Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 27 tháng 2, 2024

Trịnh Công Sơn - Đoàn Xuân Thu

Có một tay vệ binh đỏ bồi bút khi viết về Trịnh Công Sơn, hắn vẽ rắn thêm chân, như vầy: “Ông là một trí thức đấu tranh tích cực cho phong trào hòa bình tại miền Nam. Ông quê ở làng Minh Hương, xã Vĩnh Tri, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế. (Họ Trịnh quê làng Minh Hương, Trịnh Công Sơn lai Chệt)? Lúc nhỏ, ông theo học các trường Lycée Français và Providence ở Huế, sau vào Sài Gòn theo học triết học trường Tây Lycée Jean Jacques Rousseau Sài Gòn và tốt nghiệp tú tài tại đây. Năm 1961 vì muốn tránh thi hành nghĩa vụ quân sự nên ông thi và theo học ngành “Tâm lý giáo dục trẻ em” tại trường Đại học Sư phạm Quy Nhơn (?).
<!>
Sau khi tốt nghiệp ông dạy tại một trường tiểu học ở Bảo Lộc, Lâm Đồng.

Bố láo 1:
1.1) Năm 1961 thời Đệ nhứt Cộng Hòa, trào Tổng thống Ngô Đình Diệm, chỉ có chế độ quân dịch; không có ‘nghĩa vụ quân sự’. Chữ ‘nghĩa vụ quân sự’ nầy là của CS Bắc Việt mang vào sau khi chiếm được Miền Nam. Rất thịnh hành lúc CS bắt lính để đưa qua Miên đánh nhau với bọn Khmer đỏ của Polpot. Lê Duẩn theo Nga. Polpot theo Tàu. Mà Nga và Tàu đánh nhau năm 1969. 10 năm sau 1979 hai đàn em CS đánh nhau. Tình quốc tế vô sản là như thế đó!
1.2) Tránh thi hành nghĩa vụ quân sự (?) Thầy giáo dạy tiểu học là được hoãn dịch. Thầy giáo dạy Trung học có đi thụ huấn quân sự thì cũng được biệt phái trở về Bộ Giáo Dục để tiếp tuc dạy học; mặc dù vẫn thuộc tài nguyên của Trung tâm Quản trị Trung ương trực thuộc Bộ Quốc Phòng ở đường Tô Hiến Thành Sài Gòn.

Bố láo 2:
Sau khi tốt nghiệp Đại học Sư phạm Quy Nhơn, ông dạy học ở Blao (Lâm Đồng)(?!) Theo lời của một người học cùng lớp vớiTrịnh CôngSơn tại Lycée J.J Rousseau Sài Gòn cho biết Trịnh Công Sơn chỉ đậu được Tú tài 1 và rớt Tú tài 2 ban Triết. Không có Tú tài 2 thì làm cái quái gì mà được vào Đại học?
Đại học Sư Phạm Quy Nhơn năm 1961 là đại học ma (vì không có thật). Không phải là Đại học nên không có ngành Tâm Lý Giáo dục trẻ em gì cả. Môn Tâm lý giáo dục (không có chữ trẻ em) là một trong những môn học bắt buộc dành cho Sinh viên trường Đại học Sư Phạm.
Vào thời đó ai cũng biết: Chế độ VNCH trước tiên có Trường Sư phạm Quy Nhơn, trường Sư phạm Sài Gòn, Sư phạm Long An, Sư phạm Vĩnh Long rồi Sư phạm Long Xuyên, Sư phạm Cần Thơ, Sư phạm Ban Mê Thuột..vv...Đa phần là do Giáo sư Trung học Đệ nhị cấp chuyển qua giảng dạy.
Chương trình đào tạo là 2 năm! Giáo sinh chỉ cần có bằng Tú tài I. Sau khi ra trường quý thầy, cô tốt nghiệp các trường Sư Phạm nầy ngạch Giáo học bổ túc hạng 5 (Tập sự). Sau 2 năm đi dạy lên trật 4 chánh thức với chỉ số lương là 350. Tùy theo thứ hạng ra trường mà được ưu tiên chọn nhiệm sở thường là những trường tiểu học ở xã.
Đến năm học 1972-1973, bằng Tú tài I bị bãi bỏ. Học sinh muốn thi vào trường Sư phạm buộc phải có ít nhứt bằng Tú tài II.
Kết luận: Viết chỉ 1 đoạn ngắn, chỉ vài trăm chữ mà tay bồi bút nầy cố tình bố láo, bố lếu, bốc phét vẻ rắn thêm chân. Tay bồi bút nầy trắng trợn bợ đít Trịnh Công Sơn.
1. "Năm 1968, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã gặp bộ đội Cụ Hồ trong 26 ngày đêm Cách mạng giải phóng Huế" (?) (hết trích).
Sự thực là Trịnh Công Sơn trốn chui, trốn nhủi. Sợ bị cái đám Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân,Đoan Trinh..vốn là bạn học cũ ở Huế bắt được rồi dắt vô Đá Mài đập đầu làTrịnh Công Sơn có tên trong “Giải khăn sô cho Huế” của Nhã Ca.
2. "Vào năm 1970, ông đã tham gia phong trào Tự quyết với Ngô Kha, Trần Viết Ngạc, Lê Khắc Cầm, Chu Sơn và Thái Ngọc San." (hết trích).
Viết như thế là bốc phét. Vì ai cũng biết lúc đó Trịnh Công Sơn bỏ dạy, rời nhiệm sở, tức đào nhiệm. Còn dạy là còn hoãn dịch. Thôi dạy là phải đi lính. Đi lính mà đào ngũ nếu bắt được thì bị buộc phải đi làm lao công đào binh. Nên Trịnh Công Sơn chỉ dám quanh quẩn ở Tân Sơn Nhứt nhờ dựa hơi Đại tá Lưu Kim Cương, Tư lịnh Không đoàn 33 che chở cho trốn lính. Cái vụ nầy Trịnh Công Sơn tội trốn lính. Đại tá Lưu Kim Cương tội lạm dụng quyền hành tán trợ người trốn thi hành quân dịch.
Bà con mình ở Miền Nam ai cũng biết hồi chiến tranh Trịnh Công Sơn là một tay nghiện rượu lừng khừng cầu an vì sợ chết nhưng lại là 1 nhạc sĩ nổi tiếng qua tuyển tập “Ca Khúc Da Vàng’ do Khánh Ly trình bày trong đó có bài “Hát trên những xác người.
"Chiều đi lên đồi cao, hát trên những xác người
Tôi đã thấy, tôi đã thấy,
Trên con đường, người ta bồng bế nhau chạy trốn.
Chiều đi lên đồi cao, hát trên những xác người
Tôi đã thấy, tôi đã thấy,
Bên khu vườn, một người mẹ ôm xác đứa con
Mẹ vỗ tay reo mừng xác con
Mẹ vỗ tay hoan hô hòa bình
Người vỗ tay cho thêm nhịp nhàng
Người vỗ tay cho đều gian nan
Chiều đi qua Bãi Dâu, hát trên những xác người
Tôi đã thấy, tôi đã thấy,
Trên con đường, người cha già ôm con lạnh giá
Chiều đi qua Bãi Dâu, hát trên những xác người
Tôi đã thấy, tôi đã thấy,
Những hố hầm đã chôn vùi thân xác anh em.
Mẹ vỗ tay reo mừng chiến tranh
Chị vỗ tay hoan hô hòa bình
Người vỗ tay cho thêm thù hận
Người vỗ tay xa dần ăn năn.”
Trịnh Công Sơn được 1 sĩ quan cao cấp háo danh như Đại tá Lưu Kim Cương cho ăn nhậu thả giàn tại Câu lạc bộ Huỳnh Hữu Bạc trong khuôn viên phi trường Tân Sơn Nhứt. Rồi khi VC tổng tấn công đợt 2 vào Sài Gòn, ngày 6 tháng 5 năm 1968, Lưu Kim Cương trúng B40 tử trận. Trịnh Công Sơn khóc Mạnh Thường Quân Lưu Kim Cương từng cho minh ăn nhậu phủ phê qua bài: "Hát cho một người nằm xuống".
Rồi sau 11 giờ 30 phút, ngày 30 tháng 4, Dương Văn Minh ra lịnh buông súng đầu hàng xong, Trịnh Công Sơn mon men đến Đài Phat thanh Sài Gòn làm một tên Cách mạng 30 tháng 4.
"Tôi, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn,rất vui mừng và cảm động gặp và nói chuyện với tất cả các anh em nghệ sĩ ở miền Nam Việt Nam này. Hôm nay là cái ngày mà mơ ước của tất cả chúng ta đó là ngày mà chúng ta giải phóng hoàn toàn tất cả đất nước Việt Nam này cũng như những điều mơ ước (của) các bạn bấy lâu là độc lập, tự do, và thống nhất (thì) hôm nay chúng ta đã đạt được những kết quả đó. Tôi yêu cầu các văn nghệ sĩ cách mạng miền Nam Việt Nam này hãy... và hợp tác chặt chẽ với chánh phủ lâm thời miền Nam Việt Nam.
Những kẻ đã ra đi chúng ta xem như là đã phản bội đất nước. Chúng ta là người Việt Nam. Đất nước này là đất nước Việt Nam.Chúng ta ở trên đất nước của chúng ta.
Chính phủ Cách mạng lâm thời sẽ đến đây... những cái thái độ hòa giải tốt đẹp. Các bạn không có lý do gì sợ hãi để mà ra đi cả. Đây là cơ hội đẹp đẽ và duy nhất để đất nước Việt Nam thống nhất và độc lập. Thống nhất và độc lập là những điều chúng ta mơ ước từ mấy chục năm nay. Tôi xin tất cả các bạn thân hữu cũng như những người chưa quen với tôi ở lại và chúng ta kết hợp chặt chẽ với Ủy ban cách mạng lâm thời để góp tiếng nói xây dựng Miền Nam Việt Nam này... gặp tất cả các anh em ở trong Ủy ban Cách mạng Lâm thời. Hiện tại chúng tôi đang ở đài phát thanh Sài Gòn.
Và tôi mong các bạn chuẩn bị sẵn sàng để đến đây góp tiếng nói, để lên tiếng để tất cả mọi người đều yên tâm và tôi xin tất cả các anh em sinh viên, học sinh của Miền Nam Việt Nam này hãy yên ổn kết hợp lại với nhau; khóm phường đều kết hợp chặt chẽ để đón chờ Ủy ban Cách mạng Lâm thời đến. Xin chấm dứt."

Nhưng sau đó về Huế, Trịnh Công Sơn vẫn bị CS bắt đi cải tạo. Trịnh Công Sơn được Sáu Dân tức Võ Văn Kiệt, Bí thư thành ủy HCM bao che. Sáu Dân lợi dụng Trịnh Công Sơn để khuyến dụ những trí thức VNCH còn kẹt lại ra đầu thú phục vụ để Võ Văn Kiệt gây thanh thế. Kẻ cắp gặp bà già.
Trịnh Công Sơn hiện nguyên hình là một tay theo thời, sớm đánh tối đầu, nắng chiều nào che chiều đó, ăn cơm quốc gia thờ ma CS.

Kết luận: Tay bồi bút nầy viết kiểu che tàng điếu đóm, kiếm ăn. Tay bồi bút nầy đổi trắng thay đen, có ít xít ra nhiều; làm ló ra cái đuôi vừa dốt vừa bố láo.

Đoàn Xuân Thu.
Melbourne.

Không có nhận xét nào: