu bị cáo buộc mà Hoa Thịnh Ðốn nói là do Lực lượng Vệ binh Cách mạng tinh nhuệ của Iran ra lệnh ám sát ông Trump, người giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống hôm thứ Ba và sẽ nhậm chức vào tháng 1.
"Người dân Mỹ đã đưa ra quyết định của họ. Và Iran tôn trọng quyền bầu Tổng thống theo lựa chọn của họ. Con đường phía trước cũng là một sự lựa chọn. Nó bắt đầu bằng sự tôn trọng", ông Araqchi nói.
"Iran KHÔNG theo đuổi vũ khí nguyên tử, chấm hết. Đây là một chính sách dựa trên những giáo lý Hồi giáo và các tính toán an ninh của chúng tôi. Cần phải xây dựng lòng tin từ cả hai phía. Đây không phải là con đường một chiều", ông nói thêm.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Iran Esmaeil Baghaei trước đó nói rằng tuyên bố này là một âm mưu "ghê tởm" của Do Thái và phe đối lập Iran bên ngoài đất nước nhằm "làm phức tạp thêm vấn đề giữa Mỹ và Iran".
Các nhà phân tích và những người trong cuộc ở Iran không bác bỏ khả năng hòa hoãn giữa Tehran và Hoa Thịnh Ðốn dưới thời ông Trump, dù không khôi phục quan hệ ngoại giao.
"Iran sẽ hành động dựa trên lợi ích của riêng mình. Có thể các cuộc đàm phán bí mật giữa Tehran và Hoa Thịnh Ðốn sẽ diễn ra. Nếu các mối đe dọa an ninh đối với nước Cộng hòa Hồi giáo được loại bỏ, mọi thứ đều có thể xảy ra", nhà phân tích Saeed Laylaz ở Tehran nói trong tuần này.
Dù đối đầu với kẻ thù không đội trời chung là Do Thái, giới lãnh đạo giáo sĩ của Iran cũng lo ngại về khả năng xảy ra một cuộc chiến tranh toàn diện trong khu vực, trong đó Do Thái tham gia vào các cuộc xung đột với các đồng minh của Tehran ở Gaza và Lebanon.


Mỹ Cho Phép Các Tập Đoàn Quân Sự Tư Nhân "Bảo Quản" Vũ Khí Cho Ukraine


(Hình AP - Sgt. 1st Class Andrew Dickson - minh họa: Một hệ thống phi đạn ATACMS của Mỹ tại Queensland, Úc Ðại Lợi, ngày 26/7/2023.)
-Chính quyền Biden cho phép một số hãng tư nhân cộng tác với Bộ Quốc phòng sang Ukraine công tác, bảo trì các loại vũ khí mà Hoa Thịnh Ðốn cung cấp cho Kyiv. Một viên chức Mỹ xin được giấu tên đã tiết lộ với hãng tin Anh Reuters như trên vào hôm 8/11/2024.
Vẫn theo các nguồn tin trên, "một số ít" các chuyên gia Mỹ sẽ được điều sang Ukraine nhưng sẽ hoạt động ở cách xa các vùng chiến tuyến, "không can thiệp vào cuộc xung đột". Nhiệm vụ của những người này chỉ mang tính "kỹ thuật", liên quan đến "khâu bảo trì và sửa chữa" các loại vũ khí mà Mỹ đã cấp cho Ukraine, đặc biệt là liên quan đến chiến đấu cơ F-16 hay đến hệ thống phòng không Patriot.
Sự hiện diện của họ "bảo đảm rằng nếu có bị hư hại, thì những thiết bị và vũ khí của Mỹ tại Ukraine sẽ nhanh chóng được sửa chữa". Công tác này sẽ được giao cho các "hãng gia công với bên Bộ Quốc phòng" và Mỹ "không huy động một người lính nào để bảo vệ nhân viên thuộc các hãng gia công đó".

Theo một nguồn tin khác, thì đã có một số hãng tư nhân trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng của Mỹ "hiện diện tại Ukraine" và vì vậy, thông tin nói trên, theo thông tấn xã Reuters không "mang lại một thay đổi lớn nào về sự hiện diện của nhân viên Mỹ trên lãnh thổ Ukraine". Câu hỏi còn lại là hình thức hoạt động này sẽ tồn tại bao lâu một khi Tòa Bạch Ốc đổi chủ. Tổng thống tân cử Donald Trump cho rằng Mỹ đã quá hào phóng giúp đỡ Kyiv và ông hứa nhanh chóng giải quyết chiến tranh Ukraine do Nga khai mào.
Thông tấn xã AFP nhắc lại, từ đầu cuộc chiến, Hoa Thịnh Ðốn viện trợ quân sự hơn 60 tỉ Mỹ kim cho Ukraine nhưng về mặt chính thức, Mỹ vẫn cấm các hãng tư nhân trong lĩnh vực quốc phòng hiện diện tại Ukraine.


Cuộc Gặp Hiếm Có Giữa Các Nhà Đàm Phán Nga và Ukraine Tại Belarus


(Hình AP - Danylo Pavlov: Binh sĩ Ukraine trở về nước trong một đợt trao đổi tù binh giữa Ukraine và Nga ngày 31/1/2024.)
-Hôm 8/11/2024, các nhà hòa giải Nga và Ukraine đã có cuộc gặp hiếm hoi tại Belarus để thảo luận về các vấn đề nhân đạo, sau hơn hai năm rưỡi chiến tranh.
Từ thủ đô Kyiv của Ukraine, thông tín viên Emmanuelle Chaze của Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) cho biết cụ thể:
"Chính ủy viên nhân quyền Ukraine Dmytro Loubinets đã cung cấp cho giới phóng viên những thông tin này. Nếu như ông nói rằng cuộc gặp này là nhằm mục tiêu nói về việc đưa tù binh Ukraine trở về, có được các thông tin về họ và thảo luận các vấn đề nhân quyền, thì một danh sách các tù binh đã được trao đổi giữa hai bên.

Một sáng kiến mới cũng đã được đưa ra, đó là thực hiện việc trao đổi thư từ các gia đình Ukraine với người thân của họ đang bị giam tù ở Nga. Xin nhắc lại là, bên phía Ukraine, tù nhân Nga được hưởng quyền này bởi vì Ukraine tuân thủ và áp dụng công ước Geneve liên quan đến việc đối xử tù binh.
Cuối cùng, 563 thi thể lính Ukraine đã được trao trả cho Kyiv. Chúng đến từ vùng Donetsk, Zaporijia cũng như từ các nhà xác của Nga. Và cuộc gặp này đã diễn ra với sự hiện diện của Ủy ban Quốc tế Hồng Thập Tự".
Song song với cuộc gặp, Nga tiếp tục oanh tạc thường dân. Những cuộc tấn công này đã gia tăng cường độ trong những tuần qua. Trong đêm thứ Sáu rạng sáng 9/11, các cuộc tấn công bằng drone của Nga tại Odessa, miền Nam Ukraine, đã làm một người chết và 13 người khác bị thương.
Hôm nay, lãnh đạo ngành ngoại giao Liên Hiệp Âu Châu, Josep Borrell, đã đến Kyiv, nhằm tái khẳng định sự hậu thuẫn của Brussels dành cho Kyiv. Theo thông tấn xã AFP, đây là chuyến thăm Kyiv đầu tiên của một lãnh đạo cao cấp Liên Hiệp Âu Châu vài ngày sau kết quả thắng cử của ông Donald Trump.


Mỹ Đẩy Nhanh Viện Trợ Quân Sự Cho Ukraine Trong Bối Cảnh Donald Trump Sắp Quay Trở Lại Tòa Bạch Ốc


(Hình AP - Alex Babenko: Quốc kỳ Mỹ và Ukraine được đặt cạnh nhau tại quảng trường trung tâm ở thủ đô Kyiv của Ukraine, trong ngày bầu cử Mỹ 5/11/2024.)
-Hôm 9/11/2024, nhật báo Mỹ Wall Street Journal đưa tin Hoa Thịnh Ðốn sẽ chuyển hơn 500 phi đạn tới Ukraine trong những tuần tới, nhằm đẩy nhanh tốc độ viện trợ quân sự cho Kyiv trong bối cảnh tân Tổng thống Donald Trump chuẩn bị bước vào Tòa Bạch Ốc vào năm sau.
Dẫn lời một viên chức Ngũ Giác Đài giấu tên, Wall Street Journal cho biết trước cả khi có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Biden đã đặt mục tiêu chuyển nốt phần viện trợ còn lại cho Ukraine muộn nhất là tới tháng Tư năm sau. Vẫn theo viên chức trên, việc chuyển giao các phi đạn này sẽ phục vụ cho hệ thống phòng thủ phi đạn Patriot và hệ thống phi đạn địa-đối-không NASAMS và đáp ứng nhu cầu phòng không của Ukraine từ giờ tới cuối năm nay.
Về phần Âu Châu, lãnh đạo ngoại giao khối 27 nước Josep Borrell cũng đã tái khẳng định "sự ủng hộ kiên định" của Brusselles với Ukraine. Ông Borrell cho biết: "Không ai biết chính xác chính quyền mới (của Hoa Kỳ) sẽ làm gì" nhưng nhấn mạnh thêm rằng Tổng thống đương nhiệm Joe Biden vẫn còn 2 tháng trong nhiệm kỳ để đưa ra quyết định, vì vậy ông kêu gọi "Chúng ta cần tăng cường hỗ trợ quân sự, tăng cường khả năng đào tạo, cung cấp nhiều tiền hơn, giao vũ khí nhanh hơn và cho phép tấn công vào các mục tiêu quân sự của kẻ thù (Nga) trên lãnh thổ của họ".

Cũng trong ngày 9/11, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chính thức ký thành luật Hiệp định về quan hệ đối tác chiến lược Nga-Bắc Hàn, trong đó bao gồm một điều khoản phòng thủ chung. Thỏa thuận được ông Putin và lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong Un ký vào tháng 6 sau hội nghị thượng đỉnh ở Bình Nhưỡng, tạo khuôn khổ pháp lý cho hai bên hỗ trợ lẫn nhau trong trường hợp bị tấn công vũ trang.
Về tình hình chiến sự, Ukraine hôm 10/11 đã tấn công drone quy mô lớn nhắm vào vùng thủ đô Mạc Tư Khoa khiến hai phi trường chính của thành phố này phải tạm đóng cửa. Theo giới chức Nga, tính tới nay đây là vụ tấn công bằng drone lớn nhất mà Kyiv thực hiện vào vùng thủ đô của Nga và quân đội nước này đã phá hủy tổng cộng 70 drone trong buổi sáng 10/11, (trong đó 34 tại Mạc Tư Khoa). Trong khi đó tại Ukraine, đã có ít nhất hai người bị thương và nhiều tòa nhà bị hư hại trong cuộc tấn công bằng drone của Nga vào khu vực Odessa phía Nam Ukraine trong đêm qua.


Đức: 35 Năm Bức Tường Bá Linh Sụp Đổ và Những Tranh Cãi Không Có Hồi Kết


(Ảnh AP, tư liệu: Hoàng tử Charles nhìn thành phố Đông Bá Linh qua bức tường trong chuyến thăm Potsdamer Platz, ngày 30/10/1972.)
-Hôm 9/11/2024, Đức kỷ niệm 35 năm ngày Bức tường Bá Linh sụp đổ trong bầu không khí u ám do cuộc khủng hoảng chính trị. Các lễ hội sẽ diễn ra cuối tuần này cùng với đó, Đức đã dựng lên một công trình ngoài trời trải dài 4 cây số dọc theo tuyến đường cũ của Bức tường Bá Linh với bản sao của các biển hiệu từ các cuộc biểu tình năm 1989 cũng như hàng ngàn biển hiệu khác do người dân ngày nay tạo ra với chủ đề "tự do".
Bộ trưởng Văn hóa Claudia Roth ca ngợi rằng tối 9/11/1989, khi mà bức tường sụp đổ là "một trong những khoảnh khắc vui tươi nhất trong lịch sử thế giới". Tuy nhiên, không phải ai cũng có cùng suy nghĩ này. 35 năm sau sự kiện lịch sử, những khác biệt vẫn tồn tại giữa hai miền đất nước. Từ thủ đô Bá Linh của Ðức, thông tín viên Pascal Thibault của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) cho biết cụ thể:
Cuốn sách "Phương Đông – Một phát minh của Tây Đức" của tác giả Dirk Oschmann ra mắt năm 2023 đã bán chạy như tôm tươi. Vị Giáo sư ở Leipzig chỉ trích quá trình tái thống nhất, ở đó, các quy tắc đều do phương Tây đặt ra, cùng với đó là việc người dân Đông Đức phải chịu sự đối xử bất công, chẳng hạn như bị trả lương thấp hơn, còn các phương tiện truyền thông thì loan tải các hình ảnh tiêu cực về vùng phía Đông này. Hầu hết những gì tinh hoa như các trường Đại học, cơ quan Tư pháp và báo chí, vẫn chủ yếu do người Tây Đức chi phối.

Ông Dirk Oschmann cho biết: "Điều này cho thấy rằng hình ảnh của Đông Đức không được thể hiện một cách chính xác, rằng người dân ở đây không có cơ hội để định hình một cách thích hợp xã hội mà họ đang sống. Và khi họ không cảm thấy mình được thể hiện đúng, họ sẽ dần xa lánh xã hội và những giá trị của nó".
Ngược lại, nhà sử học nổi tiếng về Cộng hòa Dân chủ Đức (DDR), Ilko-Sascha Kowalczuk, vừa ra mắt cuốn sách mang tên "Cú sốc của tự do", trong đó ông lên án những bài diễn văn lý tưởng hóa của Cộng hòa Dân chủ Đức Cộng sản và sự tồn tại của những thể chế mang tính độc tài ở phương Đông.
Ông nói: "Việc thống nhất nước Đức là một thành công lớn. Những lời than phiền không hề có cơ sở. Đây là một trong những khu vực giàu có nhất ở Âu Châu. Cả Âu Châu đều biết điều này, ngoại trừ người Đông Đức".
35 năm sau khi bức tường Bá Linh sụp đổ, các cuộc tranh cãi giữa người Đức vẫn còn tiếp tục kéo dài.


Tây Ban Nha: Biểu Tình Lớn Cáo Buộc Chính Quyền Vùng Tắc Trách Trong Vụ Lũ Lụt Chết Người


(Hình AP: - Manu Fernandez: Xe cộ chất đống trên đường phố sau trận lũ lụt ở Valencia, Tây Ban Nha. Ảnh ngày 31/10/2024.)
-Vùng Valencia, Tây Ban Nha, vẫn từng bước khắc phục hậu quả sau trận lũ lụt lớn khiến hơn 200 người thiệt mạng và vẫn còn 90 người mất tích. Tối 9/11/2024, khoảng 130.000 người, theo số liệu của sở cảnh sát, đã tập trung ở trung tâm thành phố Valencia đòi Chủ tịch vùng Carlos Mazón từ chức vì "tắc trách".
Thông tín viên François Musseau của Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tại thủ đô Madrid của Tây Ban Nha cho biết thêm:
"Ông Carlos Mazón, Chủ tịch vùng Valence, đang ở trong tình thế khó khăn. Vào cuối cuộc biểu tình khổng lồ cùng với một số vụ xô xát với cảnh sát, hiện rõ nỗi tức giận đối với nhà lãnh đạo cấp tiến, người được cho là đã không ứng phó được tình hình.

Ngày 29/10 khi xảy ra thảm kịch với những trận lũ lụt tồi tệ nhất từ nửa thế kỷ qua, ông Carlos Mazón đã không đếm xỉa đến báo động đỏ mà Cơ quan Dự báo Khí tượng Quốc gia đưa ra ngay từ 8 giờ sáng, khuyến cáo tất cả người dân vùng Valencia không được ra khỏi nhà, trừ trường hợp có việc gì thật sự cần thiết.
Trái lại,Chủ tịch vùng Valence đã không ban hành bất kỳ biện pháp khẩn cấp nào. Tệ hơn nữa là ông bị trễ thêm hơn 2 tiếng đồng hồ khi đi cùng một nhà báo nữ đến nhà hàng. Cuối cùng, lúc 7 giờ tối, sau khi trễ 2 tiếng đồng hồ, ông mới đến một cuộc họp khẩn của ủy ban điều phối cấp cứu.
Ông Carlos Mazón biện minh rằng thảm kịch chỉ thực sự xảy ra vào buổi tối. Nhưng tất cả những người tham gia biểu tình đều khẳng định thực tế lại khác: Lúc 7 giờ tối, khoảng 6 xã đã chìm trong nước, đã có nhiều nạn nhân và thiệt hại vật chất rất lớn. Giờ sẽ chờ xem liệu những cáo buộc này có dẫn đến hậu quả chính trị nào cho ông Carlos Mazón hay không".


NATO và Các Đối Tác Á Châu-Thái Bình Dương Lên Án Bắc Hàn Điều Quân Sang Nga


(Ảnh REUTERS - KCNA, minh họa: Thanh niên Bắc Hàn kể cả sinh viên và đoàn viên thanh niên Cộng sản ký đơn tình nguyện nhập ngũ, tại một địa điểm không rõ. Ảnh do hãng KCNA phân phát ngày 16/10/2024.)
-Hôm 8/11/2024, Liên minh Phòng thủ Bắc Đại Tây Dương (NATO) và các đồng minh Á Châu bao gồm Nam Hàn, Nhật Bản, Úc Ðại Lợi và Tân Tây Lan đã "kiên quyết" lên án việc Cộng sản Bắc Hàn đưa quân sang hỗ trợ Nga trong "cuộc chiến xâm lược" Ukraine.
Hãng tin AFP trích thông cáo của Liên minh NATO, cho biết: "Việc khai triển hàng ngàn chiến binh (của Bắc Hàn) cho thấy sự leo thang nguy hiểm trong việc nước này ủng hộ cho cuộc chiến xâm lược mà Nga đang tiến hành một cách bất hợp pháp tại Ukraine", đồng thời nêu rõ rằng các đồng minh tại Á Châu và Ukraine cũng tham gia vào tuyên bố này. Tuyên bố cũng nhấn mạnh: "Hơn bao giờ hết, những đồng minh của chúng tôi quyết tâm ủng hộ Ukraine tới khi nào Kyiv cần để giúp họ có thể chiến thắng" trước Nga.

Trước đó khi tới thủ đô Budapest của Hung Gia Lợi hôm thứ Năm (7/11), Tổng thống Ukraine, ông Volodymyr Zelensky cũng đã khẳng định rằng những binh sĩ Cộng sản Bắc Hàn có mặt ở vùng Kursk của Nga, nơi một phần khu vực hiện đang nằm dưới sự kiểm soát của lực lượng Ukraine, đã "tham gia chiến đấu" cùng với Nga và đã chịu nhiều "tổn thất". Cùng ngày, Tổng Thư ký Liên NATO Mark Rutte cũng tuyên bố mong muốn được hội đàm với tân Tổng thống Mỹ Donald Trump trong thời gian sớm nhất để thảo luận về việc Bắc Hàn tham chiến, điều mà ông cho là không chỉ là mối đe dọa đối với Âu Châu mà còn đối với cả Hoa Kỳ.


Putin Ký Thành Luật Hiệp Ước Phòng Thủ Chung Với Bắc Hàn


(Hình REUTERS: Tổng thống Nga Vladimir Putin.)
-Tổng thống Nga Vladimir Putin ký thành luật một Hiệp ước về quan hệ đối tác chiến lược của nước này với Cộng sản Bắc Hàn, trong đó bao gồm điều khoản phòng thủ chung, theo một Sắc lệnh được công bố vào ngày thứ Bảy (9/11/2024).
Hiệp ước, được ông Putin và nhà lãnh đạo Cộng sản Bắc Hàn Kim Jong Un ký vào tháng 6 sau hội nghị thượng đỉnh ở Bình Nhưỡng, kêu gọi mỗi bên hỗ trợ bên kia trong trường hợp bị tấn công vũ trang.
Thượng viện Nga đã phê chuẩn Hiệp ước trong tuần này, trong khi Hạ viện đã thông qua vào tháng trước. Ông Putin đã ký một Sắc lệnh về việc phê chuẩn đó xuất hiện vào ngày thứ Bảy trên website của chính phủ nêu rõ các thủ tục Lập pháp.
Hiệp ước này thúc đẩy mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa Mạc Tư Khoa và Bình Nhưỡng kể từ khi Nga tiến hành cuộc xâm lược toàn diện nhắm vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022.

Các báo cáo từ Nam Hàn và các nước phương Tây cho biết Cộng sản Bắc Hàn đã cung cấp vũ khí cho Nga. Các chuyên gia Ukraine cho biết họ đã tìm thấy dấu vết của vũ khí tại các địa điểm diễn ra các cuộc tấn công của Nga.
Ngày thứ Năm (7/11), Tổng thống Ukraine, ông Volodymyr Zelenskyy nói rằng Bắc Hàn đã gửi 11.000 quân tới Nga và một số trong số họ đã bị thương vong trong cuộc giao tranh với lực lượng của Kyiv ở khu vực Kursk ở miền Nam của Nga.
Nga chưa xác nhận sự hiện diện của quân đội Bắc Hàn.


Quân Đội Nam Hàn Nói Bắc Hàn Tiến Hành Can Thiệp GPS


(Hình VOA: Jeju South Korea.)
-Vào 2 ngày thứ Sáu (9/11) và thứ Bảy (10/11/2024), Cộng sản Bắc Hàn đã tiến hành can thiệp GPS gây ảnh hưởng đến hoạt động của tàu thuyền và máy bay tư nhân, quân đội Nam Hàn nói.
Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Nam Hàn (JCS) khuyến cáo các tàu thuyền và máy bay hoạt động ở khu vực Biển Tây nên thận trọng với hành động gây nhiễu tín hiệu GPS của Bắc Hàn.
JCS kêu gọi Cộng sản Bắc Hàn ngay lập tức dừng hành động khiêu khích mới nhất này và cảnh báo rằng họ sẽ phải chịu trách nhiệm về hành động của mình.

GPS là viết tắt của Hệ thống Định vị Toàn cầu, một mạng lưới vệ tinh và thiết bị thu được sử dụng để điều hướng.
Căng thẳng giữa hai miền Triều Tiên đã bùng phát trở lại kể từ khi Bắc Hàn bắt đầu thả khí cầu chở rác sang Nam Hàn vào cuối tháng 5, khiến Nam Hàn phải khởi động lại phát thanh tuyên truyền bằng loa phóng thanh.
Các chuyên gia hàng không nói việc Cộng sản Bắc Hàn tiến hành chiến dịch thả khí cầu chở rác, phóng phi đạn và can thiệp GPS đã làm gia tăng rủi ro trong không phận Nam Hàn, làm phức tạp thêm hoạt động của các hãng hàng không khi căng thẳng gia tăng giữa hai quốc gia đối địch.
Sự gián đoạn gây ra bởi chiến dịch khí cầu đang trở nên trầm trọng hơn do các dấu hiệu can thiệp GPS gia tăng.
Chính phủ Nam Hàn cho biết từ ngày 29 tháng 5 đến ngày 2 tháng 6, khoảng 500 máy bay và hàng trăm tàu thuyền đã gặp trục trặc về GPS. Họ đã khiếu nại lên cơ quan hàng không của Liên Hiệp Quốc ICAO, và cơ quan này đã cảnh báo Cộng sản Bắc Hàn dừng lại.


Tokyo Khẳng Định Mục Tiêu Tăng Cường Liên Minh Quân Sự Mỹ-Nhật Với Chính Quyền Trump


(Hình AP - Hiro Komae: Trực thăng vận tải Osprey của Mỹ tại căn cứ quân sự Okinawa, Nhật Bản.)
-Tham quan căn cứ quân sự tại Asaka, gần Tokyo sáng ngày 9/11/2024, Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba nhắc lại hai mục tiêu "tăng cường sức mạnh quân sự" và củng cố linh minh với Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump.
Theo hãng thông tấn AP, Thủ tướng Ishiba tuyên bố, "toàn cảnh an ninh chung quanh Nhật Bản đang xấu đi đáng kể vì căng thẳng gia tăng với Trung Quốc, vì hợp tác giữa Nga với Bắc Hàn", Tokyo cần đẩy mạnh khả năng phòng thủ.

Việc chiến đấu cơ của Nga và Trung Quốc thường xuyên xâm nhập không phận Nhật Bản trong năm nay vừa "vi phạm chủ quyền quốc gia", vừa là thách thức an ninh của Nhật Bản. Đó là những "hành vi không thể chấp nhận".
Thủ tướng Shigeru Ishiba chỉ trích các hoạt động quân sự của Trung Quốc và các vụ bắn tử phi đạn của Cộng sản Bắc Hàn đe dọa an ninh Nhật Bản. Giải pháp còn lại là "cân bằng và củng cố vế ngoại giao cũng như an ninh quốc gia". Và thành công trong chiến lược đó đặt ở mối "liên minh quân sự với Hoa Kỳ".
Vì vậy Thủ tướng Shigeru Ishiba cam kết sẽ phối hợp chặt chẽ với chính quyền Trump trên hồ sơ này, cũng như là sẽ tiếp tục tăng ngân sách sách quốc phòng và sẽ đi theo chính sách phòng thủ của người tiền nhiệm, Fumio Kishida.


APEC 2024: Peru Bắt Đầu Tuần Lễ Diễn Đàn Kinh Tế Á Châu-Thái Bình Dương


(Hình REUTERS - Kevin Lamarque: Tổng thống Mỹ Joe Biden đi cùng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại dinh thự Filoli bên lề Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Á Châu-Thái Bình Dương (APEC), ở Woodside, California, Mỹ, ngày 15/11/2023.)
-Hôm 10/11/2024, tuần lễ Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Á Châu-Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 31 được bắt đầu tại thủ đô Lima của Peru, với sự tham dự của đại diện đến từ 21 quốc gia trong khu vực, trong đó có sự hiện diện của nguyên thủ hai cường quốc hàng đầu thế giới là Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden.
Theo trang Bernama, đây là lần thứ ba quốc gia Nam Mỹ này, với khoảng 34 triệu dân, chủ trì Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Á Châu-Thái Bình Dương APEC. Nhân thượng đỉnh này, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng sẽ có chuyến thăm cấp nhà nước tại Lima và sẽ ký kết một thỏa thuận tăng cường trao đổi tự do mậu dịch và khánh thành cảng biển rộng lớn Chancay do tập đoàn Trung Quốc Cosco Shipping Port điều hành.

Tuy nhiên, thông tín viên đài RFI, Martin Chabal từ Lima ghi nhận Peru tổ chức thượng đỉnh APEC lần này trong bầu không khí bất bình ở trong nước:
"Đối với Peru, sự có mặt của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden là một sự kiện lớn. Tại đây, Trung Quốc hy vọng củng cố tầm ảnh hưởng của mình tại hai châu lục bị ngăn cách bởi đại dương. Ông Tập Cận Bình sẽ khánh thành một cảng biển khổng lồ của Trung Quốc, do một doanh nghiệp Trung Quốc ở phía Bắc Lima khai thác. Một trong những cảng biển lớn nhất Nam Mỹ này sẽ cho phép Trung Quốc xuất cảng nhiều hơn nữa hàng hóa của mình sang khu vực.
Tại một những chuyến công du sau cùng trước khi đến Ba Tây dự hội nghị G20, Joe Biden chắc chắn sẽ nỗ lực trấn an Đài Loan. Thắng lợi bầu cử vừa qua của Donald Trump có thể tạo ra một động lực mới trong khu vực, không nhất thiết là có lợi cho Đài Loan trước Trung Quốc.
Cuối cùng là vai trò của Nga trong hội nghị cấp cao APEC lần này. Đây là câu hỏi lớn vào lúc sự kiện bắt đầu hôm nay. Thứ Sáu, 8/11, phát ngôn viên Ðiện Cẩm Linh Dmitri Peskov, thông báo sự tham dự của Phó Thủ tướng Nga Alexei Overchuk mà không biết rõ là ông ấy sẽ có những chương trình gì ở đó. Người ta cũng không biết là Tổng thống Nga Vladimir Putin có sẽ gởi một thông điệp gì đến đồng nhiệm Mỹ hay không.
Về phần mình, Peru – nước chủ nhà, có nguy cơ đối mặt với một cuộc biểu tình và những cuộc đình công lớn. Người dân Peru, bất bình về chính sách do nữ Tổng thống Dina Boluarte tiến hành trong nước, đã kêu gọi phong tỏa đất nước nhân kỳ thượng đỉnh".


Mỹ Yêu Cầu TSMC Ngừng Cung Cấp Lô Hàng Chip Bán Dẫn Cho Trung Quốc


(Hình AP - Chiang Ying-ying: Logo của Công ty Sản xuất Chất bán dẫn Đài Loan TSMC trong Triển lãm Innotech Đài Loan tại Trung tâm Thương mại Thế giới ở thủ đô Đài Bắc của Đài Loan, ngày 14/10/2022.)
-Hoa Kỳ đã ra lệnh cho hãng TSMC của Đài Loan, ngừng vận chuyển các lô hàng linh kiện bán dẫn tiên tiến cho các khách hàng Trung Quốc, thường được sử dụng trong các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI). Lệnh cấm có hiệu lực ngay từ ngày 11/11/2024.
Hôm 10/11, thông tấn xã Reuters dẫn một nguồn thạo tin cho biết Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã gởi thư đến hãng Taiwan Semiconductor Manufactoring Co (TSMC), áp đặt các hạn chế xuất cảng sang Trung Quốc đối với một số loại chip tinh vi, có thiết kế tiên tiến 7 nanomet, để cung cấp năng lượng cho bộ tăng tốc AI và bộ thực hiện đồ họa (GPU).

Yêu cầu này được đưa ra sau việc cách nay vài tuần TSMC thông báo cho Bộ Thương mại biết rằng một trong số các linh kiện bán dẫn của họ đã được tìm thấy trong bộ thực hiện AI của Huawei. Hãng tin Anh cho biết không thể xác định được con chip này đã xuất hiện trên chip Ascend 910B của Huawei như thế nào. Chúng được phát hành ra thị trường vào năm 2022, và đây được xem là loại chip AI tiên tiến nhất hiện có từ một công ty Trung Quốc.
Lệnh cấm mới này sẽ ảnh hưởng đến nhiều công ty và cho phép Hoa Kỳ thẩm định liệu các công ty khác có chuyển hướng chip sang Huawei để sản xuất bộ thực hiện AI cho họ hay không. Theo nguồn tin trên, TSMC sau khi nhận thư yêu cầu từ Mỹ đã thông báo cho những khách hàng bị ảnh hưởng rằng họ sẽ đình chỉ chuyển giao các lô hàng chip bắt đầu từ ngày 11/11.
Bộ Thương mại và TSCM từ chối bình luận về sự việc. Hãng linh kiện bán dẫn hàng đầu thế giới này chỉ cho biết thêm rằng TSCM tuân thủ pháp luật, cam kết tuân thủ mọi quy tắc và quy định hiện hành, kể cả các biện pháp kiểm soát xuất cảng hiện hành.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét