Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 3 tháng 6, 2024

ĐẤT CÓ THỔ CÔNG? - ĐOÀN XUÂN THU


Đất có thổ công?
Có độc giả hỏi tui: “Thấy ông đăng bài biểu viết Tân Sơn Nhứt là sai, Tân Sơn Nhất mới đúng… Rồi bây giờ ‘share’ bài của người khác lại viết sân bay Tân Sơn Nhất? Sao kỳ vậy? Tui xin kính cẩn nghiêng mình rồi trả lời bạn đọc thân mến nầy như vầy: “Phép lịch sự của một người ‘share’ bài của người khác là phải: Đề tên tác giả. Không đề tên tác giả là mình’ đạo văn, con ông Đạo Chích. Còn trích chỉ một đoạn thì phải để trong ngoặc kép. Giữ nguyên văn cho dù mình không đồng ý. Vì lẽ rất dễ hiểu: bài đó của người ta không phải của mình. Mình không được quyền sửa cho dù có chướng tai, gai mắt.
<!>
Ghi lại toàn bài hay chép lại một đoạn phải có chua thêm chữ ‘sic’.
Từ ‘sic’ xuất phát từ tiếng Latinh và được sử dụng trong văn bản tiếng Anh. Nó có nghĩa là ‘đúng như vậy’ hoặc ‘chính xác như thế.’ ‘Sic’ thường được sử dụng để chỉ rõ rằng một từ hoặc một đoạn văn bản được trích dẫn từ nguồn gốc có chứa một lỗi chính tả, ngữ pháp hoặc cấu trúc câu. Khi sử dụng ‘sic’ người viết muốn bảo đảm rằng lỗi trong trích dẫn không phải do sai sót của mình mà là do nguồn gốc ban đầu.

Thí dụ trong một bài viết, bạn trích dẫn một câu từ sách mà có chứa một lỗi chính tả như sau: ‘The car was paked in the garage’ Đúng ra là ‘parked’. Để chỉ ra rằng lỗi chính tả không phải do bạn mà là do nguồn gốc ban đầu, bạn có thể sử dụng “sic” như sau: “The car was paked [sic] in the garage.”

“Sic” cũng có thể được sử dụng trong văn bản để chỉ rõ một ý kiến, câu nói, hoặc hành động mà người viết muốn bày tỏ sự hoài nghi, khinh thường hoặc không đồng ý.

Đúng hay sai là nói về thời nào mới được!

Không phải nhà báo nào viết cũng trúng. Xưa Mạnh Tử nói: “Tận tín ư thư bất như vô thư” (Tin hoàn toàn vào sách thì thà đừng có sách còn hơn)

Tác giả nầy lớn lên sau 1975, dùng Tân Sơn Nhất để nói chuyện hồi xưa là sai. Rất nhiều người sai như vậy cả trong và ngoài nước. Đó là do viết cẩu thả.

Ngay nhà văn nổi tiếng Nguyễn Ngọc Tư, dân Đầm Dơi, Cà Mau, trong bài “Xa Đầm Thị Tường” (cũng ở Cà Mau) mà còn dám viết ‘vắt tí chanh’ (từ của Miền Bắc) thì biết ẩu đến mức nào. Dân Miệt nào nói tiếng Miệt ấy mới là cách viết văn tinh tế phải không nào?

“…Không, mình có đem về quà xứ Đầm. Mình nhớ lời chị T. nói hôm trước. Chị ngồi tả, vừa tả vừa chắc lưỡi ngọt xớt: “Trời ơi, giữa trưa mà ăn cơm nguội với ghẹm muối còn gì bằng, mà phải muối cho thật mặn nghe, (chắc lưỡi), ăn đã dữ lắm. Còn mắm thì làm hai món: nấu ninh lược nước làm lẩu, ăn với cá rô, cá phổi, khổ qua, rau thì có rau đắng đất, cải xanh… mắm chua thì ăn sống. Mắm cá nâu cá bống nhỏ tẳn mẳn để nguyên con, trộn gừng, đường cát, vắt tí chanh. Gắp một con mắm cặp với chuối chát, khế xắt lát mỏng dính mà ăn, (chắc lưỡi), nó ngon hổng biết làm sao mà nói. Vừa chua vừa ngọt, vừa chát vừa cay, tả một hồi bắt thèm”. Trích Xa Đầm Thị Tường của Nguyễn Ngọc Tư.

Trong Nam, bà con mình thường viết là ‘chắt lưỡi’. ‘Chắt’ là tiếng tượng thanh như tiếng kêu của con thằn lằn đeo trên trần nhà. Họ ít khi viết ‘chắc lưỡi’ như tiếng Bắc (tặc lưỡi).

Trong Nam, bà con mình nói ‘nặn chút chanh’. Nặn là miếng chanh nhỏ ra vài giọt. Nói vậy hay hơn là nói ‘vắt tí chanh’ Vắt là làm hết nước một cái gì đó. Thí dụ vắt cái khăn tắm cho khô! Vì vắt là làm cho hết nước thì miếng chanh phải ra nhiều đến hết nước! Nước chanh nhiều thì làm sao là ‘tí’ cho được?

Tóm lại: Tác giả viết bài “Tân Sơn Nhất” sao tui để vậy! Tui không dám sửa bài của người ta! Vì làm vậy là vô phép!

Bài nầy, theo ý tui ngoài cái điểm nầy sai vì nói Phi trường thời VNCH mà kêu là Phi trường Tân Sơn Nhất. Nó cũng còn có những tài liệu khác do tác giả bỏ công sưu tầm cũng đáng cho mình biết! Cũng như con người, không có bài viết nào toàn bích cả. Không lẽ bị một vài tì vết mình bỏ luôn công sức của tác giả viết nguyên bài hay sao ? Tui không cực đoan đến thế!

Thưa bà con sau 75, có nhiều thứ CSBV làm tui không đủ sức hiểu. Ông bà mình lấy con người làm trung tâm. Trên có trời; dưới có đất. Trời làm ra nước. Nước rơi xuống đất tạo thành sông. Nên mới có từ ‘đất nước’. Đất rồi nước! Từ đất mới có địa danh, tên đất. Tên đất sẽ đẻ ra tên một dòng sông chảy ngang qua nó. Sông mang tên sông Sài Gòn vì nó chảy qua đất Sài Gòn. Sông chảy qua đất Mỹ Tho mình gọi là Sông Mỹ. Ca dao có câu: Chẻ tre bện sáo cho dầy. Ngăn ngang sông Mỹ có ngày gặp em!

CSBV thì làm ngược ngạo lấy tên sông đặt cho tên đất. Cho dù vùng đất đó đã có tên rồi: như Tiền Giang thay cho tỉnh Định Tường. Hậu Giang những năm 1980 thay cho tỉnh Phong Dinh. CS ngu không biết mình ngu mà còn ngạo mạn!

Đời mà: Đất có thổ công; sông có Hà Bá tới vùng đất khác, con người khác, tiếng nói khác ta phải tôn trọng cái khác đó. Không láo xược, bắt con người vùng đất đó, tiếng nói đó phải tuân thủ theo mình vì mình có súng.

49 năm CSBV vẫn coi đất phương Nam là vùng chiếm đóng. Rõ ràng là vậy. Chúng muốn đồng hoá người Miền Nam. CSBV thắng về quân sự nhưng sẽ thua về văn hóa vì người Miền Nam tuy đầu óc cởi mở, dễ tiếp nhận cái mới; nhưng không chấp nhận cái ngu.

Tui chỉ trích phê bình và phê đúng cho tụi nó học thêm ngày bớt ngu đi. Nhưng bọn dư luận viên, bọn khỉ đít đỏ Trường Sơn không biết mang ơn. Khi đuối lý, chúng chửi bới lung tung như người quên uống thuốc. Rồi hùa nhau một bầy khỉ report tui với thằng Mark Zuckerberg. Thằng nầy đâu biết khỉ gì nên nó ‘block’ tui hoài. Nhằm nhè gì! Cho ‘post’ thì ‘post’! Không cho thì thôi. Kêu tui viết theo ý nó là tui không có huỡn!

He he!

Đoàn Xuân Thu

Không có nhận xét nào: