Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 24 tháng 8, 2024

HÔM NAY! GIỚI THIỆU SINH HOẠT RỘN RÀNG MÙA BẦU CỬ 2024! CƠ HỘI HIẾM CÓ! GẶP GỠ VÀ THAM DỰ DIỄN ĐÀN VỚI CÁC ỨNG CỬ VIÊN GỐC VIỆT: Giám Sát Viên Quận Hạt 2: Betty Dương - Madison Nguyễn, Nghị Viên TP Khu Vực 8: Tâm Trương Và Kính Chuyển Tin Thế Giới Đó Đây - Lê Văn Hải

Sức Mạnh của lá phiếu: Không cần biết Quý Vị bầu cho ai, bầu cho Đảng nào, cứ rủ nhau đi bầu cho đông, là có sức mạnh Cộng Đồng người Việt! Hoa Kỳ là một Quốc Gia mới, nhưng lại có sinh hoạt dân chủ lâu đời nhất: Mọi lá phiếu đều được kiểm đếm. Các cuộc bầu cử tự do và công bằng, là nền tảng của nền dân chủ. (TT hay người dân thường, cũng một lá phiếu!) Bầu cử là cách cơ bản nhất để công chúng đưa ra tiếng nói của mình về chính quyền: Từ cấp cao nhất, đến cấp nhỏ nhất, quyết định ai sẽ là người lãnh đạo.
<!>

HÔM NAY! GIỚI THIỆU SINH HOẠT RỘN RÀNG MÙA BẦU CỬ 2024! CƠ HỘI HIẾM CÓ! GẶP GỠ VÀ THAM DỰ DIỄN ĐÀN VỚI CÁC ỨNG CỬ VIÊN GỐC VIỆT: Giám Sát Viên Quận Hạt 2: Betty Dương - Madison Nguyễn, Nghị Viên TP Khu Vực 8: Tâm Trương
TẠI TRƯỜNG YERBA BUENA HIGH CHOOL, THỨ BẢY, 24 THÁNG 8, 2024 - TỪ 1:00 PM TỚI 4:00 PM
Do Vietnamese American Roundtable với sự đồng tổ chức của một số Hội Đoàn khác.


Lời Mời
Trân trọng kính mời quý vị đến tham dự:
Buổi Hội Thảo giữa 2 ứng cử viên người Mỹ gốc Việt cho chức vụ Giám Sát Viên khu vực 2 quận hạt Santa Clara.


Lần đầu tiên trong lịch sử tranh cử quận hạt Santa Clara cộng đồng người Mỹ gốc Việt có 2 nữ ứng cử viên vào vòng chung kết cuộc tranh cử chức vụ Giám Sát Viên. Nhằm tạo cơ hội để cử tri người Mỹ gốc Việt tìm hiểu thêm về các ứng cử viên và các chính sách quan trọng liên quan và ảnh hưởng đến cộng đồng chúng ta, tổ chức Vietnamese American Roundtable kính mong quý hội đoàn và đồng hương dành chút thời gian quý báu đến tham dự đông đảo.
Buổi hội thảo sẽ được tổ chức tại
Địa điểm: The Learning Center trường trung học Yerba Buena 1855 Lucretia Avenue, San Jose CA 95122
Thời Gian: 1:00-4:00 chiều
Thứ bảy 24 tháng 8 năm 2024 (hôm nay!)
Điều hợp viên: nhà báo Kevin Nguyen (San Francisco Standard)
Để biết thêm chi tiết xin liên lạc qua email: hello@ varoundtable.org
Quý vị cũng có thể gửi các câu hỏi cho các ứng cử viên qua email: hello@varoundtable.org.
Do Vietnamese American Roundtable với sự đồng tổ chức của một số Hội Đoàn khác: American Law Alliance (ALA), International Children Assistance Network (ICAN), Vietnamese Voluntary Foundation (VIVO), Liên Hội Sinh Viên Vietnam Bắc Cali (NorCal UVSA), The Progressive Vietnamese American Organization (PIVOT), Viet Museum, Friends of Hue, San Jose Viet Running Club (SJRVC), Step Forward Foundation, Siren, Tully Road Eastridge Business Association (TREBA), Radio Bolsa, Văn Thơ Lạc Việt, Radio Tiếng Mõ Bắc Cali.

Trân Trọng Kính Mời

Đọc lại những bài báo cũ về kết quả bầu cử sơ bộ:

TIN VUI: HỘI ĐỒNG GIÁM SÁT QUẬN SANTA CLARA, CÓ KHẢ NĂNG NẮM CHẮC, GIÁM SÁT VIÊN NGƯỜI VIỆT ĐẦU TIÊN!



-Theo bản tin của tờ San Jose Spotlight, Little Saigon tại San Jose có khả năng sẽ bầu người Mỹ gốc Việt đầu tiên vào Hội đồng Giám sát Quận Santa Clara, mang đến cho cộng đồng tiếng nói trong các quyết định về tình trạng vô gia cư, dịch vụ sức khỏe tâm thần, và chi tiêu. Hai ứng cử viên dẫn đầu trong cuộc đua giành ghế Quận 2 đều là phụ nữ Mỹ gốc Việt: bà Betty Dương, chánh văn phòng của Giám sát viên Quận 2 Cindy Chavez, và bà Madison Nguyễn, thành viên người Mỹ gốc Việt đầu tiên và phó thị trưởng thành phố San Jose. Ông Huy Trần, một cư dân San Jose và lãnh đạo cộng đồng, hy vọng rằng cuộc tranh cử này sẽ phản ánh sự phát triển của cộng đồng người Mỹ gốc Việt về mặt chính trị. Trong nhiều năm, Little Saigon đã gặp khó khăn để tìm tiếng nói chính trị của họ mặc dù San Jose tự hào là thành phố có dân số người Việt lớn nhất bên ngoài Việt Nam. Ông Huy Trần cho biết ngoài bà Madison Nguyễn, người đã phục vụ trong hội đồng thành phố từ năm 2005 đến năm 2014, không có người Mỹ gốc Việt nào khác phục vụ hai nhiệm kỳ ở San Jose. Các nhà quan sát chính trị ở Little Saigon đang đặt câu hỏi liệu cuộc tranh cử vào Ban Giám sát có làm tăng thêm sự chia rẽ trong cộng đồng với hai người Mỹ gốc Việt trong cuộc đua hay không. Sự chia rẽ được thể hiện qua sự khác biệt giữa các thế hệ và rào cản ngôn ngữ giữa những cư dân Việt Nam cấp tiến, tự do và bảo thủ lớn tuổi hơn. Trong đó, bà Madison Nguyễn được coi là người ủng hộ doanh nghiệp và bà Betty Dương là người ủng hộ lao động.


Betty Dương hay Madison Nguyễn: Chắc chắn sẽ có một người gốc Việt nắm chức Giám sát viên Santa Clara!
(Thanh Nguyen)


(CaliToday) – Hội đồng Giám sát Quận hạt Santa Clara gần như chắc chắn sẽ có một giám sát viên người gốc Việt đầu tiên, khi hai ứng cử viên hàng đầu lọt vào vòng trong đều là ứng cử viên gốc Việt.
Với việc Giám sát viên Cindy Chavez sẽ kết thúc nhiệm kỳ vào cuối năm, có 5 ứng cử viên ra tranh đua giành chiếc ghế của bà tại khu vực bầu cử 2 ở San Jose. Không nghi ngờ gì, đây sẽ là cuộc tranh cử lịch sử.
Cho đến 5h chiều thứ Tư, cô Madison Nguyễn dẫn đầu với 31.30% phiếu, cô Betty Dương về thứ nhì với 29,33%, tiếp đến là ứng cử viên Corina Herrera-Loera với 23,37%, 10,64% dành cho Nelson McElmurry, và Jennifer Celaya giành được 5,36% phiếu.

Kết quả ban đầu bao gồm tỉ lệ cử tri bỏ phiếu khoảng 20,45%, theo Cơ quan Bầu cử Quận hạt Santa Clara. Văn phòng dự báo tỉ lệ bầu cử sơ bộ vào khoảng 35% đến 45%.
Madison Nguyễn là người Mỹ gốc Việt đầu tiên trở thành nghị viên Thành phố San Jose vào năm 2005, và giữ chức vụ Phó thị trưởng từ năm 2011 đến 2014. Bà ra tranh cử thị trưởng San Jose năm 2014 và Quốc hội California năm 2016 nhưng đều thất bại. Kể từ đó, Madison Nguyễn giữ những chức vụ quản trị Tổ chức bất vụ lợi Hunger at Home và Phòng Thương mại San Jose. Hiện nay, bà là Phó chủ tịch điều hành công ty AsianNet Media. Ứng cử viên nặng ký này được xem là người ủng hộ doanh nghiệp.

Đổng lý của bà Chavez, cô Betty Dương về thứ nhì cũng không phải là khuôn mặt xa lạ trong cộng đồng cử tri Mỹ gốc Việt. Betty Dương xem kỳ tranh cử lần này là sự tiếp tục công việc trong quận hạt , nơi cô lãnh đạo dự án Trung tâm Dịch vụ Người Mỹ gốc Việt, và là cố vấn đặc biệt cho Dự án Quyền Người lao động Mỹ gốc Việt tại Legal Aid at Work.
Betty từng là nhân viên thông tin công cộng cho Trung tâm Điều hành Khẩn cấp Quận Santa Clara trong thời kỳ đại dịch COVID-19 và đã giúp tạo ra dự án dịch vụ tiếp cận ngôn ngữ đầu tiên của quận. Ứng cử viên này được xem là người ủng hộ người lao động.
Theo San Jose Spotlight, Betty Dương cho đến nay đã gây quỹ nhiều nhất với $260,835 Mỹ kim, tiếp đến là Madison Nguyễn với $245,490, theo sau là McElmurry với $119,510, Herrera-Loera với $62,260 và Celaya chỉ $6000 Mỹ kim.
Hương Giang (Theo San Jose Spotlight)


HÔM NAY! GIỚI THIỆU SINH HOẠT RỘN RÀNG MÙA BẦU CỬ 2024! CƠ HỘI HIẾM CÓ! GẶP GỠ VÀ THAM DỰ DIỄN ĐÀN VỚI CÁC ỨNG CỬ VIÊN GỐC VIỆT: Giám Sát Viên Quận Hạt 2: Betty Dương - Madison Nguyễn, Nghị Viên TP Khu Vực 8: Tâm Trương
TẠI TRƯỜNG YERBA BUENA HIGH CHOOL, THỨ BẢY, 24 THÁNG 8, 2024 - TỪ 1:00 PM TỚI 4:00 PM


Trung sĩ cảnh sát San Jose Tâm Trương, tham gia cuộc đua Quận 8! Nhiều cơ hội thắng!
(Jana Kadah)


(Tam Trương, ứng cử viên cho ghế Hội đồng thành phố San Jose Quận 8, phát biểu trong quá trình bổ nhiệm tháng Giêng. Ảnh của Jana Kadah.)
-Một trung sĩ Sở Cảnh sát San Jose đang nhảy vào cuộc đua của Quận 8 để đại diện cho khu vực Evergreen.
Tam Trương, 41 tuổi, là ứng cử viên lâu năm đầy triển vọng. Người gốc Quận 8, bao gồm các khu dân cư bao gồm khu vực Evergreen, Silver Creek và Lake Cunningham, đã theo học tại các trường công lập và hiện đang nuôi dạy hai đứa trẻ trong cùng quận mà anh ấy hy vọng sẽ đại diện. Trương không thành công trong việc tìm kiếm chiếc ghế này trong quá trình bổ nhiệm vào tháng XNUMX và trước đó đã tranh cử ở Quận 4 với Ủy viên Hội đồng lúc đó là Kansen Chu vào năm 2012.


Trương cho biết các vấn đề chính của thành phố và ưu tiên hàng đầu của ông là nhà ở, vô gia cư và an toàn công cộng. Các lĩnh vực trọng tâm chính của ông cho quận của ông là tử vong liên quan đến giao thông và cải thiện cơ sở hạ tầng đường, cũng như sự phát triển kinh tế tại các trung tâm thương mại bỏ trống.
Trương cho biết: “Chúng tôi có nhiều lĩnh vực thương mại có thể được tái cấu trúc và đưa vào cuộc sống trở lại thông qua việc phát triển chiến lược và những người kinh doanh đầy nhiệt huyết”. “(Sự phát triển kinh tế phải) được nâng cao thông qua cơ sở hạ tầng và giao tiếp tốt hơn, nơi mọi người nói nhiều ngôn ngữ của người dân hơn, nơi tất cả mọi người đều có thể tiếp cận các nguồn lực của thành phố.”
(Theo San José Spotlight)


HÔM NAY! GIỚI THIỆU SINH HOẠT RỘN RÀNG MÙA BẦU CỬ 2024! CƠ HỘI HIẾM CÓ! GẶP GỠ VÀ THAM DỰ DIỄN ĐÀN VỚI CÁC ỨNG CỬ VIÊN GỐC VIỆT: Giám Sát Viên Quận Hạt 2: Betty Dương - Madison Nguyễn, Nghị Viên TP Khu Vực 8: Tâm Trương
TẠI TRƯỜNG YERBA BUENA HIGH CHOOL, THỨ BẢY, 24 THÁNG 8, 2024 - TỪ 1:00 PM TỚI 4:00 PM


Tìm Hiểu Sức Mạnh của Lá Phiếu Tại Hoa Kỳ: Một Lá Phiếu Cũng Có Thể Thay Đổi Kết Quả Bầu Cử!
Nguyễn Thanh Trang


-Giá Trị và Sự Bình Đẳng của Mỗi Lá Phiếu
Trong một nước có dân chủ thật sự như Hoa Kỳ, mọi lá phiếu của các cử tri đều có giá trị bình đẳng tuyệt đối, bất luận lá phiếu ấy là của một ông tỷ phú, một người có quyền thế nhất nước như Tổng Thống hay của một người thất nghiệp, một thương gia giàu có hay một anh binh nhì. Mọi lá phiếu đều có giá trị tuyệt đối như nhau, bất kể màu da, chủng tộc và tôn giáo hay giới tính của cử tri.
Tham gia bầu cử là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi người dân. Hoa Kỳ là một trong những quốc gia đã có các định chế dân chủ vững chắc trên hai trăm năm nay. Chính quyền thật sự là của dân, do dân và vì dân, chứ không phải chỉ là khẩu hiệu tuyên truyền, dối trá như dưới chế độ Cộng Sản độc tài tại Việt Nam. Những người đứng ra lãnh đạo Hoa Kỳ đều là công bộc của dân và do dân tín nhiệm bầu chọn một cách công bằng và dân chủ. Nếu sau khi đắc cử, họ tỏ ra kém cỏi hoặc không giữ lời hứa, người dân sẽ cho họ về vườn trong cuộc bỏ phiếu lần tới. Sức mạnh của nền dân chủ xứ nầy có được là nhờ dân trí và ý thức trách nhiệm của mọi người, đặc biệt là đa số dân Mỹ đều tích cực tham gia các cuộc bầu cử. Họ tham dự các cuộc vận động tranh cử, đọc các bản tin và bài báo phân tích lập trường cũng như chương trình hành động của các ứng cử viên. Ngoài ra, họ cũng theo dõi rất kỹ các sinh hoạt tại Đại Hội đảng Cộng Hòa và đảng Dân Chủ cũng như các buổi tranh luận trên T.V giữa các ứng cử viên Tổng Thống và Phó Tổng Thống. Theo đài truyền hình CNN, sẽ có chừng 50 triệu người Mỹ theo dõi mỗi cuộc tranh luận giữa hai ứng cử viên Tổng Thống Obama và Romney.


Quyền Bầu Cử tại Hoa Kỳ
Theo luật lệ hiện hành, ai cũng có quyền tham gia bầu cử hoàn toàn tự do và miễn phí nếu hội đủ các điều kiện tối thiểu sau đây: là một công dân Hoa Kỳ từ 18 tuổi trở lên tính đến ngày bầu cử, không ở trong tù và không bị tòa phán quyết là mất trí và đã ghi danh bầu cử ít nhất 15 ngày trước ngày bầu cử.
Nếu bạn đã thay đổi địa chỉ sau kỳ bầu cử trước thì bạn cần thông báo cho cơ quan bầu cử sở tại chậm nhất là 15 ngày trước ngày bầu cử. Nếu bận rộn công việc hay bất cứ vì lý do nào khác và không muốn đến phòng phiếu để bầu, bạn có quyền bầu cử bằng thư. Ít nhất là một tuần ngày bầu cử, bạn phải gọi điện thoại hay gởi thư yêu cầu cơ quan tổ chức bầu cử sở tại gởi mẫu phiếu thẳng về nhà cho bạn. Trong trường hợp nầy, bạn khỏi lo các khó khăn vì ngôn ngữ bất đồng và không quen thủ tục bầu cử tại Mỹ, vì bạn có thể nhờ thân nhân, con cháu hay bạn bè giảng giải sang tiếng Việt và giúp bạn hoàn thành việc bỏ phiếu bằng thư một cách thong thả, dễ dàng.

Quyền bầu cử dành cho mọi công dân, bất kể màu da, chủng tộc và giới tính nam nữ phổ quát như ngày nay không phải bỗng nhiên mà người Mỹ có được. Suốt chiều dài lịch sử hơn hai trăm năm của xứ nầy, nhiều thế hệ, đặc biệt là người Mỹ da đen, phụ nữ và thanh niên từ 18 đến 21 tuổi. Nên nhớ là vào thế kỷ 18, chỉ những nam công dân Mỹ từ 21 tuổi trở lên và không phải là da màu thì mới có quyền bầu cử, và phụ nữ xưa kia không có quyền bỏ phiếu.
Quyền bầu cử của nữ giới chỉ được cải tiến dần dần tại mỗi số địa phương kể từ cuối thế kỷ 19 nhờ sự tranh đấu không ngừng của các phụ nữ có trình độ và ý thức về sự bất bình đẳng trong quyền bỏ phiếu. Đến năm 1920, dưới thời Tổng Thống Woodrow Wilson, Quốc Hội Hoa Kỳ mới thông qua Tu Chính Án thứ 19, xác nhận phụ nữ cũng có quyền bỏ phiếu.

Về tuổi tác, từ năm 1970 trở về trước, công dân Mỹ phải được từ 21 tuổi trở lên mới có quyền bầu cử. Nhiều thanh niên, sinh viên cảm thấy bất công, vì họ có thể bị động viên từ 18 tuổi, nhưng họ phải đợi đến 21 tuổi mới có quyền bầu cử. Nhưng với đà leo thang của chiến tranh tại Việt Nam vào những năm cuối của thập niên 60, nhiều thanh niên 18 tuổi đã phải nhập ngũ, từ đó phong trào tranh đấu đòi quyền bỏ phiếu cho công dân 18 tuổi đã lấy khẩu hiệu: “Old enough to fight, old enough to vote” (Lớn đủ để đánh giặc, lớn đủ để bầu cử). Nhờ lập luận hết sức đơn giản và hữu lý đó, cuộc tranh đấu đã đi đến thắng lợi, và Tu Chính Án thứ 26 đã được lưỡng viện Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua ngày 1-7-1971, xác nhận quyền tham gia bầu cử cho mọi công dân từ 18 tuổi trở lên.
Riêng đối với người Mỹ gốc Phi Châu, tình trạng kỳ thị vì màu da, nhất là tại các tiểu bang miền Nam vẫn còn rất nặng nề. Họ bị kỳ thị, cấm đoán ngay cả việc đến nhà thờ xem Lễ, hay các quyền xử dụng xe bus, vào tiệm ăn, đến rạp chiếu bóng, xin việc làm hay ghi danh nhập học. Nơi nào họ cũng có thể bị từ chối một cách khắc nghiệt, bất công! Nhưng người Mỹ da đen đã kiên trì tranh đấu từ thế hệ nầy qua thế hệ khác cho đến khi phong trào tranh đấu bất bạo động đòi quyền công dân (Civil Rights Movement) bùng nỗ dưới sự lãnh đạo của Mục Sư Luther Martin King thì cuộc tranh đấu mới đạt được thắng lợi.

Sau khi lưỡng viện Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua, ngày 6-8-1965, Tổng Thống Lyndon B. Johnson đã duyệt ký và ban hành Tu Chính Án thứ 24 về “Luật về Các Quyền Bầu Cử năm 1965” (The Voting Rights Act of 1965).
Tu chánh án nầy không những là một thành công lớn của người Mỹ gốc Phi Châu trong công cuộc tranh đấu vì dân chủ và công bằng xã hội mà nó cũng đánh dấu một trang sử mới về sự lớn mạnh của nền Dân Chủ tại Hoa Kỳ.
Sau khi tu chánh án nầy ra đời, càng ngày càng có nhiều người Mỹ da màu và phụ nữ ra tranh cử tại các Hội Đồng thành phố, các Quốc Hội tiểu bang và liên bang. Nỗi bậc nhất là sự đắc cử vẻ vang của ứng viên Barack Obama năm 2010. Đây là vị tổng thống người Mỹ gốc Phi Châu đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ.


Một Lá Phiếu Cũng Có Thể Thay Đổi Kết Quả Bầu Cử!
Nhiều người, trong đó có một số người Mỹ gốc Việt đã từng trải kinh nghiệm bầu cử theo lối “Đảng chọn dân bầu” của Cộng Sản Việt Nam, họ hay coi thường giá trị của lá phiếu. Có người còn nghĩ, dù mình có đi bầu hay không, kết quả bầu cử cũng chẳng có gì thay đổi. Điều đó có lẽ không sai đối với các cuộc bầu cử dưới chế độ Cộng Sản độc tài, nhưng đối với một đất nước có dân chủ thật sự như Hoa Kỳ thì lá phiếu là tiếng nói của người dân. Nó có một giá trị và sức mạnh rõ rệt.
Thay vì phải mất thì giờ để chứng minh về sức mạnh của một lá phiếu, chúng tôi sẽ lần lược nêu lên sau đây ít nhất đã có 9 trường hợp, chỉ cần hơn một lá phiếu đã tạo được kết quả thắng bại làm thay đổi cục diện của lịch sử Hoa Kỳ.

Năm 1776, với chỉ hơn một phiếu, Hoa Kỳ đã chọn tiếng Anh thay vì tiếng Đức làm quốc ngữ.
Năm 1899, trong một cuộc bầu cử Tổng Thống, hai ứng cử viên Thomas Jefferson và Aaron Burr có tổng số phiếu của Cử Tri Đoàn bằng nhau. Sau đó các Dân Biểu Quốc Hội đã bỏ phiếu chọn lựa. Kết quả, Thomas Jefferson đã hơn Aaron Burr một phiếu và trở thành Tổng Thống thứ ba của Hoa Kỳ.
Năm 1824, có bốn ứng cử viên tranh cử Tổng Thống, nhưng không có ứng viên nào đạt đủ đa số phiếu của Cử Tri Đoàn. Các Dân Biểu lại bỏ phiếu, và lần nầy John Quincy Adams thắng Andrew Jackson một phiếu và trở thành Tổng Thống thứ sáu của Hoa Kỳ, mặc dầu trước đó trong cuộc phổ thông đầu phiếu, ông Andrew Jackson có số phiếu cao hơn.

Năm 1845 Texas được thâu nhận trở thành một tiểu bang của Hoa Kỳ nhờ số thuận cao hơn số chống một phiếu.
Năm 1846, với một phiếu thuận cao hơn số chống, Thượng Viện Hoa Kỳ đã tán thành đề nghị của Tổng Thống Polk là Hoa Kỳ chính thức tuyên chiến với Mexico.
Năm 1850, với số thuận cao hơn số chống một phiếu, California đã được chính thức trở thành một tiểu bang của Hoa Kỳ.
Năm 1859, cũng với một phiếu thuận cao hơn phiếu chống, Oregon được gia nhập liên bang Hoa Kỳ.
Năm 1867, Hoa Kỳ đã mua đất Alaska của Nga hoàng sau khi được Thương Viện thông qua với tổng số phiếu thuận cao hơn phiếu chống là một phiếu.
Năm 1920, Tu Chính Án thứ 19 về quyền bầu cử của phụ nữ đã được Thượng Viện tiểu bang cuối cùng là Tennessee phê chuẩn với tổng số phiếu thuận cao hơn tổng số phiếu chống một phiếu. Nhờ đó, Tu Chính Án thứ 19 đã trở thành chính thức, xác nhận phụ nữ Hoa Kỳ cũng có quyền bầu cử.


Những Bài Học Cụ Thể
Tóm lại, sau khi tìm hiểu về sức mạnh của lá phiếu tại Hoa Kỳ, chúng ta có thể rút ra được ít nhất hai nhận xét và bài học quan trọng sau đây.
Lá phiếu của mỗi cử tri tại Mỹ rất quan trọng và có giá trị bình đẳng tuyệt đối. Trong lịch sử của nước nầy, đã có rất nhiều trường hợp, chỉ hơn thua một phiếu duy nhất cũng trở thành lá phiếu quyết định thắng hay bại.
Mỗi lần chúng ta tiếp xúc với các vị dân cử Hoa Kỳ để nhờ họ giúp đỡ, như thỉnh cầu Tổng Thống đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC (quốc gia cần quan tâm đặc biệt vì đàn áp tôn giáo) hoặc vận động Quốc Hội thông qua Dự Luật Nhân Quyền, họ thường hỏi chúng ta có bao nhiêu cử tri? Và có bao nhiêu người đi bầu? Như thế đủ biết chúng ta càng có nhiều phiếu thì tiếng nói của cộng đồng càng mạnh là vì thế.

Tham gia bầu cử là quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi công dân xứ nầy. Chúng ta nên ý thức rằng, sở dĩ ngày nay chúng ta hưởng được những quyền nầy là do sự tranh đấu không ngừng của rất nhiều người Mỹ, trải qua hơn hai trăm năm, trong đó có sự góp phần tích cực của người Mỹ da đen, các phụ nữ cũng như thanh niên sinh viên.
Vì quyền lợi của cá nhân và cộng đồng người Việt tại Mỹ cũng như vì công cuộc vận động Nhân Quyền và Dân Chủ cho quê hương Việt Nam, chúng ta phải rủ nhau ghi danh và đi bầu thật đông. Đây là một việc làm tương đối dễ dàng nhưng rất cụ thể và hữu hiệu mà ai cũng có thể làm được.

HÔM NAY! GIỚI THIỆU SINH HOẠT RỘN RÀNG MÙA BẦU CỬ 2024! CƠ HỘI HIẾM CÓ! GẶP GỠ VÀ THAM DỰ DIỄN ĐÀN VỚI CÁC ỨNG CỬ VIÊN GỐC VIỆT: Giám Sát Viên Quận Hạt 2: Betty Dương - Madison Nguyễn, Nghị Viên TP Khu Vực 8: Tâm Trương

TẠI TRƯỜNG YERBA BUENA HIGH CHOOL, THỨ BẢY, 24 THÁNG 8, 2024 - TỪ 1:00 PM TỚI 4:00 PM


Tin Quốc Tế Đó Đây
Putin Cáo Buộc Ukraine Tấn Công Nhà Máy Điện Nguyên Tử Kursk


(Hình REUTERS: Hiện trường vụ không kích của Ukraine vào vùng Kursk của Nga.)
-Hôm 22/8/2024, Tổng thống Nga Vladimir Putin cáo buộc Ukraine tìm cách tấn công nhà máy điện nguyên tử Kursk của Nga trong một chiến dịch qua đêm và cho biết Mạc Tư Khoa đã thông báo tình hình cho cơ quan giám sát an toàn nguyên tử của Liên Hiệp Quốc.
Ông Putin nói như vậy tại một cuộc họp của các viên chức cấp cao nhưng không đưa thêm chi tiết về sự việc hoặc cung cấp bằng chứng tư liệu để chứng minh cho khẳng định của mình.

Ukraine không bình luận ngay lập tức về phát biểu này của ông Putin. Kyiv hôm 6/8 đã phát động cuộc tấn công chớp nhoáng vào Kursk, cuộc tấn công lớn nhất của ngoại quốc vào Nga kể từ Đệ nhị Thế chiến với hàng ngàn binh lính Ukraine tràn qua biên giới phía tây của Nga và rõ ràng đã khiến Mạc Tư Khoa bất ngờ.
Ông Alexei Smirnov, quyền Thống đốc vùng Kursk, nói với ông Putin tại cuộc họp rằng tình hình tại nhà máy điện nguyên tử Kursk đã ổn định.


Nga Tuyên Bố Đã Ngăn Chặn Một Cuộc Tấn Công Lớn của Ukraine Tại Miền Tây


(Hình AP: Một người lính Nga dùng súng chống drone tại một địa điểm không xác định ở vùng Donetsk, Ukraine. Ảnh được công bố ngày 18/6/2024.)
-Hôm 22/8/2024, một viên chức Nga xác nhận đã đẩy lùi nhiều cuộc tấn công bằng drone và phi đạn từ Ukraine tại miền tây nước này, đặc biệt là vùng Volgograd.
Trên mạng xã hội Telegram, Thống đốc vùng Volgograd, Andreï Botcharov, khẳng định "đã ngăn chặn hầu như toàn bộ các phi đạn và drone của Ukraine", tuy nhiên các mảnh vỡ rơi xuống đã gây hỏa hoạn tại một cơ sở của Bộ Quốc phòng Nga tại Marinovka. Đám cháy hiện đã được dập tắt và không có thương vong nào. Theo AP, dữ liệu từ các vệ tinh của NASA, chuyên dùng để phát giác cháy rừng, cho thấy các đám cháy bùng phát xung quanh sân đỗ của căn cứ Không quân tại Marionovka.

Tại miền tây của Nga, vùng Briansk, theo AFP, viên chức địa phương khẳng định đã ngăn một nhóm "phá hoại" của Ukraine xâm nhập vào lãnh thổ nước này. Vùng Briansk nằm cách vùng Kursk khoảng 240 cây số, nơi mà quân đội Ukraine đã mở một cuộc tấn công lớn từ ngày 6/8.
Còn tại vùng Kursk, Thống đốc Alexeï Smirnov cho biết hai phi đạn và một drone của Ukraine đã bị lực lượng phòng không bắn chặn. Theo Reuters, viên chức địa phương này hôm 22/8 đã bắt đầu cho xây dựng các nơi trú ẩn cho thường dân trước các cuộc tấn công của Kyiv.
Về phía nam Nga, vùng Rostov, 5 drone được cho là của Ukraine cũng đã bị lực lượng Nga phá hủy.
Tại thủ đô Mạc Tư Khoa, thị trưởng Sergueï Sobianine cho biết trong đêm Thứ ba rạng sáng thứ Tư, thành phố đã phải hứng chịu một trong những cuộc tấn công lớn nhất từ Ukraine. Bộ Quốc Phòng Nga nêu rõ là 11 thiết bị đã bị phá hủy tại Mạc Tư Khoa.


Quân Nga Tiếp Tục Đà Tiến Về Trung Tâm Hậu Cần Chiến Lược Pokrovsk, Miền Đông Ukraine


(Hình AP - Evgeniy Maloletka: Một khu dân cư bị quân đội Nga oanh kích ở Pokrovsk, vùng Donetsk, Ukraine, ngày 20/8/2024.)
-Bất chấp cuộc tấn công của đối phương vào vùng biên Kursk, quân Nga vẫn tiếp tục đà tiến về hướng thành phố Pokrovsk, một trung tâm hậu cần cho quân đội Ukraine ở miền đông, sau khi chiếm các làng ở vùng Donbass
Theo AFP, hôm 21/8/2024, Mạc Tư Khoa thông báo quân đội đã chiếm thêm được 1 làng cách Pokrovsk 20 cây số. Tình hình căng thẳng khiến chính quyền địa phương phải kêu gọi người dân khẩn cấp di tản. Các gia đình có con bắt buộc phải đi di tản. Từ Kyiv, thông tín viên Emmanuelle Chaze của Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tường trình:
"Trước đà tiến của quân Nga ở vùng Donetsk, trẻ em của 90 xã và thị trấn đã được di tản, nhưng hiện vẫn còn hơn 4.000 em ở ngay gần chiến tuyến, nhất là ở các khu vực Bakhmut và Kramatorsk, theo Thống đốc vùng Donetsk, ông Vadym Filashyn.

Trong số hàng ngàn người phải đi di tản ngay trong nước, có nhiều người đến hoặc trung chuyển qua Pokrovsk, như Valeria, một bà mẹ cùng 3 con đến từ Myrnohrad.
Valeria chia sẻ: "Chúng tôi buộc phải di tản bởi vì sống ở thị trấn Myrnohrad. Mặc dù từ trước đó chúng tôi đã dự kiến di tản, nhưng chúng tôi không nghĩ tình hình diễn biến nhanh đến vậy. Thật khó cho chúng tôi khi phải ra đi, phải từ bỏ nhà cửa. Hơn nữa đó lại là ngôi nhà cha tôi để lại, nơi tôi đã trải qua cả thời thơ ấu. Thế nhưng, cuộc sống của các con tôi đang bị đe dọa, điều kiện ở đó không thể sống được: không có vườn trẻ, không có trường học, từ lâu nay hoàn toàn chẳng còn gì cả.
Chúng tôi đã phải ngồi trong cảnh tối tăm suốt một tuần. Những quả bom rơi xuống cách chỗ chúng tôi chỉ vài dãy phố. Thật là đáng sợ! Nhưng tôi không muốn ra ngoại quốc, sống ở một nơi nào đó ngay tại Ukraine vẫn hơn là đến một đất nước khác mà tôi không biết ngôn ngữ. Nhưng đối với tôi, điều này thật khó khăn, bởi vì tôi có 3 đứa con. Tốt hơn là nên ở đâu đó ngay tại Ukraine, gần gia đình".
Thế nhưng, thời gian để Valeria tạm nghỉ ngơi rất ngắn. Ngay tại Pokrovsk, thành phố mà cách nay một tháng vẫn có 60.000 dân sinh sống, chính quyền cũng đã cho người dân thời hạn 1 tuần để di tản, bởi vì quân Nga đã tiến đến cách Pokrovsk chỉ 10 cây số".


Venezuela: Nhiều Viên Chức Bị Sa Thải Vì Không Ủng Hộ Tổng Thống "Tái Đắc Cử" Nicolas Maduro


(Hình REUTERS - Maxwell Briceno: Những người ủng hộ Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro phản ứng trước những người ủng hộ ứng cử viên đối lập Edmundo Gonzalez, tại Caracas, Venezuela, ngày 25/7/2024.)
-Sau khi được tuyên bố tái đắc cử Tổng thống Venezuela hồi tháng 7/2024, một kết quả gây nhiều tranh cãi, ông Nicolas Maduro tiếp tục đàn áp những người phản đối và kiểm soát chặt chẽ mạng xã hội.
Nhiều nhân viên tại các doanh nghiệp công đã bị sa thải hoặc buộc phải xin nghỉ việc vì không ủng hộ Tổng thống. Từ Caracas, thông tín viên Alice Campaignolle của Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) cho biết thêm thông tin:

Tại các doanh nghiệp công, như tập đoàn dầu khí PDVSA, kênh truyền hình VTV, tập đoàn điện lực Corpoelec, nhiều nhân viên đã bị sa thải, hay nói cách khác là nhiều nhân viên bị buộc phải từ chức. Lý do là vì họ không ủng hộ Tổng thống đương nhiệm Nicolas Maduro.
Theo hãng tin Reuters, mạng xã hội của các nhân viên được giám sát chặt chẽ, bất cứ ai đăng bài chỉ trích chính phủ hiện tại đều bị bộ phận nhân sự triệu tập. Thông thường, các công chức buộc phải tham gia vào các cuộc biểu tình ủng hộ chính phủ, nhiều người trong số họ muốn tránh gây sự chú ý, muốn giữ im lặng về lập trường chính trị. Tuy nhiên, sự kiềm chế này vẫn chưa đủ và hàng trăm nhân viên đã phải nghỉ việc kể từ cuộc bầu cử ngày 28/07.
Cuộc đàn áp mới này khiến người ta nhớ đến làn sóng sa thải nhân viên vào những năm 2002, 2003. Lúc đó, Tổng thống Hugo Chavez đã sa thải hơn 20.000 người khỏi tập đoàn dầu khí PDVSA vì tham gia đình công, khiến đất nước bị tê liệt. Ngày nay, tập đoàn công này chỉ còn khoảng 9.000 nhân viên và thiếu trầm trọng nhân sự trình độ cao.


Thủ Tướng Trung Quốc: Quan Hệ Nga-Trung Đang ở Mức Cao Chưa Từng Có


(Hình: Tổng thống Nga Vladimir Putin, trái, gặp Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường tại Mạc Tư Khoa ngày 21/8/2024.)
-Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 21/8 gặp Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường, ca ngợi mối quan hệ thương mại đang phát triển khi Mạc Tư Khoa ngày càng phụ thuộc vào Bắc Kinh về hỗ trợ chính trị và kinh tế.
"Mối quan hệ thương mại của chúng ta đang phát triển, phát triển thành công... Sự chú ý mà chính phủ của hai nước dành cho quan hệ thương mại và kinh tế đang mang lại kết quả", ông Putin phát biểu tại cuộc họp ở Ðiện Cẩm Linh.
Ông cũng cho biết Nga và Trung Quốc đã xây dựng "các kế hoạch quy mô lớn" cho các dự án kinh tế và các dự án khác.
"Mối quan hệ Trung-Nga đang ở mức cao chưa từng có", ông Lý, người trước đó đã gặp người đồng cấp Nga, Thủ tướng Mikhail Mishustin, nói.

Cuộc gặp diễn ra khi Nga đang phải vật lộn để đẩy lùi cuộc xâm nhập của lực lượng Ukraine vào khu vực Kursk bắt đầu từ hơn hai tuần trước. Mạc Tư Khoa đã chứng kiến các cuộc tấn công ban đêm bằng máy bay không người lái mà các viên chức cho biết là một trong những đợt máy bay không người lái lớn nhất vào thủ đô Nga kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột ở Ukraine.
Các bản tin của Nga không nêu rõ liệu ông Putin và ông Lý có thảo luận về Ukraine hay không.
Trung Quốc đã cố gắng định vị mình là trung lập trong cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng họ chia sẻ với Nga sự thù địch cao đối với phương Tây.
Sau khi các nước phương Tây áp đặt lệnh trừng phạt nặng nề đối với dầu mỏ Nga để đáp trả việc Nga xua quân vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022, Trung Quốc đã tăng cường mạnh mẽ việc mua dầu của Nga, gia tăng ảnh hưởng của mình ở Nga. Ông Putin đã nhấn mạnh tầm quan trọng của Trung Quốc bằng cách gặp nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh ngay sau khi nhậm chức nhiệm kỳ thứ năm tại Ðiện Cẩm Linh.
Một đánh giá tình báo của Hoa Kỳ được công bố trong năm nay chỉ ra rằng Trung Quốc đã tăng đáng kể doanh số bán cho Nga các công cụ máy móc, vi điện tử và các kỹ thuật khác mà Mạc Tư Khoa sử dụng để sản xuất phi đạn, xe tăng, máy bay cùng các loại vũ khí khác.


Biển Đông: Trung Quốc ngăn chặn ngư dân Phi Luật Tân đánh cá gần bãi cạn Scarborough


(Hình REUTERS - Erik De Castro, tư liệu: Một tàu Hải cảnh Trung Quốc nhìn từ một tàu đánh cá Phi Luật Tân tại bãi cạn Scarborough, Biển Đông. Ảnh chụp ngày 6/4/2017.)
-Hôm 21/8/2024, Hiệp hội ngư dân New Masinloc ở Zambales, cho biết các ngư dân Phi Luật Tân không thể đến gần bãi cạn Scarborough kể từ ngày 15/6, khi Trung Quốc bắt đầu áp dụng quy định cho phép lực lượng Hải cảnh tạm giữ người ngoại quốc xâm nhập vào những khu vực mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền, đặc biệt là trên Biển Đông.
Trả lời nhật báo Hồng Kông South China Morning Post hôm 21/8, Leonardo Cuaresma, Chủ tịch hiệp hội ngư dân New Masinloc của Phi Luật Tân, cho biết "không ai trong hiệp hội của chúng tôi có thể tiếp cận bãi cạn Scarborough. Chúng tôi đã thử nhiều lần, nhưng lực lượng Hải cảnh Trung Quốc đều chặn đường chúng tôi. Sau đó, họ sẽ cử lực lượng trên các con thuyền bằng cao su để đuổi chúng tôi đi. Nếu chúng tôi kháng cự, tiếp tục đi đến đó thì có thể là họ sẽ bắt chúng tôi".
Luật của Trung Quốc, có hiệu lực từ ngày 15/06, cho phép lực lượng Hải cảnh nước này tạm giữ người ngoại quốc đến 30 ngày nếu xâm nhập vào vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền, ngay cả khi vùng biển đó nằm trong Vùng đặc quyền Kinh tế của Phi Luật Tân. Theo luật này, thời hạn giam giữ không qua xét xử có thể lên đến 60 ngày trong một số trường hợp.
Kể từ khi luật này được đưa ra, chưa có báo cáo nào về việc ngư dân Phi Luật Tân bị bắt giữ, nhưng ông Cuaresma cho biết các ngư dân Phi Luật Tân bị ảnh hưởng nghiêm trọng, vì họ phải đánh cá cách bãi cạn này đến 40 hải lý.

Trước khi quy định nói trên được ban hành, các tàu đánh cá lớn có thể đến gần khu vực tập trung nhiều loài cá, cách bãi cạn khoảng 10 hải lý, còn các tàu đánh cá nhỏ có thể tiến vào sâu gần các đầm phá của bãi cạn Scarborough.
Tại bãi cạn Scarborough, theo ông Cuaresma, hiện chỉ có Hải cảnh Trung Quốc và lực lượng dân quân, trong khi lực lượng Tuần duyên của Phi Luật Tân thì lại ở rất xa. Lãnh đạo hiệp hội này còn cáo buộc Hải cảnh Trung Quốc phá hủy các thiết bị đánh cá của ngư dân.
Bãi cạn Scarborough gồm nhiều rạn san hô và đá, hình tam giác, nằm cách đảo Luzon của Manila khoảng 120 hải lý về phía tây và cách đảo Hải Nam của Trung Quốc 594 hải lý. Khu vực mà cả hai tuyên bố chủ quyền là ngư trường truyền thống của ngư dân hai nước.


Thái Lan Xác Nhận Ca Đậu Mùa Khỉ Chủng Clade 1b


(Hình AP: Virus gây ra bệnh đậu mùa khỉ.)
-Thái Lan hôm 23/8/2024 xác nhận một ca đậu mùa khỉ được báo cáo trong tuần này là virus chủng Clade 1b, ca thứ hai của biến thể này được xác nhận bên ngoài Phi Châu.
Ca này là một người đàn ông Âu Châu 66 tuổi đã đến Thái Lan hồi tuần trước từ một nước Phi Châu không rõ, nơi căn bệnh này đang lây lan.
"Kết quả xét nghiệm xác nhận rằng ông ấy bị nhiễm đậu mùa khỉ chủng Clade 1b, đây là ca đầu tiên được chẩn đoán ở Thái Lan, nhưng người này có khả năng bị nhiễm bệnh từ một quốc gia mà bệnh này là đặc hữu", ông Thongchai Keeratihattayakorn, Tổng Giám đốc Cục Kiểm soát Dịch bệnh Thái Lan, nói với Reuters.

Ông cho biết không có ca nhiễm nào khác được phát giác thông qua truy vết tiếp xúc. Chủng Clade 1b đã gây quan ngại toàn cầu do sự dễ dàng lây lan của nó thông qua tiếp xúc gần thường xuyên.
Một ca nhiễm biến thể này đã được xác nhận vào tuần trước ở Thụy Điển và liên quan đến đợt bùng phát ngày càng lây lan ở Phi Châu, dấu hiệu đầu tiên cho thấy nó đang lây lan ra ngoài lục địa này.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố đợt bùng phát dịch đậu mùa khỉ gần đây là tình trạng khẩn cấp về y tế cộng đồng có tầm quan ngại quốc tế sau khi biến thể mới được xác định.
Thái Lan hôm 21/8 cho biết người đàn ông nhiễm bệnh được xác nhận là đã quá cảnh ở một nước Trung Đông mà ông không nói rõ, trước khi bay sang Thái Lan.
Thái Lan đã phát giác 800 ca nhiễm đậu mùa khỉ chủng Clade 2 kể từ năm 2022, nhưng cho đến nay vẫn chưa phát giác trường hợp nào thuộc biến thể Clade 1 hoặc Clade 1b.


Freedom House: Hạn Chế Tự Do Di Chuyển của Công Dân, Vũ Khí Đàn Áp của Nhiều Chế Độ Độc Tài

(Logo tổ chức Freedom House.)
-Tước quốc tịch, cấm du lịch, tịch thu giấy tờ tùy thân, hoặc từ chối dịch vụ Lãnh sự…. Các quốc gia độc tài đang áp dụng nhiều biện pháp để đàn áp những người bất đồng chính kiến. Đây là kết quả điều tra của tổ chức phi chính phủ Freedom House, trụ sở tại Hoa Kỳ, được công bố hôm 22/8/2024,
Mỗi năm, Freedom House đều công bố một báo cáo về vấn đề "đàn áp xuyên quốc gia", tức là việc các chế độ áp dụng những biện pháp cưỡng chế đối với công dân của họ ở ngoại quốc. Theo kết quả điều tra năm nay, có 55 quốc gia sử dụng ít nhất một trong bốn hình thức hạn chế tự do di chuyển của công dân, bao gồm tước quốc tịch, cấm du lịch, tịch thu giấy tờ tùy thân, hoặc từ chối dịch vụ Lãnh sự. Tổ chức này nhấn mạnh những hạn chế về di chuyển là một vũ khí đàn áp nhắm vào những nhà bất đồng chính kiến, nhưng những biện pháp này lại không được nhiều tổ chức nhân quyền chú ý đến.

Trong số 55 quốc gia, ít nhất 40 quốc gia áp đặt lệnh cấm xuất nhập cảnh, 38 quốc gia cản trở di chuyển của công dân bằng cách tịch thu sổ thông hành, 12 quốc gia từ chối cung cấp dịch vụ Lãnh sự cho những nhà đối lập ở ngoại quốc. Những biện pháp này dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng trong cuộc sống hàng ngày, chẳng hạn như việc mở tài khoản ngân hàng hay đăng ký khai sinh cho con cái. Tại Nicaragua, 222 nhà bất đồng chính kiến đã bị chính quyền tước quốc tịch và bị trục xuất khỏi nước. Trả lời Freedom House, ông Carlos Fernando Chamorro, người sáng lập trang tin tức Confidencial, cho biết: "Tôi không có danh tính hợp pháp ở Nicaragua và các con tôi không có cha mẹ vì cả cha và mẹ của chúng đều không tồn tại" trong mắt chính quyền. Các biện pháp này được áp dụng đặc biệt phổ biến tại nhiều quốc gia Trung Đông và Bắc Phi.
Trong các khuyến nghị, Freedom House kêu gọi các quốc gia dân chủ xem xét lại chính sách nhập cư và tị nạn để bảo đảm là không gián tiếp hỗ trợ cho các biện pháp đàn áp này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét